Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Lịch sử Việt Nam từ 1919-1945 (Giáo trình)
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 28957" data-attributes="member: 699"><p><strong><p style="text-align: center"><span style="font-size: 12px"><span style="color: Blue">Chương 2 - Lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945</span></span></p><p></strong></p><p></p><p><strong><span style="color: Indigo">I. Tình hình kinh tế, xã hội và phong trào cách mạng VN nửa đầu những năm 1930</span></strong></p><p><strong><span style="color: Indigo"></span></strong></p><p><strong><span style="color: Indigo">1. Tình hình kinh tế nửa đầu những năm 1930</span></strong></p><p></p><p>Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam vốn bị phụ thuộc vào kinh tế nước Pháp, nay phải gánh chịu hậu quả khủng hoảng ở “chính quốc” lại càng suy sụp hơn và bước vào thời kỳ suy thoái trầm trọng kéo dài. chính quyền thực dân ở Đông Dương đã thi hành một loạt biện pháp kinh tế - tài chính. Chúng rút vốn đầu tư vế các ngân hàng Pháp (năm 1930 rút 50 triệu Phơ-răng, 1931 rút hơn 100 triệu); dùng tiền Đông Dương trợ cấp cho các công ti tư bản đang có nguy cơ phá sản. Trong những năm 1930 – 1933, các chủ đồn điền được tợ cấp 90 triệu Phơ-răng. Chính quyền thực dân tăng cường các mức thuế và đặt thêm nhiều thứ thuế mới . </p><p></p><p>Về nông nghiệp: Giá lúa gạo bị sụt, Năm 1929, giá một tạ gạo hơn 11, 58 đồng , năm 1933 còn 3,3 đồng . Ruộng đất bị bỏ hoang, năm 1930 diện tích bỏ hoang là 200.000 ha, năm 1933 lên tới 500.000 ha, nhiều nông dân bỏ làng ra thành thị hoặc đến các hầm mỏ kiếm việc làm. Nhưng ở cac hầm mỏ, xí nghiệp, công nhân cũng bị thất nghiệp, nhũng người đang có việc làm, lương cũng bị giảm . </p><p></p><p>Về công nghiệp: Hầu hết cac ngành đều bị đình đốn, nhất là công nghiệp khai khoáng . Than xuất khẩu giảm mạnh. </p><p></p><p>Trong vòng hai năm ( 1930 – 1932, số lượng công nhân mỏ giảm từ 46.000 người xuống còn 33.700 người.</p><p></p><p>Về tài chính : Chính quyền thực dân Pháp, trong năm 1930, bắt phá giá đồng bạc Đông Dương để giảm nhẹ cuộc khủng hoảng tài chính, và từ ngày 14 – 12 – 1931, giảm hàm lượng bạc trong đồng bạc Đông Dương từ 27 gam xuống còn 20 gam . Với thủ đoạn này, trong hai năm 1932 – 1933, Ngân hàng Đông Dương lãi trên 76 triệu Phơ-răng. Đông Dương còn phải mua hàng công nghiệp Pháp với giá đắt hơn giá thị trường thế giới 15%. Do đó, hàng năm Đông Dương bị chính quốc bòn rút hơn 12 triệu đồng. Ngân sách Đông Dương còn phải chi cho bộ máy thống tri và góp vào quỹ nước Pháp, năm 1931 chi 77% và trả tiền vay nợ 3,5%. </p><p></p><p> Khủng hoảng kinh tế ở Đông Dương nặng hơn nhiều nước trong khu vực, như In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin, Triều Tiên … và thuộc vào loại bị khủng hoảng nặng nhất trong các thuộc địa của Pháp, chỉ sau Tây Phi. Khủng hoảng kinh tế đã làm cho đời sống của đại bộ phận nhân dân điêu đứng, đời sống kinh tế, chính trị tòan xứ thuộc địa bị đảo lộn.</p><p></p><p></p><p><strong><span style="color: Indigo">2. Tình hình xã hội nửa đầu những năm 1930</span></strong></p><p></p><p>Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 gây ra hậu quả lớn nhất về mặt xã hội cho các nước thuộc địa và phụ thuộc nói chung. Việt Nam nói riêng, làm tăng mức nghèo khổ của những người lao động .</p><p></p><p>Ở Việt Nam, một phần ba số công nhân bị thất nghiệp. Riêng miền Bắc 25.000 công nhân bị sa thải, trong đó có 12.000 công nhân ngành mỏ. Số còn lại tuy có việc làm nhưng lương bị cắt giảm từ 30% đến 50% . </p><p></p><p>Tháng 9 – 1931, nhà báo Pháp André Viollis viết: “ lương công nhân không bao giờ vượt quá từ 2 đến 2,5 Phơ-răng (tiền Pháp) mỗi ngày. Trong các xưởng dệt, ngày làm việc bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối; đàn ông, lương từ 1,75 Phơ-răng đến 2 Phơ-răng, đàn bà từ 1,25 đến 1,5 Phơ-răng, trẻ em từ 8 đến 10 tuổi được lĩnh 0,75 Phơ-răng. Tôi được biết ở các đồn điền và nói riêng là ở các đồn điền trồng cây cao su tại các vùng khí hậu rất xấu, công nhân phải làm việc từ 15 đến 16 giờ mỗi ngày, và được trả từ 1,2 đến 2,2 Phơ-răng mỗi ngày” . </p><p></p><p>Đời sống công nhân trong giai đoạn này, được phản ánh trong Hội nghị cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương xứ Bắc kỳ họp từ ngày 17 đến 23 – 3 – 1930:</p><p></p><p>“Mấy năm gần đây, kinh tế khủng hoảng cứ kéo dài mãi, nhiều nhà mày bị đóng cửa, hàng ngàn thợ thuyền bị thất nghiệp, bi đuổi ra khỏi chỗ làm, không có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, mà không có một xu trợ cấp nào hết. Còn thợ có việc làm lại bị đế quốc và tư bản bản xứ đối đãi một cách hết sức dã man, tàn nhẫn. Giờ làm việc thì tăng và bắt thợ làm nỗ lực thêm mà tiền công lại bớt đến hai phần ba”.</p><p></p><p> Tiền lương của công nhân Việt Nam thấp hơn lương công nhân người Pháp rất nhiều. Theo thồng kê của nhà kinh tế học người Pháp Paul Bernard thì tiền lương trung bình của công nhân Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ XX là 30 đồng hay 400 Phơ-răng, trong khi đó lương của công nâhn Pháp là 6.200 Phơ-răng, của công nhân Mỹ là 12.500 Phơ-răng một năm. </p><p></p><p>Thu nhập của nông dân và những địa chủ nhỏ giảm đi đáng kể, cùng với sự giảm giá lúa gạo trên thị trường.</p><p></p><p>Về đời sống của dân cày nghèo, Nghị quyết của Đảng viết: “Quần chúng nhân dân nghèo ở Bắc kỳ bấy lâu nay vốn đã cực khổ lắm rồi… nay lại bị kinh tế khủng hoảng nên cố nông không có việc làm, thất nghiệp, tình cảnh khốn quẩn mà không có một xu trợ cấp nào. Trung nông bị phá sản thành ra bần nông… bần nông phá sản thành ra cố nông. Sự phá sản của họ, một là ví thuế má nặng nề, hai là vì vay nợ nặng lãi, ba là vì do sản vật của họ làm ra như lúa gạo thì ngày càng hạ giá. Ví dụ trước kia 25 bơ hay 30 bơ bán được 1 đồng mà bây giờ 60 bơ mới bán được 1 đồng. Nông dân muốn trả được sưu thuế cho chính phủ thuộc địa thì phải bán gấp hai số hoa lợi trước, còn nhựng đồ của đế quốc bán thì cứ giữ nguyên giá… Điều khổ cực nhất là trong lúc khủng hoảng mà đế quốc cứ bắt dân mua rượu ti mỗi lít 0,25 đồng”. Sự suy giảm về thương mại và thất thu thuế do dân chúng nghèo đói làm cho ngân sách quốc gia ngày càng thiếu hụt, 1931 hụt 18 triệu, đầu năm 1932, sự thiếu hụt đã tăng lên 21 triệu .</p><p></p><p>Để bù đắp cho sự thiếu hụt của ngân sách, thực dân Pháp một mặt tăng thuế cũ, đặt thuế mới, mặt khác, chúng dùng các thủ đoạn về tài chính, ngân hàng để thu lợi, như tăng lãi suất ngân hàng. Năm 1931, lãi của ngân hàng Đông Dương là 3.355.000 đồng, đến năm 1933, tăng lên 9.415.000đồng .</p><p></p><p> Trong những năm khủng hoảng kinh tế, ở Việt Nam, thực dân Pháp đánh thêm nhiều loại thuế mới, bên cạnh việc tăng thuế cũ và vướt xa các thới kỳ trước . Nhiều nơi ở Trung Kì và Bắc Kì, thuế thu tăng 20% . Một suất sưu năm 1929 bằng giá 50 kg gạo, năm 1932 là 100kg và đến năm 1933 là 300kg.</p><p></p><p>Theo điều tra của Phòng Canh nông Bắc Kì trong tháng 5 năm 1934, đời sống nâng dân ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Đông, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình … rất thấp . Mức thu nhập là 12 xu cho một gia đình 6 người trong một ngày. Người nông dân phải vay nợ của địa chủ với bất cứ tỉ lệ lãi suất nào, sau đó bán tất cả mọi thứ tài sản nghèo nàn có được, thậm chí bán cả con đi nộp sưu thuế và trả nợ.</p><p></p><p>P. Gourou, trong tác phẩm Nông dân châu thổ Bắc Kì viết: “ có thể coi như chắc chắn là người nông dân sống ở giới hạn của đói kém và nghéo khổ”.</p><p>Các tầng lớp lao động khác, như tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, cuôc sống cũng rất điêu đứng. Địa chủ cũ cũng bị sa sút. Một số tư sản dân tộc bị phá sản, vỡ nợ, tài sản khánh kiệt.</p><p></p><p> Trong những năm 1929 – 1933, Tòa án thương mại Đông Dương đã xử 502 vụ khánh kiệt tài sản và 160 vụ phát mại tài sản ở Hà Nội, Hải phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn . </p><p></p><p>Kết quả những chính sách của thực dân Pháp trong thời ký khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 khiến cho kinh tế Việt Nam càng phụ thuộc nặng nề vào kinh tế chính quốc. Nó làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo đói, thất nghiệp của công chức, công nhân, thợ thủ công, tiểu thương, điền chủ nhỏ người Việt. lúa gạo sụt giá, sưu thuế cao, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh đe dọa cuộc sống dân nghèo. Các tầng lớp khác trong xã hội cùng chung cảnh ngộ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhất là mâu thuẫn giữa các tấng lớp nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp. </p><p></p><p>Từ đây, mở ra một thời đại mới, thời kì Đảng Cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân, lãnh đạo các lực lượng cách mạng Việt Nam, tiến công vào chủ nghĩa thực dân Pháp, nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.</p><p></p><p></p><p><strong><span style="color: Indigo">3. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Cao trào Xô viết Nghệ - Tỉnh</span></strong></p><p><strong><span style="color: Indigo"></span></strong></p><p><strong><span style="color: Indigo">3.1 Phong trào cách mạng trên toàn quốc (1930 -1931)</span></strong></p><p><strong><span style="color: Indigo"></span></strong></p><p>Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, đã tác động nề đến nền kinh tế Đông Dương. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, đồn điền đã thu hẹp quy mô sản xuất. hàng vạn công nhân bị sa thải. Đời sống các tầng lớp nhân dân lao động vô cùng khó khăn. Thiên tai xảy ra nhiều nơi. Các cuộc bắt bớ , đàn áp của chính quyền thực dân diễn ra khắp toàn quốc. Từ năm 1929, hàng nghìn vụ bắt bớ diển ra ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 - 1930), thực dân pháp đã thực hành hội đồng đề hình thường trực, đưa hàng loạt chiến sĩ yêu nước lên máy chém. Lòng căm thù bọn thực dân,đế quốc của tầng lớp nhân dân Việt Nam càng thêm sâu sắc. Trong khi đó, sự phát triển của cách mạng Trung Quốc, Ấn độ, của công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã có ảnh hưởng tích cực đối với phong trao cách mạng Việt nam.</p><p></p><p>Ngày 3 - 2 - 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập sau khi hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, lực lượng của Đảng càng mạnh. Đảng đã nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.</p><p></p><p>Mở đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy dệt Nam Định, hãng dầu Socony Nhà Bè (Sài Gòn), đồn điền cao su Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một). Tiếp theo cuộc đấu tranh của 5.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng(tháng 3 - 1930) là cuộc bãi công kéo dài ba tuần lễ của 4.000 công nhân nhà máy dệt Nam Định (tháng 4-1930) và các cuộc bãi công của nhà máy đóng tàu Ba Son, nhà máy xe lửa Dĩ An, thợ mỏ Mông Dương, nhà máy Bến Thủy (4 - 1930). Những cuộc đấu tranh đó là những hoạt động mở đầu một cao trào cách mạnh mới của nước ta. Ngoài các cuộc đấu tranh của công nhân, còn có những cuộc đấu tranh của nhân dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.</p><p></p><p>Nhân ngày 1 - 5 - 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động một phong trào đấu tranh rộng lớn, các tầng lớp nhân dân lao động trong cả nước hưởng ứng sôi nổi. Tại các thành phố lớn, như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn đều xuất hiện cờ Đảng, truyền đơn đòi tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân, giảm sưu thế cho nông dân. </p><p></p><p>Ở Bắc Kì, công nhân khu mỏ Hòn Gai bãi công, biểu tình. Lần đầu tiên cờ Đảng được treo lên đỉnh núi Bài Thơ.</p><p></p><p>Tại thái Bình, nông dân hai huyện Duyên Hà, Tiên Hưng biểu tình, kéo về thị xã Thái Bình đòi bỏ sưu, giảm thuế, đòi trả tự do cho những người bị bắt. Cuộc biểu tình bị đàn áp dữ dội. </p><p></p><p>Ở Trung Kì, nhân dân các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận nổi dậy đấu tranh. Ngày 1 – 5 -1930, lần đầu tiên cờ đỏ búa liềm xuất hiện trong tỉnh Quảng Nam. Tại thị xã Hội An và các vùng nông thôn thuôc các huyện Duy Xuyên, Biện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn… đều có treo cờ đỏ búa liềm và rải truyền đơn.