LOẠI BỎ TÂM LÝ TỰ TI.
Chúng ta nhiều lúc hay tự ty về hình thức xấu xí, thân hình thấp lùn, thiếu thông minh, vụng nói, vụng làm và vụng mặc của mình, tỏ ra rụt rè trong giao tiếp, thậm chí ngại giao tiếp với người xung quanh, bối rối trong việc xử lý vướng mắc của mình.
Thế là chúng ta đâm ra không hài lòng với bản thân mình, chán ghét bản thân mình và rơi vào tình thế tuyệt vọng. Cũng chính vì thế mà chúng ta không thích người khác, ghét bỏ người khác. Tất nhiên, vì thế mà người khác cũng không thích chúng ta.
Con người khi gặp phải chuyện rắc rối, trục trặc trong cuộc sống và công tác, vì thế không nhận được lời biểu dương hoặc lời mời tham gia hội nghị mà mình mong muốn, nên sinh ra tâm lý tự coi khinh mình coi rẻ mình. Tuy nhiên đó chỉ là tâm lý nhất thời, không có gì quan trọng, nó khác với tâm lý tự ty theo định nghĩa của môn tâm lý học. Tâm lý học định nghĩa tự ty như sau: “tâm lý cho rằng người ta cái gì cũng hơn mình, không thừa nhận giá trị của bản thân mình, và lấy quan điểm đó chi phối toàn bộ cuộc sống của mình, gọi là tâm lý tự ty”.
Tự ty là “cái bóng đen và mầm hoạ ám ảnh tính cách”, nó làm người ta mất đi sự bình tĩnh và an nhiên hết sức cần thiết đối với tâm lý. Để bù đắp thiếu hụt này, con người tự ty thường tỏ ra quá ư bận rộn và nôn nóng. Ví dụ, nhiều người phụ nữ thường quá yêu cầu quá cao đối với trang phục, bạn bè, giấc mơ ban đêm, giọng nói và người yêu lý tưởng, để lấp liếm thiếu hụt của mình.
Tuy nhiên, người kém thông minh ít khi bị ám ảnh bởi tâm lý tự ty, ngược lại, người giỏi giang hay mắc chứng tự ty, đó là vì “tự ty không liên quan đến trí tuệ, nền giáo dục và địa vị xã hội, mà chỉ liên quan đến cá nhân mình không bằng người ta của con người”. Tự ty có những biểu hiện dưới đây:
1.Thường nghi ngờ khả năng của mình, hay nhận ra điểm trội của người khác và lấy nó so sánh với mình. Vì họ chỉ lấy sở trường của người ta đem so với bản thân, nên vì thế mà sinh ra chán nản, không phát huy được sở trường của mình.
2.Thường ước ao người khác thích mình hoặc tán thưởng mình. Nghĩa là họ không nhận ra giá trị của chính mình, mà chỉ ao ước được thoả mãn nhu cầu được người khác khẳng định.
3.Việc gì cũng nghĩ tới mức hoàn hảo nhất, nên đưa ra yêu cầu quá cao đối với năng lực của mình. Thực ra, con người không thể làm việc gì cũng mười phân vẹn mười, cho nên chúng ta nên chấp nhận nó với thái độ khoan dung. Đáng tiếc là người tự ty không hiểu điều đó, thành ra lúc nào cũng than phiền về sự bất lực của mình.
4.Mới chỉ thất bại sơ sơ đã cho rằng mình bị thua đậm, nghĩa là khi tham gia cạnh tranh hễ bị trục trặc là cho rằng mình kém cỏi, bỏ cuộc giữa chừng.
5.Hay thán phục thành công của người khác. Thấy bạn bè thành công, thăng chức hoặc làm ra nhiều tiền là cho rằng mình không bằng bạn bè về mọi mặt, coi bạn bè vô cùng hoàn hảo, vì thế mà bỏ qua ưu thế của mình. Nếu không sửa chữa cái tật canh cánh trong lòng thành công của bạn, thì khó mà gây dựng lòng tự tin cho mình.
6.Nhấn mạnh bất lực của mình để thoái thác trách nhiệm. Nghĩa là coi mình yếu kém, lấy tự ty làm cái cớ thoái thác trách nhiệm.
