rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Hãy tưởng tượng kịch bản sau: bạn đang trễ một cuộc họp quan trọng. Bạn ngủ quá giờ vì ứng dụng báo thức trên điện thoại của bạn cần được cập nhật. Bạn không thể tìm thấy hai chiếc tất sạch vì bạn không giặt đồ hơn 2 tuần. Và bạn chưa từng mở lá thư của công ty bảo hiểm cách đây 3 tuần và bạn có cuộc hẹn với bác sỹ vào ngày mai và không có thẻ bảo hiểm mới để đưa cho cô ấy. Những tiểu tiết đó bị xem nhẹ vì bạn không quan tâm đến chúng. Bạn không cảm thấy thích nó. Nó buồn chán. Bạn trì hoãn và bây giờ bạn thất vọng. Điều này nghe có quen thuộc với bạn không?
Tất cả chúng ta đôi lúc đều trì hoãn. Và những nguyên nhân trì hoãn đều được đưa ra. Loài người chúng ta vốn bị thu hút trước những hoạt động mới lạ và thú vị và những đối tượng kích thích những ‘trung tâm khoái cảm’ trong bộ não của chúng ta, trong khi đó những công việc bình thường hằng ngày lại có tác động trái ngược. Một số người thấy họ là những người thường xuyên trì hoãn, không thể hoàn thành bất kỳ công việc bình thường nào, bất kể công việc đó có thể quan trọng như thế nào đến chức năng hằng ngày của họ. Quan điểm của họ về việc “chăm sóc bản thân” có thể bao gồm một khóa học mới về leo núi nhưng lại bỏ qua những việc như giặt giũ, đi chợ mua thức ăn, thanh toán hóa đơn và những việc lặt vặt khác.
Những người thường xuyên trì hoãn có thể cảm thấy buồn, tức giận hoặc chán nản về những khía cạnh nào đó của cuộc đời họ. Những tâm trạng đó gây trở ngại đến sự tập trung và chú ý. Ngoài ra, một số người có thể có vấn đề về sự chú ý, như ADD (bệnh rối loạn giảm chú ý) và thấy gần như không thể bắt đầu và tập trung vào công việc. Nhưng còn có những cảm xúc hoặc trạng thái tinh thần khác đi cùng với kiểu thường xuyên trì hoãn này hay không?
Có thể là khi chúng ta trì hoãn những công việc nào đó, chúng ta không muốn đồng nhất mình với những gì mà công việc đó có thể ám chỉ: một cuộc sống theo lề thói hằng ngày, bình thường và không thú vị. Hành xử giống như kiểu người ưu tiên những vấn đề tầm thường như vậy sẽ gây trở ngại đến một bản sắc tâm lý được xây dựng trên trí tưởng tượng, sự sáng tạo và tính thanh thoát, không gò bó…nói ngắn gọn, đó là những dấu hiệu của tuổi trẻ.
Ví dụ, một thân chủ của tôi nói về một sự vật lộn giống như vậy: cô dường như không thể dọn dẹp phòng của cô hoặc mở hòm thư của cô. Cô nói là thích một căn phòng sạch sẽ và một cuộc sống ngăn nắp, có trật tự, nhưng dường như không thể “dành ưu tiên” cho những công việc lặt vặt. Khi tôi hỏi cô kiểu người nào xuất hiện trong tâm trí cô khi cô nghĩ về người có thể hoàn thành những công việc vặt của họ đúng giờ, cô đáp “những người trưởng thành.”
“Người trưởng thành”. Định danh này làm cô lo lắng, cô sợ rằng tuổi trưởng thành sẽ lấy đi sự sáng tạo, tính tự phát và sự sống động. Cô lo rằng mang theo những trách nhiệm đó sẽ làm kiệt quệ tinh thần cô, nhiều như cô từng nhìn thấy ở những người trưởng thành trong gia đình cô. Và đối với cô, trở nên trưởng thành hơn cũng có nghĩa là tiến gần hơn với “sự kết thúc.”
Trì hoãn những công việc vặt hằng ngày là chiến lược của cô để bảo vệ tuổi trẻ, nơi mà sự sáng tạo và niềm vui thay cho công việc lề thói hằng ngày. Nhưng cô thừa nhận rằng sự né tránh những việc vặt đó ngăn cản cô tận hưởng sự tự do và cuộc sống tự do mà cô khao khát bảo vệ và duy trì.
Chúng ta tránh né những kiểu công việc đó. Hãy tưởng tượng bạn dậy trễ, không có đủ quần áo sạch hoặc thiếu những giấy tờ quan trọng cho một ngày có những việc quan trọng, như một cuộc phỏng vấn công việc. Chúng ta có thể tự nói với bản thân là sẽ quan tâm đến những chi tiết quan trọng vào buổi tối trước khi có sự việc quan trọng– khi chúng ta thực sự phải làm thế. Nhưng nếu không có tính kỷ luật để quan tâm đến những chi tiết công việc làm hằng ngày, thì những kỹ năng được đòi hỏi sẽ không xuất hiện khi chúng được cần đến nhất.
