Lịch sử Việt Nam dưới cái nhìn của người nước ngoài

vodanhtran03

New member
Xu
0
VIỆT NAM DƯỚI BÓNG CỦA TRUNG HOA

M. COUGHLIN




Mặc dù nhiều sách vở đã được viết về các quan hệ của Trung Hoa đối với các láng giềng của nó tại phía bắc, tây và đông, tương đối có it tài liệu nói về các quan hệ với phương nam. Các cuộc nghiên cứu như thế có thể mang lại nhiều sự tương phản và so sánh quý giá và sẽ là sự trợ giúp quan trọng trong việc xác định vai trò lịch sử của Trung Hoa cũng nhu các ý định hiện thời của nó tại Đông Nam Á.

Chính sách truyền thống của Trung Hoa đối với các láng giềng phương bắc nằm ngoài Vạn Lý Trường Thành nói chung là một chính sách be bờ ngăn chặn (containment), chính sách của nó đối với các láng giềng phương nam là một chính sách chinh phục và sáp nhập. Việt Nam mang lại một trường hợp đáng chú ý một cách đặc biệt. Về mặt địa lý và văn hóa Việt Nam cống hiến một con đường hợp lý cho sự tiến bước liên tục của Trung Hoa xuống miền nhiệt đới và sự chinh phục của nó đối với toàn bộ phía đông bán đảo Đông Dương. Có một lúc điều này xem ra như thể sẽ xảy ra. Nhưng sự việc đã không diễn ra như thế, và biên giới phía nam của Trung Hoa sau rốt đã được ấn định ở phía bắc Thung Lũng Sông Hồng. Như thế nào và tại sao mà Trung Hoa đã bị chặn đứng trên đường nam tiến của nó?


Khi đó, một lần nữa, Việt Nam đã phải chịu nằm trong một thời kỳ kéo dài, dưới ảnh hưởng của Ấn Độ. Mặc dù phần còn lại của Đông Nam Á đã bị khuất phục trước ảnh hưởng đó, Việt Nam lại không bị; nó còn đóng vai trò nới dài văn hóa Đông Á xuống tận dưới mũi tận cùng của bán đảo, sáp nhập Vương Quốc Chàm vốn chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Giáo trong tiến trình này. Tại sao Việt Nam vẫn ở trong khu vực ảnh hưởng của Trung Hoa trong khi phần còn lại của Đông Nam Á lại bị Ấn Độ hóa

Và sau hết, đường lối quan hệ của Trung Hoa đối với Việt Nam trong quá khứ giúp chúng ta suy nghĩ như thế nào về tương lai của hai quốc gia này?

Các quan hệ của Trung Hoa với Việt Nam có thể được chia gần như thành ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, trước thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, khi mà các sự tiếp xúc có tính cách ngẫu nhiên và không có các sự quy định của chính quyền; giai đoạn thứ nhì là từ thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ mười sau Công Nguyên khi mà khu vực dần dà bị thôn tính và được xem là một phần của miền nam Trung Hoa; và giai đoạn thứ ba, từ thế kỷ thứ mười đến thế kỷ thứ mười chín là thời kỳ độc lập của Việt Nam, bị cắt ngắn trong thập niên 1880 vì có sự sáp nhập khu vực bởi người Pháp, là thời kỳ kết thúc việc khảo sát bởi của cuộc nghiên cứu này.

Trước thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, sự tiếp xúc chính yếu của Trung Hoa với khu vực là xuyên qua các nhà mậu dịch và các nghệ nhân là các kẻ đã chế tạo ra các kỹ thuật và sản phẩm tân tiến hơn của Trung Hoa cho dân chúng địa phương. Bằng chứng của sự tiếp xúc như thế được rút ra từ các khám phá hồi gần đây tại khu vực Đông Sơn ở Bắc Việt. Sự tiếp xúc như thế sâu xa đến đâu là điều chưa xác quyết được.

Sau năm 200 trước Công Nguyên, các cuộc chinh phục của nhà Tần và tiền Hán vào miền nam Trung Hoa bao gồm cả bắc Việt Nam đã dẫn tới chính sách thuộc địa hóa bằng quân sự, sự khuyến khích các cuộc hôn phối dị chủng giữa binh sĩ Trung Hoa và phụ nữ bản xứ, và một sự kiểm soát được trì thủ một cách lỏng lẻo trên khu vực xuyên qua một hệ thống thổ tù (to ssu) cai trị với sự hợp tác của các tù trưởng bản địa. Văn hóa Trung Hoa bắt đầu thẩm thấu qua nhiều mức độ.

Trong thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên với sự lật đổ vương quốc Nam Việt độc lập của viên tướng Trung Hoa, tên Triệu Đà (Chao To), khu vực này được nhập vào Trung Hoa và một chính quyền cứng rắn hơn đã được thành lập với sự cai trị trực tiếp của các tổng đốc Trung Hoa, tương tự nbư chế độ đương thịnh hành tại khắp miền nam Trung Hoa. Chính vào thời điểm này mà tiến trình Trung Hóa hóa lần đầu tiên được theo đuổi một cách chủ ý. Sau này nhà Đường tái thiết lập chế độ thực dân nông binh [vừa là binh sĩ, vừa canh tác nông nghiệp, chú của người dịch], một hình thức thực dân hóa đã đóng góp lớn lao vào sự truyền bá văn hóa cho dân chúng địa phương. Xuyên qua thời kỳ này một số lượng lớn các học giả đã đến tỵ nạn tại đây để tránh các xáo trộn chính trị thời nhà Hán và nhà Đường. Sau năm 180 sau Công Nguyên, nhiều người trong dân chúng địa phương thi đỗ các kỳ thi tuyển làm quan đã được phép phục vụ trong chính quyền và một lớp các nhà hành chánh quan lại bản xứ đã sớm được phát triển, không những chỉ phục vụ tại miền nam mà còn ở khắp nơi trong Trung Hoa.

Sau đó dưới sự cai trị trực tiếp của Trung Hoa, tiến trình Trung Hoa hóa tác động mạnh mẽ nhất ở mức độ chính quyền và bắt rễ trước tiên vào các tầng lớp thượng lưu. Tuy nhiên, một vài yếu tố đã góp phần vào sự thẩm thấu xuống lớp nông dân:

1. Sự áp đặt cố ý bởi các nhà cai trị Trung Hoa các tiêu chuẩn Trung Hoa về y phục, kiểu để tóc, sự tôn trọng các nghi thức tôn giáo, v.v…

2. Sự thịnh hành của hôn nhân dị chủng, và chính sách thực dân bởi người Trung Hoa trong thời kỳ ban đầu.

3. Sự kiện rằng các tầng lớp cai trị tại Việt Nam luôn luôn gần gũi dân chúng bởi vì đã không có các thị trấn quan trọng ngoài kinh đô hoàng triều và do đó họ đã phục vụ như các người hướng dẫn và cố vấn trong sinh hoạt thôn xã.

4. Các sự tương đồng căn bản trong nền tảng văn hóa của Trung Hoa và Việt Nam có khuynh hướng thúc đẩy giới nông dân này tiếp nhận các khuôn mẫu văn hóa Trung Hoa. Cả hai đều là các nền văn hóa vùng đồng bằng sông ngòi trồng lúa nước với các bằng cớ lâu đời của tục thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng nơi linh hồn.

5. Sự kiện rằng hệ thống chính quyền Trung Hoa như Conrad Bekker (1) đã nêu y kiến, không thể được du nhập từng phần nhỏ nhặt mà, để có hiệu quả, đòi hỏi sự chấp nhận toàn bộ cơ cấu văn hóa phức tạp của Khổng học: nền thư lại của công vụ, hệ thống giáo dục, hệ cấp xã hội, văn tự Trung Hoa v.v…

Trong suốt thời kỳ này, đã có nhiều nỗ lực để lật nhào sự cai trị của Trung Hoa. Một cách đáng kể, đã có các cuộc nổi dậy của tầng lớp thượng lưu, được hướng dẫn bởi các địa chủ hay thành viên của hệ cấp cai trị -- có nghĩa, từ nhóm được Trung Hoa hóa nhiều nhất. Nhưng các cuộc nổi dậy này chỉ thành công trong giai đoạn ngắn, như trong năm 939 sau Công Nguyên, khi người yêu nước Ngô Quyền đã thành công trong việc đánh đuổi Trung Hoa và thiết lập triều đình nhà Ngô.

Bởi thế, vào lúc người Việt Nam đủ mạnh để lật đổ Trung Hoa, họ đã trở nên Trung-Hoa -hóa một cách toàn triệt, và theo ý kiến của học giả Pháp, Henri Maspéro, một cách mỉa mai, người Việt Nam theo đó đã học hỏi được những gì họ cần biết để bảo vệ sự tự do của mình từ nước láng giềng và cố vấn văn hóa phương bắc. Mặc dù ý định của Trung Hoa là tháp nhập vào khuôn khổ của nó một tỉnh hạt khác, tương tự như các tỉnh tại miền Nam Trung Hoa, nó đã làm phát sinh một cách trái lại một dân tộc mới, đã thành công trong việc thích ứng hệ thống Trung Hoa hầu thiết lập sự độc lập riêng cho chính nó.

Tuy nhiên, sự mất mát này không lớn lao như có thể nhìn thấy ở ngoài mặt, bởi vì Trung Hoa vẫn tiếp tục hành xử sự kiểm soát lớn lao về mặt chính trị và văn hóa trong khu vực. Trong năm 972, người sáng lập nhà Đinh đã nhìn ra sự khôn ngoan để gửi con trai mình [tức Đinh Liễn, chú của người dịch] hướng dẫn một phái bộ sang Trung Hoa mang theo tặng phẩm, đổi lại Trung Hoa đã thừa nhận họ Đinh [tức Đinh Bộ Lĩnh, chú của người dịch] làm Quận Vương của Giao Chỉ (tên Trung Hoa gọi Nam Việt), và con trai ông làm Tiết Độ Sứ An Nam Đô Hộ Phủ. Từ ngày đó trở đi, tập quán triều cống Trung Hoa theo định kỳ đã được xác định chắc chắn và Trung Hoa ở vào vị thế xây dựng hay phá bỏ một triều đại hay hoàng đế bằng việc tấn phong hay rút lại sự thừa nhận chính thức. Như tác giả Wein đã vạch ra, công cụ chính trị về tước phong và thứ bậc chuẩn cấp cho một chư hầu đổi lấy sự thừa nhận quyền chủ tể tượng trưng đã là một công cụ quý báu cho sự mổ rộng đế quốc mà không cần đến sức mạnh của vũ khí, đã được áp dụng bởi tất cả mọi triều đại Trung Hoa, và sự thành công của nó nhờ dựa vào văn hóa và văn minh Hán-Hoa nhiều hơn là vào bất kỳ uy lực quân sự nào. Ước muốn được bao gồm trong “vương quốc văn minh” trái với “lãnh địa man rợ” đã là một yếu tố có sức thuyết phục trong nền chính trị đế quốc Hán-Hoa.

Các lợi điểm hiển nhiên của văn hóa Trung Hoa tiếp tục được thừa nhận và còn được nhấn mạnh hơn nữa. Nếu thời kỳ trước độc lập đã là một thời kỳ truyền bá văn hóa và tiến hóa đến mô thức Trung Hoa, thời kỳ từ thế kỷ thứ mười trở đi đã là môt giai đoạn tăng cường và bắt chước một cách kỹ lưỡng mô thức đó. Trong thời kỳ này, các triều đại về sau của Việt Nam đã không khác gì các triều đại của nhà Minh và nhà Thanh, đã có những nỗ lực được tập trung vào việc bắt chước và vĩnh cửu hóa các truyền thống quá khứ của Trung Hoa mà chỉ có rất ít tính nguyên chất và canh cải.

Có thể nói khá yên tâm rằng Việt Nam đã trở nên Trung Hoa sau khi có sự ra đi của chính quyền Trung Hoa nhiều hơn trước nữa. Chính trong thời kỳ này mà đạo Lão và đạo Phật cũng như Khổng học đã được chính thức phát huy, mỗi tư tưởng đã được nhấn mạnh ở các thời kỳ khác nhau bởi các hoàng đế khác nhau, và bắt đầu thẩm thấu xuống mức làng xã. Tác giả L. Cadière (4) cho hay rằng không phải đợi mãi đến thế kỷ thứ mười bảy mới có sự lưu tâm đặc biệt đến việc bắt chước một cách chính xác các nghi thức và lễ tiết Trung Hoa tại triều đình. Giáo dục được cải thiện và khuyến khích, và hệ thống thi cử được khai triển. Hoàng Đế Lê Thánh Tông trong thế kỷ thứ mười lăm đã ban hành bộ luật Hồng Đức nổi tiếng, được soạn thảo sát với khuôn mẫu của Trung Hoa, nhấn mạnh đến các sự giáo huấn về đạo đức Khổng học và làm thối chí các tập tục thờ cúng thần linh của giới nông dân. Hoàng đế đã tán dương hệ thống thi cử và thiết lập phong tục cử hành lễ “vinh quy” của các sĩ tử ứng thí thành đạt quay về làng quê của họ.

J. Przyluski (5), một học giả người Pháp, đưa ra sự mô tả về Việt Nam trong các thế kỷ thứ mười bẩy và mười tám như sau:

Xã hội An Nam truyền thống được tượng trưng bởi sự đồng hiện hữu các định chế Trung Hoa và Việt Nam. An Nam đã vay mượn từ Trung Hoa hình thức chính quyền, nền thư lại hành chánh, các luật lệ về các quan chức, và danh xưng các quận hạt hành chánh của nó. Chỉ ở làng xã một sự tổ chức bản gốc đã được phát triển và duy trì. Hơn nữa, ảnh hưởng của Trung Hoa đã không dừng ở làng xã, nó đã thâm nhập vào mọi nơi: nó là một trong những yếu tố chính yếu để xác định sự tổ chức gia đình và chức nghiệp của một cá nhân.

Ông kế đó đã tiến tới việc mô tả chính quyền như một chế độ quân chủ theo khuôn mẫu Việt Nam với hoàng đế như vị chủ tể chính trị và lễ nghi, cai trị xuyên qua một hội đồng các thượng thư và một hệ cấp thư lại được tuyển chọn bởi các kỳ thi chữ nghĩa như bên Trung Hoa và gồm cả một viện giám sát (ngự sử đài). Tầm quan trọng đặc biệt được gắn cho tiến trình giáo dục và hệ thống thi cử nhằm cung cấp một bậc thang cho các sĩ tử có tham vọng và khả năng, từ trường học ở làng xã lên đến quốc tử giám tại kinh đô.

Làng xã Việt Nam được nhìn bởi các học giả Pháp là có tính chất độc đáo. Tuy nó có vẻ có khác biệt trong chi tiết, nhưng không cách biệt quá lớn về tinh thần so với khuôn mẫu của đối nhân Trung Hoa. Nó luôn luôn được hưởng một sự tự trị rộng rãi, có quyền tự quản theo các truyền thống đã được phát triển trong nhiều thế kỷ và thường có thể khác biệt với các truyền thống của ngay cả các làng xã gần cận. Nó có tính cách thống nhất không chỉ về địa bàn mà cả về thành phần của nó bao gồm cả các tổ tiên của các thế hệ đã qua và những vị thần linh khác bảo hộ cho làng xã. Tác giả Nguyễn Văn Thái (6) có nói rằng khi một người đề cập đến nguyên quán của mình tại Việt Nam, ông ta không nhất thiết nói đến nơi sinh ra của ông ta, mà là sinh quán của ông cố nội ông ta.

Gia đình Việt Nam có vẻ trong phần lớn khía cạnh giống như gia đình Trung Hoa. Nó được tổ chức theo chế độ tộc trưởng và phụ hệ với nam nhân lớn tuổi nhất đứng đầu hệ cấp. Tuổi tác có tầm quan trọng lớn lao, cũng như lòng hiếu thảo và sự thờ cúng tổ tiên, được tin đã khai sinh trước khi người Trung Hoa đến. Hôn nhân được sắp xếp, chế độ thê thiếp được chấp nhận và tài sản được phân chia đồng đều giữa các con trai. Nguyên tắc của Khổng học về lòng hiếu thảo mạnh đến nỗi ngay trong thế kỷ thứ mười chín Hoàng Đế Tự Đức đã vâng lời mẹ ngài trong mọi điều nhỏ nhặt và không bao giờ dám nói cho mẹ biết về việc thua mất xứ Nam Kỳ.

Nghệ thuật truyền thống của Việt Nam có nguồn gốc, sự hứng khởi và thường cả sự thực hành từ Trung Hoa. Các hoàng đế thường dùng các nghệ nhân từ Trung Hoa để sản xuất các công trình cho triều đình nếu các nghệ nhân địa phương bị xem là không đủ tinh thông trong các kỹ thuật của Trung Hoa. Những người khác được mang sang để dạy các kỹ thuật như thế cho nghệ nhân Việt Nam. Các nghệ nhân này đã trung thành với các kiểu mẫu Trung Hoa của họ, đến nỗi người ta nhìn trông thấy cây cỏ Trung Hoa, không được hay biết là có tại Việt Nam, đã được trình bày một cách kỹ lưỡng trong các tranh vẽ của Việt Nam. Đồ sứ men xanh da trời của Huế nổi tiếng ở triều đình không phải phát sinh từ Huế mà là từ Trung Hoa -- loại men được gọi là Men Xanh thời Nhà Minh. Tác giả Maspero (7) có viết: Không giống như Khmer, chúng ta không tìm thấy tại Việt Nam đền đài đáng gọi là thực sự cổ xưa, và việc vay mượn từ Trung Hoa quá nhiều đến nỗi gần như không thể xác định được đâu là nguồn cảm hứng nguyên thủy.” Nghệ thuật trung-hoa-hóa này vươn tới đỉnh cao nơi các lăng tẩm của các vị hoàng đế thế kỷ thứ mười tám và mười chín tại Huế, đã sao chép một cách tuyệt vời các kiểu mẫu Trung Hoa. Tuy nhiên, tính nguyên thủy của Việt Nam, theo lời tác giả Maspero, tự nó được biểu lộ nơi khung cảnh và sự sắp đặt các lăng tẩm này, đã mang lại cho chúng một bàu không khí khó tả của sự huyền bí, cái đẹp và sự tĩnh lặng.

Kịch nghệ dân gian cũng được dập khuôn một cách mật thiết theo Trung Hoa với các đề tài Trung Hoa cổ truyền cùng sự đối xử với ngành hát tuồng. Giống như bên Trung Hoa, nghề diễn tuồng kịch bị khinh khi và khó có thể tuyển mộ các người đóng tuồng từ các gia đình lương hảo.

Trong lãnh vực tôn giáo, Việt Nam đã noi theo chủ nghĩa chiết trung trong tôn giáo của Trung Hoa, với Khổng học, Phật Giáo, Lão (Đạo) Giáo và các sự thờ cúng thần linh đều chia sẻ sự tôn trọng ở các mức độ biến đổi. Không có cuộc nghiên cứu toàn diện nào được thực hiện về các sự hành đạo và các bài viết gần đây nhất dựa trên các bài viết của các học giả ban đầu của Pháp vốn có khuynh hướng nhấn mạnh đến các khía cạnh thờ thần linh của tôn giáo dân gian và đánh giá thấp ảnh hưởng của Trung Hoa. Nhưng các tục lệ thờ cúng thần linh bản xứ hiện hữu có chia sẻ nhiều đặc tính chung với các tục thờ cúng khắp miền Hoa Nam. Khổng học, cũng như ở Trung Hoa, thấm nhập mọi mối quan hệ xã hội, và cung cấp một khuôn khổ cho tục thờ cúng tổ tiên. Nội dung triết lý và ý nghĩa sâu xa hơn của nó đều được hiểu rõ bởi giới văn nhân trí thức (literati) Việt Nam, nhiều người trong họ đã là các triết gia quan trọng của Trung Hoa. Như tại Trung Hoa, Phật Giáo và Lão (Đạo) Giáo được nẩy nở và được chính thức cổ vũ ở các thời kỳ khác nhau, phần lớn đã thoái hóa thành ma thuật và phép phù thủy với các tăng, đạo sĩ ít được kính trọng trong cộng đồng.

