Hoàn cảnh, mục đích, nguyên tắc hoạt động và các cơ quan chính của tổ chức Liên hợp quốc?
Em hãy đưa ra đánh giá của mình về vai trò của tổ chức Liên hợp quốc trong hơn nửa thế kỷ qua? Liên hợp quốc đã có sự giúp đỡ như thế nào đối với Việt Nam?
a. Hoàn cảnh:
- Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, một Hội nghị quốc tế lớn đã được triệu tập tại San Phranxixcô (Mỹ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.Vì lý do đó, sau này Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24/10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc.
b. Mục đích:
- Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
c. Nguyên tắc:
Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau:
-Bình dẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
-Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
-Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
-Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
-Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
Trong số các nguyên tắc đó, nguyên tắc thứ năm(chung sống hòa bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn) là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng đảm bảo cho Liên hợp quốc thực hiện chức năng duy trì thế giới trong trật tự hai cực Ianta, đồng thời nó trở thành một nguyên tắc thực tiễn lớn đảm bảo cho chung sống hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác giữa các nước trên thế giới. Nguyên tắc nhất trí ấy còn ngăn chặn không cho một cường quốc nào khống chế được Liên hợp quốc vào mục đích bá quyền nước lớn. Tuy có lúc bị tê liệt, nhưng trong hơn 50 năm qua, Liên hợp quốc không rơi vào tình trạng khống chế của một nước lớn.
d. Các cơ quan chính:
Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm sáu cơ quan chính
là Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế và Ban thư ký.
-Đại hội đồng: Hội nghị của tất cả các nước thành viên, họp mỗi năm một lần để thảo luận những vấn đề có liên quan thuộc phạm vi Hiến chương đã quy định. Trong hội nghị, những quyết định những vấn đề quan trọng phải được thông qua với 2/3 số phiếu, vấn đề ít quan trọng hơn thì thông qua với đa số phiếu.
-Hội đồng bảo an: Cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên,mọi quyết định của Hội đồng bảo an được thông qua với sự nhất trí của 5 ủy viên thường trực. Hội đồng bảo an không phục tùng Đại hội đồng.
-Ban thư ký: Cơ quan hành chính-tổ chứccủa Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký.
Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc.
e. Vai trò:
Xét theo tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc hành động, Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế có vị trí và vai trò quan trọng trong sinh hoạt quốc tế hiện nay.
-Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh tế giới.
-Thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực.
-Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
-Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo...
- Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức Liên hợp quốc như: UNESCO, FAO, IMF, WHO...
- Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên. Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Ngày 16/10/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, nhiệm kỳ 2008-2009.
Em hãy đưa ra đánh giá của mình về vai trò của tổ chức Liên hợp quốc trong hơn nửa thế kỷ qua? Liên hợp quốc đã có sự giúp đỡ như thế nào đối với Việt Nam?
a. Hoàn cảnh:
- Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, một Hội nghị quốc tế lớn đã được triệu tập tại San Phranxixcô (Mỹ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.Vì lý do đó, sau này Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24/10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc.
b. Mục đích:
- Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
c. Nguyên tắc:
Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau:
-Bình dẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
-Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
-Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
-Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
-Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
Trong số các nguyên tắc đó, nguyên tắc thứ năm(chung sống hòa bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn) là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng đảm bảo cho Liên hợp quốc thực hiện chức năng duy trì thế giới trong trật tự hai cực Ianta, đồng thời nó trở thành một nguyên tắc thực tiễn lớn đảm bảo cho chung sống hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác giữa các nước trên thế giới. Nguyên tắc nhất trí ấy còn ngăn chặn không cho một cường quốc nào khống chế được Liên hợp quốc vào mục đích bá quyền nước lớn. Tuy có lúc bị tê liệt, nhưng trong hơn 50 năm qua, Liên hợp quốc không rơi vào tình trạng khống chế của một nước lớn.
d. Các cơ quan chính:
Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm sáu cơ quan chính
là Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế và Ban thư ký.
-Đại hội đồng: Hội nghị của tất cả các nước thành viên, họp mỗi năm một lần để thảo luận những vấn đề có liên quan thuộc phạm vi Hiến chương đã quy định. Trong hội nghị, những quyết định những vấn đề quan trọng phải được thông qua với 2/3 số phiếu, vấn đề ít quan trọng hơn thì thông qua với đa số phiếu.
-Hội đồng bảo an: Cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên,mọi quyết định của Hội đồng bảo an được thông qua với sự nhất trí của 5 ủy viên thường trực. Hội đồng bảo an không phục tùng Đại hội đồng.
-Ban thư ký: Cơ quan hành chính-tổ chứccủa Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký.
Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc.
e. Vai trò:
Xét theo tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc hành động, Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế có vị trí và vai trò quan trọng trong sinh hoạt quốc tế hiện nay.
-Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh tế giới.
-Thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực.
-Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
-Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo...
- Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức Liên hợp quốc như: UNESCO, FAO, IMF, WHO...
- Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên. Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Ngày 16/10/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, nhiệm kỳ 2008-2009.
ST