Loài cá cũng biết " phạt " thê thiếp

  • Thread starter Thread starter T-Rex
  • Ngày gửi Ngày gửi

T-Rex

New member
Xu
0
Loài cá cũng biết phạt “thê thiếp”



Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện sinh vật học ZSL tại London đã phát hiện một loài cá cũng có ý thức về chuyện phân chia các nấc hình phạt phù hợp với từng mức độ phạm lỗi giống như con người.
Đó là loài cá biển dọn vệ sinh sọc lam (bluestreak cleaner wrasse), thuộc họ Labroides dimidiatus. Con cá đực đầu đàn có một phương pháp áp chế đầy tinh vi khi một trong số các con còn lại phạm lỗi.
Cá sọc lam là một trong số nhiều loài cá chuyên đi nhặt các sinh vật kí sinh như chấy, giận khỏi cơ thể các loài cá lớn hơn. Đây cũng chính là cách kiếm ăn của chúng. Các “nhân viên vệ sinh” này sẽ “làm việc” với các loài cá khác quanh khu vực sống hàng ngày, đôi khi có vài “khách sộp” như cá mập cũng ghé qua.
Các nhà nghiên cứu phân tích: cá vệ sinh sọc lam có một lãnh thổ cư trú nhỏ bé có thể gọi là các “trạm vệ sinh”. Mỗi trạm này gồm một con cá đực đứng đầu với mỗi đàn khoảng 16 con cá cái, cùng nhau “dọn vệ sinh” cho các loài cá lớn.
Mặc dù loài cá này thường ăn các sinh vật kí sinh trên mình con cá lớn nhưng thực ra chúng còn thích ăn các chất nhầy trên thân thể con cá lớn hơn nhiều. Do đó, chúng rất thèm rỉa cơ thể “khách hàng”, dù điều này có thể khiến chúng bị “mất khách” và thậm chí bị đe dọa đến tính mạng.
Nữ tiến sĩ Nichola Raihani, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết cá sọc đực sẽ thực hiện hành vi trừng phạt khi một con cá cái rỉa cơ thể “thân chủ”. Nó sẽ đuổi theo và cắn vào người con cá phạm lỗi. Như vậy, lần sau kẻ phạm lỗi sẽ không tái phạm nữa.
Hơn nữa, “các con đực cố gắng đuổi và phạt con cái lâu hơn khi mức độ tội phạm trở nên nghiêm trọng hơn”, bà Raihani cho biết.
Để đi đến kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm.
Họ đặt một cặp cá dọn vệ sinh sọc lam trước hai đĩa thủy tinh plê-xi. Trên mỗi đĩa này có hai miếng tôm pan-đan nhỏ, thứ mà các con cá vệ sinh rất thích ăn, đồng thời có các mẩu thịt cá khác mà chúng không thích bằng. Điều khác biệt là số mẩu thịt cá ở đĩa thứ nhất là 4 còn đĩa thứ hai là 8. Con cá cái thí nghiệm có thể ăn bao nhiêu mẩu thịt cá tùy thích nhưng nếu nó ăn miếng tôm pan-đan duy nhất thì các mẩu thịt cá sẽ bị đem đi ngay lập tức, tương tự như tước đi nguồn thức ăn dồi dào chung.
Kết quả quan sát cho thấy, khi con cá cái ăn miếng tôm pan-đan duy nhất từ đĩa có 8 miếng thịt cá, con đực sẽ đuổi và cắn con cái lâu hơn khi nó ăn miếng tôm ở đĩa chỉ có 4 miếng thịt cá. Khi chiếc đĩa chứa 8 mẩu thịt cá cùng 1 miếng tôm pan-đan nhỏ được đưa ra lần sau, con cái đã từng bị phạt nặng sẽ thường không dám ăn tôm pan-đan, thứ thức ăn ngon hơn.
“Hình phạt khắt khe hơn khiến chúng biết hợp tác hơn”, Raihani cho biết. Rõ ràng những con đực đã biết cân nhắc mức độ nghiêm trọng của “tội” các con cá cái vi phạm và theo đó ra mức phạt tương ứng. Đây là điều mà chúng ta chưa thấy loài sinh vật nào ngoài con người từng làm được.
Lý giải nguyên nhân cách trừng phạt thú vị này của con cá sọc lam đực, các nhà khoa học đã đưa ra lập luận liên quan đến lợi ích sinh tồn của chúng.
Loài cá vệ sinh sọc lam khi mới sinh ra đều là cá cái. Khi trưởng thành, con cá lớn nhất trong một đàn sẽ tự biến đổi giới tính thành cá đực và thống trị tất cả các con cá còn lại.
Điều này cũng đồng nghĩa, con cá đực đó cũng phải “sống trong sợ hãi” một ngày nào đó, một trong những con cái sẽ tìm cách để trở nên to lớn hơn con đực và có cơ hội chuyển giới tính chỉ trong vòng 24 tiếng và tiến hành đoạt ngôi thống trị đàn cá của con đực kia.
Tuy nhiên, cá cái cần phải ăn nhiều hơn con đực đầu đàn khi nó muốn phát triển to hơn con đực. Vì thế, rỉa chất nhầy từ con cá “khách hàng” sẽ là cơ hội lớn cho nó.
Theo Vietnamnet
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top