</p><p></p><p>Phong trào đấu tranh trong ngày 1 – 5 – 1930 diễn ra gay gắt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Đặc biệt cuộc đấu tranh của nhân dân thành phố Vinh - Bến Thủy, của nhân dân các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc (5 xã ven thành phố Vinh) mở đầu cuộc đấu tranh quyết liệt ở hai tỉnh trong những tháng sau. Họ đã biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, chống khủng bố, đòi bồi thường thiệt hại cho những gia đình bị đàn áp, tán sát trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái, ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt Nam Định, ủng hộ Liên bang Xô viết. Chính quyền thực dân thẳng tay đàn áp. Công sứ Nghệ An cho 10 xe ô tô chở đầy lính và cảnh sát đến đàn áp, chúng đã cho binh lính bắn vào đoàn người biểu tình làm chết 7 người, bị thương 18 người và bắt đi 98 người. Quần chúng tiếp tục đấu tranh, tổ chức truy điệu những người đã hi sinh, tố cáo tội ác của đế quốc Pháp, đòi quyền dân sinh, dân chủ…</p><p></p><p>Ở Nam Kì, công nhân nhà máy điện Chợ Quán (Sài Gòn), công nhân nhà máy xe lửa Dĩ An bãi công. Khoảng 10.000 nông dân huyện Đức Hòa (Chợ Lớn), hơn 1.500 nông dân Cao Lãnh (Sa Đéc), 2.000 nông dân huyện Chợ Mới (Long Xuyên) và nông dân các tỉnh Gia Định, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một biểu tình bỏ sưu, hoàn thuế. </p><p></p><p>Các cuộc đấu tranh ngày 1 – 5 là một bước ngoặt của cao trào cách mạng 1930 – 1931. Lần đầu tiên công nông nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, biểu tình ngày Quốc tế lao động. Trong phong trào đấu tranh đã biểu hiện rõ vai trò lãnh đạo và tính tiên phong của giai cấp công nhân, khối liên minh công nông. Mục tiêu các cuộc đấu tranh không chỉ đòi quyền lợi cho mình mà còn thể hiện tính đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.</p><p></p><p>Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1930, cả nước đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh (Bắc Kì: 17, Trung Kì: 82, Nam Kì: 22). Trong đó có 22 cuộc đấu tranh của công nhân, 95 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động khác.</p><p></p><p>Ở Nam Kì, khắp nơi nhân dân nổi dậy: Vĩnh Long (2 – 6), Bà Hom (Chợ Lớn 3 - 6), Hóc Môn (Gia Định 4 – 6), Tân Lợi ( Tân An 4 – 6 ), Đức Hòa ( Chợ Lớn 4 - 6), Bến Lức ( Chọ Lớn 5 – 6 ). Phong trào lan ra Khánh Hòa với các cuộc biểu tình của nông dân Ninh Hòa , Tân Định ( 16 – 7 ) đòi giảm thuế .</p><p>Những ngày tháng 8 – 1930, khí thế của quần chúng được cổ vũ thêm bằng khẩu hiệu kỷ niệm ngày chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên bang Xô viết . Truyền đơn xuất hiện ở hầu hết các thành phố lớn trong cả nước, như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn . Các cuộc biểu tình được tiếp tục ở Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc, Long Xuyên …</p><p></p><p>Tháng 10 – 1930, ở Quảng Ngãi, những cuộc biểu tình của nông dân liên tiếp nỗ ra . Cũng thời gian này, những người Cộng sản ở Bắc Kì đã vận động một cuộc đấu tranh mới với khẩu hiệu phản đối Hội đồng đề hình cùng những án tử hình các chiến sĩ cách mạng . Truyền đơn, biểu ngữ, cờ Đảng được treo và rải khắp nơi. Đồng thời là cuộc nổi dậy của quần chúng ở Đình Vụ ( Kiến An ), Tiến Hải ( Thái Bình ), (7 – 9 và 14 – 10), Phủ Lí (20 đến 25 – 10).</p><p></p><p>Trong dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, chiều ngày 6 – 11 – 1930 đã xuất hiện cờ đỏ ở nhà máy nước Hàng Đậu ( Hà Nội ), truyền đơn được rải khắp thành phố. </p><p></p><p>Bước sang năm 1931, do chính quyền thực dân khủng bố, phong trào giảm sút. Tuy vậy ở Nam Kì, phong trào vẫn tiếp tục sôi nổi. Suốt tháng 1 – 1931, cônh nhân hãng dầu Standard (Nhà Bè), công nhân nhà in Võ Văn Vân (Sài Gòn), công nhân ở Shell (Mỹ Tho), công nhân hãng FACM (Sài Gòn) đã tổ chức bãi công, biểu tình. Nông dân các Tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Thủ Dầu Một, Gia Định đòi cải thiện đời sông.</p><p></p><p>Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1931, các cuộc biểu tình của nông dân nổ ra ở Bạc Liêu, Bến Tre, Long Xuyên. Nhân ngày 1 – 5 – 1931, nông dân nổi dậy ở Thạnh Phúc (Bến Tre), Đức Hòa (Chợ Lớn), Châu Đốc. Công nhân Nhà Bè (Sài Gòn) vùng dậy trong hai ngày 16 và 24 - 3.</p><p></p><p>Vào tháng 4 và tháng 5 – 1931, phong trào đấu tranh ở Quảng Ngãi tiếp tục dâng cao. Nhân dân các tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Bình Định cũng nổi dậy hưởng ứng.</p><p></p><p>Riêng ở Bắc Kì, từ đầu năm 1931, phong trào lắng dần. Nhưng đợt sóng dâng cao ở Hải Phòng, Hà Nội từ 23 đến 27 tháng 1 là những đợt đấu tranh cuối cùngtrước khi thoái trào.</p><p></p><p>3.2 Phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh 1930 -1931 (Xô viết nghệ - Tĩnh )</p><p>Phong trào đấu tranh năm 1930 ở Nghệ - Tĩnh được mở đầu bằng cuộc biểu tình kỉ niệm ngày 1 – 5 tại khu vực Vinh – Bến Thủy. Công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy cưa, diêm, điện ở Vinh – Bến Thủy đã cùng với nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc nổi dậy đấu tranh.</p><p></p><p>Trong bài “Nghệ - Tĩnh đỏ”, Nguyễn Ái Quốc viết: “Địa thế hai tỉnh nhiều rừng núi, đất đai càen cõi, nông giang chẳng có, ở đây thường xảy ra lụt, bão, do đó nhân dân đói khát và nơi ăn chốn ở rất khổ sở. Sưu thuế nặng nề và nạn áp bức xã hội và chính trị làm cho cảnh ngộ của họ càng cùng cực hơn.</p><p></p><p>Nhân dân Nghệ - Tĩnh nổi tiếng cứng đầu. Trong thời kì Pháp xâm lược cũnh như trong các phong trào cách mạng quốc gia (1905 – 1925), Nghệ - Tĩnh đã nổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh vẫn giữ vững truyền thống cách mạng của mình”. </p><p></p><p>Sau ngày 1 tháng 5 cho đến tháng 8 – 1930, phong trào đấu tranh trong cả nước tiếp tục được dâng cao. Công nhân khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy tiếp tục đấu tranh. Ngày 9 – 5, công nhân nhà máy diêm bãi công. Ngày 12 – 5, công nhân nhà máy cưa, công nhân bóc vác Bến Thủy bãi công. Ngày 31 – 5, công nhân nhà máy điện phản công và được công nhân các nơi hưởng ứng, như công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, công nhân bóc vác và phu xe thành phố Vinh…Phong trào lan rộng trong cả nước, chỉ trong tháng 5 – 1931 đã nổ ra 21 cuộc đấu tranh ở Bắc Kì, 12 cuộc ở Nam Kì. Trong đó có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. </p><p></p><p>Thực dân Pháp một mặt huy động thêm nhiều lính ở các nơi đến Nghệ - Tĩnh, tăng cường canh phòng, bắt bớ, tuyên truyền chống cộng sản, mặt khác chúng tìm cách hoà hoãn, xoa dịu phong trào bằng cách trả tự do cho một số người bị bắt, cải thiện một ích điều kiện lao động cho công nhân, hoãn thuế cho nông dân. Trước tình hình đó, Đảng kêu gọi quần chúng không vì một vài nhượng bộ trước mắt của kẻ thù mà lơi là cảnh giác, phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh, “theo gương hi sinh của dân cày Nghệ An”, ủng hộ công nông Nghệ An. </p><p></p><p>Sang tháng 6 phong trào đấu tranh tiếp tục phát triển. Ngày 27 – 6, các Công hội đỏ đã tổ chức một cuộc biểu tình phối hợp của công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy diêm, nhà máy điện, nhà máy cưa đòi chủ nhà máy thực hiện các yêu cầu của công nhân.</p><p></p><p>Phong trào cách mạng tiếp tục phát triển và lan nhanh sang Hà Tĩnh. Trong nhiều cuộc biểu tình, các tên Tri phủ, Tri huyện phải ra đón tiếp và chấp nhận các yêu sách của nông dân.</p><p></p><p>Tháng 8 – 1930, phong trào đấu tranh phát triển mạnh ở cả thành phố và nông thôn. Nét nổi bật lúc này là có sự kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong đấu tranh của công nhân và nông dân ngày càng chặt chẽ, các khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế luôn gắn chặt với quyền lợi chính trị và những yêu sách về chính trị ngày càng rõ nét theo sự phát triển của phong trào.</p><p></p><p>Ngày 22 – 8, công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy diêm tiếp tục tổ chức tuần hành thị uy. </p><p></p><p>Ngày 25 – 8, công nhân nhà máy cưa đình công, hưởng ứng cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy diêm.</p><p></p><p>Báo “Người lao khổ” (sau đổi tên là Lao khổ), cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Trung Kì, số 13, ngày 18 – 9 – 1930 viết: “Cuộc bãi công Bến Thuỷ là một thời kì mới, thời kì đấu tranh kịch liệt đã đến”. </p><p></p><p>Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Đảng đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ, từ các làng mạc kéo đến huyện lị, tỉnh lị như Nam Đàn (6 - 8), Can Lộc (4 – 8), Thanh Chương (12 – 8), Nghị Lộc (29 – 8).</p><p></p><p>Từ cuối tháng 8 – 1930, các cuộc biểu tình của công nhân đã dẫn đến bạo lực và không thừa nhận chính quyền đế quốc, phong kiến.</p><p></p><p>Sang tháng 9 – 1930, phong trào đấu tranh lên đến đỉnh cao, đánh dấu bằng những cuộc đấu tranh quyết liệt và quy mô lớn của hàng chục vạn nông dân Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Đô Lương, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kì Anh.</p><p></p><p>Ngày 1 – 9 – 1930, 20.000 nông dân Thanh Chương biểu tình đòi bỏ thuế, giảm thuế, thả tù chính trị. Lính pháp bắn vào đoàn biểu tình nhưng quần chúng vẫn tiến vào huyện đường, thả tù nhân, đốt hồ sơ, sổ sách. Bọn hào lí địa phương bỏ chạy. Hầu hết các thôn, xã của huyện Thanh Chương trong tình trạng không chính quyền. Nhân dân xã Võ Liệt tự động đứng ra tổ chức điều hành các công việc trong xã.</p><p></p><p>Ngày 5 – 9, nông dân Anh Sơn biểu tình ủng hộ nhân dân Thanh Chương với các khẩu hiệu: “Bãi bỏ thuế thân”, “Chia lại ruộng đất”, “Thả tù chính trị”… Trong các ngày 5 – 9 và 7 – 9, nông dân Diễn Châu, Can Lộc đốt phá nhà giam.</p><p></p><p>Từ ngày 8 đến 11 – 9, hàng chục ngàn nông dân huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn, Nghi Lộc, Cẩm Xuyên, Kì Anh nổi dậy. Những người biểu tình đã xung đột đổ máu với binh lính, cảnh sát thực dân.</p><p></p><p>Ngày 12 – 9, cuộc đấu tranh dâng lên mạnh mẽ. Tại Hưng Nguyên hơn 20.000 nông dân đã liên kết với nông dân huyện Nam Đàn tổ chức một cuộc biểu tình vũ trang lớn, ủng hộ công nhân Bến Thủy bãi công và hưởng ứng nông dân các tỉnh khác đấu tranh, với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”. Đoàn biểu tình dài hơn 1 km kéo về Vinh. Trên đường đi, đoàn biểu tình thỉnh thoảng dừng lại diễn thuyết, chỉnh đốn đội ngũ. Dọc đường, đoàn biểu tình được bổ sung thêm và khi về đến Vinh đã lên tới 30.000 người, dài 4 km.</p><p></p><p>Thực dân Pháp đã đàn áp dã man. Chúng điều 5 máy bay đến ném bom và bắn súng máy vào đoàn biểu tình, có 174 người chết. Ngày hôm sau, khi tổ chức đưa tang những người bị chết, thược dân Php lại cho máy bay đến ném bom, 43 người nữa bị chết. Trong 2 ngày 12 và 13 tháng 9 năm 1930, thực dân Pháp đã giết chết 217 người, làm bị thương 125 người, đốt cháy 277 ngôi nhà, triệt hạ hoàn toàn hai làng Lộc Châu và Lộc Hải.</p><p></p><p>Sự khủng bố đẫm máu của thực dân Pháp không ngăn chặn được phong trào đáu tranh. Sau ngày 12 – 9, lễ truy điệu những người hi sinh ở Hưng Yên được tổ chức ở khắp nơi. Đồng thời, phong trào đấu tranh cũng dâng cao hơn bao giờ hết. Quần chúng phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh, phá trạm điện tín, trừng trị bọn địa chủ tàn ác và bọn cường hào phản động. Chính quyền đế quốc, thực dân bị tê liệt và tan rã nhiều nơi.</p><p></p><p>Bọn thực dân hoang mang trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào. Báo cáo của Hăngri Móocsê (Henri Morché) viết: “Chỉ trong vòng vài tuần, chủ nghĩa cộng sản lan dần từ chỗ này đến chỗ khác, hầu như khắp các làng trong thung lũng sông Cả và đồng bằng Hà Tĩnh”. Nhiều Tri phủ, Tri huyện bỏ trốn, một số hào lí mang triện trả lại cho Tri huyện hoặ xin nghỉ việc. Toàn quyền Rôbanh (Rene Robin) đã phải thừ nhận: “Họ hoàn toàn bất lực, chẳng làm được điều gì để ngăn cản sự mở rộng của phong trào, chính quyền bản xứ thuộc mọi cấp trong tỉnh đều tê liệt, không thể nêu tên một người cầm đầu nào, không thể nhờ cậy vào một sự trợ giúp nào của các chức trách cấp tổng và xã, khiến người ta có cảm giác rằng họ đã mất hết tất cả uy quyền trên đám quần chúng mà họ cai trị.</p><p></p><p>Sự sợ hãi làm tê liệt các ông quan, các ông này khóa cổng chui vào trong nhà và chỉ lo có mỗi việc phòng vệ cho chính bản thân họ. Mỗi khi các ông Tri phủ, Tri huyện đi tuần theo quân đội hoặc lính bản xứ, họ đi mà nình mẩy, chân tay run lẩy bẩy”.</p><p></p><p>Trước tình trạng chính quyền thực dân, phong kiến tan rã ở nhiều địa phương Nghệ - Tĩnh, mặc dù Đảng chưa có chủ trương giành chính quyền lúc này, các Chi bộ Đảng và Nông hội đỏ đứng trước thực tế này đã quản lí và điều hành mọi hoạt động trong làng, xã. Những người cách mạng dựa trên những hiểu biết sơ lược về chính quyền Xô viết ở Nga qua sách báo, tài liệu của Đảng, đứng ra quản lí xã hội. Một hình thức mới của chính quyền xuất hiện: Chính quyền Xô viết. Tuy sơ khai, nhưng thực chất đó là một chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo.</p><p></p><p>Bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến bị đập tan. Chính quyền Xô viết ban bố và thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Các tầng lớp nhân dân nhiệt tình tham gia các tổ chức chính trị như Nông hội, Đội Tự vệ, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Phụ nữ giái phóng, Hội Cứu tế đỏ v.v.. và tích cực phát huy vai trò làm chủ của mình trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết, quản lí xã hội.