Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Linh Nhân hoàng thái hậu Ỷ Lan
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Sen Biển" data-source="post: 192554" data-attributes="member: 110786"><p>GÓC KHUẤT CUỘC ĐỜI BÀ TẤM KINH BẮC</p><p></p><p></p><p></p><p>Xuất thân là một thôn nữ nên khi sống trong cảnh lầu son gác tía, Ỷ Lan vẫn không quên những nỗi thống khổ của người dân nghèo. Khi chấp chính, bà đã tự mình hoặc cùng vua ban hành nhiều chính sách ích quốc lợi dân. Hai việc có tính chất công đức của bà là “chuộc người” (năm 1103) và việc đề xuất lệnh cấm trộm trâu và giết trâu bừa bãi” (năm 1117) đã được “Đại Việt sử ký toàn thư” chép lại. Theo đó, đối với những phụ nữ nông dân vì cùng khổ phải đem than gán nợ cho nhà giàu, bà cho xuất của trong kho chuộc về và xây dựng chồng con cho họ. Việc này được sử thần Ngô Sĩ Liên khen là “Thái hậu đổi mệnh cho họ cũng là việc nhân chính vậy!”.</p><p></p><p></p><p></p><p>Với nông dân thì “con trâu là đầu cơ nghiệp”, thấu hiểu điều đó nên bà đã đề xuất với vua: “Gần đây người kinh thành và làng ấp đã có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, ta đã từng mách việc ấy, và nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước”. Nghe lời Thái hậu, Nhân Tông bèn ra lệnh phạt rất nặng những người những người trộm và giết trâu, phạt cả vợ và con của hàng xóm về tội không tố giác.</p><p></p><p>Là một người sùng đạo Phật, Ỷ Lan rất siêng làm việc từ thiện, xây dựng đình chùa, tính ra đến hơn 100 chùa cả thảy. Ngoài giờ nhiếp chính, bà cũng năng lui tới chùa chiền đàm đạo với những cao tăng về phật pháp, có những bài kinh, câu kệ của bà còn truyền tới đời nay. Chính vì những công tích đó mà dân gian thường gọi bà là “Phật giáng thế” hay “bà Tấm” Kinh Bắc. Sau khi Ỷ Lan qua đời vào mùa thu, tháng 5, ngày 25 (1117), nhân dân đã xây dựng nhiều ngôi đền thờ ở khắp nơi để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ ân đức, công lao của bà.</p><p></p><p>Tuy nhiên trong cuộc đời lừng lẫy của Nguyên phi Ỷ Lan cũng không tránh khỏi những “góc khuất”, thậm chí “tỳ vết”. Cứ theo chính sử thì năm 1073 “Giam Hoàng Thái hậu Dương thị, tôn Hoàng Thái phi làm Linh Nhân Hoàng Thái hậu. Linh Nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng: “Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?”. Vua bèn sai đem giam Dương Thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết, chôn theo lăng Thánh Tông”.</p><p></p><p>Về việc này, sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn: “Nhân Tông là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng Phật, sao lại đến nỗi giết đích Thái hậu, hãm hại người vô tội, tàn nhẫn đến thế ư?... Thái sư Lý Đạo Thành phải ra trấn bên ngoài, biết đâu chỉ vì can gián chuyện ấy”. Theo chính sử, “tục truyền rằng Thái hậu hối về việc Thượng Dương thái hậu và các thị nữ vô tội mà bị chết, làm nhiều chùa Phật để xám hối rửa oan”. Cũng theo chính sử: “ Mùa thu tháng 7, ngày 25 (1017), Ỷ Lan Hoàng Thái hậu băng hà, hỏa táng; bắt 3 người thị nữ chôn theo”. Thêm nữa, trong vụ án “Hồ Dâm Đàn” (1096), việc thái sư Lê Văn Thịnh bị triều đình vu cáo là “hóa hổ giết vua” rồi bị đày lên Thao Giang, người ta thấy ít nhiều có bóng dáng bàn tay đạo diễn của Nguyên phi Ỷ Lan xuất phát từ tranh chấp về ý thức hệ Phật giáo (Quốc giáo) và Nho giáo (đang lên).</p><p></p><p>Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học Việt Nam) thì: “Việc Ỷ Lan Nguyên phi giết 72 hay là 76 cung nữ là có thật. Nhưng “soi” hành động đó dưới vương triều phong kiến đó, thì nó có nguyên do của nó. Thời kỳ đó có tục “tuẫn táng”, tức là vua, hoàng hậu hay thái hậu mất thì đôi khi triều đình cũng chôn theo cung phi để hầu. Chính vì vậy, ta cũng phần nào hiểu cho bà. Đó có thể coi là những điểm đen trong cuộc đời của Ỷ Lan. Ỷ Lan có công 8 phần, lỗi chỉ 2 phần”. Giáo sư sử học Lê Văn Lan cũng cho rằng: “Trong sự nghiệp làm chính trị thì âu đấy cũng là chuyện thường thấy…”!