rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo :
Why Our Ideal Self Seems Further Away For Us Than Others
Tại sao cái tôi lý tưởng của chúng ta dường như còn xa với chúng ta hơn những người khác
Hiểu bản thân mình là một phần của việc hiểu được con người mà chúng ta muốn trở thành.
Chúng ta sống cuộc sống của mình với một con mắt hướng về tương lai. Ở tương lai đó, chúng ta thấy bản thân mình biến thành con người lý tưởng mà chúng ta thích trở thành.
Trong khi chúng ta thực hiện điều này cho mình thì nghiên cứu phát hiện thấy chúng ta ít có khả năng nhìn thấy những hy vọng và ý định tốt về tương lai như một phần của bản thân của người khác. Thay vào đó, chúng ta có thể đánh giá người khác như thể con người họ xuất hiện trước chúng ta là con người được định nghĩa bởi quá khứ và hiện tại, không thể thay đổi và có thể nhận biết được.
Cái tôi trong tương lai của chúng ta và của người khác.
Đây là kết luận từ một nghiên cứu mới của Elanor Williams và Thomas Gilovich từ trường đại học Cornell. Họ đặt ra một loạt thực nghiệm để kiểm tra xem chúng ta thấy cái tôi tương lai của mình như thế nào so với những người khác.
Trong nghiên cứu đầu tiên, 50 sinh viên được yêu cầu đánh giá về cái tôi quá khứ, cái tôi hiện tại và cái tôi tương lai đã đóng góp bao nhiêu vào khái niệm chung về bản thân của họ. Williams và Gilovich
phát hiện thấy những sinh viên đó đã gán cho cái tôi tương lai đóng góp trung bình là 30.6% vào cảm nhận toàn thể về cái tôi của họ. Gần như là 1/3 của khái niệm cái tôi là hướng đến tương lai. Nhưng khi họ nghĩ về người khác, con số này là 21.6%.
Mọi người gán khoảng 1/3 cái tôi của họ cho tương lai, nhưng với những người khác thì tỷ lệ này ít hơn, điều này cho thấy mọi người xem bản thân họ về cơ bản là bí ẩn hơn người khác.
Để kiểm tra lý thuyết này, một nghiên cứu thứ hai đã mời 68 sinh viên nghĩ về cái tôi của họ như thể đó là một tảng băng trôi. Một phần của tảng băng trôi, giống như một cái tôi tương lai của họ, ẩn náu dưới mặt nước và do đó không thể nhìn thấy. Các sinh viên được yêu cầu cho biết bao nhiêu phần của cái tôi tương lai của họ và của người khác chìm dưới mặt nước.
Kết quả cho thấy, mọi người nghĩ rằng phần lớn con người họ ẩn náu dưới mặt nuớc nhiều hơn những người khác. Mọi người xem bản thân mình là có nhiều bí ẩn và có thể thay đổi, trong khi xem những người khác nhiều khả năng chỉ là con người mà họ đang bộc lộ.
Nghiên cứu của Williams và Gilovich hướng đến một kết luận hơi buồn: phần lớn chúng ta cảm thấy mình còn nhiều điều phải làm để đạt đến cái tôi lý tưởng của mình hơn người khác. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra kết luận này trong một nghiên cứu cuối cùng , ở đó những người tham gia cho biết họ đang ở đâu trong cuộc hành trình hướng đến sự toàn mãn ( self-actualisation ).
Khi nghĩ về bản thân, các sinh viên nghĩ rằng họ đã đạt được 30% con người lý tưởng họ muốn trở thành, trong khi đó, họ nghĩ rằng những sinh viên khác đạt được 50%.
Lý do chúng ta cảm thấy người khác làm tốt hơn chúng ta trong 'dự án của bản thân' một phần là vì chúng ta thất bại trong việc tính đến những giấc mơ và nguyện vọng của người khác. Những dự định trong tương lai của chúng ta thì rất rõ ràng đối với chúng ta, và chúng thường nhắc nhở chúng ta còn cách những mục tiêu của mình bao xa. Nhưng khi nghĩ về người khác, chúng ta thường không nhìn nhận được những mục tiêu và khát vọng của họ.
Biết về những hy vọng và ước mơ của mình có thể là một nguồn đau khổ đáng kể khi chúng ta nhận ra mình còn phải đi bao xa. Nỗi đau này có thể trở nên tồi tệ hơn khi chúng ta so sánh bản thân với người khác có vẻ như gần đạt được tất cả tiềm năng phát triển của họ.
Điều trớ trêu là thực sự hầu hết mọi người đều cảm nhận như thế này. Trái ngược với những gì chúng ta có thể tưởng tượng, người khác cũng đang bị ám ảnh về tương lai như chúng ta, và họ cũng lo lắng rằng mọi người đang đi nhanh hơn họ.