</p><p></p><p>Tại Nghệ An, chính quyền Xô viết được thành lập ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Yên và Diễn Châu. Tại Hà Tĩnh, các xã thuộc huyện Can Lộc, Đức Thọ, Thach Hà, một số xã thuộc huyện Nghi Xuân, Hương Khê cũng hình thành chính quyền Xô viết.</p><p>Về chính trị: Chính quyền Xô viết ban bố và thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tự do tham gia các hoạt động đoàn thể, như Nông hội, Đội Tự vệ, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Phụ nữ giải phóng, Hội Cứu tế đỏ…, tự do hội họp, giải quyết các vấn đề xã hội.</p><p></p><p>Về kinh tế: Chính quyền mới tịch thu ruộng đất công, thóc lúa công, chia cho dân nghèo, bãi bỏ các loại thuế bất hợp lí, như thuế thân, thuế chợ, thuế đò…, quan tâm công tác đắp đê, phòng lụt, tu sửa đường sá, cầu cống, tổ chức các hình thức hợp tác sản xuất.</p><p></p><p>Về văn hóa xã hội: Chính quyền Xô viết tổ chức cho nhân dân học chữ Quốc ngữ, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, giữ vững an ninh trật tự ở thôn xã. Hoạt động của Xô viết Nghệ - Tĩnh nói lên sức sáng tạo của một chế độ xã hội mới. Nguyễn Chấn, một Đốc học được cử về “dẹp loạn cộng sản”, trong báo cáo gửi cho Khâm sứ Trung Kì vào tháng 7 – 1931 đã viết: “Hào lí bỏ trốn, cộng sản truất quyền của họ và cử người tin cẩn lên thay. Họ cấm thu thuế, tự chia ruộng đất. Buổi tối, Ban chấp hành của họ hội họp để ban hành và thực hiện đường lối chính trị của Xô viết.</p><p></p><p>Họ chôn cất người chết, cấp tiền bạc cho gia đình những người chết hoặc bị nạn trong các cuộc biểu tình, cho cả những người nghèo khổ nữa. Họ phát thuốc cho người ốm, xử các vụ kiện tụng. Họ trừng trị những người nghiện thuốc phiện, nghiện rượu và cấm hội hè cúng tế trong làng. Họ không nộp các thứ thuế cho Chính phủ. Họ trừng trị kẻ phạm pháp, cứu giúp người nghèo khổ. Nghĩa là họ làm đủ mọi cách để ảnh hưởng, nêu gương cho mọi người. Cho nên mệnh lệnh của họ được thi hành ngay tức khắc và không bị mảy may cản trở dù cho binh lực của Nhà nước mạnh như thế nào cũng mặc”.</p><p></p><p>Điều kiện cơ bản để tạo bước tiến của phong trào ở Nghệ - Tĩnh là do Nghệ - Tĩnh sớm có một Đảng bộ mạnh, sớm xây dựng được khối liên minh công nông vữnh chắc. Năm 1931, Nghệ - Tĩnh có 2.011 đảng viên, 399 hội viên Công hội, 48.464 hội viên Nông hội, 6.648 hội viên Phụ nữ giải phóng và 2.356 đoàn viên Thanh niên Cộng sản. Vinh – Bến Thủy là khu công nghiệp lớn với 6.000 công nhân, có mối liên hệ chặt chẽ, tự nhiên với nông dân trong vùng.</p><p></p><p>Nhân dân Nghệ - Tĩnh bị nhiều khổ đau, cùng cực, có truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh chống áp bức, bóc lột và phải chịu nhiều tai họa do thiên nhiên khắc nghiệt giáng xuống. 97 cuộc bãi công, biểu tình của công nông Nghệ - Tĩnh từ ngày 1 – 5 đến tháng 8 – 1930 là tiền đề của Xô viết Nghệ - Tĩnh. Trên cơ sở đó, đội quân chính trị hùng hậu của quần chúng hình thành. Sức mạnh cúa đội quân này đã làm sụp đổ một phần bộ máy thống trị của đế quốc Pháp ở nông thôn từ những ngày đầu tháng 9 năm 1930.</p><p></p><p>Trong phong trào cách mạng của cả nước những năm 1930 – 1931 đã xuất hiện Xô viết Nghệ - Tĩnh và đây là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng đấu tranh. Tuy thực dân Pháp khủng bố dã man phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh, nhưng các cuộc biểu tình, thị uy của quần chúng càng trở nên quyết liệt. Trước tình hình đó, thực dân Pháp tập trung lực lượng và dùng những thủ đoạn thâm độc để đối phó. Chúng phái những tên thực dân đầ sỏ như Toàn quyền Pãtkiê (Pierre Pasquyer), Khâm sứ Trung Kì LơPhôn (Le Fol) và nhữnh tên tay sai tàn bạo Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Khoa Kì, Tôn Thất Đàn… tới Nghệ - Tĩnh trực tiếp nghiên cứu, vạch kế hoạch đàn áp. Chúng thực hiện một chương trình bình định Nghệ - Tĩnh về quân sự, chính trị, văn hóa. Nhiều đơn vị lính khố đỏ, lính lê dương được điều động tới Nghệ - Tĩnh, ban bố lệnh thiết quân luật, dùng thủ đoạn thâm độc “buộc dân cày ra đầu thú”, bắt nhân dân tổ chức “rước cờ vàng”, nhận thẻ “quy thuận”. Chúng ráo riết săn lùng những người cộng sản. Tôn Thất Đàn tuyên bố: “Hữu Nghệ - Tĩnh bất phú, vô Nghệ - Tĩnh bất bần” (có Nghệ - Tĩnh cũng không giàu, không có Nghệ - Tĩnh cũng không nghèo) và ra sức đàn áp. Ngoài ra, chúng còn xuất bản sách báo, như Hoan Châu Tân báo, Thanh – Nghệ - Tĩnh thanh văn…vu cáo chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô.</p><p></p><p>Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh, Trung ương Đảng đã theo dõi sát tình hình diễn biến và chỉ đạo, uốn nắn kịp thời phương hướng và phương pháp đấu tranh. Qua thực tế diễn biến của phong trào, Trung ương Đảng đã ra những Chỉ thị về “Vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng minh”, về phát triển các đội Tự vệ công nông, về việc chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai buộc dân cày ra “đầu thú”, giúp cho phong trào phát triển đúng hướng, qua đó tránh được tổn thất trong nhiều trường hợp, duy trì được lực lượng cách mạng.</p><p></p><p>Ngày 7 – 10 – 1930, nông dân huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) có lực lượng tự vệ vũ trang hỗ trợ, xông vào huyện đường đốt sổ sách, phá nhà lao. Nông dâncác huyện Mộ Đức, Sơn Tịnh cũng nổi dậy đấu tranh.</p><p></p><p>Khắp toàn quốc, các cuộc đấu trang của quần chúng đã có nhiều khẩu hiệu ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh.</p><p></p><p>Ở Bắc Kì, ngay tại Hà Nội, ngày 11 – 10 – 1930, đội Tuyên truyền xung phong, tập hợp hàng trăm người, phân phát truyền đơn, kêu gọi nhân dân ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh. Ngày 14 – 10, nông dân Tiền Hải (Thái Bình) biểu tình. Ngày 20 – 10, nông dân Bồ Đề, huyện Bình Lục (Hà Nam) đấu tranh. Cuối tháng 10, công nhân dệt Nam Đinh, công nhân các nhà máy, xí nghiệp ở Hải Phòng đấu tranh.</p><p></p><p>Ở Trung Kì, ngày 17 – 10 – 1930 nổ ra các cuộc đấu tranh của nông dân các huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).</p><p></p><p>Ở Nam Kì, công nhân các hãng dầu Stênđô (Standard), Texaco và Phơrăngse – Asie bãi công. Tổng Công hội Nam Kì tổ chức diễn thuyết ở Nhà Bè, kêu gọi công nhân đứng lên đấu tranh ủng hộ Nghệ - Tĩnh đỏ. Nông dân Đức Hòa (Chợ Lớn), Cao Lãnh biểu tình đòi xóa bỏ thuế phụ thu, miễn lao dịch.</p><p></p><p>Trong hai tháng 9 và 10 – 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh: Bắc Kì có 29 cuộc, Trung kì 316 cuộc, Nam kì 17 cuộc. Trong đó hơn 20 cuộc của công nhân, hơn 300 cuộc của nông dân, hơn 10 cuộc của các tầng lớp khác.</p><p>Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở nước ngoài, nhưng Người theo dõi chặt chẽ diễn biến phong trào cách mạng ở trong nước. Một mặt, Người chỉ thị cho Trung ương phải nhanh chóng có kế hoạch chống địch khủng bố, bảo vệ tổ chức Đảng. Mặt khác, Người gửi báo cáo cho Quốc tế Cộng sản yêu cầu giúp đỡ. Ngày 29 - 9 -1930, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Ngày 5 – 11 – 1930, Người gửi thư cho Quốc tế nông dân. Ngày 19 – 2 – 1931, Người gửi báo cáo “Nghệ - Tĩnh đỏ” cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, trong đó có đoạn viết: “Trong thừi kì Pháp xâm lược cũng như trong các phong trào cách mạng quốc gia (1905 – 1925), Nghệ - Tĩnh đã nổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh vẫn giữ vững truyền thống của mình…Nghệ - Tĩnh thật xứng đáng với danh hiệu đỏ”.</p><p></p><p>Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Bom đạn, súng máy, đốt nhà, đồn binh… (28 đồn được dựng lên ở riêng Nghệ An), tuyên truyền của Chính phủ, báo chí đều bất lực, không dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ – Tĩnh”.</p><p>Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó. Từ giữa năm 1931, phong trào tạm thời lắng xuống và cuộc đấu tranh chuyển sang thời kì phục hồi phong trào.</p><p></p><p></p><p><strong><span style="color: Indigo">4. Thoái trào cách mạng và cuộc đấu tranh phục hồi phong trào 1932- 1935</span></strong></p><p><strong><span style="color: Indigo"></span></strong></p><p><strong><span style="color: Indigo">4.1. Chính sách mới của thực dân Pháp (1931- 1935)</span></strong></p><p></p><p>Từ cuối năm 1931, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Tuy vậy, chính qyền thực dân Pháp ở Đông Dương vẫn rất lo sợ những người cộng sản. Toàn quyền Patxkiê (Pasquyer) tuyên bố: Cuộc chiến đấu chống cộng sản là một chiến đấu quyết liệt nhất, cho đến khi nào cộng sản bị hoàn toàn tiêu diệt mới thôi. Trong báo cáo của Mácti (Louis Marti) trùm mật thám Pháp, cũng thừa nhận những khó khăn của chúng khi đương đầu với những người cộng sản.</p><p></p><p>Hi vọng dập tắt hẳn phong trào cách mạng Việt Nam, thực dân Pháp tăng cường chính sách khủng bố . Hàng vạn chiến sĩ cộng sản và quần chúng cách mạng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã bị bắt. Trần Phú bị bắt ngày 19 – 4 – 1931 tại Sài Gòn .</p><p></p><p>Thực dân Pháp đã tăng cường khủng bố nhằm dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam. Hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước bị bắt. Các nhà tù Hỏa Lò ( Hà nội ), Khám Lớn ( Sài Gòn ), nhà tù Côn Đảo, ngục Kon Tum, Lao Bảo, Sơn La và các trại giam ở nhiều nơi khác chật đầy tù chính trị. Từ năm 1930 đến 1933, thực dân Pháp đã bắt giam 242.532 người. Trong những năm 1930 – 1935, ở Côn Đảo có 833 tù chính trị bị tra tấn đến chết. Ở ngục Kon Tum có hơn 300 tù chính trị bị thủ tiêu. Hai năm 1930 – 1931, ở Bắc Kì, thực dân Pháp mở 21 phiên tòa đại hình, xử 1094 vụ, trong đó có 164 án tử hình, 114 án khổ sai chung thân, 420 án đày biệt xứ .</p><p></p><p>Từ năm 1930 đến đầu năm 1933, Hội đồng đề hình và Tòa án phong kiến đã xử 6.902 vụ, trong đó 188 người bị kết án tử hình .</p><p></p><p>Ở Nam Kì, trong một phiên xét xử vào tháng 5 – 1933, Tóa án đại hình Sài Gòn xử các đảng viên cộng sản và những người yêu nước như: Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diễu … , đã kết án tự hình 8 người, chung thân 19 người và 79 người bị kết án tù từ 5 đến 20 năm.</p><p></p><p>Chính sách khủng bố vô cùng tàn bạo của thực dân Pháp không làm suy giảm tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, bất khuất của những chiến sĩ cách mạng sẳn sàng hi sinh vì Tổ quốc, vì lý tưởng cộng sản. Trước lúc hi sinh, Trần Phú còn nhắc các đồng chí của mình: “ Hãy giữ ý chí chiến đấu”. Ở trong xà lim đợi ngày lên máy chém, Nguyễn Đức Cảnh vẫn toàn tâm, toàn ý vào việc tổng kết công tác vận động công nhân. Ngô Gia Tự và những người cộng sản khác đã biến phiên tòa xử những chiến sĩ cách mạng thành diễn đàn tố cáo chủ nghĩa đế quốc: “Chính đế quốc Pháp cướp nước Việt Nam, nô dịch nhân dân chúng tôi. Điều đó thúc đảy chúng tôi làm cách mạng”. Lí Tự Trọng, thể hiện khí phách hiên ngang trước kẻ thù của dân tộc và tuyên bố: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”.</p><p></p><p>Thực dân Pháp cào cấu kết với bọn đế quốc và các thế lực phản động quốc tế (như Anh, Hà Lan, Nhật…) săn lùng các nhà cách mạng Việt Nam.</p><p></p><p>Bên cạnh đó, thực dân Pháp cũng dùng những htur đoạn mị dân, nhằm lừa bịp quần chúng.</p><p></p><p>Tháng 6 – 1931, thực dân Pháp lập ra “ủy ban điều tra” để nghiên cứu tình hình Đông Dương. Tháng 10 – 1931, Paul Reynaud, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa sang nghiên cứu Đông Dương, tìm hiểu tình hình và định ra chính sách cải cách chế độ thuộc địa.</p><p></p><p>Năm 1932, thực dân Pháp đưa Bảo Đại về nước làm vua với một chương trình cải cách: Lập nội các mới, cải tổ nền giáo dục sơ học; cải tổ nền tư pháp bản xứ.</p><p></p><p>Trong khi củng cố bộ máy chính quyền bù nhìn, thực dân Pháp thực hiện một số cải cách nhằm lôi kéo tầng lớp quan lại, địa chủ, tư sản, trí thức cao cấp. Chẳng hạn ở Nam Kì được cử một đại biểu người Việt vào Thượng Hội đồng thuộc địc Pháp; tăng số nghị viện vào các viện Dân biểu Bắc Kì, Trung Kì, phòng canh nông, Phòng thương mại; mở các kì thi tuyển quan lại, cho người bản xứ được nhập quốc tịch Pháp với các điều kiện rộng rãi hơn.</p><p></p><p>Về kinh tế, chính quyền thực dân Pháp lập một số công ti kinh doanh công nghiệp, cho đấu thầu một số công trình thủy lợi, cầu đường, xây dựng với vốn nhỏ để những nhà tư sản bản xứ có thể tham gia.</p><p></p><p>Về giáo dục, thực dân Pháp tổ chức lại trường Cao đẳng Đông Dương, trường Luật, đặt thêm ngạch học quan ở Bắc Kì như Đốc học, Kiểm học, Giáo thụ, Huấn đạo. Chúng cấp thêm học bổng cho con cái quan lại và những người thuộc tầng lớp trên sang du học ở Pháp.