7.Coi sai sót của mình như một tội lớn, khiến cho lòng tự tin ngày càng suy sụp. Nghĩa là chỉ một sự thất bại nho nhỏ đã mất đi sự cân bằng tâm lý, quá nhạy cảm đối với lời nói của người khác, cứ tưởng họ cười nhạo mình và cố tình tìm chứng cứ miệt thị từ lời nói của người ta.
8.Vì muốn lấp liếm sự tự ty mà luôn luôn làm trái với khả năng của mình, khi thấy người có thể khiến mình tự ty, cố tình cười vang, nói đùa để lấp liếm nỗi lo, khi bị trục trặc cố tình làm ra vẻ ta giỏi giang rồi đổ hết lỗi cho khách quan, hoặc rõ ràng biết mình không làm nổi, nhưng cứ khoa trương năng lực của mình, sấn sổ làm tới.
Có người không đủ can đảm thừa nhận yếu kém của mình, nên tìm cách né tránh, ví dụ không muốn giao tiếp với người khác, hoặc gặp chuyện gì khólà co mình lại, thoái thác tham gia với lý do ốm đau.
9.Hạ thấp mình, coi khinh bản thân. Ví dụ ăn mặc lôi thôi vì cho rằng mình xấu xí, khi bạn bè khen ngợi kiểu dáng và màu sắc quần áo của mình thì đánh cho một câu: “hàng si – đa đấy!”. Khi bạn khen món ăn làm ngon quá thì khiêm tốn: “làm theo sách đấy!”.
Thực ra, làm như vậy không phải là khiêm tốn, mà lại bóp chết khả năng của mình. Khi được tán thưởng, bạn nên chấp nhận một cách thành thật. Nếu không sẽ tạo cho người ta ấn tượng bạn là con người yếu đuối, ngu ngốc và kém năng lực. Như vậy, bạn không những không được người ta tán thưởng, mà còn bị khinh rẻ. Chúng ta không nhất thiết phải nổi bật ở mọi lĩnh vực, thực tế cũng không thể làm được, chỉ cần bạn nổi trội hơn người khác ở mặt nào đó là có thể lấp liếm điểm yếu của mình, khiến người ta có thiện cảm với bạn.
Sưu tầm
Chúng ta nhiều lúc hay tự ty về hình thức xấu xí, thân hình thấp lùn, thiếu thông minh, vụng nói, vụng làm và vụng mặc của mình, tỏ ra rụt rè trong giao tiếp, thậm chí ngại giao tiếp với người xung quanh, bối rối trong việc xử lý vướng mắc của mình.
Thế là chúng ta đâm ra không hài lòng với bản thân mình, chán ghét bản thân mình và rơi vào tình thế tuyệt vọng. Cũng chính vì thế mà chúng ta không thích người khác, ghét bỏ người khác. Tất nhiên, vì thế mà người khác cũng không thích chúng ta.
Con người khi gặp phải chuyện rắc rối, trục trặc trong cuộc sống và công tác, vì thế không nhận được lời biểu dương hoặc lời mời tham gia hội nghị mà mình mong muốn, nên sinh ra tâm lý tự coi khinh mình coi rẻ mình. Tuy nhiên đó chỉ là tâm lý nhất thời, không có gì quan trọng, nó khác với tâm lý tự ty theo định nghĩa của môn tâm lý học. Tâm lý học định nghĩa tự ty như sau: “tâm lý cho rằng người ta cái gì cũng hơn mình, không thừa nhận giá trị của bản thân mình, và lấy quan điểm đó chi phối toàn bộ cuộc sống của mình, gọi là tâm lý tự ty”.
Tự ty là “cái bóng đen và mầm hoạ ám ảnh tính cách”, nó làm người ta mất đi sự bình tĩnh và an nhiên hết sức cần thiết đối với tâm lý. Để bù đắp thiếu hụt này, con người tự ty thường tỏ ra quá ư bận rộn và nôn nóng. Ví dụ, nhiều người phụ nữ thường quá yêu cầu quá cao đối với trang phục, bạn bè, giấc mơ ban đêm, giọng nói và người yêu lý tưởng, để lấp liếm thiếu hụt của mình.
