Loại bỏ sự sợ hãi ra khỏi lớp học

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo sách “The motivated student- unlocking the enthusiasm for learning”- Bob Sullo.

Mặc cho những bằng chứng cho thấy điều ngược lại, nhiều giáo viên vẫn tin rằng sự sợ hãi- sợ thất bại, sợ giáo viên, sợ bị chế nhạo, sợ những hậu quả xấu- là động lực chủ yếu thúc đẩy học sinh học tập. Cố ý tạo ra sự sợ hãi trong lớp học là 1 trong những chiến lược được giáo viên sử dụng phổ biến nhất để kiểm soát hành vi của học sinh và khuyến khích sự thành công trong học tập.

Chúng ta hãy xem xét tác động của sự sợ hãi lên học tập. Khi chúng ta cảm thấy bị đe dọa và trải nghiệm sự sợ hãi, chúng ta ít có khả năng học hiệu quả vì chúng ta chủ yếu tập trung vào bảo vệ bản thân.

Sự sợ hãi kích hoạt cơ chế chiến đấu-hoặc-bỏ chạy. Quá trình tự động hóa về mặt sinh lí này làm tăng oxy trong máu đến mức cực độ để chúng ta chuẩn bị chiến đấu hoặc bỏ chạy. Vì chúng ta chỉ có 1 lượng máu nhất định, lượng máu gia tăng ở chân và tay dẫn đến sự suy giảm lượng máu ở những khu vực khác, cụ thể là bộ não. Những học sinh đang ở trong 1 môi trường sợ hãi không có khả năng suy nghĩ hiệu quả và học được nhiều bằng những học sinh ở trong môi trường cảm thấy an toàn.

Học tập có thể là 1 quá trình đáng sợ. Bất cứ khi nào chúng ta đương đầu với thách thức của việc tiếp thu kiến thức mới hoặc phát triển những kĩ năng mới, chúng ta làm bản thân mình trở nên dễ bị tổn thương. Chúng ta đi từ 1 nơi chúng ta có năng lực sang 1 địa hạt chưa biết. Khi là người lớn, chúng ta nhận thấy nó khó khăn như thế nào để rời bỏ ‘vùng thoải mái’ của chúng ta. Do đó, nếu chúng ta muốn học sinh cởi mở trước những kiến thức, học hỏi mới và chấp nhận nguy cơ dễ bị tổn thương thì chúng ta phải loại bỏ sự sợ hãi và châm chọc ra khỏi lớp học và trường học.

Nếu bạn là giáo viên, hãy bắt đầu những điều sau:

-Kiểm tra lại ngôn ngữ mà bạn dùng với học sinh. “Nếu các em không làm tốt bài kiểm tra sắp đến, các em sẽ bị trượt” có thể được chuyển thành “Bằng cách làm tốt bài kiểm tra sắp đến, các em có thể đạt được số điểm cao hơn.” Cả 2 câu đều đúng, nhưng câu đầu làm học sinh nhụt chí bằng cách sử dụng ngôn ngữ của sợ hãi, trong khi câu 2 khuyến khích học sinh bằng cách nhấn mạnh khả năng có 1 kết quả tốt.

-Hành vi của học sinh và thành tích học tập phản ánh những kì vọng của chúng ta. Những thông điệp gây ra sợ hãi nói với học sinh rằng chúng ta kì vọng chúng học kém. “Em có thể làm được” truyền tải niềm tin của chúng ta rằng học sinh sẽ thành công.

-Đừng nhầm lẫn sự sợ hãi với 1 sự tôn trọng lành mạnh đối với người uy quyền. Điều quan trọng là học sinh tôn trọng bạn, nhưng chúng không cần phải sợ bạn.

-Đặt bản thân bạn vào vị trí học sinh bằng cách thường xuyên học hỏi những điều mới. Học chơi 1 nhạc cụ. Học 1 ngoại ngữ. Cố ý đặt bản thân bạn trong 1 tình huống mà bạn ít kĩ năng và bạn phải đáp ứng những tiêu chuẩn bên ngoài. Khi các giáo viên thấy bản thân họ bị đánh giá bởi người khác ở những tình huống mà họ cảm thấy họ ít có năng lực, thì họ có thể hiểu được học sinh cảm thấy dễ bị tổn thương như thế nào khi bị yêu cầu học 1 điều gì mới và nỗi sợ phá hoại quá trình học tập nhiều như thế nào.

-Hãy nhớ rằng tất cả sự học hỏi mới đòi hỏi học sinh trở nên dễ bị tổn thương và chấp nhận mạo hiểm khi chúng bước ra khỏi ‘vùng thoải mái’ của chúng. Khi học sinh sợ hãi, chúng chỉ tập trung vào bảo vệ bản thân hơn là tiếp thu kiến thức mới và phát triển kĩ năng mới. Bằng cách loại bỏ sự sợ hãi khỏi lớp học, bạn đã khuyến khích học sinh mạo hiểm và học hỏi nhiều hơn.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top