</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Sen Biển, post: 192554, member: 110786"] GÓC KHUẤT CUỘC ĐỜI BÀ TẤM KINH BẮC Xuất thân là một thôn nữ nên khi sống trong cảnh lầu son gác tía, Ỷ Lan vẫn không quên những nỗi thống khổ của người dân nghèo. Khi chấp chính, bà đã tự mình hoặc cùng vua ban hành nhiều chính sách ích quốc lợi dân. Hai việc có tính chất công đức của bà là “chuộc người” (năm 1103) và việc đề xuất lệnh cấm trộm trâu và giết trâu bừa bãi” (năm 1117) đã được “Đại Việt sử ký toàn thư” chép lại. Theo đó, đối với những phụ nữ nông dân vì cùng khổ phải đem than gán nợ cho nhà giàu, bà cho xuất của trong kho chuộc về và xây dựng chồng con cho họ. Việc này được sử thần Ngô Sĩ Liên khen là “Thái hậu đổi mệnh cho họ cũng là việc nhân chính vậy!”. Với nông dân thì “con trâu là đầu cơ nghiệp”, thấu hiểu điều đó nên bà đã đề xuất với vua: “Gần đây người kinh thành và làng ấp đã có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, ta đã từng mách việc ấy, và nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước”. Nghe lời Thái hậu, Nhân Tông bèn ra lệnh phạt rất nặng những người những người trộm và giết trâu, phạt cả vợ và con của hàng xóm về tội không tố giác. Là một người sùng đạo Phật, Ỷ Lan rất siêng làm việc từ thiện, xây dựng đình chùa, tính ra đến hơn 100 chùa cả thảy. Ngoài giờ nhiếp chính, bà cũng năng lui tới chùa chiền đàm đạo với những cao tăng về phật pháp, có những bài kinh, câu kệ của bà còn truyền tới đời nay. Chính vì những công tích đó mà dân gian thường gọi bà là “Phật giáng thế” hay “bà Tấm” Kinh Bắc. Sau khi Ỷ Lan qua đời vào mùa thu, tháng 5, ngày 25 (1117), nhân dân đã xây dựng nhiều ngôi đền thờ ở khắp nơi để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ ân đức, công lao của bà. Tuy nhiên trong cuộc đời lừng lẫy của Nguyên phi Ỷ Lan cũng không tránh khỏi những “góc khuất”, thậm chí “tỳ vết”. Cứ theo chính sử thì năm 1073 “Giam Hoàng Thái hậu Dương thị, tôn Hoàng Thái phi làm Linh Nhân Hoàng Thái hậu. Linh Nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng: “Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?”. Vua bèn sai đem giam Dương Thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết, chôn theo lăng Thánh Tông”. Về việc này, sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn: “Nhân Tông là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng Phật, sao lại đến nỗi giết đích Thái hậu, hãm hại người vô tội, tàn nhẫn đến thế ư?... Thái sư Lý Đạo Thành phải ra trấn bên ngoài, biết đâu chỉ vì can gián chuyện ấy”. Theo chính sử, “tục truyền rằng Thái hậu hối về việc Thượng Dương thái hậu và các thị nữ vô tội mà bị chết, làm nhiều chùa Phật để xám hối rửa oan”. Cũng theo chính sử: “ Mùa thu tháng 7, ngày 25 (1017), Ỷ Lan Hoàng Thái hậu băng hà, hỏa táng; bắt 3 người thị nữ chôn theo”. Thêm nữa, trong vụ án “Hồ Dâm Đàn” (1096), việc thái sư Lê Văn Thịnh bị triều đình vu cáo là “hóa hổ giết vua” rồi bị đày lên Thao Giang, người ta thấy ít nhiều có bóng dáng bàn tay đạo diễn của Nguyên phi Ỷ Lan xuất phát từ tranh chấp về ý thức hệ Phật giáo (Quốc giáo) và Nho giáo (đang lên). Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học Việt Nam) thì: “Việc Ỷ Lan Nguyên phi giết 72 hay là 76 cung nữ là có thật. Nhưng “soi” hành động đó dưới vương triều phong kiến đó, thì nó có nguyên do của nó. Thời kỳ đó có tục “tuẫn táng”, tức là vua, hoàng hậu hay thái hậu mất thì đôi khi triều đình cũng chôn theo cung phi để hầu. Chính vì vậy, ta cũng phần nào hiểu cho bà. Đó có thể coi là những điểm đen trong cuộc đời của Ỷ Lan. Ỷ Lan có công 8 phần, lỗi chỉ 2 phần”. Giáo sư sử học Lê Văn Lan cũng cho rằng: “Trong sự nghiệp làm chính trị thì âu đấy cũng là chuyện thường thấy…”! [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Linh Nhân hoàng thái hậu Ỷ Lan
Top