Linux! Tại sao không?

dailuong

New member
Xu
0
Có lẽ bạn đã quá quen với hệ điều hành Windows cũng như quá quen lập trình trên hệ điều hành này. Windows có thể nói là một HĐH khá "hoàn hảo", dễ sử dụng, với rất nhiều tiện ích đáp ứng gần như mọi yêu cầu của người dùng. Vậy thì tại sao chúng ta lại phải tìm đến một HĐH mới như Linux ?

Có lẽ bạn sẽ tìm được câu trả lời ở đây

Topic này mình sẽ cố gắng tổng hợp những gì liên quan đến linux (Cụ thể hơn là ubuntu) mà mình biết. Hi vọng nó sẽ giúp cho những newbie có 1 cái nhìn chung về HDH này. Từ đó có thể tự tin khi chuyển qua sử dụng nó.

Đầu tiên là Thông tư quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/12/08-2010-TT-BGDDT.pdf[/PDF]
 
Lịch sử và sự phát triển của linux

Người ta hay nhầm lẫn giữa mã nguồn mở, phần mềm tự do và Linux. Cả 3 khái niệm này đều liên quan mật thiết đến nhau, nhưng chúng hoàn toàn là 3 khái niệm khác nhau. Ta dễ dàng phân biệt được chúng nếu biết qua về quá trình ra đời của 3 khái niệm này.

  1. Phần mềm tự do
    Trong những năm 1960, các phần mềm thường được phân phối tự do bởi các công ty như IBM hoặc được chia sẻ giữa người dùng với nhau. Phần mềm được coi là công cụ đi kèm phần cứng mà các công ty này sản xuất ra. Phần mềm được cung cấp kèm theo mã nguồn để có thể sửa đổi và cải tiến; đây chính là hạt giống đầu tiên cho phần mềm nguồn mở. Tuy nhiên, theo thời gian, các thiết bị phần cứng trở nên rẻ hơn và lợi nhuận của các công ty giảm xuống trong những năm 1970 khiến các nhà sản xuất bắt đầu coi phần mềm là sản phẩm kinh doanh.

    Vào tháng 9 năm 1983, Richard Matthew Stallman, lập trình viên của phòng thí nghiệm MIT Artificial Intelligence đã sáng lập ra dự án GNU để tạo ra một hệ điều hành miễn phí giống như UNIX. Stallman quan tâm tới sự phát triển nhanh chóng của các phần mềm sở hữu và việc người dùng không có khả năng xem và sửa lại các chương trình nằm trên máy họ. Những nhà phát triển phần mềm cũng bị hàn chế, và điều này trái ngược với sự tự do về mã nguồn có trước đó. Bằng việc sáng lập dự án GNU, Stallman đã phát động phong trào Phần mềm Tự do và tới tháng 10 năm 1985, ông lập ra Tổ chức Phần mềm Tự do. Stallman đã đặt nền móng cho định nghĩa và những tính chất của mã nguồn mở, cũng như khái niệm về ’copyleft’. Ông là tác giả chính của một số giấy phép copyleft, bao gồm GNU General Public License (GPL), giấy phép phần mềm tự do được dùng rộng rãi nhất hiện nay.

    Trong năm 1991, một số công cụ GNU, bao gồm trình biên dịch GNU (GCC), đã được tạo ra. Tuy nhiên, một nhân miễn phí vẫn chưa ra đời, nên việc xây dựng một hệ điều hành tự do sử dụng các công cụ này vẫn chưa thực hiện được.
  2. Mã nguồn mở và Linux

    Sự khác biệt giữa phần mềm tự do và mã nguồn mở là, phần mềm tự do chỉ một hiện tượng xã hội, trong khi mã nguồn mở chỉ một phương pháp phát triển phần mềm. Linux thực ra chỉ là một nhân hệ điều hành – chương trình luôn được thực thi từ khi máy tính được mở tới khi tắt máy – hay chính là xương sống của kiến trúc nguồn mở. Tháng 8 năm 1991, Linus Benedict Torvalds, một sinh viên năm thứ 2 trường ĐH Helsinki, Phần Lan, tiếp xúc với Minix.

    images

    Minix là một hệ điều hành giống UNIX, nhưng có mã nguồn mở, được giáo sư Andrew S. Tanenbaum viết ra với mục đích dạy sinh viên của mình về các tiến trình bên trong một hệ điều hành.

    Thiết kế ban đầu của Linux giống như Minix, và Linus Torvalds có thể chạy nó trên máy tính của mình. Giữa tháng 9 năm đó, Torvalds phát hành nhân Linux đầu tiên, mang số hiệu 0.01. Trong năm 1994, nhân Linux phiên bản 1.0 đã được phát hành theo giấy phép GNU GPL. Phần nhân miễn phí và các công cụ GNU đã tạo ra một môi trường thích hợp cho những lập trình viên nhiệt huyết. Giống như UNIX, Linux ban đầu chỉ cung cấp một giao diện dòng lệnh cho người dùng; chỉ từ sau khi hệ thống X Window System ra đời, Linux có thêm giao diện đồ hoạ người dùng (Graphical User Interface – GUI).