Về y khoa, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Trung Hoa. Ngày nay, y thuật của Trung Hoa và bản xứ lẫn lộn vào nhau đến nỗi không thể nào tách biệt được chúng, và từ ngữ y dược Hoa Việt được dung để chỉ tất cả các y dược thuật trước thời tây phương du nhập. Một bác sĩ Việt Nam hàng đầu tại Hà Nội có mô tả hồi gần đây sự huấn luyện y khoa của ông như sau: “Giống như phần lớn các đồng nghiệp của tôi, tôi sinh ra từ một gia đình học thức thuộc văn hóa cổ điển. Gia đình chúng tôi đã hành nghề đông y qua tám đời. Đó là một trong những nét đặc thù trong nghề nghiệp chúng tôi. Đông y bao gồm các công thức được truyền từ cha đến con … trong 12 năm tôi đã học chữ Trung Hoa, sau đó trong tám năm cha tôi đã dạy cho tôi về y học cổ truyền … Chúng tôi đã bổ sung vào kiến thức thực nghiệm được để lại bởi tiền nhân bằng sự học hỏi các tài liệu khảo luận y học cổ xưa được viết bằng Hoa ngữ.” (8)

Chỉ ỏ trong ngôn ngữ, tài năng bản xứ của Việt Nam mới tự chứng thực. Ảnh hưởng của Trung Hoa chế ngự trong chữ viết và tiếng nói ở bình diện chính thức, kéo dài cho mãi đến khi độc lập, tiếng Việt mới dần dà chiếm ngôi vị chủ yếu. Tác giả Paul Benedict đã gọi một cách hợp lý rằng Hoa ngữ là tiếng La Tinh và Hy Lạp của Viễn Đông, nơi mà tiếng Nhật, tiếng Hàn quốc, và tiếng An Nam đã trở nên trung-hoa-hóa y như các ngôn ngữ Âu Châu được la tinh hóa. Chính vì thế, mặc dù được tin là một giọng Á-Úc (Austro-Asiatic) và không thuộc gia đình ngữ hệ Hoa-Tạng (sino-Tibetan) , ngôn ngữ Việt Nam bao gồm nhiều từ được vay mượn từ Hoa ngữ. Cho đến thế kỷ thứ mười ba, mọi văn bản đều được viết bằng Hoa ngữ, nhưng vào thời điểm này một loại chữ viết mới, chữ nôm [bằng Việt ngữ trong nguyên bản, chú của người dịch], đã xuất hiện với sự kết hợp tài tình các chữ viết trong Hoa ngữ, gồm một thành tố tượng trưng cho ý nghĩa và thành tố kia cho sự phát âm theo cách thức mà phần lớn các chữ trong Hoa ngữ đã được chế tác, để viết thành các từ trong tiếng Viết. Một nền văn học bản xứ bằng ngôn ngữ này đã dần dà được phát triển, thí dụ nổi tiếng nhất là quyển Kim Vân Kiều, một thi phẩm được dựa trên một câu chuyện của Trung Hoa mà tác giả, Nguyễn Du, đã mang trở về từ Trung Hoa năm 1812 khi vói tư cách một vị quan cao cấp, ông được hoàng đế phái mang cống vật truyền thống đến triều đình Trung Hoa.

Trong thế kỷ thứ mười bẩy, các giáo sĩ truyền đạo Âu Châu đã phát triển một văn tự dùng mẫu tự La Mã gọi là quốc ngữ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], đã mau chóng nhận được sự hưởng ứng và được dùng hầu như độc quyền ngày nay, mặc dù các người thuộc thế hệ lớn tuổi hơn hãy có thể còn viết bằng hán tự.

Tuy nhiên, Hoa ngữ vẫn tiếp tục là ngôn ngữ viết của triều đình cho mãi đến khi có sự chinh phục của Pháp, và các tác phẩm được viết cả bằng chữ nôm và quốc ngữ đều hoàn toàn không được đếm xỉa tới, đến mức bản tiểu sử chính thức của Nguyễn Du chỉ đề cập phớt qua tác phẩm Kim Vân Kiều của ông.

Mặc dù Việt Nam trong nhiều cung cách là một mô hình sao chép thu nhỏ của Trung Hoa và vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi Trung Hoa hơn là Nhật Bản và Hàn quốc, nó không có cách nào là một bản sao nguyên văn Vương Quốc Trung Tâm [tức Trung Hoa, chú của người dịch]. Mỗi một hạng mục hay tập hợp các mục khoản được chấp nhận, đã được sửa đổi hay tái giải thích theo các nhu cầu hiện tại và quá khứ độc đáo của Việt Nam. Chính vì thế, mặc dù Việt Nam có vẻ đã vay mượn trong luật pháp hệ thống gia đình theo Khổng học của Trung Hoa, tôn trọng nghiêm ngặt hệ thống theo đẳng cấp về lòng trung thành, địa vị của phụ nữ Việt Nam thì rõ ràng cao hơn địa vị của người phụ nữ trong truyền thống Trung Hoa đối chiếu. Về vấn đề y phục, người Việt Nam đã đưa ra một số sự thích nghi. Mũ giống như băng quấn đầu của người miền bắc hất về phía sau, có lẽ là khăn đóng mà Maspero cho hay đã được mang sớm nhất bởi các cư dân trong khu vực, khi có sự tiếp xúc đầu tiên với Trung Hoa. Áo dài hay áo ngắn của quan lại trông rất giống như của Trung Hoa, nhưng váy xẻ vạt dài tung bay của phụ nữ với chiếc quần bên trong có lẽ cho thấy một số ảnh hưởng của Ấn Độ hay Hồi Quốc.

Mặc dù các thang thuốc chữa trị của Việt Nam phần lớn có nguồn gốc từ Trung Hoa, người Việt Nam có khuynh hướng chuyên dùng thảo mộc trong khi người Trung Hoa dùng nhiều vật liệu pha chế động vật và khoáng sản. Trong lãnh vực nấu nướng cũng thế, mặc dù người Việt Nam ăn bằng đũa và thức ăn của họ thì khó phân biệt được với đồ ăn của Trung Hoa đối với một người tây phương bình thường, đã có nhiều sự khác biệt và các sự biến cải theo khẩu vị địa phương. Nước chấm căn bản – nước mắm [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] món gia vị trong mọi bữa ăn thì đặc biệt của Việt Nam và hoàn toàn khác với nước tương, nước chấm gia vị tiêu chuẩn của Trung Hoa.

Bất hạnh thay, không cuộc nghiên cứu được tổ chức nào để tìm hiểu về bản chất và sự xuất hiện của nhiều phần tử Trung Hoa khác nhau trong văn hóa Việt Nam và vì thế hầu như không thể truy tìm lịch sử các sự phát triển này như các học giả đã từng làm đối với Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều rõ rệt từ bằng cớ được cung cấp rằng lịch sử Việt Nam trong khía cạnh này thì hoàn toàn khác biệt với Nhật Bản, nơi mà văn hóa nhà Đường đã được chấp nhận thực sự trong toàn thể [in toto, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch], và được uốn nắn bởi kinh nghiệm phong kiến của nó và từ đó trở đi đã tiến hóa thành một cái gì độc đáo và riêng biệt của Nhật Bản. Ảnh hưởng kế tiếp của Trung Hoa trên Nhật Bản thì rời rạc và sự chấp nhận của Nhật Bản các yếu tố văn hóa Trung Hoa sau thời nhà Đường thì có tính chất tuyển chọn cao độ và không có cách nào làm thay đổi được nền văn hóa đã tiến hóa.

Sự tiếp xúc của Việt Nam với Trung Hoa tuy thế có tính cách liên tục. Chính vì thế, sự tiến hóa văn hóa của nó song hành một cách chặt chẽ với văn hóa của chính Trung Hoa với các sự thay đổi trong chi tiết giấy tờ hành chánh, sự giải thích tôn giáo, phương pháp đánh thuế, và với một khuynh hướng tiệm tiến đến chủ nghĩa bảo thủ và truyền thống mạnh như, nếu không phải còn mạnh hơn, của Trung Hoa. Điều này được tiêu biểu một cách mạnh mẽ trong phản ứng của Hoàng Đế Minh Mạng đối với phương Tây hồi cuối thế kỷ thứ mười chín. Là một đệ tử nghiêm nghị của Khổng học và một kẻ ngưỡng mộ văn hóa Trung Hoa, ông đã ngược đãi các giáo sĩ truyền đạo tây phương và các tín đồ Thiên Chúa Giáo một cách tàn nhẫn và đã từ chối ký kết một hiệp ước thương mại với Pháp. Trong nhiều khía cạnh, ông còn mang vẻ Mãn Châu hơn người Mãn Châu và chắc chắn sự đáp ứng của hai đế quốc này trước sự tiếp xúc với Tây phương thì tương đồng một cách nổi bật.

Giáo Sư Mus (10) đã tổng kết về vai trò của nhà nước Việt Nam trong sự mô tả như sau:

Nhà nước là kẻ phối hợp. Mục tiêu của nó là ngăn cản không cho các cộng đồng nhỏ hơn lạc hướng, và các “đại thần thượng thư ” (từ này không mang nghĩa nó có ở Âu Châu, chỉ các bộ trưởng) chính yếu là một loại pháp đình cao cấp ngồi phán xử về các sự xa rời mô thức Khổng học. Do đó nhà nước tuyển mộ tất cả nhân viên của nó trừ các chức vụ thấp nhất từ giới văn nhân trí thức, là những người có sự học tập hoàn toàn theo Khổng học, theo kinh thư và các lời bình giảng của chúng.

Trung Hoa cung cấp một sự mô tả loại hệ thống này trong một sưu tập phong phú các văn phẩm và lời chú thích. Xã hội là nội dung của văn học của chính nó và đó là những gì được kỳ vọng của chính nó.

Nói rằng sự giáo dục các quan chức có tính cách văn chương tức là nói rằng nó có tính cách xã hội trong một số ý nghĩa, nhưng nó không được hướng vào tương lai, như các khoa học xã hôi Tây phương đã làm. Đã có sự quan tâm trong việc cải thiện hiện tại, chắc chắn là như thế, nhưng lý tưởng sẽ đạt được lại nằm trong quá khứ. Bởi vì các sự xấu xa hiện tại phát sinh do sự lơ là khỏi mô thức Khổng học, sự chữa trị của chúng không nằm ở sự canh cải mà là ở sự quay về. Kiến thức như một kỹ thuật xã hội hoàn toàn là chủ nghĩa thủ cựu.

Tình trạng và lịch sử Hàn Quốc mang lại nhiều sự tương đồng với Việt Nam hơn là với Nhật Bản. Cả hai đều là những khu vực nằm giáp ranh mà trong nhiều thời kỳ nằm dưới sự đô hộ về chính trị của Trung Hoa và mãi đến thế kỷ mười chín vẫn chấp nhận quyền chủ tể tượng trưng của Trung Hoa. Cả hai nước đều bị ảnh hưởng nặng nề về mặt văn hóa từ thời tiền sử cho đến hiện tại bởi văn hóa và các định chế Trung Hoa và các chính quyền của chúng đều hoạt động trong khuôn khổ thư lại Khổng học. Tuy nhiên, đã có các sự khác biệt nổi bật trong diễn tiến của sự tiến hóa này: Hàn Quốc không có vẻ tiến sát gần khuôn mẫu Trung Hoa là vì có một vài yếu tố: sự tản quyền nhiều hơn trong các thời kỳ kéo dài, một số xu hướng phong kiến nào đó trong quyền sở hữu của giới địa chủ, một cơ cấu giai cấp thế tập, một ý niệm khác biệt của người nông dân và sự quan hệ của giới này với đất đai, cũng như các sự khác biệt về tôn giáo.

Các tác giả Fairbank và Reischauer (11) phát biểu rằng mặc dù Hàn Quốc tuân hành nghiêm ngặt các hình thức nghi lễ của Khổng học, cùng lúc nó vẫn duy trì sự phân cách xã hội chặt chẽ vốn là những phản đề của học thuyết Khổng học. Họ bổ túc rằng sự nhấn mạnh trên truyền thống gắn liền với sức mạnh chính trị tại Trung Hoa không được tìm thấy ở Hàn Quốc, nơi mà sự trì trệ kinh tế, sự tham nhũng về chính trị, và sự khô cằn về văn hóa đã nảy sinh. Khuyết điểm này có lẽ là hậu quả của một sự liên hợp không toàn diện của các đặc tính [ethos, tiếng Hy Lạp trong nguyên bản, chú của người dịch] Khổng học với văn hóa Hàn Quốc. Sự giải thích về sức linh hoạt liên tục của Việt Nam là nằm ở sự liên hợp toàn triệt Khổng học với phức hợp văn hóa nơi mà, như Paul Mus (12) đã nói, sự cân bằng Khổng học giữa nhà nước trên hình thức và làng xã tự trị đã được duy trì một cách thành công cho đến khi có sự xuất hiện của người Pháp.

Rồi thì tại sao sự việc lại xẩy ra như thế, khi mà những gì diễn ra tại Việt Nam đã không xảy ra tại Hàn Quốc, là nước có lịch sử tiếp xúc có thể được xem là diễn ra liên tục giống nhau? Một phần của sự giải thích có thể nằm nơi các chủ định lịch sử của Trung Hoa đối với hai khu vực này. Với sự quấy rối liên tục của các bộ lạc ưa can thiệp và rào cản vật thể và tâm lý của bức Vạn Lý Trường Thành với phương bắc của nó, điều khó tin rằng Trung Hoa, có một thời kỳ kéo dài nào đó lại xem Hàn Quốc như một phần của Trung Hoa và đã hài lòng để chấp nhận nó như một chư hầu và nước lệ thuộc về văn hóa. Nhưng Việt Nam, ít nhất cho đến thế kỷ thứ mười, đã là một phần liên hợp của Trung Hoa, nước có chiều hướng nhắm đến khu vực này tương tự như chiều hướng của nó đối với Quảng Đông, Vân Nam hay Phúc Kiến. Ở nơi đây các bộ lạc xa lạ phải được lôi cuốn, khích lệ hay cưỡng bách chấp nhận sự sáp nhập, và phương pháp quan trọng nhất để đạt được điều này, như Trung Hoa nhìn nó, là làm cho họ trở thành người Trung Hoa. Điều này họ đã làm với sự thành công vĩ đại tại Hoa Nam, nhưng tại sao lại không thành công tại Việt Nam?

Câu trả lời phải được tìm trong nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam phát sinh từ một giống dân vùng đồng bằng sông ngòi có sức sống cực kỳ mãnh liệt mà môi trường địa lý rất tương tự như các điều kiện tại Thung Lũng Sông Hoàng Hà. Họ có một ngôn ngữ riêng của họ, không liên hệ với các ngôn ngữ Trung Hoa. Họ mau chóng xác định với một khu vực – Nam Việt hay Nan Yueh – phát triển một khuôn mẫu xã thôn tự. trị và một nền văn minh đầy sinh khí. Các sự khám phá về khảo cổ học cho thấy bằng cớ về tục thờ cúng tổ tiên, bao hàm các quan hệ gia đình và ngay cả thị tộc mạnh mẽ và một hệ cấp xã hội tương tự như các đặc tính đó của Trung Hoa, và đã cung cấp một vùng đất phì nhiêu cho sự tăng trưởng của hệ thống Khổng học Trung Hoa. Căn bản văn hóa của Việt Nam thì thích hợp cho một khuôn khổ truyền bá văn hóa của chính loại văn hóa mà Trung Hoa phải mang đến. Hệ thống hành chính Khổng học và triết lý Khổng học đã được dùng để hợp thức hóa và khởi thảo các khuôn mẫu và các định chế Việt Nam. Điều này sẽ giải thích lý do tại sao văn hóa Trung Hoa đã được thừa nhận trong toàn thể của nó chứ không bất toàn như ở Hàn Quốc hay Nhật Bản, nơi nó mâu thuẫn với các yếu tố bất khả tương thích trong căn bản văn hóa hiện hữu .

Mặc dù người Việt Nam đã trở nên Trung Hoa hóa triệt để, liên hợp thành công tổng thể phức tạp của Khổng học và xác định với văn hóa siêu đẳng của Trung Hoa, nhưng họ đã giữ lại cảm quan về tính độc đáo của họ và phát triển thành một sự thúc dục mãnh liệt cho sự độc lập và một lý lịch chính trị của riêng họ.

Cảm thức về dân tộc chủ nghĩa này vẫn còn tiếp tục tác động một ảnh hưởng sâu xa cho đến ngay thời điểm hiện tại. Việt Nam trong quá khứ đã tìm kiếm sự trợ giúp của Trung Hoa trong sự theo đuổi các mục tiêu quốc gia của nó như trong cuộc chiến tranh với xứ Chàm, nhưng nó đã kháng cự mọi mưu toan của Trung Hoa nhằm lợi dụng các vị thế như thế và không có điều gì khiến chúng ta tin rằng nó lại sẽ không kháng cự một lần nữa các mưu toan như thế. Lịch sử kháng chiến của Việt Nam chống lại người Pháp rất nổi danh và và có vẻ là các bằng chứng gần đây về sự bất mãn ở địa phương đối với sự kiểm soát của Hoa Kỳ là một phần của một khuôn mẫu tuơng tự.

Nếu có bất kỳ một chủ điểm nào trội bật hơn cả nơi dân tộc nhỏ bé nằm ở chóp mũi của tiểu lục địa Á Châu này, đó chính là các nỗ lực của nó để duy trì sự toàn vẹn quốc gia khi đối diện với sự chênh lệch gần như áp đảo. Lịch sử phát sinh được đọc một cách hào hứng và các học giả cho đến nay mới chỉ đào bới một cách hời hợt ngoài mặt./-

-----
CHÚ THÍCH:
1. Conrad Bekker, “Historical patterns of cultural contact in Southeast Asia,” Far Eastern Quarterly, XI, (November 1951), trang 9.
2. Harold C. Hinton, China’s relations with Burma and Vietnam, a brief survey, New York, 1958, trang 2.
3. Harold J. Wiens, China’s march into the tropics, Washington D.C., 1962 [?], các trang 75-76.
4. L. Cadière, “Religion annamite et non-annamite,” trong quyển Un empire colonial francaise, l’Indochine, do Georges Maspero làm chủ biên, Paris, 1929, trang 279.
5. Cùng nơi dẫn trên, trang 205 (bản dịch từ tiếng Pháp của tác giả).
6. Nguyễn Văn Thái, A short history of Vietnam, 1958, trang 218.
7. Georges Maspero, chủ biên, Un empire colonial francaise, l’Indochine, Paris, 1929, trang 291.
8. Trích theo Mai Hoa, “Meet a practitioner of eastern medicine”, trong Vietnam Advance, 8 August 1963, trang 25.
9. Paul E. Benedict, “Languages and literature of Indochina”, Far Eastern Quarterly, VI, trang 383.
10. Paul Mus, “Vietnam: a nation off balance”, Yale Review, XLI, 1952, các trang 526-527.
11. John E. Fairbank and Edwin O. Reischauer, East Asia: the great tradition, Boston, 1958, trang 449.
12. Mus, đã dẫn trên, trang 531.

____
Nguồn: M. Coughlin, Vietnam: In China’s Shadow, Journal of Southeast Asian Histories, Volume 8, No. 2, September 1967.

Ngô Bắc dịch và chú giải[/FONT]
 



VIỆC NÀY DẪN DẮT VIỆC KIA:VÒNG XOÁY TRÔN ỐC VẤN ĐỀ VÀ CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM



David R. Dreyer

Lenoir-Rhyne University


***

Lời Người Dịch:

Dưới đây là bản dịch một trong các bài viết mới nhất, tóm tắt các sự khám phá trong cuộc nghiên cứu về các yếu tố tương quan với nhau của chiến tranh, áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng chuyên sâu trong khoa chính trị học, và dùng cuộc chiến tranh Trung Hoa – Việt Nam năm 1979 làm trường hợp nghiên cứu điển hình.

Quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thực tế hiện có các sự căng thẳng có thể nói là nhiều hơn cả tình trạng của năm 1979, bất kể các lời tuyên truyền về khẩu hiệu bang giao 16 chữ vàng do Trung Hoa đề ra. Việt Nam đang ở ngã ba đường và ở thời điểm sẽ phải lấy một quyết định chiến lược quan trọng, có tinh chất hệ trọng đến tương lai dân tộc. Bài viết vì thế, nếu được đọc kỹ, hy vọng sẽ giúp người đọc rút ra ít nhiều dữ liệu hữu ích để suy ngẫm.

_____

Khác hơn sự tranh giành trên một vấn đề này hay vấn đề kia (chẳng hạn như về lãnh thổ hay tư thế) dẫn đến chiến tranh, trong tập nghiên cứu này điều được lập luận rằng chiến tranh nhiều phần thường là kết quả của một vòng xoắn ốc các sự việc – một tiến trình năng động trong đó sự căng thẳng gia tăng khi nhiều vấn đề tích dồn lại. Một khi sự bất đồng vấn đề tiên khởi được tạo lập, sự phát triển các hình ảnh kẻ thù có thể khiến các quốc gia nhìn thái độ và các ý định “của nước kia” liên quan đến các vấn đề bổ túc như sự đe dọa. Các quốc gia sau đó có thể tìm cách dành đoạt một lợi thế trên một vấn đề mới nhằm ngăn chặn kẻ cạnh tranh của một quốc gia không làm như thế, hay để dành được đòn bẩy trên các vấn đề khác. Các hành động xâm lấn của một quốc gia liên quan đến các vấn đề mới có khuynh hướng tăng cường các sự nhận thức của phe đối đầu với nó rằng quốc gia đã có các ý định xâm lấn liên quan đến các sự bất đồng đã được tạo lập trước đó, càng làm gia tăng sự căng thẳng thêm. Hơn nữa, sự tích lũy vấn đề làm gia tăng các vốn liếng của sự cạnh tranh, điều sẽ tăng cường khả tính rằng các nước sẽ sẵn lòng gánh chịu các phí tổn của chiến tranh nhằm tìm kiếm sự giải quyết vấn đề thuận lợi. Khi các sự căng thẳng dâng cao và tính hợp lý của việc tham gia vào cuộc tranh chấp quân sự hóa trên quy mô lớn gia tăng, một quốc gia có thể khởi phát chiến tranh nếu một đối thủ đẩy mạnh các đòi hỏi của nó trên một vấn đề lo sợ rằng sự thiếu sót việc bày tỏ quyết tâm sẽ dẫn dắt kẻ cạnh tranh của mình cũng sẽ đẩy mạnh các đòi hỏi của nó trên các vấn đề khác. Một sự khảo sát các quan hệ giữa Trung Hoa và Việt Nam trong thập niên 1970 phát hiện rằng một vòng xoáy trôn ốc các sự việc, trong đó việc này dẫn đến việc kia và sự chồng chất các vấn đề góp phần vào việc làm tồi tệ các quan hệ, đã xô đẩy Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam 1979.


