Loài kiến với tốc độ cắn kỷ lục
Ảnh: BBC
Những con kiến Trung Mỹ có bộ hàm sập mạnh như cái bẫy có thể cắn với lực mạnh gấp 300 lần cân nặng cơ thể chúng.
Bộ hàm của chúng đóng sập lại với tốc độ hơn 100 km/giờ - kỷ lục trong tốc độ di chuyển các bộ phận cơ thể của thế giới động vật
Các bức ảnh kỹ thuật số tốc độ cao còn cho thấy những sinh vật tí xíu này, sống tại Trung và Nam Mỹ, còn tận dụng nhiều hơn thế với bộ hàm kinh dị của mình. Bằng cách cắn vào mặt đất, chúng có thể hất mình lên cao khi mối nguy hiểm đến gần.
Những khách không mời tới chiếc tổ của loài kiến dữ tợn này sẽ phải đón nhận một cái chết kinh hoàng. Loài kiến được đặt tên như vậy do có bộ hàm đặc biệt, chúng dùng để hất tung những kẻ lạ mặt xán đến tổ mình, cắn nát con mồi hoặc để cắn chí mạng bất cứ thứ gì chúng coi là nguy hiểm.
Áp dụng phương pháp chụp ảnh công nghệ cao dùng để quay phim những viên đạn bay, nhóm nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy bộ hàm của kiến di chuyển với tốc độ kinh hoàng. "Đây là sự cử động bộ phận cơ thể nhanh nhất từng được ghi nhận", nhà nghiên cứu đứng đầu Sheila Patek tại Đại học California, Mỹ, nói. "Bộ hàm của chúng khá ngắn, nhưng lại tạo ra một lực cắn khủng khiếp bởi chúng tăng tốc quá nhanh".
Kết quả cũng lý giải vì sao các con kiến đôi khi lại nhảy cẫng lên không trung khi chúng mở mồm cắn. "Nếu chúng cắn cái gì đó quá cứng hoặc bật trở lại, phản lực sẽ bắn chúng lên trên", Andy Suarez tại Đại học Illinois nói.
Hiệu ứng lò xo này đẩy kẻ xơi mồi lên một chuyến bay chớp nhoáng và hạ cánh không êm ái cách đó vài cm. Chuyến đi bát nháo như thế có vẻ không thoải mái nhưng các con kiến quá nhẹ để có thể bị tổn thương. Thực tế, Patek cho thấy đôi khi con kiến thực hiện chuyến bay một cách tình nguyện. Bằng cách cắn vào mặt đất cứng, con kiến có thể đẩy mình lên không trung khi cần thiết. Cách tân tiến này có thể giúp chúng thoát khỏi những kẻ săn mồi như thằn lằn. Hành động vọt lên đó cũng khiến kẻ thù rối trí.
Ảnh: BBC
Những con kiến Trung Mỹ có bộ hàm sập mạnh như cái bẫy có thể cắn với lực mạnh gấp 300 lần cân nặng cơ thể chúng.
Bộ hàm của chúng đóng sập lại với tốc độ hơn 100 km/giờ - kỷ lục trong tốc độ di chuyển các bộ phận cơ thể của thế giới động vật
Các bức ảnh kỹ thuật số tốc độ cao còn cho thấy những sinh vật tí xíu này, sống tại Trung và Nam Mỹ, còn tận dụng nhiều hơn thế với bộ hàm kinh dị của mình. Bằng cách cắn vào mặt đất, chúng có thể hất mình lên cao khi mối nguy hiểm đến gần.
Những khách không mời tới chiếc tổ của loài kiến dữ tợn này sẽ phải đón nhận một cái chết kinh hoàng. Loài kiến được đặt tên như vậy do có bộ hàm đặc biệt, chúng dùng để hất tung những kẻ lạ mặt xán đến tổ mình, cắn nát con mồi hoặc để cắn chí mạng bất cứ thứ gì chúng coi là nguy hiểm.
Áp dụng phương pháp chụp ảnh công nghệ cao dùng để quay phim những viên đạn bay, nhóm nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy bộ hàm của kiến di chuyển với tốc độ kinh hoàng. "Đây là sự cử động bộ phận cơ thể nhanh nhất từng được ghi nhận", nhà nghiên cứu đứng đầu Sheila Patek tại Đại học California, Mỹ, nói. "Bộ hàm của chúng khá ngắn, nhưng lại tạo ra một lực cắn khủng khiếp bởi chúng tăng tốc quá nhanh".
Kết quả cũng lý giải vì sao các con kiến đôi khi lại nhảy cẫng lên không trung khi chúng mở mồm cắn. "Nếu chúng cắn cái gì đó quá cứng hoặc bật trở lại, phản lực sẽ bắn chúng lên trên", Andy Suarez tại Đại học Illinois nói.
Hiệu ứng lò xo này đẩy kẻ xơi mồi lên một chuyến bay chớp nhoáng và hạ cánh không êm ái cách đó vài cm. Chuyến đi bát nháo như thế có vẻ không thoải mái nhưng các con kiến quá nhẹ để có thể bị tổn thương. Thực tế, Patek cho thấy đôi khi con kiến thực hiện chuyến bay một cách tình nguyện. Bằng cách cắn vào mặt đất cứng, con kiến có thể đẩy mình lên không trung khi cần thiết. Cách tân tiến này có thể giúp chúng thoát khỏi những kẻ săn mồi như thằn lằn. Hành động vọt lên đó cũng khiến kẻ thù rối trí.
Nguồn: VnExpress