</p><p></p><p>Về xã hội, thực dân Pháp tìm cách tranh thủ, lợi dụng các tôn giáo như lập các Xứ hội, Tỉnh hội Phật học ở Bắc Kì, Trung Kì, tổ chức các chi phái ở Nam Kì, tạo điều kiện cho đạo Cao Đài phát triển. Các loại sách bói toán, kiếm hiệp được bày bán khắp nơi; các sòng bạc, tiệm hút, nhà chứa mở ra nhan nhản ở các thành phố để lôi kéo thanh niên vào con đường ăn chơi, trụy lạc.</p><p>Chính sách khủng bố trắng và mị dân của thực dân Pháp đã có những tác động nhất định tới thái độ chính trị của các giai cấp, các tầng lớp xã hội Việt Nam với nhữnh mức độ khác nhau.</p><p></p><p>Tư sản mại bản và đại địa chủ quyền lợi gắn liền với đế quốc Pháp. Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, chúng đã tích cực cộng tác, làm tay sai cho thực dân Pháp đàn áp quần chúng. Sau phong trào này, chúng càng tỏ ra phản động, giúp thực dân Pháp đàn áp và lừa bịp nhân dân. Đại diện cho tầng lớp này là phái “Bảo hoàng” của Phạm Quỳnh, phái “Lập hiến” của Bùi Quang Chiêu, phái “Trực trị” của Nguyễn Văn Vĩnh…</p><p></p><p>Tư sản dân tộc, tiểu địa chủ bị sa sút trong cuộc khủng hoảng kinh tế, bị tư bản Pháp chèn ép nên họ vừa có tinh thần dân tộc, chống đế quốc, vừa sợ cách mạng, không giám trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh của quần chúng.</p><p></p><p>Tầng lớp tiểu tư sản có tinh thần dân tộc, có thái độ ủng hộ phong trào đấu tranh cách mạng. Nhưng sau cuộc khủn bố của thực dân Pháp, một số dao động, không hoạt động, một số chán nản, hoài nghi, co mình.</p><p></p><p>Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo tham gia phong trào 1930 – 1931. Trước sự khủng bố, đàn áp của thực dân Pháp, một số nông dân hoang mang, dao động, tiêu cực, nhưng phần lớn vẫn tin tưởng vào cách mạng.</p><p>Giai cấp công nhân trưởng thành trong đấu tranh cách mạng. Cuộc khủng bố của thực dân Pháp làm cho phong trào đấu tranh của công nhân tạm lắng xuống, nhưng sức mạnh tiềm tàng của một giai cấp tiên tiến, sẵn sàng nổi lên khi thời cơ đến.</p><p></p><p>Trong hoàn cảnh đó, những người cộng sản vẫn kiên cường chiến đấu trên vị trí của mình. Những đảng viên bị cầm tù, bị tra tấn, bị kết án tử hình vẫn đấu tranh đến hơi thở cuối cùng. Họ đã biến nhà tù thành trường học cách mạng nhằm huấn luyện cán bộ cho các cuộc đấu tranh sắp tới. Ngoài ra họ còn đấu tranh chống các quan điểm sai lầm của các tù nhân Việt Nam Quốc dân Đảng, của bọn Tờrốtkít. Cuộc đấu tranh đó đã nâng cao trình độ lí luận cách mạng cho đảng viên, đã làm phân hóa hàng ngũ của các tổ chức chính trị khác, lôi kéo nhiều người trở thành đảng viên cộng sản. Khi có điều kiện thuận lợi, các chi bộ Đảng Cộng sản trong nhà tù đã tổ chức cho đảng viên vượt ngục ra ngoài gây cơ sở.</p><p></p><p>Trong lúc cơ sở cách mạng và quần chúng trong nước gần như bị tê liệt vì địch khủng bố, nhiều cán bộ lãnh đạo bị bắt, một số đảng viên cộng sản hoạt động ở Trung Quốc, Thái Lan tìm cách trở về hoạt động. Tại những tỉnh biên giới Việt Nam – Trung Quốc, như Cao Bằng, Lạng Sơn..., hay biên giới Lào – Xiêm (Thái Lan), như Thà Khẹt, Xavanakhẹt, các cơ sở cách mạng dần dần được gây dựng trở lại.</p><p></p><p>Ngày 27 – 2 – 1932, Quốc tế Cộng sản gửi thư yêu cầu các Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Ấn Độ phát động quần chúng các nước này đấu tranh ủng hộ và cổ vũ công nông Đông Dương, lên án cuộc khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp.</p><p></p><p>Ngày 9 – 3 – 1933, Đảng Cộng sản Pháp thành lập Ủy ban vận động tòa án ân xá tù chính trị Đông Dương. Sau đó, Gabriel Péri, một nghị sĩ thuộc Đảng Cộng sản trong Quốc hội Pháp dẫn đầu một phái đoàn sang Đông Dương điều tra tình hình. Phái đoàn đã yêu cầu chính quyền thực dân giải quyết nhiều yêu sáchquyền chính trị và đời sống của các tầng lớp nhân dân Đông Dương </p><p>Năm 1932, theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong và một số đồng chí thành lập Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6 – 1932, soạn thảo Chương trìng hành động với nội dung chủ yếu là đòi các quyền dân sinh, dân chủ cho nhân dân lao động, đòi trả tự do cho tù chính trị, đòi bỏ các thứ thuế bất công vô lý, các độc quyền rượu, muối ; củng cố và phát triển các đoàn thể quần chúng cách mạng; tăng cường xây dựng Đảng . Chương trình hành động còn đề ra những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai cấp, từng tầng lớp nhân dân, như công nhân, nông dân, binh lính, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị, thanh niên, phụ nữ…</p><p></p><p> Dưới ánh sáng của Chương trình hành động, quần chúng công nông đã sáng tạo ra các hình thức tổ chức và đấu tranh thích hợp. Các tổ chức biến tướng, như hội cấy, hội cày, hội hiếu, hội đá bóng, hội đọc sách báo được lập ra. Phong tráo cách mạng của quần chúng dần dần được nhen nhóm trở lại. Các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân lại bùng nổ. </p><p></p><p></p><p><strong><span style="color: Indigo">4.2 Đấu tranh phục hồi phong trào 1932 - 1935</span></strong></p><p></p><p>Cuộc khủng bố của thực dân Pháp đối với phong trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc khủng bố lớn nhất vế qui mô và sự dã man, từ khi Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng đế quốc Pháp không đạt được mục đích đó. Tuy bị tổn thất nặng nề, Đảng vẫn tồn tại và giữ được mối liên hệ với quần chúng. Dù ở trong tù hay hoạt động bên ngoài và trước tòa án đế quốc, Đảng viên và cán bộ cách mạng đều nêu cao phẩm chất của người cộng sản, tìm được nhiều cách đấu tranh hoạt động để gây dựng lại và đưa phong trào cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục lãnh đạo quần chúng đấu tranh.</p><p></p><p>Năm 1932, có 230 cuộc đấu tranh của công nhân. Năm 1933, có 244 cuộc.</p><p>Ở Bắc Kì, từ năm 1931 đến năm 1935 có 551 cuộc đấu tranh. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân làm đường xe lửa ở Quảng Nam, Quảng Ngãi (1932 – 1935), công nhân nhà máy in Ardin, Testelin, Opinion ở Sài Gòn: công nhân xe kéo ở Gia Định, công nhân đồn điền Phú Quốc, Dầu Tiếng; công nhân 12 nhà máy xây gạo ở Chợ Lớn (5 – 1934); phong trào đấu tranh của nông dân ở Gia Định, Long Xuyên, Trà Vinh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn…</p><p></p><p>Ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định có những cuộc bãi thị, bãi khóa. Binh lính người Việt Nam ở Vũng Tàu, sân bay Bạch Mai (Hà Nội) biểu tình. Trong thời kì này, cũnh xuất hiện hình thức đấu tranh mới là đấu tranh nghị trường mà bắt đầu là vận động bầu cử. Trong cuộc bầu cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn, đại biểu Đảng Cộng sản giành được thắng lợi, chính quyền thực dân đã tuyên bố hủy bỏ kết quả bầu cử và giải tán Hội đồng. Năm 1935, đại biểu lao động lại trúng cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn, chính quyền thực dân một lần nữa hủy bỏ kết quả bầu cử.</p><p></p><p>Năm 1935, nhân dịp kỉ niệm thành lập Đảng, ngày Quốc tế lao động, tại nhiều địa phương, như Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa, Bến Tre, Cà Mau, Nghệ An, Bắc Ninh, Cao Bằng… xuất hiện cờ đỏ, truyền đơn, với những khẩu hiệu đòi tăng lương giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, ủng hộ Liên Xô, đánh đổ đế quốc Pháp…</p><p></p><p>Thời kì 1931 – 1935 có một nét nổi bật, đó là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa giữa những quan điểm khoa học đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin và những quan điểm sai lầm của các giai cấp phi vô sản.</p><p></p><p>Trước hết là cuộc đấu tranh chống khuynh hướng tư tưởng chính trị sai lầm của Việt Nam Quốc dân Đảng, diễn ra trong các nhà tù Hỏa Lò, Côn Đảo. Lí luận sắc bén và thực tiễn chính xác của những người cộng sản đã có sức thuyết phục và chiến thắng. Qua cuộc đấu tranh, nhiều đảng viên Quốc dân Đảng đã chuyển sang đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản. </p><p></p><p>Thực dân Pháp rất có ý thức sử dụng hình thức tổ chức, tư tưởng và văn hóa để bảo vệ, cũng cố sự thống trị. Chúng tìm mọi cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tuyên truyền chống cộng sản. Chúng lợi dụng tôn giáo để mê hoặc các tầng lớp nhân dân. Thời 1931 – 1935, các Hôi phật học do các Tổng đốc, Thống sứ, Khâm sứ chủ trì hoặc là hội viên danh dự, lần lượt ra đời, cùng với các báo Từ bi âm, Viên âm nguyệt san, Đuốc tuệ. Những phần tử phản động trong Giáo hội Thiên chúa giáo cũng được thực dân Pháp tạo điều kiện thuận lợi đi vào những vùng có phong trào cách mạng để phá hoại.</p><p>Thực dân Pháp gieo rắc những phong tục đòi bại, cho mở nhiều sòng bạc, tiệm hút, tiệm nhảy, cô đầu, để đưa thanh niên vào con đường trụy lạc.</p><p>Trong thời kì này, có một hiện tượng đáng chú ý là sự xuất hiện trào lưu “Thơ mới” và văn học lãng mạn mà tiêu biểu là nhóm Tự lực văn đoàn. Con đường của họ là con đường cải lương tư sản. Nó thể hiện tâm trạng, tư tưởng bế tắc của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức trong thời kì khủng bố trắng và khủng hoảng kinh tế.</p><p></p><p>Bên cạnh đó, có một số văn nghệ sĩ hiện thực, tiêu biểu cho bộ phận lành mạnh hơn của tiểu tư sản thành thị. Qua các tác phẩm với nhiều thể loại như: thơ trào phúng, tiểu thuyết, phóng sự, họ châm biếm, đả kích bọn quan lại, cường hào, các tệ nạn xã hội,…Tuy vậy, họ vẫn chưa thóat khỏi ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.</p><p></p><p>Từ 1932 đến 1935, những đảng viên hoạt động hợp pháp, sử dụng báo chí công khai đấu tranh chống các quan điểm chính trị, triết học, văn học và nghệ thuật tư sản, bảo vệ và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Các cuộc tranh luận về “Duy vật hay duy tâm”, “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” diễn ra trên các báo phụ nữ thời đàm, Đời mới, Ánh sáng, Tiến bộ… kéo dài từ tháng 8 – 1933 đến năm 1935.</p><p></p><p>Đến cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương dần dần được xây dựng và củng cố lại. Đầu năm 1934, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, do Lê Hồng Phong đứng đầu. Trên thực tế, Ban lãnh đạo hải ngoại làm chức năng Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng. Cuối năm 1934 đầu năm 1935, các xứ ủy Nam Kì, Bắc Kì và Trung Kì lần lượt được lập lại. Tháng 9 năm 1934, xứ ủy Lào được thành lập. Để thuận tiện cho việc liên lạc, Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương đã lập ra Ban Chấp ủy Nam Đông Dương và Ban Chấp Bắc Đông Dương. Tạp chí Bônsêvich của Ban lãnh đạo hải ngoại và Tạp chí cộng sản của Ban Chấp ủy Nam Đông Dương đã được phát hành tới từng cơ sở.</p><p></p><p>Đầu năm 1935, khi hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương được xây dựng thông suốt, Ban lãnh đạo hải ngoại quyết định triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ nhất. Đại hội được tiến hành trong các ngày từ 27 đến 31 – 3- 1935 tại Ma Cao (Áo Môn, Trung Quốc). Tham dự đại hội có 13 đại biểu thay mặt cho 600 đảng viên thuộc các đảng bộ trong nước và các tổ chức của Đảng đang hoạt động ở nước ngòai.</p><p></p><p>Sau khi phân tích, đánh giá tình hình thế giới và trong nước, kiểm điểm phong trào cách mạng, công tác tổ chức và lãnh đạo của các cấp bộ Đảng trong những năm 1932 – 1935, Đại hội nhận định: mặc dầu các tổ chức của Đảng đã được khôi phục, lực lượng của Đảng vẫn chưa được phát triển; ở các khu vực công nghiệp, công nhân gia nhập Đảng còn ít; hệt thống tổ chức Đảng chưa thật thống nhất, sự liên hệ giữa các cấp bộ Đảng chưa được chặt chẽ. Đại hội nêu rõ ba nhiệm vụ chủ yếu của Đảng trong thời kì trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc.</p><p></p><p>Đại hội thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các Nghị quết về vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác liên minh phản đế, về công tác trong các dân tộc thiểu số, về đội Tự vệ và Về cứu tế đỏ.</p><p></p><p>Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 ủy viên (trong đó có Lê Hồng Phong, Hà Huy tập, phùng Chí kiên, Hoàng Đình Giong… và bầu Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư). Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cử Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Đảng bên cạnh Quốc cộng sản.</p><p></p><p>Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng là sự kiện lịch sửquan trọng. Đại hội đã khôi phụcđược hệ thống tổ chứ Đảng từ trung ương đến địa phương, từ trong nước ra nước ngoài, đã thống nhất được phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương.</p><p></p><p>Tuy nhiên, lúc đó tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi. Đảng phải kiệp thời căn cứ vào sự phát triển của cách mạng để đề ra phương hướng hoạt động thích hợp. Nhưng Đại hội lại chưa tổng kết được kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong 5 năm qua, kể từ khi thành lập, nhất là trong thời kì đấu tranh khôi phục và phát triển phong trào cách mạng.