_____


Trung Hoa và Việt Nam tham dự vào một cuộc chiến tranh ngắn nhưng hao phí từ ngày 17 Tháng Hai cho đến 16 Tháng Ba, 1979. 1 Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam đã là cuộc tranh chấp quân sự quan trọng đầu tiên giữa Trung Hoa và Việt Nam tiếp theo sau sự thiết lập của cả hai nước cộng sản này. 80,000 binh sĩ Trung Hoa và 75,000 – 100,000 binh sĩ Việt Nam đã tham dự vào cuộc tranh chấp. Ngay dù các hoạt động được giới hạn, các tổn thất đưa ra số ước lượng là 25,000 người Trung Hoa và 20,000 người Việt Nam (Womack 2006: 200).

Điều đặc biệt gây ngạc nhiên là vì Trung Hoa và Việt Nam trước đây có vẻ là các đồng minh chặt chẽ. Trong suốt cuộc chiến tranh của Việt Nam chống lại Hoa Kỳ, Trung Hoa và Virệt Nam cam kết cho một mối quan hệ “hợp tác mật thiết” đặt trên sự trợ giúp của Trung Hoa, và các nhà lãnh đạo Trung Hoa đã gửi đến Việt Nam “các lời chào mừng nồng nhiệt” trước sự giải phóng Sàigòn (Burton 1978-79: 704). Trung Hoa và Việt Nam, được nói, “mật thiết với nhau như môi với răng” (Womack 2006: 162-163) . Lý do tại sao, bất kể cả hai quốc gia đều theo định hướng cộng sản và bất kể xem ra đã có các quan hệ chặt chẽ đến thế trong nhiều thập niên, Trung Hoa và Việt Nam đã cầm vũ khí đánh lại nhau hồi Tháng Hai năm 1979?

Các cuộc khảo cứu trước đây nêu ý kiến rằng một số vấn đề nào đó có thể mang tính chất tranh chấp nhiều hơn các vấn đề khác (Hensel 1996; Senese 1996; Ben-Yehuda 2004). Đặc biệt, sự hiểu biết thông thường rằng các tranh chấp về lãnh thổ nhiều phần dễ leo thang thành chiến tranh hơn các loại tranh cãi khác (Vasquez và Henehan 2001); Senese và Vasquez 2008; Vasquez và Valeriano 2008). Sự khảo cứu như thế dựa trên các dữ liệu được đánh theo ám số bởi dự án Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh (Correlates of War project) xác định các sự tranh cãi liên quốc gia bị quân sự hóa như được thúc đẩy bởi vấn đề lãnh thổ, chính sách, chế độ, hay một số loại vấn đề “ khác “ của chủ nghĩa xét lại (revisionism) (Jones, Bremer, và Singer 1996). Bởi vì chỉ có một vấn đề được xác định là dính líu một cách nghiêm trọng cho mỗi cuộc xung đột bị quân sự hóa, giả định mặc nhiên rằng có một vấn đề có tầm quan trọng chính yếu cho mỗi cuộc tranh chấp hay chiến tranh. 2 Tương tự, liên quan đến Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam, một số học giả đã cố gắng xác định vấn đề trung tâm đã dẫn dắt Trung Hoa và Việt Nam tham gia vào cuộc xung đột trực tiếp. James Mulvenon (1995), thí dụ, lập luận rằng mặc dù đã có một số điểm bất đồng giữa Trung Hoa và Việt Nam, chính sự xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt dịp Giáng Sinh năm 1978 đã là nguyên do chính yếu của Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam.

Khác hơn sự tranh giành trên một vấn đề này hay vấn đề kia (chẳng hạn như về lãnh thổ hay tư thế) dẫn đến chiến tranh, trong tập nghiên cứu này điều được lập luận rằng chiến tranh nhiều phần thường là kết quả của một vòng xoắn ốc các sự việc – một tiến trình năng động trong đó sự căng thẳng gia tăng khi nhiều vấn đề tích dồn lại. Một khi sự bất đồng vấn đề tiên khởi được tạo lập, sự phát triển các hình ảnh kẻ thù có thể khiến các quốc gia nhìn thái độ và các ý định “của nước kia” liên quan đến các vấn đề bổ túc như sự đe dọa. Các quốc gia sau đó có thể tìm cách dành đoạt một lợi thế trên một vấn đề mới nhằm ngăn chặn kẻ cạnh tranh của một quốc gia không làm như thế, hay để dành được đòn bẩy trên các vấn đề khác. Các hành động xâm lấn của một quốc gia liên quan đến các vấn đề mới có khuynh hướng tăng cường các sự nhận thức của phe đối đầu với nó rằng quốc gia đã có các ý định xâm lấn liên quan đến các sự bất đồng đã được tạo lập trước đó, càng làm gia tăng sự căng thẳng thêm. Hơn nữa, sự tích lũy vấn đề làm gia tăng các vốn liếng của sự cạnh tranh, điều sẽ tăng cường cho khả tính rằng các nước sẽ sẵn lòng gánh chịu các phí tổn của chiến tranh nhằm tìm kiếm sự giải quyết vấn đề thuận lợi. Khi các sự căng thẳng dâng cao và tính hợp lý của việc tham gia vào cuộc tranh chấp quân sự hóa trên quy mô lớn gia tăng, một quốc gia có thể khởi phát chiến tranh nếu một đối thủ đẩy mạnh các đòi hỏi của nó trên một vấn đề lo sợ rằng sự thiếu sót việc bày tỏ quyết tâm sẽ dẫn dắt kẻ cạnh tranh của mình cũng sẽ đẩy mạnh các đòi hỏi của nó trên các vấn đề khác.

Phần kế tiếp duyệt xét tài liệu liên hệ và giới thiệu khái niệm về một vòng xoắn trôn ốc các sự việc. Một sự phân loại vấn đề (issue typology) sau đó được sử dụng để xác định các vấn đề tranh cãi liên quan đến các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970. Liệu sự bất đồng trên một vấn đề có khuynh hướng trợ lực cho sự phát triển một vấn đề khác hay không và liệu sự tích lũy vấn đề có khuynh hướng dẫn đến tình trạng suy đồi trong các quan hệ hay không sẽ đuợc lượng định. Sự ủng hộ cho các sự kỳ vọng liên quan đến tính trung tâm của các vòng xoắn ốc sự việc đối với sự khai diễn chiến tranh sẽ khuyến cáo rằng đúng ra nên thận trọng khi di chuyển quá việc so sánh các sự khác biệt cắt ngang các vấn đề liên quan đến các biến số chẳng hạn như mức độ thù nghịch đê khảo sát động lực của sự tích lũy các vấn đề.

CÁC VÒNG XOẮN ỐC SỰ VIỆC

Các khảo hướng hiện thực có khuynh hướng giả định rằng bất kể một quốc gia định nghĩa các mục đích trong chính sách ngoại giao của nó ra sao, các quốc gia phải theo đuổi quyền lực hầu đạt được các mục tiêu dân tộc. Hậu quả, sự biến thiên trong các vấn đề thuộc chính sách ngoai giao tương đối không quan trọng và chính trị quốc tế có thể được tiêu biểu như một cuộc đấu tranh quyền lực không dứt (Morgenthau 1948). Phái cấp tiến cũng có khuynh hướng không đặt tiêu điểm vào sự biến thiên sự việc trong khi tìm cách giải thích các hậu quả, mà đúng hơn đã khảo sát theo truyền thống các biến số chẳng hạn như loại chế độ, trình độ liên lập về kinh tế (economic interdependence), và tầm mức của sự can dự vào các tổ chức liên chính phủ (Russett và O’Neal 2001).

Tuy nhiên, sự nghiên cứu vấn đề cho thấy rằng các quan hệ liên quốc gia có khuynh hướng biến đổi liên quan đến loại vấn đề bị tranh cãi bởi các vấn đề khác nhau có các đặc tính khác nhau (Mansbach và Vasquez 1981; Hensel 2001). Một số vấn đề nào đó có khuynh hướng leo thang hơn các vấn đề khác. Các cuộc chạy đua vũ trang nhiều phần xảy ra hơn trong khung cảnh tranh giành lãnh thổ hơn là cạnh tranh trên các vấn đề khác (Rider 2009). Hơn nữa, các cuộc tranh cãi lãnh thổ tạo ra một số tử vong cao hơn (Senese 1996) và nhiều phần dễ leo thang thành chiến tranh hơn các tranh cãi về chính sách hay chế độ (Vasquez và Henehan 2001; Senese và Vasquez 2008).

Mặc dù sự nghiên cứu đã khảo sát là liệu một số loại tranh cãi nào đó có khuynh hướng dễ bay hơi hơn các vấn đề khác, các quốc gia đôi khi có thể tranh chấp trên nhiều vấn đề cùng một lúc. Một khi một sự bất đồng trên vấn đề đầu tiên đã được tạo lập, các quốc gia có thể phát triển các hình ảnh kẻ thù về một nước khác. Một hình ảnh kẻ thù là một niềm tin rằng một số “kẻ khác” đang sẵn sàng đe dọa (Holsti 1962, 1967; Silverstein và Holt 1989). Các tin tức thích hợp với các hình ảnh như thế có khuynh hướng được chấp nhận trong khi các tin tức sai biệt có khuynh hướng bị xem nhẹ, làm ngơ, hay bị đồng hóa sao cho nó thích hợp với hình ảnh (Finlay, Holsti, và Fagen 1967; Jervis 1976; Jervis, Lebow, và Srein 1985). Do sự hình thành các hình ảnh kẻ thù như là một hậu quả của sự tranh chấp trên vấn đề tiên klhởi, một quốc gia có thể bắt đầu giả định rằng “nước khác” có các ý định thù nghịch trên các vấn đề bổ túc. Các quốc gia mà một cách khác có thể có quyền lợi trong nguyên trạng có thể tham gia vào thái độ xét lại liên quan đến các vấn đề mới đối diện các quốc gia đối chọi nhau lo sợ rằng nếu họ không làm như thế, đối thủ của họ sẽ làm. 3

Hơn thế, một quốc gia có thể tìm cách để dành đoạt một lợi thế trên một vấn đề mới nhằm dành được đòn bẩy trên các vấn đề khác. Thí dụ, hai quốc gia có thể trở thành các kẻ cạnh tranh bởi sự tranh chấp trên vấn đề tư thế -- sự tranh biện liên can đến ảnh hưởng trên các hoạt động và uy tín trong khuôn khổ một hệ thống hay tiểu hệ thống bên dưới (Thompson 1995, 2001; Colaresi, Rasler, và Thompson 2008). Do sự cạnh tranh như thế, một quốc gia có thể chiếm giữ một khu vực lãnh thổ, lo sợ rằng nước đua tranh với mình có thể làm như thế và nhằm để nâng cao khả năng phóng chiếu quyền lực khắp vùng và nâng cao ảnh hưởng về tư thế của mình. Hành vi như thế có thể dẫn đến sự tranh giành về lãnh thổ ngoài cuộc tranh cãi về tư thế. 4

Sự khởi phát cuộc tranh chấp trên vấn đề và sự phát triển các hình ảnh kẻ thù cũng có thể đưa đến một sự tái lượng giá hiện trạng liên quan đến các vấn đề khác. Các thực tế không có tính đe dọa trước đây giờ này có thể xem ra đe dọa, dẫn đến sự tạo lập các bất đồng trên các vấn đề bổ túc. Thí dụ, các nhà lãnh đạo một quốc gia có thể không nhìn sự hiện diện dòng dõi chủng tộc của một quốc gia khác nằm trong ranh giới của chính mình có vấn đề chừng nào các quốc gia không phải là các kẻ đối địch. Nếu các quốc gia trở thành đối nghịch, các nhà lãnh đạo có thể bắt đầu tin rằng một sự hiện diện đông đảo dòng giống của đối thủ nằm trong ranh giới quốc gia của họ làm phương hại đến an ninh của họ. Hậu quả một quốc gia có thể áp dụng các biện pháp khắc nghiệt để chống lại hay tìm cách trục xuất các cá nhân thuộc chủng tộc của đối thủ, có tiềm năng dẫn đến sự phát triển một cuộc tranh chấp vấn đề mới trong đó một quốc gia phản kháng sự ngược đãi dòng giống thuộc chủng tộc của mình cư ngụ tại một nước khác.5

Tác phong xét lại liên quan đến các vấn đề mới nhiều phần bị nhìn bởi các quốc gia đói địch như tính chất xâm lược không xác đáng. Các nhà lãnh đạo một quốc gia có thể không nhận thức rằng một số trong các hành động của chính họ bị nhìn bởi các kẻ khác là có tính chất đe dọa. Hậu quả, các hành động xâm lấn của quốc gia khác trên các vấn đề mới nhiều phần được nhìn như là không có tính chất khiêu khích và có thể tiếp nhận như một dấu hiệu của ác ý phi lý của một đối thủ, theo đó củng cố và tăng cường các hình ảnh về sự thù nghịch (Jervis 1976).

Sự xuất hiện các vấn đề mới có thể làm căng thẳng các quan hệ liên quan đên các sự bất đồng trên vấn đề đã được tạo lập trước đây khi các quốc gia nhìn các hành động xâm lấn “của nước kia” liên quan đến các vấn đề mới là không khiêu khích và như một dấu hiệu chỉ dẫn rằng ke/ cạnh tranh của một nước có các ý định xâm lấn liên quan đến các sự bất đồng đã được tạo lập trước đây. Thí dụ, một quốc gia chiếm giữ lãnh thổ tìm cách dành đoạt một lợi thế trên một nước tranh đua về tư thế có thể tăng cường sự nhận thức của nước tranh đua rằng đối thủ của họ đang tìm kiếm một cách hung hăng ưu thế tối thượng trong vùng. Sự chiếm giữ đất đai do đó có thể không chỉ phát khởi sự cạnh tranh trên các mối quan tâm về lãnh thổ, mà cũng còn tăng cường sự cạnh tranh về tư thế.

Sự phát triển các hình ảnh kẻ thù có thể dẫn đến một vòng xoắn ốc sự việc trong đó sự căng thẳng gia tăng khi nhiều vấn đề chồng chất nhau. Sự thiết lập một cuộc xung đột trên vấn đề và sự phát triển một hình ảnh kẻ thù có thể dẫn đến sự tích lũy vấn đề, điều kế đó làm gia tăng sự bất tin tưởng và nghi ngờ “nước khác”. Sự căng thẳng gia tăng và các quốc gia có thể bắt đầu nhìn “nước khác” như trở ngại chính trong việc giải quyết mọi bất đồng (Senese và Vasquez 2008: 17). Các vòng xoắn ốc sự việc làm gia tăng sự nhận thức về nỗi lo sợ và bất tin tưởng, và có thể dẫn đến sự kết luận rằng cách duy nhất để đạt được sự giải quyết vấn đề thuận lợi liên quan đến mọi bất đồng là xuyên qua việc áp đặt ý chí của mình.

Cùng với các hậu quả tâm lý của các vòng xoắn ốc các sự việc có thể làm gia tăng xác xuất của chiến tranh, các vòng xoắn ốc sự việc cũng làm gia tăng tính hợp lý của một quốc gia lựa chọn giải pháp chiến tranh trong việc tìm cách giải quyết các bất đồng của mình (bằng cách để cho đối thủ của mình không muốn và không có khả năng để tiếp tục cạnh tranh trên các vấn đề liên quan). Sự tích lũy sự việc làm gia tăng vốn liếng đặt vào cuộc cạnh tranh. Thí dụ, địa vị và ảnh hưởng bị đe dọa đối với các quốc gia cạnh tranh trên các mối quan tâm về tư thế. Nếu một vấn đề lãnh thổ tích lũy lại, các tài nguyên quý báu (thí dụ, nhiên liệu, nước, khoáng sản) giờ đây cũng có thể bị đe dọa. Với giả định rằng chiến tranh thì tốn kém, các quốc gia có thể sẵn lòng để gánh chịu các tốn phí của chiến tranh khi các lợi lộc tiềm ẩn của sự giải quyết vấn đề thuận lợi thì cao hơn (việc thiết định địa vị/ảnh hưởng và việc thụ đắc các nguồn tài nguyên, đối với việc thiết định địa vị/ảnh hưởng không thôi). 6

Khi sự căng thẳng và tính hợp lý của việc tham gia vào cuộc xung đột quân sự hóa trên một quy mô rộng lớn gia tăng, một quốc gia có thể phát động chiến tranh nếu một đói thủ thúc đẩy các đòi hỏi của nó trên một vấn đề lo sợ rằng sự thiếu sót việc bày tỏ quyết tâm sẽ dẫn kẻ cạnh tranh của mình đẩy ra các đòi hỏi của nó trên các vấn đề khác nữa. Một sự khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ có thể rằng các quốc gia đã ngập ngừng để nhượng bộ trước các đòi hỏi lãnh thổ lo sợ là làm như thế sẽ khuyến khích các nước cạnh tranh khác thúc đẩy các đòi hỏi của riêng họ trên các vấn đề khác (Hensel 2000; Walter 2003). Tương tự, các quốc gia có thể không sẵn lòng để nhượng bộ đòi hỏi của một đối thủ trên một vấn đề khi các vấn đề gai góc gấp bội còn đang dưới sự tranh cãi, lo sợ rằng làm như thế sẽ dẫn đối thủ của mình thúc đẩy các đòi hỏi của nó trên các bất đồng khác. 7

Trong dự án này, tôi lập luận rằng một sự bất đồng trên vấn đề có khuynh hướng góp phần vào sự phát triển vấn đề khác và sự tranh giành trên các vấn đề phức tạp làm gia tăng xác xuất rằng các quốc gia sẽ tham gia vào cuộc xung đột được quân sự hóa. Nhằm khảo sát sự tích lũy các vấn đề, việc cần thiết là dựa trên một sự phân loại vấn đề. Phần kế tiếp do đó thảo luận về một lược đồ phân loại vân đề được sử dụng để lượng định các vấn đề tranh chấp liên quan đến các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970.

Sự Cạnh Tranh Vấn Đề Đa Kích Thước

Sự nghiên cứu đã khảo sát rằng liệu một số vấn đề nào đó có tính cách dễ gây tranh giành hơn các vấn đề khác có khuynh hướng dựa trên loại Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh của chủ nghĩa xét lại được liên kết với các dữ liệu tranh cãi liên quốc gia được quân sự hóa trong đó các sự tranh cãi được xếp loại như về lãnh thổ, chính sách, chế độ, hay một số vấn đề “khác” hay không (Jones và các tác giả khac 1996). Các tranh cãi lãnh thổ liên can đến việc đưa ra các sự xác quyết về lãnh thổ, các tranh cãi chính sách liên can đến việc tuyên bố ý định không tôn trọng chính sách của quốc gia khác, và các tranh cãi chế độ liên can đến việc mưu toan lật đổ chế độ của quốc gia khác. Mọi cuộc tranh cãi liên quốc gia được quân sự hóa từ 1816 đến 1992 được ghi theo ám hiệu dành riêng cho một vấn đề này hay vấn đề kia, theo dự án Các Yếu Tố Tương Liên của Chiến Tranh. 8 Cuộc Chiến Tranh Ả Rập – Do Thái, Cuộc Chiến Tranh Sáu Ngày, và Cuộc Chiến Tranh Yom Kippur War, thí dụ, mỗi cuộc chiến tranh được ghi ám hiệu như là các cuộc tranh cãi lãnh thổ, trong khi Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam được ghi ám hiệu như là một cuộc tranh chấp chính sách.

Khảo hướng Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh không cứu xét rằng các cuộc chiến tranh có thể bị đưa đẩy bởi nhiều vấn đề. Các cuộc chiến tranh mà Do Thái đã tham dự cùng với các lân bang của nó xem ra không chỉ có một chiều kích lãnh thổ (và về nước uống) duy nhất, mà còn có chiều kích chủng tộc / tôn giáo. Tương tự, một cuộc khảo sát các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam có thể phát lộ rằng có hơn một vấn đề chính sách duy nhất nằm dưới sự tranh cãi vào lúc có chiến tranh năm 1979.

Không giống như khảo hướng Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh, các dữ liệu được thu thập trên sự xung đột về vấn đề lãnh thổ bởi các tác giả Huth và Allee (2002) và các dữ liệu trong Các Yếu Tố Tương Liên Sự Việc (Issue Correlates of War: ICOW) về các sự xác quyết lãnh thổ, sông ngòi, và đường biển (Hensel, Mitchell, Sowers, và Thyne 2008) cho phép một khả tính rằng các quốc gia có thể có các vấn đề đa tầng phức tạp đang tiếp diễn. Các dữ liệu như thế cũng bao gồm các số đo của mức độ gai góc của vấn đề làm tốt hơn việc tiên đoán những tranh cãi nhiều phần sẽ leo thang thành chiến tranh. Trong khi cung cấp phương tiện cho một sự điều tra sâu xa hơn về sự tranh chấp lãnh thổ, cả hai dự án hiện đang giới hạn vào việc khảo sát các vấn đề địa chính tri (geopolitical).