    Linux không thuộc sở hữu của cá nhân hay công ty nào, ngay cả Linus Torvalds, người bắt đầu Linux. Tuy nhiên, Torvalds vẫn liên quan rất nhiều đến quá trình phát triển phần nhân và ông cũng sở hữu thương hiệu Linux.

    Mã nguồn mở của Linux:
    • Mọi người đều có thể lấy về và xem được nó.
    • Tuỳ theo nhu cầu cá nhân và nền phần cứng, mỗi người đều có thể cải tiến hoặc tuỳ biến phần nhân Linux cho phù hợp.
    • Mọi người đều có thể phân phối lại nó trong dạng gốc, hoặc dạng đã sửa đổi

    Ban đầu, Linux được coi là (và được dùng như) một công cụ lập trình mã nguồn mở rất phức tạp, lõi cứng. Hàng ngàn nhà phát triển phần mềm đã đóng góp vào thành công của nó, và Linux đã phát triển thành rất nhiều phiên bản thương mại cũng như phi thương mại, giúp người dùng sử dụng các ứng dụng phổ biến hàng ngày.

    Năm 1998, Jon "maddog" Hall, Larry Augustin, Eric S. Raymond, Bruce Perens đã sáng lập tổ chức Phát triển Nguồn mở. Họ đã định hướng các phần mềm nguồn mở ra ngoài nền tảng kỹ thuật ban đầu.

    Phần mềm nguồn mở và dot.com bùng nổ trong những năm cuối thập niên 1990, khiến cho Linux được truyền bá rông rãi, và xuất hiện rất nhiều các công ty làm việc cùng mã nguồn mở như Corel (Corel Linux), Sun Microsystems (OpenOffice.org) và IBM (OpenAFS). Trong những năm đầu thế kỷ 21, khi dot.com lên tới đỉnh điểm, mã nguồn mở đã đứng ở vị trí chắc chắn để thay thế các phần mềm sở hữu đắt tiền có chức năng tương tự. Sức mạnh của mã nguồn mở được tăng cường khi các phần mềm dễ dùng và thân thiện ra đời.

    Và như vậy, cái ban đầu chỉ là ý tưởng đã trở thành một phong trào cách mạng giải phóng người dùng khỏi những luật lệ và giấy phép nghiêm ngặt trong công nghiệp. Với giá thành rẻ hơn đáng kể và các tính năng sử dụng ngày càng được cải tiến, Linux trở thành giải pháp phần mềm cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân.
 
Ubuntu và Microsoft Windows: Những khác biệt cơ bản

Mã nguồn mở khác biệt so với mô hình phần mềm sở hữu ở một số điểm sau:
  • Khuyến khích sự thay đổi cải tiến phần mềm.
  • Dựa trên cơ sở mô hình kinh doanh ’dịch vụ đi kèm’ thay vì kinh doanh thông qua phí bản quyền và giấy phép sử dụng.
  • Sử dụng được sức mạnh tổng hợp từ sự hợp tác đa phương và đóng góp cộng đồng, thay vì các công trình do một nhóm nhỏ những nhà phát triển tạo ra.

Ubuntu và Microsoft Windows có rất nhiều điểm khác biệt. Các yếu tố như giá thành, phiên bản, tính bảo mật, độ mềm dẻo và linh hoạt sẽ được giới thiệu dưới đây.

Giá thành đi kèm: Microsoft Windows là một hệ điều hành sở hữu và giá thành của nó tăng lên khi bạn muốn thêm chức năng cũng như ứng dụng mới. Giá thành đi kèm tăng lên mỗi khi bạn phải mua các ứng dụng của nhà cung cấp khác, ngoài Microsoft để cài đặt lên máy. Còn với Ubuntu, các phần mềm ứng dụng và phiên bản mới phát hành đều hoàn toàn miễn phí.

Phát hành phiên bản mới: Luôn chỉ có 1 bản Ubuntu mới phát hành và do đó, tính năng cung cấp cho mọi người dùng đều như nhau. So sánh với Windows, phiên bản Home và Professional hoàn toàn khác biệt. Ví dụ, Microsoft Windows Professional có nhiều tính năng bảo mật hơn là phiên bản Home.
Ubuntu được phát hành phiên bản mới mỗi 6 tháng do vậy người dùng luôn có được những phần mềm ứng dụng mới nhất. Việc nâng cấp từ phiên bản này sang phiên bản kế tiếp cũng hoàn toàn miễn phí và được hỗ trợ đầy đủ. Microsoft không thường xuyên phát hành phiên bản Windows mới và việc đó cũng không được công khai rộng rãi như Ubuntu.