</p><p></p><p>Thiếu sót của Đại hội là không nhạy bén với tình mới, không thấy rõ nguy cơ chủ nghĩa phát xít trên thế giới và khả năng mới để đấu tranh chống phát xít, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Do đó, Đại hội không đề ra chủ trương chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng phù hợp với tình hình mới.</p><p></p><p>Thiếu sót này được bổ sung khi có Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Công sản và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7-1936.</p><p></p><p>Tháng 7- 1935, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế công sản ở Mátxcơva. </p><p></p><p>Tại Đại hội Quốc tế Công sản, thành tích đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân lao Động Dương được đánh giá cao. Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhân là đội ngũ kiên cường trong phong trào Cộng sản Quốc tế. Lê Hồng Phong được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Quốc tế Công sản.</p><p>Trên cơ sở nghị quyết của Đại hội Quốc tế Cộng sản, vận dụng sát với tình hình cách mạng Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương xác dịnh phương hướng, mục tiêu đấu tranh, chủ động chuẩn bị đón một cao trào cách mạng mới.</p><p></p><p>(Còn nữa)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 28957, member: 699"] [B][CENTER][SIZE="3"][COLOR="Blue"]Chương 2 - Lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945[/COLOR][/SIZE][/CENTER][/B] [B][COLOR="Indigo"]I. Tình hình kinh tế, xã hội và phong trào cách mạng VN nửa đầu những năm 1930 1. Tình hình kinh tế nửa đầu những năm 1930[/COLOR][/B] Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam vốn bị phụ thuộc vào kinh tế nước Pháp, nay phải gánh chịu hậu quả khủng hoảng ở “chính quốc” lại càng suy sụp hơn và bước vào thời kỳ suy thoái trầm trọng kéo dài. chính quyền thực dân ở Đông Dương đã thi hành một loạt biện pháp kinh tế - tài chính. Chúng rút vốn đầu tư vế các ngân hàng Pháp (năm 1930 rút 50 triệu Phơ-răng, 1931 rút hơn 100 triệu); dùng tiền Đông Dương trợ cấp cho các công ti tư bản đang có nguy cơ phá sản. Trong những năm 1930 – 1933, các chủ đồn điền được tợ cấp 90 triệu Phơ-răng. Chính quyền thực dân tăng cường các mức thuế và đặt thêm nhiều thứ thuế mới . Về nông nghiệp: Giá lúa gạo bị sụt, Năm 1929, giá một tạ gạo hơn 11, 58 đồng , năm 1933 còn 3,3 đồng . Ruộng đất bị bỏ hoang, năm 1930 diện tích bỏ hoang là 200.000 ha, năm 1933 lên tới 500.000 ha, nhiều nông dân bỏ làng ra thành thị hoặc đến các hầm mỏ kiếm việc làm. Nhưng ở cac hầm mỏ, xí nghiệp, công nhân cũng bị thất nghiệp, nhũng người đang có việc làm, lương cũng bị giảm . Về công nghiệp: Hầu hết cac ngành đều bị đình đốn, nhất là công nghiệp khai khoáng . Than xuất khẩu giảm mạnh. Trong vòng hai năm ( 1930 – 1932, số lượng công nhân mỏ giảm từ 46.000 người xuống còn 33.700 người. Về tài chính : Chính quyền thực dân Pháp, trong năm 1930, bắt phá giá đồng bạc Đông Dương để giảm nhẹ cuộc khủng hoảng tài chính, và từ ngày 14 – 12 – 1931, giảm hàm lượng bạc trong đồng bạc Đông Dương từ 27 gam xuống còn 20 gam . Với thủ đoạn này, trong hai năm 1932 – 1933, Ngân hàng Đông Dương lãi trên 76 triệu Phơ-răng. Đông Dương còn phải mua hàng công nghiệp Pháp với giá đắt hơn giá thị trường thế giới 15%. Do đó, hàng năm Đông Dương bị chính quốc bòn rút hơn 12 triệu đồng. Ngân sách Đông Dương còn phải chi cho bộ máy thống tri và góp vào quỹ nước Pháp, năm 1931 chi 77% và trả tiền vay nợ 3,5%. Khủng hoảng kinh tế ở Đông Dương nặng hơn nhiều nước trong khu vực, như In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin, Triều Tiên … và thuộc vào loại bị khủng hoảng nặng nhất trong các thuộc địa của Pháp, chỉ sau Tây Phi. Khủng hoảng kinh tế đã làm cho đời sống của đại bộ phận nhân dân điêu đứng, đời sống kinh tế, chính trị tòan xứ thuộc địa bị đảo lộn. [B][COLOR="Indigo"]2. Tình hình xã hội nửa đầu những năm 1930[/COLOR][/B] Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 gây ra hậu quả lớn nhất về mặt xã hội cho các nước thuộc địa và phụ thuộc nói chung. Việt Nam nói riêng, làm tăng mức nghèo khổ của những người lao động . Ở Việt Nam, một phần ba số công nhân bị thất nghiệp. Riêng miền Bắc 25.000 công nhân bị sa thải, trong đó có 12.000 công nhân ngành mỏ. Số còn lại tuy có việc làm nhưng lương bị cắt giảm từ 30% đến 50% . Tháng 9 – 1931, nhà báo Pháp André Viollis viết: “ lương công nhân không bao giờ vượt quá từ 2 đến 2,5 Phơ-răng (tiền Pháp) mỗi ngày. Trong các xưởng dệt, ngày làm việc bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối; đàn ông, lương từ 1,75 Phơ-răng đến 2 Phơ-răng, đàn bà từ 1,25 đến 1,5 Phơ-răng, trẻ em từ 8 đến 10 tuổi được lĩnh 0,75 Phơ-răng. Tôi được biết ở các đồn điền và nói riêng là ở các đồn điền trồng cây cao su tại các vùng khí hậu rất xấu, công nhân phải làm việc từ 15 đến 16 giờ mỗi ngày, và được trả từ 1,2 đến 2,2 Phơ-răng mỗi ngày” . Đời sống công nhân trong giai đoạn này, được phản ánh trong Hội nghị cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương xứ Bắc kỳ họp từ ngày 17 đến 23 – 3 – 1930: “Mấy năm gần đây, kinh tế khủng hoảng cứ kéo dài mãi, nhiều nhà mày bị đóng cửa, hàng ngàn thợ thuyền bị thất nghiệp, bi đuổi ra khỏi chỗ làm, không có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, mà không có một xu trợ cấp nào hết. Còn thợ có việc làm lại bị đế quốc và tư bản bản xứ đối đãi một cách hết sức dã man, tàn nhẫn. Giờ làm việc thì tăng và bắt thợ làm nỗ lực thêm mà tiền công lại bớt đến hai phần ba”. Tiền lương của công nhân Việt Nam thấp hơn lương công nhân người Pháp rất nhiều. Theo thồng kê của nhà kinh tế học người Pháp Paul Bernard thì tiền lương trung bình của công nhân Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ XX là 30 đồng hay 400 Phơ-răng, trong khi đó lương của công nâhn Pháp là 6.200 Phơ-răng, của công nhân Mỹ là 12.500 Phơ-răng một năm. Thu nhập của nông dân và những địa chủ nhỏ giảm đi đáng kể, cùng với sự giảm giá lúa gạo trên thị trường. Về đời sống của dân cày nghèo, Nghị quyết của Đảng viết: “Quần chúng nhân dân nghèo ở Bắc kỳ bấy lâu nay vốn đã cực khổ lắm rồi… nay lại bị kinh tế khủng hoảng nên cố nông không có việc làm, thất nghiệp, tình cảnh khốn quẩn mà không có một xu trợ cấp nào. Trung nông bị phá sản thành ra bần nông… bần nông phá sản thành ra cố nông. Sự phá sản của họ, một là ví thuế má nặng nề, hai là vì vay nợ nặng lãi, ba là vì do sản vật của họ làm ra như lúa gạo thì ngày càng hạ giá. Ví dụ trước kia 25 bơ hay 30 bơ bán được 1 đồng mà bây giờ 60 bơ mới bán được 1 đồng. Nông dân muốn trả được sưu thuế cho chính phủ thuộc địa thì phải bán gấp hai số hoa lợi trước, còn nhựng đồ của đế quốc bán thì cứ giữ nguyên giá… Điều khổ cực nhất là trong lúc khủng hoảng mà đế quốc cứ bắt dân mua rượu ti mỗi lít 0,25 đồng”. Sự suy giảm về thương mại và thất thu thuế do dân chúng nghèo đói làm cho ngân sách quốc gia ngày càng thiếu hụt, 1931 hụt 18 triệu, đầu năm 1932, sự thiếu hụt đã tăng lên 21 triệu . Để bù đắp cho sự thiếu hụt của ngân sách, thực dân Pháp một mặt tăng thuế cũ, đặt thuế mới, mặt khác, chúng dùng các thủ đoạn về tài chính, ngân hàng để thu lợi, như tăng lãi suất ngân hàng. Năm 1931, lãi của ngân hàng Đông Dương là 3.355.000 đồng, đến năm 1933, tăng lên 9.415.000đồng . Trong những năm khủng hoảng kinh tế, ở Việt Nam, thực dân Pháp đánh thêm nhiều loại thuế mới, bên cạnh việc tăng thuế cũ và vướt xa các thới kỳ trước . Nhiều nơi ở Trung Kì và Bắc Kì, thuế thu tăng 20% . Một suất sưu năm 1929 bằng giá 50 kg gạo, năm 1932 là 100kg và đến năm 1933 là 300kg. Theo điều tra của Phòng Canh nông Bắc Kì trong tháng 5 năm 1934, đời sống nâng dân ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Đông, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình … rất thấp . Mức thu nhập là 12 xu cho một gia đình 6 người trong một ngày. Người nông dân phải vay nợ của địa chủ với bất cứ tỉ lệ lãi suất nào, sau đó bán tất cả mọi thứ tài sản nghèo nàn có được, thậm chí bán cả con đi nộp sưu thuế và trả nợ. P. Gourou, trong tác phẩm Nông dân châu thổ Bắc Kì viết: “ có thể coi như chắc chắn là người nông dân sống ở giới hạn của đói kém và nghéo khổ”. Các tầng lớp lao động khác, như tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, cuôc sống cũng rất điêu đứng. Địa chủ cũ cũng bị sa sút. Một số tư sản dân tộc bị phá sản, vỡ nợ, tài sản khánh kiệt. Trong những năm 1929 – 1933, Tòa án thương mại Đông Dương đã xử 502 vụ khánh kiệt tài sản và 160 vụ phát mại tài sản ở Hà Nội, Hải phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn . Kết quả những chính sách của thực dân Pháp trong thời ký khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 khiến cho kinh tế Việt Nam càng phụ thuộc nặng nề vào kinh tế chính quốc. Nó làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo đói, thất nghiệp của công chức, công nhân, thợ thủ công, tiểu thương, điền chủ nhỏ người Việt. lúa gạo sụt giá, sưu thuế cao, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh đe dọa cuộc sống dân nghèo. Các tầng lớp khác trong xã hội cùng chung cảnh ngộ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhất là mâu thuẫn giữa các tấng lớp nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp. Từ đây, mở ra một thời đại mới, thời kì Đảng Cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân, lãnh đạo các lực lượng cách mạng Việt Nam, tiến công vào chủ nghĩa thực dân Pháp, nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc. [B][COLOR="Indigo"]3. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Cao trào Xô viết Nghệ - Tỉnh 3.1 Phong trào cách mạng trên toàn quốc (1930 -1931) [/COLOR][/B] Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, đã tác động nề đến nền kinh tế Đông Dương. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, đồn điền đã thu hẹp quy mô sản xuất. hàng vạn công nhân bị sa thải. Đời sống các tầng lớp nhân dân lao động vô cùng khó khăn. Thiên tai xảy ra nhiều nơi. Các cuộc bắt bớ , đàn áp của chính quyền thực dân diễn ra khắp toàn quốc. Từ năm 1929, hàng nghìn vụ bắt bớ diển ra ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 - 1930), thực dân pháp đã thực hành hội đồng đề hình thường trực, đưa hàng loạt chiến sĩ yêu nước lên máy chém. Lòng căm thù bọn thực dân,đế quốc của tầng lớp nhân dân Việt Nam càng thêm sâu sắc. Trong khi đó, sự phát triển của cách mạng Trung Quốc, Ấn độ, của công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã có ảnh hưởng tích cực đối với phong trao cách mạng Việt nam. Ngày 3 - 2 - 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập sau khi hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, lực lượng của Đảng càng mạnh. Đảng đã nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Mở đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy dệt Nam Định, hãng dầu Socony Nhà Bè (Sài Gòn), đồn điền cao su Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một). Tiếp theo cuộc đấu tranh của 5.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng(tháng 3 - 1930) là cuộc bãi công kéo dài ba tuần lễ của 4.000 công nhân nhà máy dệt Nam Định (tháng 4-1930) và các cuộc bãi công của nhà máy đóng tàu Ba Son, nhà máy xe lửa Dĩ An, thợ mỏ Mông Dương, nhà máy Bến Thủy (4 - 1930). Những cuộc đấu tranh đó là những hoạt động mở đầu một cao trào cách mạnh mới của nước ta. Ngoài các cuộc đấu tranh của công nhân, còn có những cuộc đấu tranh của nhân dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Nhân ngày 1 - 5 - 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động một phong trào đấu tranh rộng lớn, các tầng lớp nhân dân lao động trong cả nước hưởng ứng sôi nổi. Tại các thành phố lớn, như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn đều xuất hiện cờ Đảng, truyền đơn đòi tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân, giảm sưu thế cho nông dân. Ở Bắc Kì, công nhân khu mỏ Hòn Gai bãi công, biểu tình. Lần đầu tiên cờ Đảng được treo lên đỉnh núi Bài Thơ. Tại thái Bình, nông dân hai huyện Duyên Hà, Tiên Hưng biểu tình, kéo về thị xã Thái Bình đòi bỏ sưu, giảm thuế, đòi trả tự do cho những người bị bắt. Cuộc biểu tình bị đàn áp dữ dội. Ở Trung Kì, nhân dân các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận nổi dậy đấu tranh. Ngày 1 – 5 -1930, lần đầu tiên cờ đỏ búa liềm xuất hiện trong tỉnh Quảng Nam. Tại thị xã Hội An và các vùng nông thôn thuôc các huyện Duy Xuyên, Biện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn… đều có treo cờ đỏ búa liềm và rải truyền đơn. Phong trào đấu tranh trong ngày 1 – 5 – 1930 diễn ra gay gắt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Đặc biệt cuộc đấu tranh của nhân dân thành phố Vinh - Bến Thủy, của nhân dân các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc (5 xã ven thành phố Vinh) mở đầu cuộc đấu tranh quyết liệt ở hai tỉnh trong những tháng sau. Họ đã biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, chống khủng bố, đòi bồi thường thiệt hại cho những gia đình bị đàn áp, tán sát trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái, ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt Nam Định, ủng hộ Liên bang Xô viết. Chính quyền thực dân thẳng tay đàn áp. Công sứ Nghệ An cho 10 xe ô tô chở đầy lính và cảnh sát đến đàn áp, chúng đã cho binh lính bắn vào đoàn người biểu tình làm chết 7 người, bị thương 18 người và bắt đi 98 người. Quần chúng tiếp tục đấu tranh, tổ chức truy điệu những người đã hi sinh, tố cáo tội ác của đế quốc Pháp, đòi quyền dân sinh, dân chủ… Ở Nam Kì, công nhân nhà máy điện Chợ Quán (Sài Gòn), công nhân nhà máy xe lửa Dĩ An bãi công. Khoảng 10.000 nông dân huyện Đức Hòa (Chợ Lớn), hơn 1.500 nông dân Cao Lãnh (Sa Đéc), 2.000 nông dân huyện Chợ Mới (Long Xuyên) và nông dân các tỉnh Gia Định, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một biểu tình bỏ sưu, hoàn thuế. Các cuộc đấu tranh ngày 1 – 5 là một bước ngoặt của cao trào cách mạng 1930 – 1931. Lần đầu tiên công nông nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, biểu tình ngày Quốc tế lao động. Trong phong trào đấu tranh đã biểu hiện rõ vai trò lãnh đạo và tính tiên phong của giai cấp công nhân, khối liên minh công nông. Mục tiêu các cuộc đấu tranh không chỉ đòi quyền lợi cho mình mà còn thể hiện tính đoàn kết với nhân dân lao động thế giới. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1930, cả nước đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh (Bắc Kì: 17, Trung Kì: 82, Nam Kì: 22). Trong đó có 22 cuộc đấu tranh của công nhân, 95 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động khác. Ở Nam Kì, khắp nơi nhân dân nổi dậy: Vĩnh Long (2 – 6), Bà Hom (Chợ Lớn 3 - 6), Hóc Môn (Gia Định 4 – 6), Tân Lợi ( Tân An 4 – 6 ), Đức Hòa ( Chợ Lớn 4 - 6), Bến Lức ( Chọ Lớn 5 – 6 ). Phong trào lan ra Khánh Hòa với các cuộc biểu tình của nông dân Ninh Hòa , Tân Định ( 16 – 7 ) đòi giảm thuế . Những ngày tháng 8 – 1930, khí thế của quần chúng được cổ vũ thêm bằng khẩu hiệu kỷ niệm ngày chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên bang Xô viết . Truyền đơn xuất hiện ở hầu hết các thành phố lớn trong cả nước, như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn . Các cuộc biểu tình được tiếp tục ở Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc, Long Xuyên … Tháng 10 – 1930, ở Quảng Ngãi, những cuộc biểu tình của nông dân liên tiếp nỗ ra . Cũng thời gian này, những người Cộng sản ở Bắc Kì đã vận động một cuộc đấu tranh mới với khẩu hiệu phản đối Hội đồng đề hình cùng những án tử hình các chiến sĩ cách mạng . Truyền đơn, biểu ngữ, cờ Đảng được treo và rải khắp nơi. Đồng thời là cuộc nổi dậy của quần chúng ở Đình Vụ ( Kiến An ), Tiến Hải ( Thái Bình ), (7 – 9 và 14 – 10), Phủ Lí (20 đến 25 – 10). Trong dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, chiều ngày 6 – 11 – 1930 đã xuất hiện cờ đỏ ở nhà máy nước Hàng Đậu ( Hà Nội ), truyền đơn được rải khắp thành phố. Bước sang năm 1931, do chính quyền thực dân khủng bố, phong trào giảm sút. Tuy vậy ở Nam Kì, phong trào vẫn tiếp tục sôi nổi. Suốt tháng 1 – 1931, cônh nhân hãng dầu Standard (Nhà Bè), công nhân nhà in Võ Văn Vân (Sài Gòn), công nhân ở Shell (Mỹ Tho), công nhân hãng FACM (Sài Gòn) đã tổ chức bãi công, biểu tình. Nông dân các Tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Thủ Dầu Một, Gia Định đòi cải thiện đời sông. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1931, các cuộc biểu tình của nông dân nổ ra ở Bạc Liêu, Bến Tre, Long Xuyên. Nhân ngày 1 – 5 – 1931, nông dân nổi dậy ở Thạnh Phúc (Bến Tre), Đức Hòa (Chợ Lớn), Châu Đốc. Công nhân Nhà Bè (Sài Gòn) vùng dậy trong hai ngày 16 và 24 - 3. Vào tháng 4 và tháng 5 – 1931, phong trào đấu tranh ở Quảng Ngãi tiếp tục dâng cao. Nhân dân các tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Bình Định cũng nổi dậy hưởng ứng. Riêng ở Bắc Kì, từ đầu năm 1931, phong trào lắng dần. Nhưng đợt sóng dâng cao ở Hải Phòng, Hà Nội từ 23 đến 27 tháng 1 là những đợt đấu tranh cuối cùngtrước khi thoái trào. 3.2 Phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh 1930 -1931 (Xô viết nghệ - Tĩnh ) Phong trào đấu tranh năm 1930 ở Nghệ - Tĩnh được mở đầu bằng cuộc biểu tình kỉ niệm ngày 1 – 5 tại khu vực Vinh – Bến Thủy. Công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy cưa, diêm, điện ở Vinh – Bến Thủy đã cùng với nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc nổi dậy đấu tranh. Trong bài “Nghệ - Tĩnh đỏ”, Nguyễn Ái Quốc viết: “Địa thế hai tỉnh nhiều rừng núi, đất đai càen cõi, nông giang chẳng có, ở đây thường xảy ra lụt, bão, do đó nhân dân đói khát và nơi ăn chốn ở rất khổ sở. Sưu thuế nặng nề và nạn áp bức xã hội và chính trị làm cho cảnh ngộ của họ càng cùng cực hơn. Nhân dân Nghệ - Tĩnh nổi tiếng cứng đầu. Trong thời kì Pháp xâm lược cũnh như trong các phong trào cách mạng quốc gia (1905 – 1925), Nghệ - Tĩnh đã nổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh vẫn giữ vững truyền thống cách mạng của mình”. Sau ngày 1 tháng 5 cho đến tháng 8 – 1930, phong trào đấu tranh trong cả nước tiếp tục được dâng cao. Công nhân khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy tiếp tục đấu tranh. Ngày 9 – 5, công nhân nhà máy diêm bãi công. Ngày 12 – 5, công nhân nhà máy cưa, công nhân bóc vác Bến Thủy bãi công. Ngày 31 – 5, công nhân nhà máy điện phản công và được công nhân các nơi hưởng ứng, như công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, công nhân bóc vác và phu xe thành phố Vinh…Phong trào lan rộng trong cả nước, chỉ trong tháng 5 – 1931 đã nổ ra 21 cuộc đấu tranh ở Bắc Kì, 12 cuộc ở Nam Kì. Trong đó có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. Thực dân Pháp một mặt huy động thêm nhiều lính ở các nơi đến Nghệ - Tĩnh, tăng cường canh phòng, bắt bớ, tuyên truyền chống cộng sản, mặt khác chúng tìm cách hoà hoãn, xoa dịu phong trào bằng cách trả tự do cho một số người bị bắt, cải thiện một ích điều kiện lao động cho công nhân, hoãn thuế cho nông dân. Trước tình hình đó, Đảng kêu gọi quần chúng không vì một vài nhượng bộ trước mắt của kẻ thù mà lơi là cảnh giác, phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh, “theo gương hi sinh của dân cày Nghệ An”, ủng hộ công nông Nghệ An. Sang tháng 6 phong trào đấu tranh tiếp tục phát triển. Ngày 27 – 6, các Công hội đỏ đã tổ chức một cuộc biểu tình phối hợp của công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy diêm, nhà máy điện, nhà máy cưa đòi chủ nhà máy thực hiện các yêu cầu của công nhân. Phong trào cách mạng tiếp tục phát triển và lan nhanh sang Hà Tĩnh. Trong nhiều cuộc biểu tình, các tên Tri phủ, Tri huyện phải ra đón tiếp và chấp nhận các yêu sách của nông dân. Tháng 8 – 1930, phong trào đấu tranh phát triển mạnh ở cả thành phố và nông thôn. Nét nổi bật lúc này là có sự kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong đấu tranh của công nhân và nông dân ngày càng chặt chẽ, các khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế luôn gắn chặt với quyền lợi chính trị và những yêu sách về chính trị ngày càng rõ nét theo sự phát triển của phong trào. Ngày 22 – 8, công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy diêm tiếp tục tổ chức tuần hành thị uy. Ngày 25 – 8, công nhân nhà máy cưa đình công, hưởng ứng cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy diêm. Báo “Người lao khổ” (sau đổi tên là Lao khổ), cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Trung Kì, số 13, ngày 18 – 9 – 1930 viết: “Cuộc bãi công Bến Thuỷ là một thời kì mới, thời kì đấu tranh kịch liệt đã đến”. Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Đảng đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ, từ các làng mạc kéo đến huyện lị, tỉnh lị như Nam Đàn (6 - 8), Can Lộc (4 – 8), Thanh Chương (12 – 8), Nghị Lộc (29 – 8). Từ cuối tháng 8 – 1930, các cuộc biểu tình của công nhân đã dẫn đến bạo lực và không thừa nhận chính quyền đế quốc, phong kiến. Sang tháng 9 – 1930, phong trào đấu tranh lên đến đỉnh cao, đánh dấu bằng những cuộc đấu tranh quyết liệt và quy mô lớn của hàng chục vạn nông dân Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Đô Lương, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kì Anh. Ngày 1 – 9 – 1930, 20.000 nông dân Thanh Chương biểu tình đòi bỏ thuế, giảm thuế, thả tù chính trị. Lính pháp bắn vào đoàn biểu tình nhưng quần chúng vẫn tiến vào huyện đường, thả tù nhân, đốt hồ sơ, sổ sách. Bọn hào lí địa phương bỏ chạy. Hầu hết các thôn, xã của huyện Thanh Chương trong tình trạng không chính quyền. Nhân dân xã Võ Liệt tự động đứng ra tổ chức điều hành các công việc trong xã. Ngày 5 – 9, nông dân Anh Sơn biểu tình ủng hộ nhân dân Thanh Chương với các khẩu hiệu: “Bãi bỏ thuế thân”, “Chia lại ruộng đất”, “Thả tù chính trị”… Trong các ngày 5 – 9 và 7 – 9, nông dân Diễn Châu, Can Lộc đốt phá nhà giam. Từ ngày 8 đến 11 – 9, hàng chục ngàn nông dân huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn, Nghi Lộc, Cẩm Xuyên, Kì Anh nổi dậy. Những người biểu tình đã xung đột đổ máu với binh lính, cảnh sát thực dân. Ngày 12 – 9, cuộc đấu tranh dâng lên mạnh mẽ. Tại Hưng Nguyên hơn 20.000 nông dân đã liên kết với nông dân huyện Nam Đàn tổ chức một cuộc biểu tình vũ trang lớn, ủng hộ công nhân Bến Thủy bãi công và hưởng ứng nông dân các tỉnh khác đấu tranh, với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”. Đoàn biểu tình dài hơn 1 km kéo về Vinh. Trên đường đi, đoàn biểu tình thỉnh thoảng dừng lại diễn thuyết, chỉnh đốn đội ngũ. Dọc đường, đoàn biểu tình được bổ sung thêm và khi về đến Vinh đã lên tới 30.000 người, dài 4 km. Thực dân Pháp đã đàn áp dã man. Chúng điều 5 máy bay đến ném bom và bắn súng máy vào đoàn biểu tình, có 174 người chết. Ngày hôm sau, khi tổ chức đưa tang những người bị chết, thược dân Php lại cho máy bay đến ném bom, 43 người nữa bị chết. Trong 2 ngày 12 và 13 tháng 9 năm 1930, thực dân Pháp đã giết chết 217 người, làm bị thương 125 người, đốt cháy 277 ngôi nhà, triệt hạ hoàn toàn hai làng Lộc Châu và Lộc Hải. Sự khủng bố đẫm máu của thực dân Pháp không ngăn chặn được phong trào đáu tranh. Sau ngày 12 – 9, lễ truy điệu những người hi sinh ở Hưng Yên được tổ chức ở khắp nơi. Đồng thời, phong trào đấu tranh cũng dâng cao hơn bao giờ hết. Quần chúng phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh, phá trạm điện tín, trừng trị bọn địa chủ tàn ác và bọn cường hào phản động. Chính quyền đế quốc, thực dân bị tê liệt và tan rã nhiều nơi. Bọn thực dân hoang mang trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào. Báo cáo của Hăngri Móocsê (Henri Morché) viết: “Chỉ trong vòng vài tuần, chủ nghĩa cộng sản lan dần từ chỗ này đến chỗ khác, hầu như khắp các làng trong thung lũng sông Cả và đồng bằng Hà Tĩnh”. Nhiều Tri phủ, Tri huyện bỏ trốn, một số hào lí mang triện trả lại cho Tri huyện hoặ xin nghỉ việc. Toàn quyền Rôbanh (Rene Robin) đã phải thừ nhận: “Họ hoàn toàn bất lực, chẳng làm được điều gì để ngăn cản sự mở rộng của phong trào, chính quyền bản xứ thuộc mọi cấp trong tỉnh đều tê liệt, không thể nêu tên một người cầm đầu nào, không thể nhờ cậy vào một sự trợ giúp nào của các chức trách cấp tổng và xã, khiến người ta có cảm giác rằng họ đã mất hết tất cả uy quyền trên đám quần chúng mà họ cai trị. Sự sợ hãi làm tê liệt các ông quan, các ông này khóa cổng chui vào trong nhà và chỉ lo có mỗi việc phòng vệ cho chính bản thân họ. Mỗi khi các ông Tri phủ, Tri huyện đi tuần theo quân đội hoặc lính bản xứ, họ đi mà nình mẩy, chân tay run lẩy bẩy”. Trước tình trạng chính quyền thực dân, phong kiến tan rã ở nhiều địa phương Nghệ - Tĩnh, mặc dù Đảng chưa có chủ trương giành chính quyền lúc này, các Chi bộ Đảng và Nông hội đỏ đứng trước thực tế này đã quản lí và điều hành mọi hoạt động trong làng, xã. Những người cách mạng dựa trên những hiểu biết sơ lược về chính quyền Xô viết ở Nga qua sách báo, tài liệu của Đảng, đứng ra quản lí xã hội. Một hình thức mới của chính quyền xuất hiện: Chính quyền Xô viết. Tuy sơ khai, nhưng thực chất đó là một chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến bị đập tan. Chính quyền Xô viết ban bố và thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Các tầng lớp nhân dân nhiệt tình tham gia các tổ chức chính trị như Nông hội, Đội Tự vệ, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Phụ nữ giái phóng, Hội Cứu tế đỏ v.v.. và tích cực phát huy vai trò làm chủ của mình trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết, quản lí xã hội. Tại Nghệ An, chính quyền Xô viết được thành lập ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Yên và Diễn Châu. Tại Hà Tĩnh, các xã thuộc