Nguồn: spring.org.uk
Why Our Ideal Self Seems Further Away For Us Than Others
Tại sao cái tôi lý tưởng của chúng ta dường như còn xa với chúng ta hơn những người khác
Hiểu bản thân mình là một phần của việc hiểu được con người mà chúng ta muốn trở thành.
Chúng ta sống cuộc sống của mình với một con mắt hướng về tương lai. Ở tương lai đó, chúng ta thấy bản thân mình biến thành con người lý tưởng mà chúng ta thích trở thành.
Trong khi chúng ta thực hiện điều này cho mình thì nghiên cứu phát hiện thấy chúng ta ít có khả năng nhìn thấy những hy vọng và ý định tốt về tương lai như một phần của bản thân của người khác. Thay vào đó, chúng ta có thể đánh giá người khác như thể con người họ xuất hiện trước chúng ta là con người được định nghĩa bởi quá khứ và hiện tại, không thể thay đổi và có thể nhận biết được.
Cái tôi trong tương lai của chúng ta và của người khác.
Đây là kết luận từ một nghiên cứu mới của Elanor Williams và Thomas Gilovich từ trường đại học Cornell. Họ đặt ra một loạt thực nghiệm để kiểm tra xem chúng ta thấy cái tôi tương lai của mình như thế nào so với những người khác.
Trong nghiên cứu đầu tiên, 50 sinh viên được yêu cầu đánh giá về cái tôi quá khứ, cái tôi hiện tại và cái tôi tương lai đã đóng góp bao nhiêu vào khái niệm chung về bản thân của họ. Williams và Gilovich
phát hiện thấy những sinh viên đó đã gán cho cái tôi tương lai đóng góp trung bình là 30.6% vào cảm nhận toàn thể về cái tôi của họ. Gần như là 1/3 của khái niệm cái tôi là hướng đến tương lai. Nhưng khi họ nghĩ về người khác, con số này là 21.6%.
Mọi người gán khoảng 1/3 cái tôi của họ cho tương lai, nhưng với những người khác thì tỷ lệ này ít hơn, điều này cho thấy mọi người xem bản thân họ về cơ bản là bí ẩn hơn người khác.
Để kiểm tra lý thuyết này, một nghiên cứu thứ hai đã mời 68 sinh viên nghĩ về cái tôi của họ như thể đó là một tảng băng trôi. Một phần của tảng băng trôi, giống như một cái tôi tương lai của họ, ẩn náu dưới mặt nước và do đó không thể nhìn thấy. Các sinh viên được yêu cầu cho biết bao nhiêu phần của cái tôi tương lai của họ và của người khác chìm dưới mặt nước.
Kết quả cho thấy, mọi người nghĩ rằng phần lớn con người họ ẩn náu dưới mặt nuớc nhiều hơn những người khác. Mọi người xem bản thân mình là có nhiều bí ẩn và có thể thay đổi, trong khi xem những người khác nhiều khả năng chỉ là con người mà họ đang bộc lộ.
Nghiên cứu của Williams và Gilovich hướng đến một kết luận hơi buồn: phần lớn chúng ta cảm thấy mình còn nhiều điều phải làm để đạt đến cái tôi lý tưởng của mình hơn người khác. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra kết luận này trong một nghiên cứu cuối cùng , ở đó những người tham gia cho biết họ đang ở đâu trong cuộc hành trình hướng đến sự toàn mãn ( self-actualisation ).
Khi nghĩ về bản thân, các sinh viên nghĩ rằng họ đã đạt được 30% con người lý tưởng họ muốn trở thành, trong khi đó, họ nghĩ rằng những sinh viên khác đạt được 50%.
Lý do chúng ta cảm thấy người khác làm tốt hơn chúng ta trong 'dự án của bản thân' một phần là vì chúng ta thất bại trong việc tính đến những giấc mơ và nguyện vọng của người khác. Những dự định trong tương lai của chúng ta thì rất rõ ràng đối với chúng ta, và chúng thường nhắc nhở chúng ta còn cách những mục tiêu của mình bao xa. Nhưng khi nghĩ về người khác, chúng ta thường không nhìn nhận được những mục tiêu và khát vọng của họ.
Biết về những hy vọng và ước mơ của mình có thể là một nguồn đau khổ đáng kể khi chúng ta nhận ra mình còn phải đi bao xa. Nỗi đau này có thể trở nên tồi tệ hơn khi chúng ta so sánh bản thân với người khác có vẻ như gần đạt được tất cả tiềm năng phát triển của họ.
Điều trớ trêu là thực sự hầu hết mọi người đều cảm nhận như thế này. Trái ngược với những gì chúng ta có thể tưởng tượng, người khác cũng đang bị ám ảnh về tương lai như chúng ta, và họ cũng lo lắng rằng mọi người đang đi nhanh hơn họ.
Nguồn: spring.org.uk