• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Lỗ Tấn - George Orwell của Trung Quốc

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Lối viết tự nhiên, giản dị, tầm tư tưởng sâu rộng và lập trường tiến bộ của Lỗ Tấn đã tạo nên một bước ngoặt cho nền văn học Trung Quốc hiện đại. Dưới đây là bài viết của tác giả Jeffrey Wasserstrom trên tạp chí Time.

Năm 2005, tập đoàn Penguin chi ra 100,000 USD (hơn 1,7 tỷ đồng) để mua bản quyền chuyển thể sang tiếng Anh cuốn tiểu thuyết Tôtem sói của Khương Nhung - một kiệt tác hiện đại, lấy bối cảnh Cao nguyên Nội Mông. Đó là con số chuyển nhượng bản quyền kỷ lục với một tác phẩm tiếng Trung từ trước tới nay.

Năm 2008, nhà xuất bản này cũng ra mắt bản tiếng Anh cuốn I Love Dollars của Chu Văn (Zhu Wen) - một cuốn sách ghi lại sống động mặt trái của xã hội Trung Quốc thời bùng nổ kinh tế. Penguin cũng thông báo sẽ tiếp tục giới thiệu đến độc giả quốc tế nhiều sáng tác của các nhà văn Trung Quốc với việc mở rộng chi nhánh tập đoàn này tại Bắc Kinh.

Rõ ràng, Penguin đang "đầu tư" vào nền văn học Trung Quốc. Sự lớn mạnh của một quốc gia trên thế giới cũng đồng nghĩa với việc quốc gia đó sẽ thu hút sự chú ý lớn của độc giả quốc tế về văn hóa, văn học. Nhưng với tôi, tin tốt nhất trong số những sự kiện xuất bản gần đây là việc ấn hành bản tiếng Anh cuốn The Real Story of Ah-Q and Other Tales of China (AQ chính truyện và những truyện khác của Trung Quốc). Nó không phải là cuốn sách giới thiệu những nhà văn Trung Quốc mới mà là tác phẩm tìm kiếm sự khẳng định tầm ảnh hưởng sâu rộng của Lỗ Tấn - bút danh của Chu Thụ Nhân - nhà văn đã qua đời năm 1936, ở tuổi 55, vì căn bệnh lao phổi.

a_xun_1207.jpg


Nhà văn Lỗ Tấn. Ảnh: Time.

Lỗ Tấn là nhân vật vĩ đại của nên văn học Trung Quốc - một nhà văn xứng đáng được đọc rộng rãi trên thế giới. Ngoài việc giới thiệu các truyện ngắn nổi tiếng của Lỗ Tấn như Tết Đoan Ngọ, AQ chính truyện, Nhật ký người điên… cuốn sách còn có bài viết về danh tiếng và những ảnh hưởng của Lỗ Tấn với nền văn học Trung Quốc ngày nay. Được xếp vào tủ sách kinh điển của Penguin, theo tôi, đây là ấn bản giá trị nhất của Penguin được xuất bản gần đây.

Dưới đây là những lý do vì sao tôi đánh giá cao nhà văn này. Lỗ Tấn được coi là nhà văn hiện đại quan trọng nhất ở một đất nước dân số đông nhất thế giới. Tìm hiểu tác phẩm của ông là điều rất hữu ích để độc giả có được những hiểu biết nhất định về thế giới con người. Ngoài truyện ngắn, tiểu thuyết, ông còn sáng tác thơ, viết sử, viết chính luận. Truyện của ông đa dạng về chủ đề và phong cách, từ những áng văn hoài cổ qua Cố hương đến những tác phẩm tái hiện hiện thực khốc liệt như Nhật ký người điên. Trên tất cả, Lỗ Tấn không chỉ là một nhà văn vĩ đại. Ông là nhà văn thiết yếu - một mẫu hình nhà văn mà qua họ, người nước ngoài sẽ đọc được mã văn hóa, sẽ nhận biết được DNA của quốc gia đó. Ví như, Herman Melville và Mark Twain đều là những nhà văn vĩ đại của Mỹ. Nhưng chỉ Mark Twain mới là nhà văn thiết yếu. Người ngoài nước Mỹ có thể thấy câu chuyện về Ahab và cá voi trắng rất hữu ích với họ, nhưng nếu muốn hiểu nước Mỹ và con người Mỹ, họ buộc phải biết Huck Finn và những bí mật của dòng sông Mississippi.