Tuy nhiên, người kém thông minh ít khi bị ám ảnh bởi tâm lý tự ty, ngược lại, người giỏi giang hay mắc chứng tự ty, đó là vì “tự ty không liên quan đến trí tuệ, nền giáo dục và địa vị xã hội, mà chỉ liên quan đến cá nhân mình không bằng người ta của con người”. Tự ty có những biểu hiện dưới đây:
1.Thường nghi ngờ khả năng của mình, hay nhận ra điểm trội của người khác và lấy nó so sánh với mình. Vì họ chỉ lấy sở trường của người ta đem so với bản thân, nên vì thế mà sinh ra chán nản, không phát huy được sở trường của mình.
2.Thường ước ao người khác thích mình hoặc tán thưởng mình. Nghĩa là họ không nhận ra giá trị của chính mình, mà chỉ ao ước được thoả mãn nhu cầu được người khác khẳng định.
3.Việc gì cũng nghĩ tới mức hoàn hảo nhất, nên đưa ra yêu cầu quá cao đối với năng lực của mình. Thực ra, con người không thể làm việc gì cũng mười phân vẹn mười, cho nên chúng ta nên chấp nhận nó với thái độ khoan dung. Đáng tiếc là người tự ty không hiểu điều đó, thành ra lúc nào cũng than phiền về sự bất lực của mình.
4.Mới chỉ thất bại sơ sơ đã cho rằng mình bị thua đậm, nghĩa là khi tham gia cạnh tranh hễ bị trục trặc là cho rằng mình kém cỏi, bỏ cuộc giữa chừng.
5.Hay thán phục thành công của người khác. Thấy bạn bè thành công, thăng chức hoặc làm ra nhiều tiền là cho rằng mình không bằng bạn bè về mọi mặt, coi bạn bè vô cùng hoàn hảo, vì thế mà bỏ qua ưu thế của mình. Nếu không sửa chữa cái tật canh cánh trong lòng thành công của bạn, thì khó mà gây dựng lòng tự tin cho mình.
6.Nhấn mạnh bất lực của mình để thoái thác trách nhiệm. Nghĩa là coi mình yếu kém, lấy tự ty làm cái cớ thoái thác trách nhiệm.
7.Coi sai sót của mình như một tội lớn, khiến cho lòng tự tin ngày càng suy sụp. Nghĩa là chỉ một sự thất bại nho nhỏ đã mất đi sự cân bằng tâm lý, quá nhạy cảm đối với lời nói của người khác, cứ tưởng họ cười nhạo mình và cố tình tìm chứng cứ miệt thị từ lời nói của người ta.
8.Vì muốn lấp liếm sự tự ty mà luôn luôn làm trái với khả năng của mình, khi thấy người có thể khiến mình tự ty, cố tình cười vang, nói đùa để lấp liếm nỗi lo, khi bị trục trặc cố tình làm ra vẻ ta giỏi giang rồi đổ hết lỗi cho khách quan, hoặc rõ ràng biết mình không làm nổi, nhưng cứ khoa trương năng lực của mình, sấn sổ làm tới.
Có người không đủ can đảm thừa nhận yếu kém của mình, nên tìm cách né tránh, ví dụ không muốn giao tiếp với người khác, hoặc gặp chuyện gì khólà co mình lại, thoái thác tham gia với lý do ốm đau.
9.Hạ thấp mình, coi khinh bản thân. Ví dụ ăn mặc lôi thôi vì cho rằng mình xấu xí, khi bạn bè khen ngợi kiểu dáng và màu sắc quần áo của mình thì đánh cho một câu: “hàng si – đa đấy!”. Khi bạn khen món ăn làm ngon quá thì khiêm tốn: “làm theo sách đấy!”.
Thực ra, làm như vậy không phải là khiêm tốn, mà lại bóp chết khả năng của mình. Khi được tán thưởng, bạn nên chấp nhận một cách thành thật. Nếu không sẽ tạo cho người ta ấn tượng bạn là con người yếu đuối, ngu ngốc và kém năng lực. Như vậy, bạn không những không được người ta tán thưởng, mà còn bị khinh rẻ. Chúng ta không nhất thiết phải nổi bật ở mọi lĩnh vực, thực tế cũng không thể làm được, chỉ cần bạn nổi trội hơn người khác ở mặt nào đó là có thể lấp liếm điểm yếu của mình, khiến người ta có thiện cảm với bạn.
Sưu tầm
Theo Thông tin Phụ nữ