huyện Can Lộc, Đức Thọ, Thach Hà, một số xã thuộc huyện Nghi Xuân, Hương Khê cũng hình thành chính quyền Xô viết. Về chính trị: Chính quyền Xô viết ban bố và thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tự do tham gia các hoạt động đoàn thể, như Nông hội, Đội Tự vệ, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Phụ nữ giải phóng, Hội Cứu tế đỏ…, tự do hội họp, giải quyết các vấn đề xã hội. Về kinh tế: Chính quyền mới tịch thu ruộng đất công, thóc lúa công, chia cho dân nghèo, bãi bỏ các loại thuế bất hợp lí, như thuế thân, thuế chợ, thuế đò…, quan tâm công tác đắp đê, phòng lụt, tu sửa đường sá, cầu cống, tổ chức các hình thức hợp tác sản xuất. Về văn hóa xã hội: Chính quyền Xô viết tổ chức cho nhân dân học chữ Quốc ngữ, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, giữ vững an ninh trật tự ở thôn xã. Hoạt động của Xô viết Nghệ - Tĩnh nói lên sức sáng tạo của một chế độ xã hội mới. Nguyễn Chấn, một Đốc học được cử về “dẹp loạn cộng sản”, trong báo cáo gửi cho Khâm sứ Trung Kì vào tháng 7 – 1931 đã viết: “Hào lí bỏ trốn, cộng sản truất quyền của họ và cử người tin cẩn lên thay. Họ cấm thu thuế, tự chia ruộng đất. Buổi tối, Ban chấp hành của họ hội họp để ban hành và thực hiện đường lối chính trị của Xô viết. Họ chôn cất người chết, cấp tiền bạc cho gia đình những người chết hoặc bị nạn trong các cuộc biểu tình, cho cả những người nghèo khổ nữa. Họ phát thuốc cho người ốm, xử các vụ kiện tụng. Họ trừng trị những người nghiện thuốc phiện, nghiện rượu và cấm hội hè cúng tế trong làng. Họ không nộp các thứ thuế cho Chính phủ. Họ trừng trị kẻ phạm pháp, cứu giúp người nghèo khổ. Nghĩa là họ làm đủ mọi cách để ảnh hưởng, nêu gương cho mọi người. Cho nên mệnh lệnh của họ được thi hành ngay tức khắc và không bị mảy may cản trở dù cho binh lực của Nhà nước mạnh như thế nào cũng mặc”. Điều kiện cơ bản để tạo bước tiến của phong trào ở Nghệ - Tĩnh là do Nghệ - Tĩnh sớm có một Đảng bộ mạnh, sớm xây dựng được khối liên minh công nông vữnh chắc. Năm 1931, Nghệ - Tĩnh có 2.011 đảng viên, 399 hội viên Công hội, 48.464 hội viên Nông hội, 6.648 hội viên Phụ nữ giải phóng và 2.356 đoàn viên Thanh niên Cộng sản. Vinh – Bến Thủy là khu công nghiệp lớn với 6.000 công nhân, có mối liên hệ chặt chẽ, tự nhiên với nông dân trong vùng. Nhân dân Nghệ - Tĩnh bị nhiều khổ đau, cùng cực, có truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh chống áp bức, bóc lột và phải chịu nhiều tai họa do thiên nhiên khắc nghiệt giáng xuống. 97 cuộc bãi công, biểu tình của công nông Nghệ - Tĩnh từ ngày 1 – 5 đến tháng 8 – 1930 là tiền đề của Xô viết Nghệ - Tĩnh. Trên cơ sở đó, đội quân chính trị hùng hậu của quần chúng hình thành. Sức mạnh cúa đội quân này đã làm sụp đổ một phần bộ máy thống trị của đế quốc Pháp ở nông thôn từ những ngày đầu tháng 9 năm 1930. Trong phong trào cách mạng của cả nước những năm 1930 – 1931 đã xuất hiện Xô viết Nghệ - Tĩnh và đây là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng đấu tranh. Tuy thực dân Pháp khủng bố dã man phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh, nhưng các cuộc biểu tình, thị uy của quần chúng càng trở nên quyết liệt. Trước tình hình đó, thực dân Pháp tập trung lực lượng và dùng những thủ đoạn thâm độc để đối phó. Chúng phái những tên thực dân đầ sỏ như Toàn quyền Pãtkiê (Pierre Pasquyer), Khâm sứ Trung Kì LơPhôn (Le Fol) và nhữnh tên tay sai tàn bạo Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Khoa Kì, Tôn Thất Đàn… tới Nghệ - Tĩnh trực tiếp nghiên cứu, vạch kế hoạch đàn áp. Chúng thực hiện một chương trình bình định Nghệ - Tĩnh về quân sự, chính trị, văn hóa. Nhiều đơn vị lính khố đỏ, lính lê dương được điều động tới Nghệ - Tĩnh, ban bố lệnh thiết quân luật, dùng thủ đoạn thâm độc “buộc dân cày ra đầu thú”, bắt nhân dân tổ chức “rước cờ vàng”, nhận thẻ “quy thuận”. Chúng ráo riết săn lùng những người cộng sản. Tôn Thất Đàn tuyên bố: “Hữu Nghệ - Tĩnh bất phú, vô Nghệ - Tĩnh bất bần” (có Nghệ - Tĩnh cũng không giàu, không có Nghệ - Tĩnh cũng không nghèo) và ra sức đàn áp. Ngoài ra, chúng còn xuất bản sách báo, như Hoan Châu Tân báo, Thanh – Nghệ - Tĩnh thanh văn…vu cáo chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô. Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh, Trung ương Đảng đã theo dõi sát tình hình diễn biến và chỉ đạo, uốn nắn kịp thời phương hướng và phương pháp đấu tranh. Qua thực tế diễn biến của phong trào, Trung ương Đảng đã ra những Chỉ thị về “Vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng minh”, về phát triển các đội Tự vệ công nông, về việc chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai buộc dân cày ra “đầu thú”, giúp cho phong trào phát triển đúng hướng, qua đó tránh được tổn thất trong nhiều trường hợp, duy trì được lực lượng cách mạng. Ngày 7 – 10 – 1930, nông dân huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) có lực lượng tự vệ vũ trang hỗ trợ, xông vào huyện đường đốt sổ sách, phá nhà lao. Nông dâncác huyện Mộ Đức, Sơn Tịnh cũng nổi dậy đấu tranh. Khắp toàn quốc, các cuộc đấu trang của quần chúng đã có nhiều khẩu hiệu ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh. Ở Bắc Kì, ngay tại Hà Nội, ngày 11 – 10 – 1930, đội Tuyên truyền xung phong, tập hợp hàng trăm người, phân phát truyền đơn, kêu gọi nhân dân ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh. Ngày 14 – 10, nông dân Tiền Hải (Thái Bình) biểu tình. Ngày 20 – 10, nông dân Bồ Đề, huyện Bình Lục (Hà Nam) đấu tranh. Cuối tháng 10, công nhân dệt Nam Đinh, công nhân các nhà máy, xí nghiệp ở Hải Phòng đấu tranh. Ở Trung Kì, ngày 17 – 10 – 1930 nổ ra các cuộc đấu tranh của nông dân các huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Ở Nam Kì, công nhân các hãng dầu Stênđô (Standard), Texaco và Phơrăngse – Asie bãi công. Tổng Công hội Nam Kì tổ chức diễn thuyết ở Nhà Bè, kêu gọi công nhân đứng lên đấu tranh ủng hộ Nghệ - Tĩnh đỏ. Nông dân Đức Hòa (Chợ Lớn), Cao Lãnh biểu tình đòi xóa bỏ thuế phụ thu, miễn lao dịch. Trong hai tháng 9 và 10 – 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh: Bắc Kì có 29 cuộc, Trung kì 316 cuộc, Nam kì 17 cuộc. Trong đó hơn 20 cuộc của công nhân, hơn 300 cuộc của nông dân, hơn 10 cuộc của các tầng lớp khác. Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở nước ngoài, nhưng Người theo dõi chặt chẽ diễn biến phong trào cách mạng ở trong nước. Một mặt, Người chỉ thị cho Trung ương phải nhanh chóng có kế hoạch chống địch khủng bố, bảo vệ tổ chức Đảng. Mặt khác, Người gửi báo cáo cho Quốc tế Cộng sản yêu cầu giúp đỡ. Ngày 29 - 9 -1930, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Ngày 5 – 11 – 1930, Người gửi thư cho Quốc tế nông dân. Ngày 19 – 2 – 1931, Người gửi báo cáo “Nghệ - Tĩnh đỏ” cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, trong đó có đoạn viết: “Trong thừi kì Pháp xâm lược cũng như trong các phong trào cách mạng quốc gia (1905 – 1925), Nghệ - Tĩnh đã nổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh vẫn giữ vững truyền thống của mình…Nghệ - Tĩnh thật xứng đáng với danh hiệu đỏ”. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Bom đạn, súng máy, đốt nhà, đồn binh… (28 đồn được dựng lên ở riêng Nghệ An), tuyên truyền của Chính phủ, báo chí đều bất lực, không dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ – Tĩnh”. Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó. Từ giữa năm 1931, phong trào tạm thời lắng xuống và cuộc đấu tranh chuyển sang thời kì phục hồi phong trào. [B][COLOR="Indigo"]4. Thoái trào cách mạng và cuộc đấu tranh phục hồi phong trào 1932- 1935 4.1. Chính sách mới của thực dân Pháp (1931- 1935)[/COLOR][/B] Từ cuối năm 1931, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Tuy vậy, chính qyền thực dân Pháp ở Đông Dương vẫn rất lo sợ những người cộng sản. Toàn quyền Patxkiê (Pasquyer) tuyên bố: Cuộc chiến đấu chống cộng sản là một chiến đấu quyết liệt nhất, cho đến khi nào cộng sản bị hoàn toàn tiêu diệt mới thôi. Trong báo cáo của Mácti (Louis Marti) trùm mật thám Pháp, cũng thừa nhận những khó khăn của chúng khi đương đầu với những người cộng sản. Hi vọng dập tắt hẳn phong trào cách mạng Việt Nam, thực dân Pháp tăng cường chính sách khủng bố . Hàng vạn chiến sĩ cộng sản và quần chúng cách mạng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã bị bắt. Trần Phú bị bắt ngày 19 – 4 – 1931 tại Sài Gòn . Thực dân Pháp đã tăng cường khủng bố nhằm dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam. Hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước bị bắt. Các nhà tù Hỏa Lò ( Hà nội ), Khám Lớn ( Sài Gòn ), nhà tù Côn Đảo, ngục Kon Tum, Lao Bảo, Sơn La và các trại giam ở nhiều nơi khác chật đầy tù chính trị. Từ năm 1930 đến 1933, thực dân Pháp đã bắt giam 242.532 người. Trong những năm 1930 – 1935, ở Côn Đảo có 833 tù chính trị bị tra tấn đến chết. Ở ngục Kon Tum có hơn 300 tù chính trị bị thủ tiêu. Hai năm 1930 – 1931, ở Bắc Kì, thực dân Pháp mở 21 phiên tòa đại hình, xử 1094 vụ, trong đó có 164 án tử hình, 114 án khổ sai chung thân, 420 án đày biệt xứ . Từ năm 1930 đến đầu năm 1933, Hội đồng đề hình và Tòa án phong kiến đã xử 6.902 vụ, trong đó 188 người bị kết án tử hình . Ở Nam Kì, trong một phiên xét xử vào tháng 5 – 1933, Tóa án đại hình Sài Gòn xử các đảng viên cộng sản và những người yêu nước như: Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diễu … , đã kết án tự hình 8 người, chung thân 19 người và 79 người bị kết án tù từ 5 đến 20 năm. Chính sách khủng bố vô cùng tàn bạo của thực dân Pháp không làm suy giảm tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, bất khuất của những chiến sĩ cách mạng sẳn sàng hi sinh vì Tổ quốc, vì lý tưởng cộng sản. Trước lúc hi sinh, Trần Phú còn nhắc các đồng chí của mình: “ Hãy giữ ý chí chiến đấu”. Ở trong xà lim đợi ngày lên máy chém, Nguyễn Đức Cảnh vẫn toàn tâm, toàn ý vào việc tổng kết công tác vận động công nhân. Ngô Gia Tự và những người cộng sản khác đã biến phiên tòa xử những chiến sĩ cách mạng thành diễn đàn tố cáo chủ nghĩa đế quốc: “Chính đế quốc Pháp cướp nước Việt Nam, nô dịch nhân dân chúng tôi. Điều đó thúc đảy chúng tôi làm cách mạng”. Lí Tự Trọng, thể hiện khí phách hiên ngang trước kẻ thù của dân tộc và tuyên bố: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”. Thực dân Pháp cào cấu kết với bọn đế quốc và các thế lực phản động quốc tế (như Anh, Hà Lan, Nhật…) săn lùng các nhà cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó, thực dân Pháp cũng dùng những htur đoạn mị dân, nhằm lừa bịp quần chúng. Tháng 6 – 1931, thực dân Pháp lập ra “ủy ban điều tra” để nghiên cứu tình hình Đông Dương. Tháng 10 – 1931, Paul Reynaud, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa sang nghiên cứu Đông Dương, tìm hiểu tình hình và định ra chính sách cải cách chế độ thuộc địa. Năm 1932, thực dân Pháp đưa Bảo Đại về nước làm vua với một chương trình cải cách: Lập nội các mới, cải tổ nền giáo dục sơ học; cải tổ nền tư pháp bản xứ. Trong khi củng cố bộ máy chính quyền bù nhìn, thực dân Pháp thực hiện một số cải cách nhằm lôi kéo tầng lớp quan lại, địa chủ, tư sản, trí thức cao cấp. Chẳng hạn ở Nam Kì được cử một đại biểu người Việt vào Thượng Hội đồng thuộc địc Pháp; tăng số nghị viện vào các viện Dân biểu Bắc Kì, Trung Kì, phòng canh nông, Phòng thương mại; mở các kì thi tuyển quan lại, cho người bản xứ được nhập quốc tịch Pháp với các điều kiện rộng rãi hơn. Về kinh tế, chính quyền thực dân Pháp lập một số công ti kinh doanh công nghiệp, cho đấu thầu một số công trình thủy lợi, cầu đường, xây dựng với vốn nhỏ để những nhà tư sản bản xứ có thể tham gia. Về giáo dục, thực dân Pháp tổ chức lại trường Cao đẳng Đông Dương, trường Luật, đặt thêm ngạch học quan ở Bắc Kì như Đốc học, Kiểm học, Giáo thụ, Huấn đạo. Chúng cấp thêm học bổng cho con cái quan lại và những người thuộc tầng lớp trên sang du học ở Pháp. Về xã hội, thực dân Pháp tìm cách tranh thủ, lợi dụng các tôn giáo như lập các Xứ hội, Tỉnh hội Phật học ở Bắc Kì, Trung Kì, tổ chức các chi phái ở Nam Kì, tạo điều kiện cho đạo Cao Đài phát triển. Các loại sách bói toán, kiếm hiệp được bày bán khắp nơi; các sòng bạc, tiệm hút, nhà chứa mở ra nhan nhản ở các thành phố để lôi kéo thanh niên vào con đường ăn chơi, trụy lạc. Chính sách khủng bố trắng và mị dân của thực dân Pháp đã có những tác động nhất định tới thái độ chính trị của các giai cấp, các tầng lớp xã hội Việt Nam với nhữnh mức độ khác nhau. Tư sản mại bản và đại địa chủ quyền lợi gắn liền với đế quốc Pháp. Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, chúng đã tích cực cộng tác, làm tay sai cho thực dân Pháp đàn áp quần chúng. Sau phong trào này, chúng càng tỏ ra phản động, giúp thực dân Pháp đàn áp và lừa bịp nhân dân. Đại diện cho tầng lớp này là phái “Bảo hoàng” của Phạm Quỳnh, phái “Lập hiến” của Bùi Quang Chiêu, phái “Trực trị” của Nguyễn Văn Vĩnh… Tư sản dân tộc, tiểu địa chủ bị sa sút trong cuộc khủng hoảng kinh tế, bị tư bản Pháp chèn ép nên họ vừa có tinh thần dân tộc, chống đế quốc, vừa sợ cách mạng, không giám trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh của quần chúng. Tầng lớp tiểu tư sản có tinh thần dân tộc, có thái độ ủng hộ phong trào đấu tranh cách mạng. Nhưng sau cuộc khủn bố của thực dân Pháp, một số dao động, không hoạt động, một số chán nản, hoài nghi, co mình. Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo tham gia phong trào 1930 – 1931. Trước sự khủng bố, đàn áp của thực dân Pháp, một số nông dân hoang mang, dao động, tiêu cực, nhưng phần lớn vẫn tin tưởng vào cách mạng. Giai cấp công nhân trưởng thành trong đấu tranh cách mạng. Cuộc khủng bố của thực dân Pháp làm cho phong trào đấu tranh của công nhân tạm lắng xuống, nhưng sức mạnh tiềm tàng của một giai cấp tiên tiến, sẵn sàng nổi lên khi thời cơ đến. Trong hoàn cảnh đó, những người cộng sản vẫn kiên cường chiến đấu trên vị trí của mình. Những đảng viên bị cầm tù, bị tra tấn, bị kết án tử hình vẫn đấu tranh đến hơi thở cuối cùng. Họ đã biến nhà tù thành trường học cách mạng nhằm huấn luyện cán bộ cho các cuộc đấu tranh sắp tới. Ngoài ra họ còn đấu tranh chống các quan điểm sai lầm của các tù nhân Việt Nam Quốc dân Đảng, của bọn Tờrốtkít. Cuộc đấu tranh đó đã nâng cao trình độ lí luận cách mạng cho đảng viên, đã làm phân hóa hàng ngũ của các tổ chức chính trị khác, lôi kéo nhiều người trở thành đảng viên cộng sản. Khi có điều kiện thuận lợi, các chi bộ Đảng Cộng sản trong nhà tù đã tổ chức cho đảng viên vượt ngục ra ngoài gây cơ sở. Trong lúc cơ sở cách mạng và quần chúng trong nước gần như bị tê liệt vì địch khủng bố, nhiều cán bộ lãnh đạo bị bắt, một số đảng viên cộng sản hoạt động ở Trung Quốc, Thái Lan tìm cách trở về hoạt động. Tại những tỉnh biên giới Việt Nam – Trung Quốc, như Cao Bằng, Lạng Sơn..., hay biên giới Lào – Xiêm (Thái Lan), như Thà Khẹt, Xavanakhẹt, các cơ sở cách mạng dần dần được gây dựng trở lại. Ngày 27 – 2 – 1932, Quốc tế Cộng sản gửi thư yêu cầu các Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Ấn Độ phát động quần chúng các nước này đấu tranh ủng hộ và cổ vũ công nông Đông Dương, lên án cuộc khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp. Ngày 9 – 3 – 1933, Đảng Cộng sản Pháp thành lập Ủy ban vận động tòa án ân xá tù chính trị Đông Dương. Sau đó, Gabriel Péri, một nghị sĩ thuộc Đảng Cộng sản trong Quốc hội Pháp dẫn đầu một phái đoàn sang Đông Dương điều tra tình hình. Phái đoàn đã yêu cầu chính quyền thực dân giải quyết nhiều yêu sáchquyền chính trị và đời sống của các tầng lớp nhân dân Đông Dương Năm 1932, theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong và một số đồng chí thành lập Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6 – 1932, soạn thảo Chương trìng hành động với nội dung chủ yếu là đòi các quyền dân sinh, dân chủ cho nhân dân lao động, đòi trả tự do cho tù chính trị, đòi bỏ các thứ thuế bất công vô lý, các độc quyền rượu, muối ; củng cố và phát triển các đoàn thể quần chúng cách mạng; tăng cường xây dựng Đảng . Chương trình hành động còn đề ra những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai cấp, từng tầng lớp nhân dân, như công nhân, nông dân, binh lính, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị, thanh niên, phụ nữ… Dưới ánh sáng của Chương trình hành động, quần chúng công nông đã sáng tạo ra các hình thức tổ chức và đấu tranh thích hợp. Các tổ chức biến tướng, như hội cấy, hội cày, hội hiếu, hội đá bóng, hội đọc sách báo được lập ra. Phong tráo cách mạng của quần chúng dần dần được nhen nhóm trở lại. Các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân lại bùng nổ. [B][COLOR="Indigo"]4.2 Đấu tranh phục hồi phong trào 1932 - 1935[/COLOR][/B] Cuộc khủng bố của thực dân Pháp đối với phong trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc khủng bố lớn nhất vế qui mô và sự dã man, từ khi Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng đế quốc Pháp không đạt được mục đích đó. Tuy bị tổn thất nặng nề, Đảng vẫn tồn tại và giữ được mối liên hệ với quần chúng. Dù ở trong tù hay hoạt động bên ngoài và trước tòa án đế quốc, Đảng viên và cán bộ cách mạng đều nêu cao phẩm chất của người cộng sản, tìm được nhiều cách đấu tranh hoạt động để gây dựng lại và đưa phong trào cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Năm 1932, có 230 cuộc đấu tranh của công nhân. Năm 1933, có 244 cuộc. Ở Bắc Kì, từ năm 1931 đến năm 1935 có 551 cuộc đấu tranh. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân làm đường xe lửa ở Quảng Nam, Quảng Ngãi (1932 – 1935), công nhân nhà máy in Ardin, Testelin, Opinion ở Sài Gòn: công nhân xe kéo ở Gia Định, công nhân đồn điền Phú Quốc, Dầu Tiếng; công nhân 12 nhà máy xây gạo ở Chợ Lớn (5 – 1934); phong trào đấu tranh của nông dân ở Gia Định, Long Xuyên, Trà Vinh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn… Ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định có những cuộc bãi thị, bãi khóa. Binh lính người Việt Nam ở Vũng Tàu, sân bay Bạch Mai (Hà Nội) biểu tình. Trong thời kì này, cũnh xuất hiện hình thức đấu tranh mới là đấu tranh nghị trường mà bắt đầu là vận động bầu cử. Trong cuộc bầu cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn, đại biểu Đảng Cộng sản giành được thắng lợi, chính quyền thực dân đã tuyên bố hủy bỏ kết quả bầu cử và giải tán Hội đồng. Năm 1935, đại biểu lao động lại trúng cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn, chính quyền thực dân một lần nữa hủy bỏ kết quả bầu cử. Năm 1935, nhân dịp kỉ niệm thành lập Đảng, ngày Quốc tế lao động, tại nhiều địa phương, như Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa, Bến Tre, Cà Mau, Nghệ An, Bắc Ninh, Cao Bằng… xuất hiện cờ đỏ, truyền đơn, với những khẩu hiệu đòi tăng lương giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, ủng hộ Liên Xô, đánh đổ đế quốc Pháp… Thời kì 1931 – 1935 có một nét nổi bật, đó là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa giữa những quan điểm khoa học đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin và những quan điểm sai lầm của các giai cấp phi vô sản. Trước hết là cuộc đấu tranh chống khuynh hướng tư tưởng chính trị sai lầm của Việt Nam Quốc dân Đảng, diễn ra trong các nhà tù Hỏa Lò, Côn Đảo. Lí luận sắc bén và thực tiễn chính xác của những người cộng sản đã có sức thuyết phục và chiến thắng. Qua cuộc đấu tranh, nhiều đảng viên Quốc dân Đảng đã chuyển sang đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản. Thực dân Pháp rất có ý thức sử dụng hình thức tổ chức, tư tưởng và văn hóa để bảo vệ, cũng cố sự thống trị. Chúng tìm mọi cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tuyên truyền chống cộng sản. Chúng lợi dụng tôn giáo để mê hoặc các tầng lớp nhân dân. Thời 1931 – 1935, các Hôi phật học do các Tổng đốc, Thống sứ, Khâm sứ chủ trì hoặc là hội viên danh dự, lần lượt ra đời, cùng với các báo Từ bi âm, Viên âm nguyệt san, Đuốc tuệ. Những phần tử phản động trong Giáo hội Thiên chúa giáo cũng được thực dân Pháp tạo điều kiện thuận lợi đi vào những vùng có phong trào cách mạng để phá hoại. Thực dân Pháp gieo rắc những phong tục đòi bại, cho mở nhiều sòng bạc, tiệm hút, tiệm nhảy, cô đầu, để đưa thanh niên vào con đường trụy lạc. Trong thời kì này, có một hiện tượng đáng chú ý là sự xuất hiện trào lưu “Thơ mới” và văn học lãng mạn mà tiêu biểu là nhóm Tự lực văn đoàn. Con đường của họ là con đường cải lương tư sản. Nó thể hiện tâm trạng, tư tưởng bế tắc của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức trong thời kì khủng bố trắng và khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, có một số văn nghệ sĩ hiện thực, tiêu biểu cho bộ phận lành mạnh hơn của tiểu tư sản thành thị. Qua các tác phẩm với nhiều thể loại như: thơ trào phúng, tiểu thuyết, phóng sự, họ châm biếm, đả kích bọn quan lại, cường hào, các tệ nạn xã hội,…Tuy vậy, họ vẫn chưa thóat khỏi ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản. Từ 1932 đến 1935, những đảng viên hoạt động hợp pháp, sử dụng báo chí công khai đấu tranh chống các quan điểm chính trị, triết học, văn học và nghệ thuật tư sản, bảo vệ và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Các cuộc tranh luận về “Duy vật hay duy tâm”, “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” diễn ra trên các báo phụ nữ thời đàm, Đời mới, Ánh sáng, Tiến bộ… kéo dài từ tháng 8 – 1933 đến năm 1935. Đến cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương dần dần được xây dựng và củng cố lại. Đầu năm 1934, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, do Lê Hồng Phong đứng đầu. Trên thực tế, Ban lãnh đạo hải ngoại làm chức năng Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng. Cuối năm 1934 đầu năm 1935, các xứ ủy Nam Kì, Bắc Kì và Trung Kì lần lượt được lập lại. Tháng 9 năm 1934, xứ ủy Lào được thành lập. Để thuận tiện cho việc liên lạc, Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương đã lập ra Ban Chấp ủy Nam Đông Dương và Ban Chấp Bắc Đông Dương. Tạp chí Bônsêvich của Ban lãnh đạo hải ngoại và Tạp chí cộng sản của Ban Chấp ủy Nam Đông Dương đã được phát hành tới từng cơ sở. Đầu năm 1935, khi hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương được xây dựng thông suốt, Ban lãnh đạo hải ngoại quyết định triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ nhất. Đại hội được tiến hành trong các ngày từ 27 đến 31 – 3- 1935 tại Ma Cao (Áo Môn, Trung Quốc). Tham dự đại hội có 13 đại biểu thay mặt cho 600 đảng viên thuộc các đảng bộ trong nước và các tổ chức của Đảng đang hoạt động ở nước ngòai. Sau khi phân tích, đánh giá tình hình thế giới và trong nước, kiểm điểm phong trào cách mạng, công tác tổ chức và lãnh đạo của các cấp bộ Đảng trong những năm 1932 – 1935, Đại hội nhận định: mặc dầu các tổ chức của Đảng đã được khôi phục, lực lượng của Đảng vẫn chưa được phát triển; ở các khu vực công nghiệp, công nhân gia nhập Đảng còn ít; hệt thống tổ chức Đảng chưa thật thống nhất, sự liên hệ giữa các cấp bộ Đảng chưa được chặt chẽ. Đại hội nêu rõ ba nhiệm vụ chủ yếu của Đảng trong thời kì trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc. Đại hội thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các Nghị quết về vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác liên minh phản đế, về công tác trong các dân tộc thiểu số, về đội Tự vệ và Về cứu tế đỏ. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 ủy viên (trong đó có Lê Hồng Phong, Hà Huy tập, phùng Chí kiên, Hoàng Đình Giong… và bầu Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư). Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cử Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Đảng bên cạnh Quốc cộng sản. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng là sự kiện lịch sửquan trọng. Đại hội đã khôi phụcđược hệ thống tổ chứ Đảng từ trung ương đến địa phương, từ trong nước ra nước ngoài, đã thống nhất được phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương. Tuy nhiên, lúc đó tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi. Đảng phải kiệp thời căn cứ vào sự phát triển của cách mạng để đề ra phương hướng hoạt động thích hợp. Nhưng Đại hội lại chưa tổng kết được kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong 5 năm qua, kể từ khi thành lập, nhất là trong thời kì đấu tranh khôi phục và phát triển phong trào cách mạng. Thiếu sót của Đại hội là không nhạy bén với tình mới, không thấy rõ nguy cơ chủ nghĩa phát xít trên thế giới và khả năng mới để đấu tranh chống phát xít, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Do đó, Đại hội không đề ra chủ trương chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng phù hợp với tình hình mới. Thiếu sót này được bổ sung khi có Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Công sản và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7-1936. Tháng 7- 1935, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế công sản ở Mátxcơva. Tại Đại hội Quốc tế Công sản, thành tích đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân lao Động Dương được đánh giá cao. Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhân là đội ngũ kiên cường trong phong trào Cộng sản Quốc tế. Lê Hồng Phong được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Quốc tế Công sản. Trên cơ sở nghị quyết của Đại hội Quốc tế Cộng sản, vận dụng sát với tình hình cách mạng Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương xác dịnh phương hướng, mục tiêu đấu tranh, chủ động chuẩn bị đón một cao trào cách mạng mới. (Còn nữa) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Lịch sử Việt Nam từ 1919-1945 (Giáo trình)
Top