George Orwell cũng là một nhà văn thiết yếu của Anh. Giữa hai tác giả này cũng có nhiều điểm chung. Nhân vật AQ đi cùng với chủ nghĩa AQ của Lỗ Tấn thường được so sánh với Big Brother của George Orwell. Cả hai tác giả đều là những nhà tư tưởng lớn, dành phần lớn cuộc đời mình chỉ trích chủ nghĩa giáo điều, đạo đức giả xuất hiện trong các thể chế chính trị. Họ đều là những nhà vô địch trong thể loại văn xuôi. Họ đều là những cây bút hiện thực với những trang viết mỉa mai những cuộc cách mạng tự rêu rao là sẽ làm thay đổi mọi thứ nhưng cuối cùng đã kết thúc bằng những đổi thay ngớ ngẩn.

Ngày nay, Lỗ Tấn vẫn có ảnh hưởng lớn đến các nhà văn Trung Quốc hiện đại. Nhà văn Khương Nhung từng thừa nhận, Tôtem sói được gợi hứng một phần từ các tác phẩm của Lỗ Tấn. Còn Chu Văn, dù phủ nhận mối liên hệ giữa ông và Lỗ Tấn thì theo dịch giả những truyện ngắn về Trung Quốc thập niên 90 của Chu Văn Zhu, ta thấy "ám ảnh bởi một xã hội nghẹt cứng sự nhẫn tâm, vô cảm dường như là bị ảnh hưởng từ Lỗ Tấn".

Nguồn: evan
 
George Orwell - Vài dòng tiểu sử

George Orwell (bút hiệu của Eric Arthur Blair) sinh năm 1903 tại Ấn Độ (Motihari, Bengale). Sau khi tốt nghiệp trường Eton (1921) ông xin gia nhập Cảnh sát hoàng gia tại Miến Điện, nhưng vài năm sau (1928) ông từ chức vì chán ghét chính sách đế quốc như quyển "Những ngày ở Miến Điện" (1934) của ông chứng nhận. Từ đây ông cố sống với ngòi bút. Ông có kể lại mấy năm hàn vi của ông trong quyển "Túng thiếu tại Paris và London" (1933). Có một thời ông dạy học nhưng vì thiếu sức khỏe ông phải bỏ dạy đi giúp việc cho một tiệm sách ở ngoại ô London. Sau đó cho tới năm 1940 ông cộng tác với tuần báo "New english weekly". Tiếp theo một chuyến đi thăm hai vùng bị nạn thất nghiệp ở Anh quốc, ông mãnh liệt lên tiếng thay dân thợ nghèo trong quyển "Đường đến đê Wigan" (1937).

Năm 1936 ông sang Tây Ban Nha chiến đấu bên phe Cộng hòa và bị thương. Trong thời gian này, ông có dịp quan sát các phái tả hữu, nên rất am hiểu rồi ngao ngán tư tưởng và đường lối độc tài. Những điều chứng kiến được ông ghi lại trong cuốn "Cảm phục Catalonia" (1938) được nhiều người coi là kiệt tác của ông. Hồi đệ nhị thế chiến ông được miễn dịch vì sức yếu, nhưng được nhận làm cho đài BBC và giữ chân phê bình văn chương chính trị cho báo "Tribune".

Kể từ năm 1945 ông làm đặc phái viên cho báo "The observer" tại Pháp và Đức, và cộng tác đều với báo "Manchester evening news". Kinh nghiệm Đức quốc xã và độc tài xúi ông viết hai truyện "Trại súc vật" (1945) và "1984" (1949) là hai tác phẩm chính trị bất hủ mang lại danh tiếng cho ông. Tuy ai cũng phải công nhận văn chương của ông trong hai cuốn này rất điêu luyện, sắc bén chẳng kém những ý tưởng sâu xa của ông, trước khi được nhà Seder & Warburg nhận in, quyển "Trại súc vật" đã bị khoảng mười nhà xuất bản viện lẽ này nọ từ khước. Chung qui vì những đề tài do ông nêu ra đụng chạm các học thuyết xã hội thịnh hành lúc bấy giờ (và tới tận đầu năm tám mươi).

Trái với dự đoán của nhà xuất bản, "Trại súc vật" được độc giả Âu Mỹ nhiệt liệt hoan nghênh, và sự hưởng ứng đó khuyến khích ông viết "1984" (84 là ngược số của 48, tức năm ông khởi sự viết truyện này) mặc dầu lúc ấy ông đang bị bệnh lao hoành hành. Ông đã dồn hết sinh lực và tâm tư của ông vào sự hoàn thành tác phẩm chót này, đến độ học viết tay trái khi tay phải của ông bị liệt vì bị tiêm quá nhiều. Bởi được viết khi ông đang chống chọi với tử thần - ông mất đầu năm 1950, vài tháng sau khi được thấy sách xuất bản - "1984" cũng là di chúc của ông khuyến cáo nhân loại cảnh giác trước mối đe dọa nguy ngập của nền độc tài cực quyền.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top