Nhằm xác định các vấn đề lãnh thổ và phi lãnh thổ liên hệ của sự tranh giành, trong bài nghiên cứu này tôi dựa trên một sự phân loại mở rộng trên công trình đã phân loại các đối thủ như về không gian và/hay tư thế trong bản chất (Thompson 1995, 2001; Colaresi và các tác giả khác 2008). 9 Các kẻ tranh giành về không gian là những quốc gia có các xác quyết trên lãnh thổ xung đột nhau. Các kẻ tranh biện tư thế tranh giành trên việc thiết định ảnh hưởng và uy tín trong khuôn khổ một hệ thống và tiểu hệ thống. Các quốc gia cũng có thể cạnh tranh về ý thức hệ bởi các hệ thống tin điều chính trị khác biệt nhau, hay có thể tham dự vào cuộc xung đột về vấn đề căn cước trong đó sự thù nghịch bắt nguồn từ các sự óan hận về dân tộc, tôn giáo, hay một quốc gia phản đối sự ngược đãi nhìn thấy rõ đối với các cá nhân của một nhóm dân tộc ít người tại một nước khác (Dreyer 2010).

Cùng với việc tranh giành tiềm ẩn trên các loại vấn đề khác nhau (không gian, tư thế, ý thức hệ, căn cước), các quốc gia có thể tranh giành trên các xác quyết về vấn đề phức tạp trong mỗi loại vấn đề. Thí dụ, có thể có các xác quyết vấn đề lãnh thổ đa tầng phức tạp giữa các nước tranh giành không gian hay các xác quyết vấn đề đa tầng phức tạp liên hệ đến sự canh tranh tư thế. Hậu quả, số lượng các khẳng quyết vấn đề mà các quốc gia có thể tranh giành ở bất kỳ thời điểm xác định nào có thể có nhiều. Sự phân tích các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam sẽ cho phép khả tính không chỉ rằng Trung Hoa và Việt Nam có thể tham dự vào các loại khác nhau của sự cạnh tranh vấn đề cùng một lúc, mà còn rằng các nước tranh đua có thể tham dự vào các sự bất đồng vấn đề đa tầng phức tạp liên quan đến mỗi loại xung đột trên vấn đề. Như cuộc thảo luận sẽ phát hiện, các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam có thể được tượng trưng như tập trung vào sự tranh giành không gian, tư thế, và căn cước, và Trung Hoa cùng Việt Nam đã tham dự vào các cuộc tranh chấp vấn đề không gian phức tạp và các tranh chấp tư thế phức tạp, đưa dến nhiều sự xác quyết vấn đề nằm dưới sự tranh giành cùng một lúc.

Phần kế tiếp sẽ nhắm vào hai câu hỏi liên hệ. Trước tiên, sự tham dự vào một sự bất đồng trên vấn đề có khuynh hướng trợ lực cho sự phát triển các sự bất đồng trên các vấn đề bổ túc hay không? Nói cách khác, liệu một việc có khuynh hướng dẫn dắt đến việc khác hay không sẽ được khảo sát. Thứ nhì, các vấn đê phức tạp trên lịch trình có khuynh hương đưa đến sự leo thang, tụt thang, hay liệu có mối quan hệ nào giữa số lượng các vấn đề nằm dưới sự tranh giành với mức độ thù nghịch hay không?




Cuộc Xâm Lăng Của Trung Cộng vào Việt Nam, năm 1979

Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam

Các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970 được khảo sát như trường hợp chính yếu cho sự phân tích vì nhiều lý do. Mặc dù các vấn đề lãnh thổ nằm dưới sự tranh giành giữa Trung Hoa và Việt Nam trong suốt thời kỳ điều nghiên, sự tranh giành trên lãnh thổ không phải là lý do chủ yếu cho Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam. Tác giả Kenny (2002: 53) đề cập đến các sự tuyên xác lãnh thổ như các vấn đề “có tầm quan trọng thứ yêu”, trong khi sự xác định Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh như một sự tranh luận về chính sách cho thấy rằng lãnh thổ không phải là vấn đề trung tâm của sự bất đồng. Bằng chứng hậu thuẫn vì thế sẽ nêu ý kiến rằng cuộc chiến tranh xảy ra do động lực xoắn ốc các vân đề hơn là chỉ đơn thuần là một cuộc chiến tranh do ở tầm gay gắt về lãnh thổ. Hơn nữa, một trường hợp bổ túc sẽ được trình bày một cách vắn tắt (Thái Lan – Việt Nam) để khảo sát rằng liệu các vòng xoắn ốc sự việc trong đó lãnh thổ không phải là một vấn đề gây tranh giành có khuynh hướng dẫn đến sự leo thang và chiên tranh hay không.

Trung Hoa – Việt Nam (cùng với Thái Lan – Việt Nam) là một trường hợp của “sự đối đầu chiến lược” (Thompson 2001). Các đối thủ chiến lược nhìn kẻ kia như các kẻ cạnh tranh và kẻ thù (Colaresi và các tác giả khác 2008: 3-4). Với sự hiện hữu của các nhận thức về kẻ thù giữa các quốc gia đối địch và sự phân loại vấn đề đối tranh được áp dụng trong dự án này, sự cẩn trọng cần phải được thi hành trong việc tổng quát hóa các sự khám phá bên ngoài các trường hợp của sự đối tranh (rivalry). Tuy thế, các cuộc khảo cứu gần đây về sự xung đột về vấn đề đa chiều kich nêu ý kiến rằng điều không phải là khác thường cho các đối thủ tranh cãi nhau trên các vấn đề phức tạp. Tám mươi hai đối thủ chiến lược đã tranh giành nhau trên nhiều hơn một loại vấn đề (các xác quyết về không gian, tư thế, ý thức hệ, và hàng hải) duy nhất (Dryer 2010). 10 Liên quan đến các vân đề địa chính trị (các xác quyết về lãnh thổ, sông ngòi, và hàng hải) tại Tây Bán Cầu và Tây Âu, có 66 trường hợp đối tranh trong đó có các xác quyết trên vấn đề đang tiếp diễn đa tầng phức tạp (Mitchell và Thies 2010). Bằng chứng như thế nêu ý kiến rằng sự tích lũy vấn đề tương đối thông thường giữa các đối thủ quốc tế. Chính vì thế, các sự khám phá từ trường hợp nghiên cứu điển hình có thể được tổng quát hóa đến một số lượng lớn các trường hợp khác về sự đối tranh.

Trường hợp Trung Hoa – Việt Nam (cũng như trường hợp Thái Lan – Việt Nam) cùng cung cấp sự biến thiên liên quan đến các biến số về quyền lợi. Như cuộc thảo luận theo sau sẽ phát hiện, các quan hệ Trung Hoa – Vệt Nam đã biến đổi về số các vấn đề nằm dưới sự tranh cãi. Liệu một sự bất đồng vấn đề đã trợ lực vào sự phát triển các bất đồng bổ túc hay không hay liệu các vấn đề mới xuất hiện độc lập với các bất đồng trước đây, bởi thế, có thể được lượng định hay không. Trong sự liên quan đến mức độ thù nghịch, Trung Hoa và Việt Nam ở trong tình trạng hòa bình với nhau hồi đầu thập niên 1970, trải qua các cuộc đụng độ dọc biên giới hồi giữa thập niên 1970 (không leo thang thành chiến tranh toàn diên), và tham dự vào chiến tranh hồi cuối thập niên 1970, kết quả, Trung Hoa và Việt Nam đã trải qua các thời đại của các mức độ thù nghịch thấp, trung bình và cao, giúp cho việc thực hiện được một cuộc điều tra rằng liệu các mức độ thù nghịch có biến đổi liên quan đến số lượng các vấn đề nằm dưới sự tranh cãi hay không.

Một lý do cuối cùng để khảo sát trường hợp Trung Hoa – Việt Nam vì rằng câu hỏi tại sao Trung Hoa và Việt Nam đã tham dự vào chiến tranh chỉ 4 năm sau sự kết thúc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhì tiếp theo sau các năm hợp tác vững chắc trước đó cấu thành một câu đó thực nghiệm. Như đã ghi nhận nơi phần dẫn nhập, Trung Hoa và Việt Nam có vẻ như là các đồng minh chặt chẽ trong suốt cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Tìm cách để chứng thực cuộc cách mạng cộng sản của chính mình, Đảng Cộng Sản Trung Hoa đã tự cam kết với việc ủng hộ các phong trào cách mạng ngoài nước. Sự ủng hộ của Trung Hoa và Liên Bang Sô Viết đã trợ lực cho Bắc Việt trong sự truy tìm của Bắc Việt sự thống nhất quốc gia và sự triệt thoái của Hoa Kỳ. Các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam từ 1950 đến 1975 đã được mô tả như một “tình đồng chí mật thiết” (Womack 2006: 164-174). Bất kể các mức độ hợp tác chặt chẽ trước đây, Trung Hoa và Việt Nam đã tham dự vào cuộc chiến tranh năm 1979. Đâu là nguyên do khiến cho các quan hệ biến đổi một cách quyết liệt từ các đồng minh sát cánh thành các đối thủ trong chiến tranh?

Việc Này Dẫn Dắt Đến Việc Kia

Như cuộc thảo luận theo sau sẽ phát hiện, Trung Hoa và Việt Nam tranh cãi trên nhiều vấn đề trong suốt thập niên 1970. Các tranh chấp về tư thế bao gồm cả lời nguyền trung thành của Việt Nam được chuyển sang kẻ cạnh tranh chính yếu trong vùng của Trung Hoa – Liên Bang Sô Viết, và sự tranh giành liên quan đến việc thiết lập ảnh hưởng trên Căm Bốt. Sự tranh giành không gian bao gồm các xác quyết đối chọi trên các khu vực biên giới, Vịnh Bắc Bộ, Quần Đảo Hoàng Sa, và Quần Đảo Trường Sa. Trung Hoa và Việt Nam cũng tranh cãi trên một vấn đề căn cước trong đó Trung Hoa đã phản đối sự ngược đãi các cư dân gốc Trung Hoa tại Việt Nam.

Mặc dù Trung Hoa và Việt Nam có thể có vẻ đã là các đồng minh sát cánh trong suốt Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhì, các sự rạn nứt trong liên minh Trung Hoa – Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện trước khi có sự kết thúc chiến tranh. Các quan hệ tiên khởi bị nhuốm bẩn bởi sự tranh giành tư thế trong đó người Việt Nam tin rằng Trung Hoa đã muốn duy trì sự phân chia Việt Nam hầu thống trị Đông Nam Á, và người Trung Hoa lo sợ một Đông Dương bị khống chế bởi một liên minh Sô Viết – Việt Nam. Việt Nam bị tổn thương sâu xa bởi cuộc thăm viếng của [Tổng Thống Mỹ] Richard Nixon tại Trung Hoa năm 1972. Sự chuyển động tiến tới sự bình thường hóa các quan hệ giữa Trung Hoa và kẻ thù chính của Việt Nam, Hoa Kỳ, đã “làm mất tinh thần một cách nặng nề” đối với Hà Nội (Kissinger 1979: 711), và đã gây ra “tổn hại không thể sửa chữa” được cho các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam (Lo 1989: 69). Người Việt Nam đã nhìn cuộc thăm viếng này như lần thứ nhì mà Trung Hoa đã “bán đứng” sự theo đuổi cuộc thống nhất và giải phóng hoàn toàn của Việt Nam (lần thứ nhất là Hội Nghị Geneva về Đông Dương trong năm 1954) (Lo 1989: 69).

Liên Bang Sô Viết tìm cách lợi dụng sự nguội lạnh trong các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam bằng cách mở rộng ảnh hưởng trên Hà Nội, làm phương hại đến Trung Hoa (Ray 1983: 50-54). Các nhà lãnh đạo Sô Viết quả quyết rằng cuộc thăm viếng của Nixon tại Trung Hoa đã được thiết kế để phá hủy và phân hóa phe xã hội chủ nghĩa và rằng Trung Hoa đã tìm cách đạt đến một sự thỏa thuận với Hoa Kỳ đằng sau lưng người Việt Nam. Sô Viết hứa hẹn sự “ủng hộ anh em” tiếp tục cho Hà Nội và Trung Hoa bắt đầu lo sợ về sự bao vây như một kết quả của sự hợp tác gia tăng giữa Sô Viết và Việt Nam (Gilks 1992:229). Một hình ảnh kẻ thù Việt Nam đã bắt đầu được phát triển khi các nhà lãnh đạo Trung Hoa bày tỏ sự quan ngại cả về “chủ nghĩa bá quyền toàn cầu” của Sô Viết lẫn “chủ nghĩa bá quyền khu vực” của Việt Nam và bắt đầu nhìn Việt Nam như một lớp tuồng tạo lập “Cuba ở Châu Á” trong kế hoạch của Sô Viết nhằm thiết lập sự khống chế trên Đông Nam Á (Burton 1978-79:699-722; Ray 1983:84).

Tương tự, tại Việt Nam, một hình ảnh kẻ thù Trung Hoa đã khởi sự được củng cố. Việt Nam đã cảnh cáo Trung Hoa, “Việt Nam là đất nước của chúng tôi; Trung Hoa không thể thảo luận vấn đề Việt Nam với người Mỹ. Trung Hoa đã sẵn phạm phải một lỗi lầm năm 1954. Đừng để phạm phải một lỗi lầm khác nữa” (được trích dẫn trong sách của Gilks 1992:84). Sự bất chấp của Trung Hoa trước các ý nguyện của Việt Nam đã xác nhận các sự nghi ngờ của Việt Nam rằng Trung Hoa không thể nào tin cậy được. Chính phủ Việt Nam, “nhận thức cuộc thăm viếng của Nixon như một hình vi phản bội không lường được và là bằng cớ chung cuộc về nghị trình quỷ quyệt hơn nhiều của phía Mao Trạch Đông và giới lãnh đạo Trung Hoa.” (Mulvenon 1995). Các bức ảnh chụp của Mao sau đó đã được gỡ bỏ khỏi các của hiệu tại Hà Nội và người gốc Hoa tại Việt Nam bị trông chừng với sự nghi ngờ gia tăng (Lo 1989:69).

Sự khởi phát cuộc tranh chấp vấn đề tư thế và sự đâm chồi các hình ảnh kẻ thù đã dẫn tới một sự tái lượng giá nguyên trạng liên quan đến sự dàn xếp lãnh thổ dọc theo biên giới và sự khởi phát các xác quyết về không gian. Về mặt lịch sử, biên giới của Trung Hoa với Việt Nam thì vô định hình và các nhóm dân tộc ở cả hai bên đều thụ hưởng các quan hệ chặt chẽ (Kenny 2002:52). Sau khúc ngoặt trong các quan hệ tiếp theo sau cuộc thăm viếng của Nixon tại Trung Hoa, các quan ngại mới nhận thấy liên quan đến an ninh lãnh thổ (Lo 1989:70) dẫn dắt các nhà lãnh đạo Trung Hoa đến việc tin tưởng rằng họ đã phải “ổn định hóa biên giới để làm cho Trung Hoa được an toàn hầu phát triển” (được trích dẫn trong sách của Kenny 2002:52). Hà Nội đã tố cáo Trung Hoa về sự xâm phạm lãnh thổ và Trung Hoa đã tố cáo Việt Nam về việc tạo ra sự căng thẳng dọc theo biên giới (Lo 1989:70). Các sự đụng độ được báo cáo đã xảy ra ngay từ 1973, năm theo sau cuộc thăm viếng của Nixon tại Trung Hoa (Turley và Race: 1980:70-72; Lo 1989:70-72; Nguyễn 2006:26). Chỉ mãi cho tới sau khi Trung Hoa và Việt Nam khởi sự nhìn nước kia như kẻ thù, do sự tạo lập sự cạnh tranh tư thế, lúc đó bản chất khó xác định của biên giới mới bị nhìn như một mối đe dọa cho an ninh của mỗi quốc gia.

Cùng với sự cạnh tranh liên quan đến sự phác họa lãnh thổ dọc theo biên giới, Trung Hoa và Việt Nam cũng trở nên can dự vào sự cạnh tranh không gian liên quan đến Vịnh Bắc Bộ. Trong Tháng Mười Hai năm 1973, Hà Nội loan báo, với sự khó chịu của Trung Hoa, ý định của Bắc Việt để khởi sự thăm dò dầu hỏa tại Vịnh (Chang 1986:24; Duiker 1986:60-61). Sự tranh luận phần lớn bị thúc đẩy bởi sự ức đoán liên quan đến tiềm năng dầu hỏa trong khu vực (Hood 1992:122). Sự tranh cãi lãnh thổ trên Vịnh sau này bị che khuất bởi các cuộc tranh chấp vấn đề lãnh thổ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Hood 1992:129, 134). Tuy nhiên, việc này đôi lúc che khuất sự kiện rằng cuộc tranh cãi về Vịnh Bắc Bộ đã góp phần vào sự phát triển của sự tranh giành trên quần đảo Hoàng Sa.

Hai bất đồng lãnh thổ xuất hiện vào lúc kết thúc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhì, một trong đó là cuộc tranh chấp trên Quần Đảo Hoàng Sa. Trong Tháng Một năm 1974, Trung Hoa đã chiếm giữ sự kiểm soát trên quần đảo Hoàng Sa tại Biển Nam Hoa (South China Sea) từ các binh sĩ Nam Việt Nam. Mặc dù Hà Nội có phản đối sự chiếm giữ các đảo ở Hoàng Sa của Trung Hoa, một lời tuyên bố chính thức đã không được đưa ra cho mãi đến lúc kết thúc Cuộc Chiến Tranh Việt Nam (Lo 1989:85-90; Nguyễn 2006:26). Sự chiếm giữ của Trung Hoa trên quần đảo Hoàng Sa một phần do việc lo sợ rằng Hà Nội sẽ tìm cách giành lấy sự kiểm soát trên các đảo bởi có các hành động xâm lấn của Bắc Việt liên quan đến các cuộc tranh cãi về biên giới trên đất liền và tại Vịnh Bắc Bộ. Tác giả Lo (1989:72) lập luận rằng một “cảm giác khẩn cấp” bị “tiêm nhiễm bởi sự gia tăng các biến cố biên giới và sự xuất hiện một cuộc tranh cãi về sự phân chia Vịnh Bắc Việt”. Hậu quả Trung Hoa đã hành động nhằm chặn đầu sự xác quyết của Hà Nội đối vói các đảo này (Burton 1978-79:707).

Trung Hoa cũng chiếm giữ các đảo một phần tìm cách dành được đòn bẩy lợi thế liên quan đến sự tranh giành tư thế của họ đối với Liên Bang Sô Viết và Việt Nam. Sự kiểm soát trên các hòn đảo nâng cáo khả năng của Trung Hoa để ảnh hưởng đến các hoạt động trong miền qua việc mở rộng sự hiện diện của Trung Hoa thêm 200 dặm kể từ lục địa. Việc này đã cung cấp cho họ một tiền đồn để theo dõi các hoạt động hải quân của Sô Viết và Việt Nam tại Biển Nam Hải (Hood 1992:129, 134) và ảnh hưởng trên một hải lộ quan trọng (Chen 1987:130). Hơn nữa, Trung Hoa lo sợ các hậu quả tư thế của một sự chiếm giữ của Hà Nội trên quần đảo Hoàng Sa liên kết với sự hợp tác giữa Sô Viết và Việt Nam. Tác giả Lo (1989:78) lập luận, “lý giải hợp lý nhất cho chiến dịch Hoàng Sa rằng nó cấu thành sự đáp ứng của Trung Hoa trước các sự thay đổi trong tình hình chiến lược của Biển Nam Hải. Vào đầu thập niên 1970, mối quan ngại của Trung Hoa trước sự gia tăng trong ảnh hưởng của Sô Viết trong vùng, kể cả các hoạt động hải quân của Sô Viết tại Biển Nam Hải, đã tăng trưởng. Trong khung cảnh này, giá trị chiến lược của các hòn đảo giữa đại dương, điều khiển các tuyến đường biển quan trọng, càng nổi bật lên. Tình trạng suy đồi cùng lúc trong các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam và sự xuất hiện các cuộc tranh luận về lãnh thổ giữa hai nước đã nối kết các cuộc tranh cãi về Các Quần Đảo Hoàng sa và Trường Sa với sự quan ngại của Trung Hoa về mối đe dọa của Sô Viết đối với nền an ninh của Trung Hoa. Chiến dịch Hoàng Sa đã được phóng ra để đón chặn bất kỳ khả tính tương lại nào của ảnh hưởng của Sô Viết trên các hòn đảo này xuyên qua sự hợp tác của Hà Nội”. Hậu quả, Trung Hoa chiếm giữ Quần Đảo Hoàng Sa một phần để nâng cao địa vị trong miền của họ và để ngăn chặn Việt Nam cùng Liên Bang Sô Viết khỏi việc dành đoạt được một lợi thế về tư thế xuyên qua sự kiểm soát của Việt Nam trên các hòn đảo và sự hợp tác của Sô Viết với Viêt Nam.