Đối với một số người, ý nghĩ sống một cuộc sống có trách nhiệm – ở đó sự chăm sóc bản thân bao gồm những công việc “trưởng thành” – đe dọa đè bẹp sức sống của họ, và lấy đi vô số khả năng gắn liền với tuổi trẻ. Nhưng thay vì thu hẹp quan điểm về tuổi trẻ và sức sống với tính mới lạ và độc đáo, duy nhất, thì nó sẽ có lợi khi nhận ra tính kỷ luật là quan trọng để duy trì một cuộc sống sáng tạo và giàu tượng tượng.
Nguồn
https://www.psychologytoday.com/blo...03/procrastination-what-are-we-really-putting
Tất cả chúng ta đôi lúc đều trì hoãn. Và những nguyên nhân trì hoãn đều được đưa ra. Loài người chúng ta vốn bị thu hút trước những hoạt động mới lạ và thú vị và những đối tượng kích thích những ‘trung tâm khoái cảm’ trong bộ não của chúng ta, trong khi đó những công việc bình thường hằng ngày lại có tác động trái ngược. Một số người thấy họ là những người thường xuyên trì hoãn, không thể hoàn thành bất kỳ công việc bình thường nào, bất kể công việc đó có thể quan trọng như thế nào đến chức năng hằng ngày của họ. Quan điểm của họ về việc “chăm sóc bản thân” có thể bao gồm một khóa học mới về leo núi nhưng lại bỏ qua những việc như giặt giũ, đi chợ mua thức ăn, thanh toán hóa đơn và những việc lặt vặt khác.
Những người thường xuyên trì hoãn có thể cảm thấy buồn, tức giận hoặc chán nản về những khía cạnh nào đó của cuộc đời họ. Những tâm trạng đó gây trở ngại đến sự tập trung và chú ý. Ngoài ra, một số người có thể có vấn đề về sự chú ý, như ADD (bệnh rối loạn giảm chú ý) và thấy gần như không thể bắt đầu và tập trung vào công việc. Nhưng còn có những cảm xúc hoặc trạng thái tinh thần khác đi cùng với kiểu thường xuyên trì hoãn này hay không?
Có thể là khi chúng ta trì hoãn những công việc nào đó, chúng ta không muốn đồng nhất mình với những gì mà công việc đó có thể ám chỉ: một cuộc sống theo lề thói hằng ngày, bình thường và không thú vị. Hành xử giống như kiểu người ưu tiên những vấn đề tầm thường như vậy sẽ gây trở ngại đến một bản sắc tâm lý được xây dựng trên trí tưởng tượng, sự sáng tạo và tính thanh thoát, không gò bó…nói ngắn gọn, đó là những dấu hiệu của tuổi trẻ.
Ví dụ, một thân chủ của tôi nói về một sự vật lộn giống như vậy: cô dường như không thể dọn dẹp phòng của cô hoặc mở hòm thư của cô. Cô nói là thích một căn phòng sạch sẽ và một cuộc sống ngăn nắp, có trật tự, nhưng dường như không thể “dành ưu tiên” cho những công việc lặt vặt. Khi tôi hỏi cô kiểu người nào xuất hiện trong tâm trí cô khi cô nghĩ về người có thể hoàn thành những công việc vặt của họ đúng giờ, cô đáp “những người trưởng thành.”
“Người trưởng thành”. Định danh này làm cô lo lắng, cô sợ rằng tuổi trưởng thành sẽ lấy đi sự sáng tạo, tính tự phát và sự sống động. Cô lo rằng mang theo những trách nhiệm đó sẽ làm kiệt quệ tinh thần cô, nhiều như cô từng nhìn thấy ở những người trưởng thành trong gia đình cô. Và đối với cô, trở nên trưởng thành hơn cũng có nghĩa là tiến gần hơn với “sự kết thúc.”
Trì hoãn những công việc vặt hằng ngày là chiến lược của cô để bảo vệ tuổi trẻ, nơi mà sự sáng tạo và niềm vui thay cho công việc lề thói hằng ngày. Nhưng cô thừa nhận rằng sự né tránh những việc vặt đó ngăn cản cô tận hưởng sự tự do và cuộc sống tự do mà cô khao khát bảo vệ và duy trì.
Chúng ta tránh né những kiểu công việc đó. Hãy tưởng tượng bạn dậy trễ, không có đủ quần áo sạch hoặc thiếu những giấy tờ quan trọng cho một ngày có những việc quan trọng, như một cuộc phỏng vấn công việc. Chúng ta có thể tự nói với bản thân là sẽ quan tâm đến những chi tiết quan trọng vào buổi tối trước khi có sự việc quan trọng– khi chúng ta thực sự phải làm thế. Nhưng nếu không có tính kỷ luật để quan tâm đến những chi tiết công việc làm hằng ngày, thì những kỹ năng được đòi hỏi sẽ không xuất hiện khi chúng được cần đến nhất.
Đối với một số người, ý nghĩ sống một cuộc sống có trách nhiệm – ở đó sự chăm sóc bản thân bao gồm những công việc “trưởng thành” – đe dọa đè bẹp sức sống của họ, và lấy đi vô số khả năng gắn liền với tuổi trẻ. Nhưng thay vì thu hẹp quan điểm về tuổi trẻ và sức sống với tính mới lạ và độc đáo, duy nhất, thì nó sẽ có lợi khi nhận ra tính kỷ luật là quan trọng để duy trì một cuộc sống sáng tạo và giàu tượng tượng.
Nguồn
https://www.psychologytoday.com/blo...03/procrastination-what-are-we-really-putting