Vấn đề bảo mật: Ubuntu rất ít bị dính malware và viruses. Các tác vụ quản trị chỉ được thực hiện bởi người dùng root, nhưng theo mặc định người dùng này được khoá lại. Trong khi đó, Microsoft Windows cung cấp môi trường làm việc trong đó mọi người đều có thể thực hiện được các tác vụ quản trị một cách trực tiếp.

Khả năng tuỳ biến: Trong khi thực hiện tác vụ, bạn sẽ thấy rằng Ubuntu hoàn toàn thuộc về bạn và bạn có thể tuỳ biến nó theo ý mình. Bạn có thể cài đặt nhiều môi trường làm việc khác nhau, như Kubuntu (KDE) chạy song song với Ubuntu (GNOME) và lựa chọn môi trường làm việc mình muốn dùng mỗi khi bật máy. Hơn 17000 luôn có sẵn trên mạng để bạn tải về và cài đặt. Kết quả là, nếu không vừa ý với hệ thống hiện tại, bạn luôn có quyền lưaj chọn một hệ thống khác thích hợp hơn.

Microsoft Windows là một hệ điều hành chuẩn với một số ít tuỳ chọn để bạn chỉnh lại theo ý mình. Mặc dù có nhiều ứng dụng viết cho Windows, nhưng hầu hết chúng đều là các sản phẩm sở hữu và yêu cầu bạn trả tiền để có thể sử dụng.

Lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu của người dùng thường được sắp xếp tại rất nhiều vị trí trên Microsoft Windows, việc này làm cho thao tác di chuyển dữ liệu sang máy khác trở nên bất tiện. Với Ubuntu, các thông tin cá nhân của bạn được lưu lại trong thư mục chính của bạn. Bạn chỉ việc chép lại toàn bộ thư mục này và ghi lên máy khác để di chuyển hoặc sao lưu dữ liệu cá nhân.

Cài đặt: Cả Microsoft Windows và Ubuntu đều phát hành dưới dạng cài đặt sẵn trên máy tính. Tuy nhiên, ta có thể tải Ubuntu từ Internet hoặc yêu cầu CD cài đặt miễn phí, trong khi bất cứ phiên bản Microsoft Windows nào cũng yêu cầu người dùng trả tiền.

Ubuntu chạy được ở chế độ live-CD, cho phép bạn sử dụng nó trước khi cài đặt vào ổ cứng. Bạn có thể xem thử xem mình có thích nó hay không trước khi quyết định cài đặt. Nếu bạn không thích, hãy chuyển nó cho bạn bè mình. Chế độ Live-CD còn được dùng trong việc phục hồi hệ thống.

Quá trình cài đặt Microsoft Windows và Ubuntu đều rất dễ dàng và bắt đầu bằng việc khởi động từ CD cài đặt. Quá trình cài đặt của chúng nhanh hay chậm sẽ tuỳ thuộc vào cấu hình máy tính bạn có, trung bình là từ 20 - 30 phút.

Cài đặt phần mềm: Ta có thể cài thêm các phần mềm lên Ubuntu thông qua Add/Remove Application và Synaptic Package Manager. Add/Remove Application cho phép ta tìm toàn bộ các ứng dụng miễn phí Ubuntu khuyên dùng và cài đặt về máy. Trên Microsoft Windows, các chương trình đều có phương thức cài đặt riêng. Microsoft Vista có tính năng Digital Locker cho phép người dùng mua phần mềm qua mạng và tải về thông qua phương thức bảo mật riêng.

Các ứng dụng: Các ứng dụng thường dùng trong ubuntu và windows

  1. Trình duyệt Web và E-mail
    • Ubuntu: Trình duyệt web Firefox, Quản lý thư điện tử với Evolution.
    • Windows: Trình duyệt Internet Explorer, Quản lý thư điện tử với Outlook.
  2. Xử lý văn bản
    • Ubuntu: Bộ ứng dụng văn phòng OpenOffice.
    • Windows: WordPad
  3. Truyền thông đa phương tiện
    • Ubuntu: Một số chương trình để xử lý video và âm thanh, như Sound Juicer, Rythmbox, Serpentine, Movie Player và Sound Recorder
    • Windows: Microsoft Windows Media Player 11 (WMP) và Microsoft Windows Media Center (WMC)
  4. Quản lý và hiệu chỉnh ảnh
    • Ubuntu: Trình quản lý ảnh F-Spot, Bộ xử lý ảnh Gimp.
    • Windows: Ứng dụng Picture Gallery, Paint
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top