Sự bất đồng lãnh thổ thứ nhì xuất hiện giữa Trung Hoa và Việt Nam vào lúc kết thúc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhì là cuộc tranh cãi về Quần Đảo Trường Sa. Sàigòn nắm quyền kiểm soát trên năm điểm của Quần Đảo Trường Sa vào Tháng Tám năm 1973 (Kenny 2002:66; Fravel 2008:278), điều mà Trung Hoa có tuyên bố là “một sự vi phạm bừa bãi vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Hoa” (lo 1989:57). Tiếp theo sau chiến dịch Hoàng Sa, Sàigòn đã nắm sự kiểm soát thêm nhiều địa điểm trong quần đảo Trường Sa. Hà Nội bận tâm với Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhì vào lúc đó và đã không đưa ra một sự xác quyết chính thức trên quần đảo (Kenny 2002:66). Tuy nhiên, vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh hồi tháng Tư 1975, Hà Nội đã chiếm đóng quần đảo đưa đến sự khởi phát cuộc tranh chấp lãnh thổ của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với Trng Hoa trên Quần Đảo Trường Sa (Hood 1992: 125).

Tương như như cuộc tranh cãi về Quần Đảo Hoàng Sa, sự tranh giành trên Trường Sa một phần phát sinh từ các sự cứu xét về tư thế. Việt Nam và Liên Bang Sô Viết mong muốn sự kiểm soát của Việt Nam trên quần đảo hầu nâng cao khả năng phóng chiếu sức mạnh vào vùng Biển Nam Hải (Lo 1989:78). Sô Viết đã khuyến khích sự chiếm đóng các đảo ở Trường Sa bằng việc công bố các cuộc nghiên cứu chính phủ tiên đoán rằng có các số dự trữ dầu hỏa khổng lồ nằm dưới các hòn đảo (Kenny 2002:66) và qua việc cung cấp cho Việt Nam sự ủng hộ ngoại giao liên quan đến sự tuyên xác này (Chen 1987:110). Sự chiếm cứ các hòn đảo cũng là một “sự đáp ứng” với chiến dịch Hoàng Sa của Trung Hoa (Womack 2006:182), và hậu quả cũng đã xuất hiện một phần là do ở sự tranh giành trên vấn đề lãnh thổ đã được thiết định trước đây.

Một sự tranh chấp vấn đề tư thế thứ nhì đã xuất hiện trong năm 1975 trong đó Trung Hoa và Việt Nam khởi sự cạnh tranh ảnh hưởng trên Căm Bốt (Kampuchea) (Ross 1988:244). Cả hai Việt Nam lẫn Trung Hoa đều có các lãnh tụ ưu ái của mình tại Phnom Penh là các kẻ thân thiện với các quyền lợi của đất nước của họ. Khi Khmer Đỏ nắm giữ quyền hành tại Căm Bốt năm 1975, chế độ mới tạo lập các quan hệ chặt chẽ với Trung Hoa. Các nhà lãnh đạo Kampuchea tìm kiếm sự trợ giúp của Trung Hoa nhằm bảo vệ Căm Bốt chống lại kế họach bị cáo giác của Việt Nam “nhằm sáp nhập Căm Bốt vào trong một đế quốc Đông Dương mới” (được trích dẫn trong sách của Ray 1983:67-68).

Sự mong ước của Trung Hoa về các quan hệ chặt chẽ và một chế độ thân Trung Hoa tại Căm Bốt phát sinh từ mục tiêu nhằm ngặn chặn Việt Nam và Liên Bang Sô Viết khỏi việc dành đoạt được một thế thượng phong liên quan đến sự tranh giành tư thế của Trung Hoa với liên minh Sô Viết – Việt Nam. Sự thiết lập các quan hệ thân thiện của Trung Hoa với Khmer Đỏ đã đặt ra các giới hạn trên ảnh hưởng của Việt Nam và Sô Viết tại Đông Nam Á. Chặn đầu sự kiểm soát của Trung Hoa trên Căm Bốt đã trợ lực vào mục đích ngăn chặn sự bao vây (Ross 1988:246).

Hơn nữa, sự tranh giành lãnh thổ, góp phần vào việc tạo ra một bàu không khí tâm lý của sự lo sợ và không tin cậy, khiến mỗi quốc gia trông chừng các ý định của nước kia về Kampuchea. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã kết luận rằng “sự khăng khăng của Trung Hoa về một thẩm quyền chuyên độc đối với tất cả các hòn đảo tại Biển Nam Hải” (cùng với sự từ chối của Trung Hoa không chịu chấp nhận di sản của chế độ thực dân Pháp) “hàm ý một cách rõ ràng rằng Bắc Kinh đã không thừa nhận một tư thế chế ngự của Việt Nam tại Lào hay Kampuchea”. Các nhà lãnh đạo Trung Hoa cảm thấy rằng các cuộc tranh chấp lãnh thổ của Việt Nam với Trung Hoa và Kampuchea “bộc lộ các kế hoạch bành trướng của Hà Nội trong vùng”, đã góp phần cho sự quan ngai của Trung Hoa về các ý định của Việt Nam liên quan đến Kampuchea (Chang 1986:45-46).

Trong khi bắt nguồn ngay lúc khởi đầu từ các quan ngại về không gian và tư thế, sự đối tranh của Trung Hoa vớiViệt Nam sau này cũng bị thúc đẩy bởi cuộc xung đột trên vấn đề căn cước trong đó Trung Hoa phản kháng sự ngược đãi người gốc Trung Hoa (người Hoa) sinh sống tại Việt Nam. Các chính sách của Việt Nam đối với người Hoa bao gồm cả việc chiếm đoạt các tài sản, bác bỏ quyền được lựa chọn quốc tịch một cách tự nguyện của cá nhân, cắt giảm khẩu phần, hạn chế việc làm, áp đặt các sắc thuế cao khác thường, giết hại, trục xuất cưỡng bách, v.v… (Amer 1991). Mặc dù sự vi phạm các quyền của người Hoa đã khởi sự sớm hơn, Trung Hoa đã không nêu vấn đế một cách chính thức (có nghĩa, về mặt ngoại giao) cho đến năm 1978 (Benoit 1981:50; Cima 1989:219).

Cuộc tranh cãi căn cước khởi sinh một phần từ một sự tái lượng giá nguyên trạng tiếp theo sau sự thiết định Trung Hoa và Việt Nam như các đối thủ. Trong lúc Việt Nam trước đó đã không nhìn người Hoa như một sự đe dọa cho nền an ninh của Việt Nam, khi Trung Hoa và Việt Nam đã khởi sự nhìn kẻ kia như kẻ thù, Việt Nam lo ngại rằng Trung Hoa sẽ dựa vào người Hoa như một “đội quân thứ năm” tìm cách phá hoại thẩm quyền chính phủ địa phương trong trường hợp có chiến tranh với Trung Hoa. Các quan ngại như thế góp phần vào các biện pháp khắc nghiệt được thi hành chống lại người Hoa và sự trục xuất họ khỏi Việt Nam (Elliot 1981:10-11; Ross 1988:241).

Tranh chấp về vấn đề căn cước phát sinh một phần, hơn nữa, từ việc Việt Nam tìm cách dành đoạt được đòn bẩy trên sự tranh cãi về biên giới. Trong năm 1977, Việt Nam đã thiết chế một chính sách “thanh lọc” dọc theo biên giới trong đó mọi cư dân Trung Hoa và phi-Việt Nam tại các khu vực biên giới bị trục xuất khỏi Việt Nam theo lý luận rằng nếu chỉ có riêng người gốc Việt Nam cư ngụ tại các khu vực biên giới tranh cãi, điều đó sẽ làm tiêu trừ tính chính đáng trong các lời tuyên xác về biên giới của Trung Hoa (Chang 1986:45; Chen 1987:49). Các cuộc tống xuất cưỡng bách như thế góp phần vào sự phát triển cuộc tranh cãi về căn cước, là vấn đề cuối cùng được tích lũy giữa Trung Hoa và Việt Nam trong thập niên 1970.

Sự khảo sát các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong suốt thập niên nêu ý kiến rằng một sự bất đồng trên vấn đề có khuynh hướng góp phần vào sự phát triển một vấn đề khác. Hình 1 trình bày theo tuàn tự trong đó các vấn đề được tích lũy lại. Các quan hệ tiên khởi bắt đầu bị suy đồi bởi có sự tranh giành tư thế giữa Sô Viết / Việt Nam và Trung Hoa trong đó Việt Nam tin rằng Trung Hoa mong muốn Việt Nam vẫn còn bị chia cắt và ở vào một tư thế phục tùng đối với Trung Hoa tại Đông Nam Á, trong khi Trung Hoa lo sợ sự khống chế trong vùng và sự bao vây của Sô Viết – Việt Nam. Sự khởi sinh của cuộc tranh chấp trên vấn đề tư thế và sự phát triển xuất hiện về một hình ảnh kẻ thù của “kẻ kia” đưa đến một sự tái lượng giá nguyên trạng liên quan đến biên giới và sự khởi sinh cuộc tranh chấp về vấn đề không gian. Một cuộc tranh luận trên Vịnh Bắc Việt cũng đã xuất hiện, và cuộc tranh giành trên biên giới đất liền và tại vùng Vịnh đưa đến việc Trung Hoa có hành động nhằm ngăn chặn Hà Nội không dành được sự kiểm soát trên quần đảo Hoàng Sa. Hơn nữa, Trung Hoa tìm cách dành đoạt một lợi thế liên quan đến sự tranh giành tư thế với liên minh Sô Viết – Việt Nam bằng cách nâng cao khả nâng của họ để phóng chiếu sức mạnh vào vùng Biển Nam Hải và bằng việc ngăn chặn uy thế được nâng cao của Sô Viết – Việt Nam xuyên qua chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và sự hợp tác của Sô Viết với Việt Nam. Sự chiếm đóng của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, một cách tương tự, phát sinh từ các quan ngại về tư thế liên quan đến khả năng được nâng cao để ảnh hưởng đến các hoạt động trong vùng và như một “sự đáp ứng” đối với chiến dịch Hoàng Sa của Trung Hoa.

Vấn Đề Năm Phát Sinh

Tư thế: Cạnh Tranh Việt Nam/Sô Viết – Trung Hoa 1972

Không Gian: Biên Giới Đất Liền 1973

Không Gian: Vịnh Bắc Việt 1973

Không Gian: Quần Đảo Hoàng Sa 1975

Không Gian: Quần Đảo Trường sa 1975

Tư Thế: Căm Bốt 1975

Căn Cước: Vi Phạm Các Quyền Của Hoa Kiều 1978

Hình 1: Sự Tích lũy Vấn Đề Giữa Trung Hoa và Việt Nam

(Ghi chú: Mỗi vấn đề vẫn còn nắm dưới sự tranh giành từ lúc phát sinh cho đến cuộc chiến tranh năm 1979).

Cuộc tranh cãi tư thế thứ nhì, liên can đến ảnh hưởng đôi với Căm Bốt, phát sinh từ sự tranh giành tư thế đã thiết định trước đây giữa Trung Hoa và Việt Nam/Sô Viết trong đó Trung Hoa hy vọng để giới hạn ảnh hưởng của liên minh trên vùng Đông Nam Á và ngăn chặn sự bao vây. Hơn nữa, sự tranh giành lãnh thổ, làm cho cả Trung Hoa lẫn Việt Nam trở nên nghi ngờ các ý định của “kẻ kia” đối với Kampuchea. Sau cùng, cuộc tranh cãi về căn cước phát sinh do một sự tái lượng giá nguyên trạng liên can đến sự hiện diện đông đảo của người gốc Trung Hoa tại Việt Nam tiếp theo sau sự tạo lập các hình ảnh kẻ thù và cũng từ việc Việt Nam tìm cách dành đoạt được đòn bẩy trên cuộc tranh cãi về biên giới.

Sự phân tích trong phần này khiến ta nghĩ rằng sự thiết định một bất đồng trên vấn đề có thể góp phần vào sự phát triển các sự tranh giành trên vấn đề bổ túc. Phần kế tiếp khảo sát các hậu quả của việc có nhiều vấn đề phức tạp trên nghị trình cùng một lúc sau khi việc này đã dẫn dắt đến việc kia. Có phải sự thiết lập các sự bất đồng trên các vấn đề mới làm căng thẳng các quan hệ liên quan đến các bất đồng đã được thiết lập trước đây hay không? Có phải các vấn đề mới phát sinh từ các sự bất đồng trước đó mang một tầm quan trọng riêng tư của chúng? Có phải sự tranh giành trên các vấn đề đa diện phức tạp góp phần vào sự bùng nổ của chiến tranh?

Sự Leo Thang Thành Chiến Tranh

Liên can đến Trung Hoa và Việt Nam, sự thiết lập các bất đồng trên các vấn đề mới làm tệ hơn các quan hệ liên quan đến các cuộc tranh chấp trên các vấn đề đã được thiếp lập trước đó. Một khi cuộc tranh cãi biên giới xuất hiện, Việt Nam đã nhận được “sự ủng hộ hoàn toàn” của Liên Bang Sô Viết, đã chuyển giao trang bị quân sự cho Việt Nam và đã khiển trách Trung Hoa về các sự đột nhập ở biên giới (Chen 1992:144). Liên quan đến cuộc tranh cãi lãnh thổ ở Biển Nam Hải, tương tự, Việt Nam đã hướng đến Liên Bang Sô Viết để có sự ủng hộ (Rich 2003:481-482). Sự hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Liên Bang Sô Viết trên các vấn đề lãnh thổ đã nâng cao sự quan ngại của Trung Hoa về chính sách bá quyền trong miền tiềm ẩn của Sô Viết / Việt Nam và hậu quả là sự tranh giành tư thế được tăng cường.

Hành động của Việt Nam liên quan đến Vịnh Bắc Việt và một cách tương tự với người Hoa làm gia tăng sự lo âu của Trung Hoa về tiềm năng cho sự thông đồng Sô Viết – Việt Nam. Trong một sự ám chỉ được che dấu một cách mỏng manh đến Liên Bang Sô Viết, các nhà lãnh đạo Trung Hoa đã đòi hỏi rằng “không một nước thứ ba nào được phép để thực hiện cuộc thăm dò tại Vịnh Bắc Bộ (Tonkin)” (được trích dẫn trong sách của Lo (1989:72). Liên quan đến sự ngược đãi của Việt Nam đối với người Hoa, phía Trung Hoa tuyên bố rằng “đàng sau mọi bước tiến chống lại Trung Hoa được thực hiện bởi nhà chức trách Việt Nam là bóng dáng to lớn của chủ nghĩa đế quốc Sô Viết” (được trích dẫn troong sách của Rich 2003:482). Các cuộc tranh cãi về Vịnh Bắc Việt và căn cước làm gia tăng sự nghi ngờ của Trung Hoa rằng Việt Nam đang hành động như một tác nhân đại diện của Liên Bang Sô Viết trong sư mưu tìm quyền thống trị trong vùng của Sô Viết / Việt Nam.

Hơn nữa, cuộc tranh cãi về căn cước đã làm trầm trọng hơn các quan hệ liên quan đến sự tranh cãi biên giới đã được thiết lập trước đó. Như đã ghi nhận bên trên, vấn đề căn cước phát sinh một phần từ chính sách của Việt Nam nhằm trục xuất các cư dân phi Việt Nam khỏi các khu vực biên giới tranh chấp. Lúc khu vực biên giới được khai quang, các vụ bạo động đã gia tăng khi người Trung Hoa toan tính duy trì sự kiểm soát trên đất đai tranh chấp. Trong khi Việt Nam tìm cách giải quyết vấn đề biên giới bằng cách trục xuất người gốc Trung Hoa, các hành động như thế thay vào đó lại càng làm gia tăng sự kháng cự của Trung Hoa và đưa đến một sự leo thang dọc theo biên giới (Chen 1987:49-50).

Sự tranh giành trên các vấn đề tranh cãi đã gia tăng trong các tháng trước khi có chiến tranh. Các vụ đụng chạm ở biên giới dâng cao và các con số người Hoa bị trực xuất khỏi Việt Nam gia tăng. Liên Bang Sô Viết và Việt Nam đã ký kết một liên minh chính thức, Bản Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác, vào ngày 2 Tháng Mười Một năm 1978, có vẻ xác nhận các sự lo sợ của Trung Hoa liên can đến sự bao vây xuyên qua sự hợp tác giữa Sô Viết – Việt Nam. Cuộc tranh đấu trên Căm Bốt diễn ra trước khi có cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Kampuchea vào ngày Giáng Sinh 1978. Chưa đầy hai tháng sáu đó, Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam khởi sự.

Sự leo thang của các quan hệ đi theo một khuôn mẫu tổng quát trong đó khi các vấn đề được tích lũy, các quan hệ càng trở nên chua chát.. Các vụ động độ ở biên giới đã khởi sự trong năm 1973 và gia tăng trong các năm tiếp nối (Chen 1987:49-50) tương ứng với sự tạo lập của các sự tuyên xác các vấn đề bổ túc. Tại điểm nơi đó Trung Hoa và Việt Nam tham dự vào chiến tranh năm 1979, có đến bẩy vấn đề trong nghị trịnh Tác giả Womack (2006:192) lập luận rằng các vấn đề đã dẫn đến Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam bao gồm, “liên minh của Việt Nam với Liên Bang Sô Viết, cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt trong Tháng Mười Hai năm 1978, sự ngược đãi và trục xuất người gốc Trung Hoa của Việt Nam, và các sự tranh cãi về lãnh thổ”. Lập luận này tương ứng với các vấn đề được xác định trong cuộc phân tích này – hai vấn đề về tư thế (sự cạnh tranh của Sô Viết / Việt Nam và Căm Bốt), vấn đề căn cước (sự ngược đãi người Hoa), và các sự tuyên xác lãnh thổ trái ngược nhau (biên giới trên đất liền, Vịnh Bắc Việt, Quần Đảo Hoàng Sa, và Quần Đảo Trường Sa). Các học giả khác xác định cùng một loạt các vấn đề trợ lực vào sự sụp đổ của các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam (Burton 1978-79; Duiker 1986; Kenny 2002). Sự phân tích nơi đây do đo phù hợp với các tài liệu trình bày lịch sử của cuộc chiến tranh.

Mỗi bất đồng trên vấn đề góp phần vào sự bùng nổ của cuộc tranh chấp được quân sự hóa. Các tranh cãi về vấn đề tư thế chắc chắn là có tầm quan trọng. Sự tranh giành tư thế của Trung Hoa với Việt Nam và Liên Bang Sô Viết là vấn đề được tạo dựng đầu tiên cho sự tranh giành (từ đó các vấn đề bổ túc xuất hiện) và cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt đã là một chất xúc tác cho sự bùng nổ cuộc tranh chấp quân sự hóa quan trọng. Tuy nhiên, các nhà học giả nhấn mạnh rằng các vần đề kia cùng có tầm quan trọng. Amer (1999:99) lập luân, thí dụ, rằng mặc dù điều được giả định trước đây là cuộc tranh giành ảnh hưởng trên Căm Bốt đã là lý do quan trọng cho tình trạng thoái hóa của các quan hệ rằng “rất nhiều phần là Trung Hoa và Việt Nam sẽ không nhận định ảnh hưởng của phía bên kia tại Căm Bốt và Lào một cách quá tiêu cực đến thế, nếu các quan hệ song phương của họ đã không sẵn bị căng thẳng trên các vấn đề khác”. Burton (1978-79:720) lập luận tương tự rằng mặc dù yếu tố Sô Viết và các sự tranh cãi về Căm Bốt là các nguyên do quan trọng cho cuộc chiến, “sẽ là điều sai lầm trong việc đánh thấp ý nghĩa của các cuộc tranh cãi về lãnh thổ và biên giới, vấn đề Hoa kiều hải ngoại, và các biến số nội tại khác”.

Khác với việc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một vấn đề cá biệt dẫn đến Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam, các sự tường thuật lịch sử có nhấn mạnh rằng cuộc tranh chấp là do có sự tranh giành trên nhiều vấn đề đa diện phức tạp. Tác giả Pike (1989:258) mô tả cuộc chiến tranh như phát sinh từ điều mà Trung Hoa đã xem như là “một loạt các hành động và chính sách khiêu khích về phía hà Nội”. Burton (1978-79:720) nói rằng “các vấn đề liên can đến cuộc tranh chấp Trung Hoa – Việt Nam có nhiều và phức tạp”. Duiker (1986:89) tin rằng “rõ ràng đã có nhiều yếu tố can dự vào sự sụp đổ trong các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam”. Một cuộc thảo luận về chiến tranh viện dẫn đến một cách ngôn của Trung Hoa rằng “cần hơn một ngày để tích lũy ba bộ Anh (feet) đá băng” (Lawson 1984:311), phù hợp với ý niệm rằng chính sự chồng chất dần dần các sự bất đồng về các vấn đề phức tạp sau rốt đã dẫn đến chiến tranh.

Cùng với việc làm gia tăng và tăng cường độ sự lo sợ và không tin tưởng, sự tích lũy vấn đề đã làm tăng thêm các vốn liếng của cuộc tranh giành giữa Trung Hoa và Việt Nam. Các lợi lộc tiềm ẩn đối với Trung Hoa trong việc tham dự vào cuộc chiến – đẩy lùi bước tiến của Việt Nam tại Căm Bốt, giảm thiểu ảnh hưởng của Việt Nam và Sô Viết tại Đông Nam Á, bảo đảm chủ quyền trên các lãnh thổ tranh chấp, và bảo vệ người gốc Trung Hoa sinh sống tại Việt Nam – cao hơn nhiều so với trước đây khi chỉ có một vấn đề duy nhất hay ít vấn đề nằm dưới sự tranh giành. Sự tích lũy các vấn đề làm gia tăng các lợi lộc tiềm ẩn của việc tham dự vào chiến tranh, nhiều phần làm gia tăng ý muốn của Trung Hoa để gánh chịu các phí tổn của chiến tranh tìm kiếm sự giải quyết vân đề thuận lợi xuyên qua sự áp đặt vũ lực.

Khi Việt Nam xâm lăng Căm Bốt, Trung Hoa đã lo sợ rằng sự thiếu sót không bày tỏ quyết tâm cũng sẽ dẫn dắt Việt Nam đẩy mạnh các đòi hỏi của nó trên các vấn đề khác nữa. Nhiều tài liệu lịch sử khác về cuộc chiến có nhấn mạnh đến ý định được tuyên bố của Trung Hoa là để “dạy cho Việt Nam một bài học” (Duiker 1986; Cima 1989; Ross 1991:1172; Chen 1992:150-151; Hood 1992:50; Amer 1999:72). Các nhà lãnh đạo Trung Hoa hy vọng sẽ chứng tỏ rằng Trung Hoa “không thể bị coi thường” (được trích dẫn trong sách của Garrett 1981:211) và rằng “bất kỳ sự thách đố nào đối với quyền lực của Trung Hoa tại Đông Dương sẽ thất bại” (nhân mạnh thêm, Ross 1991:1172) trong các sự hy vọng về việc ngăn chặn hơn nữa các nỗ lực của Việt Nam việc tái xét tinh trạng của bất kỳ vấn đề nào. Sự thất bại để trừng trị Việt Nam về việc đưa ra sự tuyên xác tư thế của nó liên quan đến Căm Bốt có thể đã dẫn (Trung Hoa lo sợ) đến các thách đố bổ túc trên các vân đề khác đang nằm dưới sự tranh giành.

Không phải chỉ riêng bản chất gai góc đặc biệt của sự tranh giành lãnh thổ (Vasquez 1993) đã một mình dẫn dắt đến cuộc chiến tranh Trung Hoa – Việt Nam. Mặc dù các vần đề không gian đóng giữ một vai trò trong sự leo thang các quan hệ như đã thảo luận, các vấn đề khác cũng quan trọng như thế, nếu không phải còn quan trọng hơn, các tuyên xác về lãnh thổ. Tác giả Kenny (2002:53) lập luận rằng liên minh của Việt Nam với Liên Bang Sô Viết, cuộc xâm lăng vào Căm Bốt, và sự ngược đãi người Hoa là “các nguyên do chính yếu” của cuộc chiến tranh trong khi các vấn đề lãnh thổ đóng một “vai trò thứ yếu”. Sự sắp loại Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh cho Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam như một sự tranh chấp về “chính sách” (Jones và các tác giả khác, 1996), một cách tương tự, chỉ cho thấy tầm quan trọng của sự tranh giành phi lãnh thổ liên quan đến sự leo thang thành chiến tranh.

Hơn nữa, có các trường hợp các vòng xoắn ốc sự việc leo thang thành chiến tranh trong đó lãnh thổ không phải là một vấn đề của sự tranh giành. Thí dụ, sự tham dự vào cuộc tranh giành tư thế và sự tích lũy sự tranh chấp về vấn đề ý thức hệ đi trước sự can dự của Thái Lan vào Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhì. Phần kế tiếp tái duyệt một cách ngắn gọn các động lực xoắn ốc sự việc trong khung cảnh của cuộc tranh giành phi lãnh thổ giữa Thái lan và Việt Nam.



Sự Can Dự Của Thái Lan vào Cuộc Chiến Tranh Việt Nam

Trong một thời kỳ tiên khởi của sự đối đầu trong các thế kỷ thứ mười tám và mười chín (Thompson 2001), Thái Lan (Xiêm La) và Việt Nam tranh giành ảnh hưởng trên Căm Bốt và Lào (Seekins 1990:14-15; Dommen 1994:3). Cuộc tranh giành như thế bị xẹp xuống khi Pháp thay thế Xiêm La như một quyền lực thống trị trong vùng và tạo lập ra cái gọi là Liên Bang Đông Dương bao gồm Căm Bốt, Lào, và Việt Nam hồi cuối thế kỷ thứ mười chín (Buttinger 1972:63; Savada 1994:xxx). Song Xiêm La vẫn giữ các tham vọng về việc thiết lập quyền bá chủ trong vùng. Trong Thế Chiến II, xuyên qua sự trợ giúp của Nhật Bản, Thái Lan đã có thể thu hồi tam thời một số sự kiểm soát đã mất đi của nó trên Lào và Căm Bốt từ Pháp (Wilson 1970:26-30; Seekins 1989:29-30). Tiếp theo sự kết thúc chiến tranh, Thái Lan khởi sự để tái thiết mình mình như “kẻ đứng đầu trong số các dân tộc độc lập” tại Đông Nam Á (Nuechterlein 1965:94, 138). Đặc biệt hy vọng dành lại ảnh hưởng trên Lào và Căm Bốt, Thái Lan đã ủng hộ một mưu toan đảo chính tại Lào, cung cấp cho chính quyền của Sihanouk tại Căm Bốt các vũ khí và đạn dược, và đã đề xuất một sự thống hợp các nước Lào, Căm Bốt, và Thái Lan (Fineman 1997).

Tuy nhiên, Việt Nam cũng có các khát vọng lãnh đạo trong vùng. Kể từ thập niên 1930, Đảng Cộng Sản Đông Dương chủ trương sự thành lập một biên bang giữa Căm Bốt, Lào, và Việt Nam. Điều này được phát biểu sau năm 1951 như một mục đích của công tác tiến tới sự thành lập một “mối quan hệ đặc biệt” thời hậu giải thực (after decolonization) trong đó Việt Nam sẽ lãnh đạo một liên bang Đông Dương bao gồm cả Căm Bốt và Lào (Duiker 1986:65-66; Pike 1987:206; Cima 1989:214).

Cùng với sự cạnh tranh liên can đến sự lãnh đạo trong vùng, Thái Lan và Việt Nam đã trở thành các kẻ cạnh tranh về ý thức hệ tiếp theo sau sự thành lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như một quốc gia cộng sản trong năm 1954. Các nhà lãnh đạo Thái được thuyết phục rằng Trung Hoa và bắc Việt Nam Cộng Sản đặt ra các sự đe doa lớn lao nhất cho nền an ninh quốc gia của họ. (Nuechterlein 1965:139). Các sự lo sợ về uy thế Việt Nam được nâng cao xuyên qua sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á thúc đẩy Thái Lan hoạt động hướng đến việc ngăn cản sự thiết lập các chế độ cộng san/ bổ túc trong vùng. Thí dụ, vào năm 1960, Thủ Tướng Thái Lan Sarit Thanarat kết luận rằng sự thất bại trong việc thiết lập một chế độ chống cộng sản tại Lào sẽ làm cho Lào rơi vào các khu vực ảnh hưởng của Trung Hoa và Bắc Việt Nam (Nuechterlein 1965). Hậu quả, Thái Lan ủng hộ các nỗ lực để dựng lên một chế độ thân thiện về mặt ý thức hệ tại Lào hầu ngăn chặn Việt Nam khỏi việc dành đoạt được đòn bẩy trên sự cạnh tranh về tư thế xuyên qua sự làn tràn hơn nữa chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á.

Tiềm năng cho sự thống nhất Việt Nam dưới chế độ cộng sản mâu thuẫn với các mục đích ý thức hệ của Thái lan và sẽ nâng cao uy thế trong vùng của Việt Nam. Cả các lời tuyên xác về ý thức hệ lẫn tư thế đo đó bị lâm nguy. Hơn nữa, điều được tin tưởng rằng sự thành công của Bắc Việt có thể tạo ra một hiệu ứng dây chuyền (domino effect) trong đó có thêm các quốc gia trong vùng sẽ rơi vào tay cộng sản chủ nghĩa (Weatherbee 2008:112). Cuộc chạm trán quân sự hóa có thể làm nản lòng hơn nữa các mưu toan tương lai của chủ nghĩa xét lại trong đó Việt Nam sẽ tìm kiếm một cách táo bạo các mục đích ý thức hệ và tư thế bằng việc tuyên truyền rằng sẽ có các tổn phí gắn liền với một thái độ như thế.

Thái Lan trở nên dính líu một cách trực tiếp trong Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhì, đóng góp hơn 11,000 binh sĩ cho nỗ lực quân sự ở đỉnh cao nhất của sự can dự tại Việt Nam (Weatherbee 2008:350). Sự vắng bóng sự tranh chấp lãnh thổ giữa Thái Lan và Việt Nam chứng tỏ rằng chiến tranh có thể xảy ra do các vòng xoắn ốc sự việc ngay dù có sự vắng mặt của sự tranh giành về lãnh thổ. Tương tự như Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam, sự dính líu của Thái Lan vào Chiến Tranh Việt Nam là do sự tranh giành trên các vấn đề đa diện phức tạp và từ sự lo sợ về các hậu quả nếu không biểu lộ quyết tâm.



Kết Luận

Các quốc gia tranh giành trên một loat các vấn đề. Các học giả đã khảo sát các sự khác biệt xuyên suốt các vấn đề liên quan đến xác xuất của sự tranh chấp được quân sự hóa và đã xác định rằng các sự tranh cãi về lãnh thổ có nhiều khả tính để leo thang thành chiến tranh hơn là các sự tranh cãi về chính sách hay chế độ (Hensel 1996; Vasquez và Henehan 2001; Senese và Vasquez 2008; Vasquez và Valeriano 2008). Sự khảo cứu như thế chứng tỏ rằng có sự hữu dụng để khảo sát sự biến đổi vấn đề liên quan đến sự cạnh tranh liên quốc gia.

Song thay vì chiến tranh trên một vấn đề này hay vấn đề kia, chiến tranh đôi khi có thể là kết quả của một tiến trình năng động trong đó các vấn đề đa diện phức tạp được tích lũy theo thời gian. Nó có thể là sự cạnh tranh trên vấn đề nhiều kích thước hơn là sự cạnh tranh trên một loại vấn đề cá biệt có kuynh hướng dẫn đến chiến tranh. Trong cuộc nghiên cứu này, điều được lập luận rằng chiến tranh đôi khi là kết quả của một vòng xoắn ốc sự việc – một tiến trình năng động trong đó sự căng thẳng gia tăng khi các vấn đề phức tạp tích dồn lại. Sự thiết lập sự bất đồng trên vấn đề và sự phát triển một hình ảnh kẻ thù về “nước khác” có thể dẫn dắt các quốc gia hành xử một cách gây hấn về các vấn đề mới hầu dành đoạt được một lợi thế trên đối thủ của một nước hay để ngăn cản “nước khác” không được hành động như thế. Các hành động như thế góp phần vào sự củng cố nhận thức rằng “nước khác” có các ý định thù nghịch liên quan đến các sự bất đồng đã được tạo dựng lên trước đây. Các vấn đề mới cũng có thể phát sinh khi mà sự phát triển hình ảnh kẻ thù đưa đến một sự tái lượng giá nguyên trạng. Khi các vấn đề chồng chất, sự căng thẳng gia tăng và các quốc gia có thể kết luận rằng “nước khác” là vấn đề chính trong việc giải quyết mọi sự bất đồng. Sự tích lũy vấn đề cũng làm gia tăng các vốn liếng đặt vào cuộc cạnh tranh và hậu quả làm gia tăng sự sẵn lòng của các quốc gia để tham dự vào chiến tranh bởi tiềm năng của việc đạt được các lợi lộc nâng cao. Tìm cách để biểu lộ quyết tâm, một quốc gia có thể khởi động cuộc tranh chấp quân sự hóa trên quy mô rộng lớn phản ứng lại một đối thủ đưa ra các đòi hỏi của nó trên một vấn đề nhằm ngăn cản sự tham dự sâu xa hơn vào thái độ xét lại của một nước cạnh tranh trên các vấn đề khác nằm dưới sự tranh chấp.

Sự phân tích các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970 hỗ trợ cho các ước vọng của quan điểm vòng xoắn ốc sự việc. Các sự bất đồng trên vấn đề có khuynh hướng góp phần vào sự phát triển các bất đồng bổ túc. Sự cạnh tranh tư thế của Trung Hoa với Việt Nam và Liên Bang Sô Viết dẫn đến sự phát triển các sự tranh cãi về Quần Đảo Hoàng sa và Quần Đảo Trường Sa trong đó mỗi bên tìm cách gia tăng khả năng của mình để ảnh hưởng các hoạt động trong vùng xuyên qua việc nâng cao sự hiện diện của họ tại Biển Nam Hải. Hơn nữa, Trung Hoa tham dự vào chiến dịch Hoàng Sa để chặn đường Việt Nam khỏi việc mở rộng chủ quyền lãnh thổ sau khi Việt Nam đã tiết lộ các tham vọng lãnh thổ gây hấn của nó (như nhận thức bởi Trung Hoa) do các sự tranh luận về Vinh Bắc Việt và biên giới trên đất liền trước đây. Tưong tự, sự chiếm đóng của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên quần đảo Trường Sa một phần là để ngăn chặn sự giành giựt lãnh thổ hơn nữa của Trung Hoa sau chiến dịch Hoàng Sa.

Sự cạnh tranh trên Căm Bốt xuất hiện một phần bởi cả Trung Hoa và liên minh Sô Viết – Việt Nam tìm cách dành đoạt đòn bẩy trên cuộc tranh chấp về vấn đề tư thế đã được tạo dựng lên trước đây. Mỗi bên cũng nghi ngờ các ý định của bên kia về Kampuchea do các sự bất đồng về lãnh thổ. Tranh cãi về căn cước cũng xuất hiện một cách tương tự một phần từ các sự bất đồng trước đây trong đó Việt Nam đã toan tính để dành đoạt một lợi thế trong cuộc tranh chấp biên giới trên đất liền bằng cách trục xuất người gốc Trung Hoa ra khỏi các khu vực tranh cãi.

Các vấn đề mới cũng xuất hiện một phần do sự tái lượng giá nguyên trạng tiếp theo sau sự tạo dựng lên các hình ảnh kẻ thù. Biên giới vô định hình đã không bị nhìn như rắc rối đặc biệt cho đến sau khi có sự suy sụp trong các quan hệ tiếp theo sự xuất hiện của sự cạnh tranh về tư thế và sự phát triển một tình trạng đối tranh. Sự hiện diện đông đảo của người gốc Trung Hoa tại Việt Nam một cách tương tư cũng không bị nhìn là đe dọa đặc biệt cho đến sau khi Trung Hoa và Việt Nam khởi sự nhìn nhau như kẻ thù và các nhà lãnh đạo Việt Nam lo sợ rằng người Hoa có thể làm phương hại đến an ninh nội bộ trong trường hợp có chiến tranh với Trung Hoa.

Sự thiết lập các bất đồng mới đã góp phần vào tình trạng suy sụp của các quan hệ liên quan đến các vấn đề đã được dựng lên trước đây. Khi các bất đồng về lãnh thổ xuất hiện, Việt Nam đã hướng đến Liên Bang Sô Viết để có sự ủng hộ, theo đó càng tăng cường các nỗi lo sợ của Trung Hoa liên can đến sự bao vây và làm tăng cường độ cho sự cạnh tranh tư thế. Chính sách của Việt Nam về việc trục xuất các cư dân phi Việt Nam tại các khu vực tranh cãi, hơn nữa, đã góp phần cho sự leo thang các quan hệ dọc theo biên giới (có nghĩa, sự gia tăng cường độ của cuộc tranh cãi về biên giới).

Các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam đi theo một khuôn mẫu tổng quát trong đó các mức độ thù nghịch gia tăng khi các vấn đề đuợc tích lũy lại. Trung Hoa và Việt Nam đã ở vào tình trạng hòa bình với nhau hồi đầu thập niên 1970. Các cuộc đụng độ ở biên giới đã khởi sự trong năm 1973 và đã gia tăng về cường độ và tần số khi các vấn đề chồng chất nhau. Bẩy vấn đề đã ở trên nghị trình khi Trung Hoa và Việt Nam sau hết đã tham dự vào chiến tranh trong năm 1979.

Các vấn đề mới phát sinh từ các bất đồng trước đây mang một tầm quan trọng cho tự bản thân chúng một khi được thiết lập và mỗi sự bất đồng trên vấn đề đều đã đóng phần vào sự bùng nổ của chiến tranh. Khác hơn cuộc xung đột quân sự hóa chính yếu trên một vấn đề cá biệt, các vấn đề tư thế, lãnh thổ, và căn cước đều đã tiếp sức cho tình trạng suy sụp của các quan hệ. Sự tích lũy các vấn đề đã không chỉ làm gia tăng sự căng thẳng, nó cũng còn làm gia tăng các lợi lộc tiềm ẩn của sự chiến thắng cuộc chiến, nâng cao sự sẵn lòng của Trung Hoa để phát khởi cuộc xung đột quân sự hóa.

Khi sự căng thẳng và tính hợp lý của việc tham dự vào cuộc xung đột quân sự hóa quy mô gia tăng do động lực xoắn ốc các sự việc, Trung Hoa đã khởi động cuộc chiến tranh để “dạy cho Việt Nam một bài học” tiếp theo sau cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt. Sự thiếu sót không biểu lộ quyết tâm trên một vấn đề gai góc có thể mời gọi đối thủ của một nước đưa ra các sự đòi hỏi của nó trên các vấn đề bổ túc. Trong việc phát khởi chiến tranh, Trung Hoa đã tìm cách biểu lộ rằng các toan tính để xét lại sẽ gặp thất bại nhằm làm nản lòng Việt Nam khỏi việc đẩy ra các sự tuyên xác của nó trên các vấn đề khác cũng đang nằm duơi sự tranh chấp.

Sự phân tích nêu ý kiến rằng khác hơn việc khảo sát cuộc xung đột quân sự hóa từ một quan điểm tĩnh và trong sự liên quan với vấn đề có tầm quan trọng chính yếu đang bị đe dọa rằng có thể đôi khi cần đến việc khảo sát các quan hệ liên quốc gia năng động và cuộc tranh chấp trên vấn đề đa chiều kích. Lập luận của tôi phù hợp với “kiểu mẫu núi lửa: volcano model” của sự đối địch bền bỉ trong đó sự căng thẳng được xây đắp (khi các vấn đề chồng chất lên nhau) cho đến khi có một sự phát nổ (sự bùng nổ cuộc tranh chấp quân sự hóa nghiêm trọng) (Goerts và Diehl 1998; Diehl và Goertz 2000:168-172). Điều này tương hợp với một khuôn mẫu gia tăng hay lồi (phình) ra của sự tiến hóa tình trạng đối đầu trong đó các mức độ thù nghịch gia tăng với thời gian hay gia tăng tới một điểm sau đó sự đối đầu “tàn lụi đi” (Diehl và Goertz 2000:169-172). Sự tích lũy vấn đề diễn ra một cách mau chóng trên sự thiết lập tình trạng đối đầu có thể giúp vào việc giải thích các trường hợp tranh chấp được quân sự hóa và chiến tranh diễn ra gần với sự phát sinh tình trạng đối đầu, sau đó các mức độ thù nghịch có thể trồi sụt quanh một mức độ đối đầu căn bản ngăn cấm sự tích lũy hơn nữa.

Quan điểm vòng xoắn ốc sự việc chiếu sáng tầm quan trọng của việc giải quyết các bất đồng khởi thủy một cách mau chóng với xác xuất rằng sự thiếu sót để làm như thế sẽ dẫn tới sự tích lũy các vấn đề thêm nữa, sự leo thang, và cuộc xung đột được quân sự hóa. Một khi một vòng xoắn ốc đã được vặn cho chuyển động, bởi các mức độ gia tăng của sự thù nghịch và không tin tưởng, xác xuất ngày càng trở nên số không cho sự thành công của bất kỳ cuộc điều giải nào. Nếu các nỗ lực điều giải tiên khởi thất bại, có thể chỉ sau cuộc xung đột bền bỉ và sự thất bại để giải quyết các vấn đề xuyên qua các sự sử dụng vũ lực, khi đó các quốc gia có thể mới đi đến sự kết luận rằng sự thỏa hiệp đáng được mong ước hơn là sự tiếp tục cuộctranh chấp (Grieg 2001).

Sự gai góc của vấn đề có thể ảnh hưởng đến xác xuất rằng một vòng xoắn ốc sự việc sẽ leo thang thành chiến tranh. Dự án ICOW đã phát triển các biện pháp để đo lường các mức độ gai góc hữu hình và vô hình cho các vấn đề địa chính trị (Hensel và Mitchell 2005). Cuộc xung đột quân sự hóa nhiều phần xảy ra hơn trên các sự tuyên xác địa chính trị có độ gai góc cao hơn các sự tuyên xác về địa chính trị ít gai goc hơn (Hensel và các tác giả khác 2008). Phát triển các phương thức để đo lường sự gai góc của các vấn đề phi lãnh thổ sẽ cần thiết để khảo sát trọn vẹn các ảnh hưởng của sự gai góc của vấn đề trên động lực của các vòng xoắn ốc sự việc trong đó các quốc gia cạnh tranh trên cả các vấn đề lãnh thổ lẫn phi lãnh thổ.

Cùng với việc phát triển các phương cách thêm nữa để khảo sát sự gai góc của vấn đề, có các đường lối khác cho sự khảo sát tương lai. Nhiều câu hỏi vẫn còn chưa được trả lời, bao gồm, điều gì gây ra sự tạo dựng lên một sự bất đồng trên vấn đề ban đầu? Các chiến lược nào mà các quốc gia có thể sử dụng để ngăn chặn sự tích lũy các vấn đề? Làm sao các quốc gia có thể quản trị một cách hiệu quả các tuyên xác tiếp diễn phức tạp? Các câu hỏi này và các câu hỏi khác sẽ cần được nhắm đến hầu tiến bước tới một sự hiểu biết đầy đủ hơn không chỉ các nguyên do của sự tranh chấp, mà còn cả các điều kiện cần thiết cho sự thiết lập nền hòa bình bền vững./-



_____

CHÚ THÍCH:

1. Trung Hoa loan báo rằng họ đã triệt thoái các lực lượng vào ngày 5 Tháng Ba, nhưng giao tranh tiếp diễn cho đến khi sự triệt thoái được hoàn tất vào ngày 17 Tháng Ba. Xem Pike (1987: 220-221).

2. Một vấn đề được xác định cho mỗi quốc gia liên quan đến mỗi cuộc tranh chấp từ 1816 đến 1992. Đến hai vấn đề được ghi ám hiệu cho mỗi quốc gia liên quan đến mỗi cuộc tranh chấp từ 1993 đến 2001. Xem Ghosn và các tác giả khác.

3. Tương tự, Wendt (1999) lập luận rằng việc trình bày “nước khác” như một kẻ thù có thể dẫn đến các quốc gia có các quyền lợi trên nguyên trạng (status quo) hành động như các nước xét lại dựa trên nguyên tắc “giết hay bị giết chết”.

Leng (1983) lập luận rằng các quốc gia “học được” rằng phải trả giá khi tham dự vào hành vi cưỡng bách trên các cuộc khủng hoảng tái diễn nhiều lần. Tuy nhiên, các nước tranh đua, có thể hành động một cách xâm lấn trước khi có sự khai mào của cuộc khủng hoảng mà đối thủ của một nước có thể dành được ưu thế trên một vấn đề mới nếu họ không hành động phủ đầu. Tác phong như thế có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng trong đó sự điều hành khủng hoảng kém có thể góp phần làm trầm trọng hơn nữa các quan hệ.

4. Thí dụ, sự đối tranh giữa Chile và Peru (Thompson 2001), bắt đầu như một cuộc tranh giành tư thế trong năm 1832 tập trung vào sự cạnh tranh trên việc thiết lập sự chế ngự chính trị và thương mại vùng Duyên Hải Thái Bình Dương (Pacific Coast) (Collier 2003: 51-52) với sự tranh chấp về không gian (spatial conflict) liên can đến miền Tacna-Arica trong Sa Mạc Atacama Desert (Dennis 1931) sau này chồng chất lên.

5. Các nhà lãnh đạo chính trị có thể lo sợ rằng các cá nhân cùng chủng tộc của một đối thủ có thể biến thành “đội quân thứ năm”. Trên sự hòa dịu các quan hệ giữa Trung Hoa và Thái Lan tiếp theo sau sự thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, thí dụ, các nhà lãnh đạo Thái Lan đã bày tỏ sự quan ngại rằng nhóm dân thiểu số Trung Hoa tại Bangkok có thể tham gia vào hoạt động khuynh đảo (Shinn 1989: 214). Các sự lo sợ như thế có để dẫn đến hay trợ lực cho sự trấn áp. Sự trấn áp tập thể người Việt Nam tại Căm Bốt dưới thời trị vì của Pol Pot, thí dụ, được khẳng định một phần trên việc loại trừ các kẻ thù có thể trở thành đội quân thứ năm tìm cách phá hoại hay lật đổ chế độ (Nguyen-Vo 1992: 83). Sự đối xử vô nhân đạo đối với người Việt Nam tại Căm Bốt đã trở thành một nguồn gốc của sự va chạm ngoại giao giữa Căm Bốt và Việt Nam, dẫn đến cuộc xâm lăng của Việt Nam trong năm 1978 (Haas 1991: 59).

6. Sự chồng chất của sự tranh chấp lãnh thổ giữa các nước đối tranh dành tư thế đã xảy ra, thí dụ, giữa Chile và Peru (như được ghi nhận trong chú thích số 4) ngay trước khi có cuộc Chiến Tranh Thái Bình Dương (War of the Pacific).

7. Một quốc gia nhấn mạnh các đòi hỏi của nó trên một vấn đề khi đang có các sự bất hòa đa tầng phức tạp tiếp diễn ít có xác xuất khiêu dẫn một sự đáp ứng quân sự hóa nếu vấn đề tranh cãi ít gai góc hơn.

8. Tới hai vấn đề được ghi ám hiệu cho một quốc gia liên quan đến mỗi vụ tranh chấp từ 1993 đến 2001. Xem Ghosn và các tác giả khác (2004).

9. Đường hướng nghiên cứu này đã chứng tỏ rằng có các sự khác biệt theo kinh nghiệm, quan trọng giữa các sự đối tranh về tư thế và không gian. Thí dụ, sự đối tranh tư thế nhiều phần dẫn đến chiến tranh với một nước khác qua việc nối kết với một tranh chấp đang tiếp diễn, trong khi các cuộc chiến tranh giữa các đối thủ về không gian có khuynh hướng bao gồm cả hai [sự việc] (dyadic) hơn (Colaresi và các tác giả khác 2008).

10. Có chín mươi mốt cuộc tranh giành bị thúc đẩy bởi một loại vấn đề duy nhất.

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Amer, Ramses (1991) The Ethnic Chinese in Vietnam and Sino-Vietnamese Relations. Kuala Lumpur: Forum.

Amer, Ramses. (1999) Sino-Vietnamese Relations: Past, Present and Future. Trong quyển Vietnamese Foreign Policy in Transition, đồng chủ biên bởi Carlyle A. Thayer và Ramses Amer. New York: St. Martin’s Press.

Benoit, Charles. (1981) Vietnam’s ‘Boat People. Trong quyển The Third Indochina Conflict, chủ biên bởi David W. P. Elliot, Boulder: Westview Press.

Ben-Yehuda, Hemda. (2004) Territoriality and War in International Crises: Theory and Findings, 1918-2001. International Studies Review 6 (4): 85-105.

Burton, Bruce. (1978-79) Contending Explanations of the 1979 Sino-Vietnamese War. International Journal 34: 699-722).

Buttinger, Joseph. (1972) A Dragon Defiant: A Short History of Vietnam. New York: Praeger.

Chang, Pao-Min. (1986) The Sino-Vietnamese Territorial Dispute. Washington, DC: Center for Strategic Studies.

Chen, King C. (1987) China’s War with Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications. Stanford: Hoover Institution Press.

Chen, Min. (1992) The Strategic Triangle and Regional Conflict: Lessons from the Indochina Wars. Boulder: Lynne Rienner.

Cima, Ronald J. (1989) Government and Politics. Trong quyển Vietnam: A Country Study, biên tập bởi Ronald J. Cima, Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.

Colaresi, Michael P., Karen Rasler, and William R. Thompson. (2008) Strategic Rivalries in World Politics: Position, Space and Conflict Escalation. Cambridge: Cambridge University Press.

Collier, Simon. (2003) Chile: the Making of a Republic, 1830-1865. Cambridge: Cambridge University Press.

Dennis, William Jefferson. (1931) Tacna and Arica: An Account of the Chile-Peru Boundary Dispute and of the Arbitration by the United States. New Haven: Yale University Press.

Dommen, Arthur J. (1994) Historical Setting: Trong quyển, Laos: A Country Study, biên tập bởi Andrea Matles Savada. Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.

Dryer, David R. (2010) Issue Conflict Accumulation and the Dynamics of Strategic Rivalry. International Studies Quarterly 54 (3): 781-797.

Duiker, William. (1986) China and Vietnam: The Roiots of Conflict. Berkeley: University of California Press.

Elliot, David W. P. (1981) The Third Indochina Conflict: Introduction. Trong quyển The Third Indochina Conflict, biên tập bởi David W. P. Elliot. Boulder: Westview Press.

Fineman, Daniel. (1997) A special Relationship: The United States and Military Government in Thailand, 1947-1958. Honolulu: University of Hawai’i Press.

Finlay, David J., Ole R. Holsti, and Richard R. Fagen. (1967) Enemies in Politics. Chicago: Rand-McNally.

Fravel, Taylor. (2008) Strong Borders Secure Nation: Cooperation and Conflict in China’s Territorial Disputes. Princeton: Princeton University Press.

Garrett, Banning. (1981) The Strategic Triangle and the Indochina Crisis. Trong quyển The Third Indochina Conflict, biên tập bởi David W. P. Elliot. Boulder: Westview Press.

Ghosn, Faten, Glenn Palmer, and Stuart Bremer. (2004) The MID3 Data Set, 1993-2001: Procedures, Coding Rules, and Description. Conflict Management and Peace Science 21 (2): 133-154.

Gilks, Ann. (1992) The Breakdown of the Soviet-Vietnamese Alliance. Berkeley: Institute of East Asian Studies.

Goertz, Gary, and Paul F. Diehl. (1998) The Volcano Model and Other Patterns in the Evolution of Enduring Rivalries. Trong quyển The Dynamics of Enduring Rivalries, biên tập bởi Paul F. Diehl. Urbana: University of Illinois Press.

Grieg, J. Michael. (2001) Moments of Opportunity: Sources of Ripeness for International Mediation Between Enduring Rivals. Journal of Conflict Resolution 45 (6): 691-718.

Haas, Michael. (1991) Genocide by Proxy: Cambodian Pawn on a Superpower Chessboard. New York: Praeger.

Hensel, Paul R. (1996) Charting a Course to Conflict: Territorial Issues and Interstate Conflict, 1816-1992. Conflict Management and Peace Science 15 (1): 43-73.

Hensel, Paul R. (2000) Territory: Theory and Evidence on Geography and Conflict. Trong quyển What Do We Know About War?, biên tập bởi John A. Vasquez. Lanham: Rowman and Littlefield.

Hensel, Paul R. (2001) Contentious Issues and World Politics: The Management of Territorial Claims in the America, 1816-1992. International Studies Quarterly 45 (1): 81-109.

Hensel Paul R., and Sara McLaughlin Mitchell. (2005) Issue Indivisibilty and Territorial Claims. GeoJournal 64 (4): 275-285.

Hensel Paul R., Sara McLaughlin Mitchell, Thomas E. Sowers II, and Clayton L. Thyne. (2008) Bones of Contention: Comparing Territorial, Maritime, and River Issues. Journal of Conflict Resolution 52 (1): 117-143.

Holsti, Ole R. (1962) The Belief System and national Images: A Case Study. Journal of Conflict Resolution 6 (3): 244-252.

Holsti, Ole R. (1967) Cognitive Dynamics and Images of the Enemy. Journal of International Affairs 21 (1): 16-39.

Hood, Steven J. (1992) Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk: M. E. Sharpe.

Huth, Paul K. and Tođ L. Allee. (2002) The Democratic Peace and Territorial Conflict in the Twentieth Century. New York: Cambridge University Press.

Jervis, Robert. (1976) Perception and Misperception in International Politics. Princeton: Princeton University Press.

Jervis, Robert, Richard Ned Lebow, and Janice Gross Stein. (1985) Psychology and Deterrence. Baltimore: John Hopkins University Press.

Jones, Daniel M., Stuart A. Bremer, and J. David Singer. (1996) Militarized Interstate Disputes, 1816-1992: Rationale, Coding Rules, and Empirical Patterns. Conflict Management and Peace Science 15 (2): 163; 216.

Kenny, Henry. (2002) Shadow of the Dragon: Vietnam’s Continuing Struggle with China and the Implications for U.S. Foreign Policy. Washington, DC: Brassey’s.

Kissinger, henry. (1979) The White House Years. Boston: Little, Brown.

Lawson, Eugene K. (1984) The Sino-Vietnamese Conflict. New York: Praeger.

Leng, Russell J. (1983) Will They Ever Learn? Coercive Bargaining in Recurrent Crises. Journal of Conflict Resolution 27 (3): 379-419.

Lo, Chi-Kin. (1989) China’s Policy Towards Territorial Disputes: The Case of the South China Sea Islands. London: Routledge.

Mansbach, Richard W. , and John A. Vasquez. (1981) In Search of Theory: A New Paradigm for Global Politics. New York: Columbia University press.

Mitchell, Sara McLaughlin, and Cameron G. Thies. (2010) Issue Rivalries. Conflict Management and Peace Science. Sắp phát hành.

Morgenthau, Hans. (1948) Politics Among Nations: The Struggle for Power and Peace. New York: Random House.

Mulvenon, James. (1995) The Limits of Coercive Diplomacy: the 1979 Sino-Vietnamese Border War, Journal of Northeast Asian Studies 14 (3): 68-89.

Nguyên, Lien-Hang T. (2006) The Sino-Vietnamese Split and the Indochina War, 1968-1975. Trong quyển The Third Indochina War: Conflict between China, Vietnam and Cambodia, 1972-79, đông biên tập bởi Ođ Arne Westad và Sophie Quinn-Judge. London: Routledge.

Nguyễn-Võ, Thu-Hương. (1992) Khmer-Viet Relations and the Third Indochina Conflict. Jefferson: McFarland & Company.

Nuechterlein, Donald E. (1965) Thailand and the Struggle for Southeast Asia. Ithaca: Cornell University.

Pike, Douglas. (1987) Vietnam and the Soviet Union: Anatomy of an Alliance. Boulder: Westview.

Pike, Douglas. (1989) National Security. Trong quyển Vietnam: A Country Study, biên tập bởi Ronald J. Cima, Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.

Ray, Hemen. (1983) China’s Vietnam War. New Delhi: Radiant.

Rich, Norman. (2003) Great Power Diplomacy Since 1914. New York: McGraw Hill.

Rider, Toby J. (2009) Understanding Arms Race Onset: Rivalry, Threat, and Territorial Competition. Journal of Politics 71 (2): 693-703.

Ross, Robert S. (1988) The Indochina Triangle: Vietnam Policy, 1975-1979. New York: Columbia University Press.

Ross, Robert S. (1991) China and the Cambodian Peace Process: the Value of Coercice Diplomacy. Asian Survey 31 (12): 1170-1185.

Russett, Bruce, and John R. O’Neal. (2001) Triangulating Peace: Democracy, Interdependence , and International Organizations. New York: W. W. Norton.

Savada, Andrea Matles. (1994) Introduction. Trong quyển, Laos: A Country Study, biên tập bởi Andrea Matles Savada. Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.

Seekins, Donald M. (1989) Historical Setting. Trong quyển Thailand: A Country Study, biên tập bởi Barbara Leitch Lepoer.. Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.

Seekins, Donald M. (1990) Historical Setting. Trong quyển Cambodia: A Country Study, biên tập bởi Russell R. Ross. Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.

Senese, Paul D. (1996) Geographical Proximity and Issue Salience: Their Effects on the Escalation of Militarized Conflict. Conflict Management and Peace Science 15 (2): 133-161.

Senese, Paul D. and John . Vasquez. (2008) The Steps to War: An Empirical Study. Princeton: Princeton University Press.

Shinn, Rinn-Sup. (1989) Government and Politics. Trong quyển Thailand: A Country Study, biên tập bởi Barbara Leitch Lepoer.. Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.

Silverstein, B., and R. R. Holt. (1989) Research on Enemy Images: Present Status and Future Prospects. Journal of Social Issues 45 (2): 159-175.

Thompson, William R. (1995) Principal Rivalries. Journal of Conflict Resolution 39 (2): 195-223.

Thompson, William R. (2001) Identifying Rivals and Rivalries in World Politics. International Studies Quarterly 45 (4): 557-586.

Turley, William S., and Jeffrey Race. (1980) The Third Indochina War. Foreign Policy 38 (Spring): 92-116.

Vasquez, John A. (1993) The Steps to War. Cambridge: Cambridge University Press.

Vasquez, John A., and Mary T. Henehan. (2001) Territorial Disputes and the Probability of War, 1816-1992. Journal of Peace Research 38 (2): 123-138.

Vasquez, John Ạ, and Brandon Valeriano. (2008) Territory as a Source of Conflict and a Road to Peace. Trong quyển Sage Handbook on Conflict Resolution, đồng biên tập bởi Jacob Bercovitch, Victor Kremenyuk and I. William Zartman. Newbury Park: Sage Publications.

Walter, Barbara F. (2003) Explaining the Intractability of Territorial Conflict. International Studies Review 5 (4): 137-153.

Weatherbee, Donald E. (2008) Historical Dictionary of United States – Southeast Asia Relations. Lanham: The Scarecrow Press.

Wendt, Alexander. (1999) Social theory of International Politics. Cambridge: Cambridge University Press.

Wilson, David A. (1970) The United States and the Future of Thailand. New York: Praeger.

Womack, Brantly. (2006) China and Vietnam: The Politics of Asymmetry. Cambridge: Cambridge University Press.

____

Nguồn: David R. Dreyer, One Issue Leads to Another: Issue Spirals and the Sino-Vietnamese War, Foreign Policy Analysis (2010) 6, 297-315.



Ngô Bắc dịch và phụ chú
 

“VIỆT NAM” VÀ VẤN ĐỀ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG HOA

Hideo Murakami




Sự can dự của Hoa Kỳ tại Việt Nam [bài này được ấn hành hồi tháng 9 năm 1966, khi có sự tham chiến của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng tại Việt Nam, chú của người dịch] không phải là không tự nhiên dẫn đến giả thiết rằng chủ nghĩa bành trướng của Trung Hoa đã từng có một lịch sử hoạt động lâu dài trong vùng đó, và không ít các tác giả Hoa Kỳ, đặc biệt trong giới báo chí, đã công khai nói lên rằng thực sự chính Trung Hoa mới là đối tượng mà các lực lượng Hoa Kỳ đang nhắm đến, cùng lúc dẫn chứng rằng trong hàng trăm năm, ngay cả trong hàng ngàn năm, Việt Nam đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Hoa, và trong vô số dịp nó đã bị xâm lăng bởi Trung Hoa, rằng sự xâm lược của Trung Hoa, trên căn bản lấn chiếm vào Việt Nam, là một sự kiện đã được chứng minh và không thể biện luận được. Mặt khác, đã có một số ít các học giả nổi tiếng, lập luận ngược lại, rằng mặc dù chủ nghĩa đế quốc có thể đã tiêm nhiễm vào một số triều đại Trung Hoa nào đó, trong thực tế, đặc điểm nổi bật trong sự bành trướng lãnh thổ của Trung Hoa đã là sự ưng thuận của họ để chấp nhận bất kỳ kẻ ngoại lai “man rợ” nào học hỏi tiếng Trung Hoa và chấp nhận phong tục Trung Hoa như những người Trung Hoa; hơn nữa, rằng chính Trung Hoa được bao gồm bởi dân chúng là hậu duệ của “các người mọi rợ” được thu hút vào quốc gia Trung Hoa qua tiến trình truyền bá văn hóa; rằng Trung Hoa, trong thực tế khi xâm lăng các quốc gia ngoại vi của họ trong nhiều dịp, thường đã làm như thế hầu như là không phải không có các sự kích động, chẳng hạn như các cuộc đảo chính, hay mưu toan đảo chính các triều đại thân Trung Hoa hiện hữu, v.v…

Một sự mô tả đặc sắc quan hệ có được giữa Trung Hoa và các nước triều cống của nó được viết ra bởi sử gia Trung Hoa, Huang Ta Shou, trong tác phẩm của ông nhan đề Trung Quốc Hiện Đại Sử (Modern Chinese History: Chung-kuo Chin-tai Shih) xuất bản năm 1954 tại Đài Bắc. Viết về quan hệ giữa Trung Hoa và các nước triều cống ngoai biên, ông Hoàng nói rằng các quốc gia như thế trong thời cổ đã tạo thành một phần của thế giới lý tưởng Đai Đồng (Tatung: Univerversal Harmony) được dự kiến bởi các hoàng đế. Các nước triều cống cũng được sỡ hữu, hồi gần đây hơn, với sự quan tâm về việc phòng vệ ngoại biên, như một vùng trái độn cho phần trung tâm của Trung Hoa. Tiếp tục, ông nói rằng đối với các quốc gia như thế * “…họ [Trung Hoa] chỉ mong muốn các sự triều cống theo định kỳ của chúng [các nước chư hầu, chú của người dịch]. Liên quan đến việc nội trị và ngoại giao của chúng, chúng tôi [Trung Hoa] chỉ muốn kiểm tra. Thái độ của các nước triều cống đối với Trung Hoa vẫn chỉ là triều cống vào các thời khoảng định kỳ, và trong dịp lên ngôi của một tân vương thỉnh cầu sự tấn phong, chứ không còn phải làm điều gì khác nữa. Nếu xứ sở có một cuộc nổi loạn nội bộ, nó vẫn phải yêu cầu nếu nó muốn nhận sự giúp đỡ của các lực lượng Trung Hoa. Thái độ của Trung Hoa đối với các nước triều cống này được giải thích như thái độ có trách nhiệm, chứ không phải các quyền hạn. Các quan hệ Trung Hoa-Nước triều cống thì hoàn toàn lỏng lẻo. Vì thế, vào lúc có sự tiến bước của các quốc gia Tây Phương với các chiến thuyền hùng mạnh và các đại bác hữu hiệu, đã có sự hoang mang của các nước triều cống, điều có thể đã gây ra một sự khởi đầu cho sự xâm lược. Trung Hoa tự mình đã không đủ sức mạnh để phòng vệ cho chính nó …” (trang 14) (quyển trung).

Thái độ của Trung Hoa đối với Việt Nam (được họ gọi là An Nam) vào lúc bước sang thế kỷ thứ 19 khi danh hiệu “Việt Nam” được đẽo gọt sát gốc, gần nhất với bức tranh được đưa ra trên đây bởi ông Huang. Mục đích của bài viết này không đào sâu vào chính vấn đề sự xâm lược của Trung Hoa đối với một khu vực ngoại biên, tức Việt Nam, mà đúng hơn là để phơi bày các sự tế nhị trong mối quan hệ hiện diện giữa một bên là Việt Nam, và bên kia là Trung Hoa, như khi các sự tế nhị này được phát hiện và mang ra ánh sáng, trong hành vi phong tước được ban cấp bởi Trung Hoa cho một nước phụ thuộc, và vấn đề biện minh cho một sự tấn phong như thế chiếu theo các diễn biến sau đó. Tài liệu chính yếu để đưa đến sự công bố này là các văn kiện của triều đình nhà Thanh, được gồm trong bộ Đai Thanh Lịch Triều Thực Lực (Ta Ch’ing li-ch’ao shih-lu: The Actual Records of the Great Ch’ing Emperors).

Quốc hiệu Việt Nam được ban cấp có ý nghĩa gì? Trước khi đi vào chính chủ đề này, có lẽ nó không phải là điều sai sót để xét xem các văn gia và ký giả đã giải thích từ ngữ hay danh hiệu Việt Nam như thế nào. Các sự giải thích như thế bao gồm từ tác giả W. Robert Moore đã viết trong một số báo trước đây của tạp chí National Geographic Magazine, đến Bernard Fall, Edgard Snow, và các tác giả khác, trong nhiều thời điểm khác nhau kể từ lúc ban đầu của cuộc chiến tranh Pháp Việt, cho đến ngày nay, đã giải thích từ ngữ Việt Nam theo nhiều cách chẳng hạn như “Dân Tộc ở phương Nam” (Moore), “Phía Nam nước Việt” (Fall), “Đất Phương Nam” (Ạ Laguerre), “Phương nam Xa Xôi” (Snow), v.v… Tạp Chí Time Magazine (1), trong một số báo hồi gần đây hơn đã cố gắng để giải thích ý nghĩa chính xác của từ ngữ này, như phát sinh từ hai từ Việt và Nam, trong Hoa ngữ là Yueh và Nan, có nghĩa “Vượt cho đến phương Nam”, khiến cho độc giả của bài viết chính (chủ đề của số báo) có cảm tưởng rõ rệt rằng (các) người viết muốn từ ngữ được hiểu như chứa đựng một biểu tượng cho thái độ xâm lấn của Trung Hoa đối với Việt Nam.

Trước tiên chúng ta hãy khảo sát nguyên nghĩa của từ ngữ này, và như một phương pháp để làm như thế, chúng ta trước tiên hãy khảo sát các cuộc nghiên cứu của Pháp về nguồn gốc danh hiệu Việt Nam. Quyển “Histoire Modern Du Pays D’Annam” (xuất bản tại Paris, năm 1920) của Charles B. Maybon được trích dẫn một cách rộng rãi bởi các tác giả như Lê Thành Khôi, Joseph Buttinger (2) v.v… về điểm này. Maybon có viết, trong một cước chú, tham chiếu đến một quyển sách được viết bởi tác giả Le P. Cadière, “Mur de Dong-hoi” (Bức Tường Thành ở Đồng Hới), nơi trang 377:

“Quốc hiệu Việt Nam này đến từ tên gọi phần đất lệ thuộc chúa Nguyễn, được thiết lập từ năm 1558 (Việt Thường) và tên An Nam, lãnh vực của chúa Trịnh tại Bắc Kỳ.” (a)

Maybon, trong quyển sách nêu trên, còn tham chiếu thêm quyển Histoires des Relations de la Chine avec Annam của G. Beveria, trong phần tiếp tục của cước chú của ông và có viết:

“Nguyễn Ánh đã xin Hoàng Đế đặt một quốc hiệu cho quốc gia mà ông ta đã thống nhất; vì thế, Hoàng Đế đã chọn công bố một sắc dụ đổi tên An Nam thành ra Việt Nam …

Maybon viết tiếp:

“Theo các văn bản của An Nam, câu chuyện có phần khác. Chính Nguyễn Ánh, trong lời thỉnh cầu xin tấn phong, đã đề nghị đổi tên vương quốc và gọi là Nam Việt (danh hiệu cùng tên vương quốc của Triệu Đà, năm 207 trước Công Nguyên). Chúng ta giờ đây biết được, như một sự kiện thực tế, trong tài liệu được phiên dịch bởi ông Beauvais, rằng Gia Long (b) đã tự xưng là vua nước Nam Việt. Hoàng Đế [Trung Hoa] không bằng lòng và vì thế Nguyễn Ánh, theo Các Sử Sách(Historiographies: Đại NamTthực Lục) (3) đã cho hay rằng nếu danh xưng thay đổi không được phê chuẩn, ông tự xem mình không phải là chư hầu nữa. Hành vi thực tế có vẻ không xảy ra như thế; Hoàng Đế [Trung Hoa] đối diện với sự đe dọa này, đã quyết định chọn tên Việt Nam, thay cho Nam Việt, nói rằng “từ Việt được đặt lên trên, nhắc đến Việt Thường (c), sẽ làm liên tưởng ý nghĩ về một sự tương quan giữa một vùng đất lệ thuộc chúa Nguyễn với vương quốc được thành lập bởi vua Gia-Long; làm như thế, sẽ làm rạng danh tổ tiên của ngài. Có thể vì như thế, danh hiệu Việt Nam đã được trao một cách long trọng cho vương quốc trong một cuộc lễ tại điện thế miếu thờ các tổ tiên của hoàng triều, và vua Gia Long đã tuyên dụ: Các tổ tiên của ta đã thu phục mọi đất đai của Việt Thường, đó là lý do tại sao ta dùng chữ Việt để đặt tên cho đất nước …”
Tháng Hai, ngày 17, năm thứ Ba (1804 sau Công Nguyên).

Các chú thích của Maybon đã được trích dẫn sâu rộng bởi chúng được chứng thực trong bộ Thực Lục nêu trên, vốn được công bố trong năm 1939. Ngoài ra, bộ Thực Lục cũng chiếu rọi thêm ánh sáng vào thái độ của Trung Hoa đối với quốc gia mới thống nhất này, mà trong năm 1802, lần đầu tiên trong lịch sử của nó đã bao trùm cả chiều dài của bán đảo, có kích thước tương đương với diện tích nó có ngày nay. Nhưng trước khi đi sâu vào các tài liệu của Thực Lục liên quan đến vấn đề nêu trên, chúng ta hãy đề cập đến một số dữ liệu lịch sử để đem đến cho độc giả một ít nét căn bản của các thời đại (5).

Trong năm 1787, Nguyễn Phúc Ánh, người sau này đã tạo lập triều đại của các vua nhà Nguyễn vào năm 1802, đã được hứa hẹn một vài loại trợ giúp bởi Giám Mục Pháp tên Pigneau de Béhaine, đổi lại một số đặc nhượng của Việt Nam. Trong khi sau này ông đã không nhận được nhiều sự trợ giúp như đã được thỏa thuận nguyên thủy bởi bản hiệp ước ký kết đã không được phê chuẩn bởi Chính Phủ Pháp, vì sự bận tâm của nó đối với các tình hình nội bộ của nước Pháp thời tiền Cách Mạng, dù thế, nhờ ở một sự trợ giúp lớn lao của các lính đánh thuê người Pháp với kiến thức sâu rộng hơn về khoa học quân sự, ông đã có thể khuất phục được nhóm Tây Sơn (Tây Sơn, do hoàn cảnh, bao gồm ba anh em chống đối, trước tiên đã nổi dậy chống lại sự cai trị của chúa Nguyễn tại Qui Nhơn năm 1773 và vào năm 1777 đã tận diệt hết dòng họ Nguyễn trừ một người duy nhất -- Nguyễn Phúc Ánh. Mười năm sau đó, họ đã nắm được toàn thể đất nước. Danh xưng Tây Sơn phát sinh từ ngôi làng mà họ sinh ra và đã được dùng để phân biệt họ với các chúa Nguyễn là các kẻ đã kiểm soát nửa phần phía nam của xứ sở, có cùng họ [Nguyễn]). Từ căn cứ địa của mình tại Sàigòn, Phúc Ánh đã lập lại các cuộc tấn công dẫn dắt ông từ miền Nam ra miền Trung rồi đến miền Bắc. Trên con đường tiến đến sự chiến thắng này, ông đã thu hồi lại vùng đất có thời được gọi là Việt Thường, mà từ khoảng giữa thế kỷ thứ 16, đã là vùng đất lệ thuộc chúa Nguyễn. Nó tọa lạc khoảng gần vĩ tuyến 17 và nằm phía nam Hà Nội (Đông Kinh), khi đó được xem là An Nam đối với các nhà cai trị ở Trung Hoa (6). Danh xưng Việt, nhân đây xin nói, đã được sử dụng bởi nhiều triều đại khác nhau dưới một vài hình thức trong danh xưng quốc gia của họ, thí dụ như Đại Việt, Đại Cồ Việt, v.v… Từ điểm này, người ta bắt buộc phải đi đến sự kết luận rằng người Việt Nam đã có một ước muốn to lớn để duy trì liên tục danh hiệu Việt Quốc (trong Hoa ngữ là Yueh Kuo) vốn đã hiện hữu có lẽ vào khoảng ban sơ thời Đông Chu. Họ có vẻ như có liên hệ về nguồn gốc tổ tiên, mặc dù không phải là nhóm duy nhất, với những dân gốc Việt này vốn đã bị đánh bại bởi nhà Chu, một sắc dân không thuộc gốc Trung Hoa, vào năm 334 trước Công Nguyên. Danh xưng Việt Thường để chỉ một khu vực hiện diện có lẽ sau thời điểm này, nhưng được xem trong thần thoại Việt Nam như là một trong 15 bộ (huyện) cấu thành vương quốc đầu tiên cổ xưa của Văn Lang, được giả thiết đã kéo dài từ năm 2879 trước Công Nguyên đến năm 258 trước Công Nguyên.

Trong năm 1790, Nguyễn Văn Huệ, một người trong anh em Tây Sơn đã cai trị miền Bắc với danh hiệu Quang Trung và là người đã thực hiện một cuộc đánh bại gây kinh hoàng cho các lực lượng nhà Thanh tại Hà Nội vào năm trước đó khi họ xâm lăng xứ sở để giúp lập lại ngôi vị của vua Lê, chỉ mới đổi thành danh hiêu Quang Bình gần đó, có nghĩa Hòa Bình Chói Sáng (tiếp theo sau việc Hoàng Đế nhà Thanh đã bổ nhiệm, để phụ trách việc phòng vệ biên giới, viên tướng nổi danh Phúc Khang An, Tổng Đốc hai tỉnh Vân Nam và Quí Châu, thay thế cho viên cựu Tổng Đốc Lưỡng Quảng (Quảng Tây và Quảng Đông) bị nhục nhã, nguyên là kẻ đã đi theo đoàn quân viễn chinh Trung Hoa thất trận sang xâm lăng Việt Nam), và trong năm này, qua việc tiếp xúc với Trung Hoa, ông đã được tấn phong là An Nam Quốc Vương.

Năm 1792, vua Quang Bình thăng hà. Ông được kế ngôi bởi người con trai tên Quang Toản, 16 tuổi. Cùng năm này, Phúc Khang An, Tổng Đốc [Lưỡng Quảng], đã phái một điệp viên sang An Nam để báo cáo về tình hình tại đó. Điệp viên này đã báo cáo rằng đất nước ít nhiều trở nên yên ổn.

Trong năm 1793, trưởng nhóm quân Tây Phương trợ giúp lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh được ra lệnh bởi ông này, quay về nước Ma Rốc v.v.. để mua vũ khí.

Trong năm 1796, các nguồn tài chính của Tây Sơn dần dần trở nên ít ỏi hơn đến nỗi bắt đầu từ thời điểm này, họ bị dẫn đến việc cướp bóc các tàu bè Trung Hoa dọc thời bờ biển, cũng như tại bờ biển của chính nó. Quang Toản nhiều phần đã phải khuyến khích hoạt động này để trợ giúp vào nguồn tài chính của mình. Các tài liệu của Trung Hoa báo cáo nhiều cuộc bắt giữ quân hải tặc đã xảy ra trong thời kỳ ban đầu của triều đại nhà Thanh (1796-1820).

Quang Toản đã được miễn tội thông đồng bởi nhà Thanh trong vụ bốn hải tặc bị bắt giữ có mang các ấn tín bằng đồng [mà Tây Sơn đã] phong cho họ chức quan hải quân cao cấp, khi ông ta tỏ ý không hay biết đến vấn đề này. (d)

Trong năm 1799, Phúc Ánh chiếm đóng Huế từ tay phe Tây Sơn, và tự xưng làm vua. (Quang Toản thì trị vì ở Hà Nội).

Năm 1800, Phúc Ánh có người nước Anh (các “người Tóc Đỏ: Hồng Mao”) huấn luyện về hải chiến cho quân đội của ông. Ông cho đóng sáu chiếc tàu lớn cùng với khoảng 100 chiến thuyền nhỏ hơn, để chuẩn bị cho một chiến dịch bắc tiến quy mô.

Năm 1801, Quang Toản phản công cố chiếm lại Huế từ tay Phúc Ánh nhưng gặp phải sự thất trận nặng nề khiến ông phải triệt thoái về Hà Nội.

Năm 1802, trong tháng Năm, Phúc Ánh cho xây một lễ đài tại Cánh Đồng An-Ninh [?] và cử hành lễ kế ngôi vua, đặt danh hiệu trị vì là Gia Long (có nghĩa sự Đăng Quang Tốt Đẹp: Beautiful Exaltance) (d). Trong tháng Bảy, Hà Nội bị chiếm giữ bởi quân đội của Phúc Ánh và Quang Toản bị trừng trị đến chết. Nguyễn Ánh tự xưng là Hoàng Đế Đai Nam Quốc (Great South) (7). Trong tháng Tám, ấn tín ban chức cho Quang Toản vào lúc tấn phong được tìm thấy trong dinh thự đổ nát ở Huế đã được giao trả cho Hoàng Đế nhà Thanh xuyên qua một sứ đoàn cùng với ba hải tặc lẩn trốn, [được phái đi] từ Phúc Ánh. Nhà vua đã phái một sư giả trước đó sang gặp Tổng Đốc Quảng Đông và Quảng Tây, và một cách gián tiếp đến Sun Yu Ting, Tổng Đốc Quảng Tây, thông báo rằng Ngài đã hoàn tất việc bình định xứ An Nam và nay yêu cầu được phái một sứ đoàn để tiếp nhận sự tấn phong từ Hoàng Đế Trung Hoa. Trong tháng Mười Hai, một sứ đoàn đã được phái đi cùng với cống vật lên vua Gia Khánh (Chia Ch’ing) tại Bắc Kinh, cùng với thông điệp chính thức yêu cầu một sự tấn phong. (e)

Bộ Đại Thanh Lịch Triều Thực Lục bắt đầu ghi chép từ đây:

Tháng Mười Hai, năm thứ 7, triều Gia Khánh (Ghi chú: Các nhật kỳ tính theo âm lịch): Truyền dụ cho các Thượng Thư Đại Hội Đồng về việc tiếp nhận một cách chậm trễ báo cáo của Sun Yu Ting liên quan đến thư thỉnh cầu tấn phong của Nguyễn Phúc Ánh. Ta, Hoàng Đế [nhà Thanh] có bổ khuyết bằng sự xem xét kỹ lưỡng các chi tiết… Điều mà ông ấy thỉnh cầu là được ban cho sự tấn phong với hai từ Nam Việt (trong Hoa ngữ là Nan Yueh). Điều này nhất định là không được. Khu vực bao gồm bởi danh hiệu Nam Việt thì rất rộng. Khi suy xét về nó, trong lịch sử trước đây, vùng đất biên giới của Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay nằm trong đó.
Đám dân man rợ giáp biên giới của Nguyễn Phúc Ánh là đám dân man di nhỏ bé. Vào lúc này, phần đất mà họ có trong tay hoàn toàn thuộc đất An Nam. Một lần nữa, họ đã không vượt quá phần đất cũ của Giao Chỉ. Ông ta hy vọng dành đạt được điều gì, một cách hoàn toàn đột nhiên, khi đặt tên nước là Nam Việt hay chăng? Làm sao mà chúng ta biết được rằng ông ta không muốn dương oai với các dân man di ngoại lai khác? * Vì thế chúng ta phải yêu cầu một sự thay đổi quốc hiệu.

Trước hết, chúng ta sẽ phải đưa ra một nỗ lực. Đương nhiên, chúng ta phải bổ khuyết cho sự phơi bày sai lầm của ông ta. Đại Hội Đồng Nội Các đã sẵn nhận được lệnh để xác định một chỉ dụ cảnh báo tiếp sau; sắc dụ này, cùng với thông điệp nguyên thủy [xin tấn phong của Nguyễn Phúc Ánh, chú của người dịch], sẽ được chuyển cho Sun Yu Ting, để hoàn trả [cho Nguyễn Phúc Ánh, chú của người dịch].

Ông ta [Sun Yu Ting?] tuân chỉ, sau khi được tiếp kiến bởi các thượng cấp của ông ta. Có thỉnh cầu xin phúc đáp ra sao? [Hai câu trên trong bản Anh ngữ dịch không rõ nghĩa, xin xem lại nguyên bản bằng Hoa ngữ và kiểu chính cho đúng sau này, chú của người dịch]. Chúng ta đã thỉnh ý từ Ngai Vàng để xem xét và giải quyết vấn đề. Về lời thỉnh cầu của Nguyễn Phúc Ánh xin tấn phong quốc hiệu Nam Việt, điểu hiển nhiên đáng dò hỏi ông ta về các tình huống thực sự trong lời yêu cầu của ông ta. Trong mọi trường hợp, tâm tư của họ Nguyễn vẫn còn khó dò xét được. Về vấn đề các biên giới trên đất liền và hải phận thuộc miền Quảng Đông / Quảng Tây, tất cả đều phải được chỉ thị mật của các quan chức địa phương để cảnh giác phòng thủ. Không phải là điều tốt nếu phạm phải lỗi, ngay dù chỉ là lỗi nhẹ, trong sự chậm trễ và lơ là. Chúng ta nơi đây sắp sửa loan báo mọi điều bằng sự tuyên dụ.

Trong đề mục kế tiếp về Việt Nam có nhật kỳ trong năm thứ 8, triều Gia Khánh, Mùa hè, tháng 4 (Ghi chú: niên hiệu thứ 8 triều Gia Khánh tức năm 1803 sau Công Nguyên), chúng ta thấy có ghi:

Truyền dụ các Thượng Thư Đại Hội Đồng. Sun Yu T’ing có báo cáo về việc nhận được thư của Nguyễn Phúc Ánh yêu cầu sự phê chuẩn của Triền Đình chấp thuận ban cho ông ta như ý muốn. Ông ta đã đọc văn thư niêm kín và báo cáo một cách kỹ lưỡng về sắc dụ cảnh giác trong dịp trước đây được gửi cho Nguyễn Phúc Ánh, có tham chiếu ý kiến của Sun Yu T’ing. Nó vẫn chưa được điều trần tại Triều Đình. Vì thế, trong dịp này, một lần nữa, ông ta ân cần tấu trình nhân danh vị Quốc Vương {chỉ Nguyễn Phúc Ánh, chú của người dịch] lên Hoàng Đế lời thỉnh cầu xin được tấn phong danh hiệu Nam Việt.

Ta, Hoàng Đế {Trung Hoa], xét thấy lời lẽ của bức thư trong các đoạn bày tỏ tình cảm, mang vẻ bình tĩnh và khiêm nhường. Nó tỏ vẻ cực kỳ tôn kính và phục tùng. Theo những gì được phát biểu, xứ sở đó khởi thủy là đất đai của Việt Thường. Giờ đây nó gồm cả sự kiểm soát đất An Nam. Điều đáng mong ước rằng tên cổ An Nam được dùng từ lâu đời và được duy trì qua nhiều thế hệ không nên bị bỏ quên. Lại nữa, hiển nhiên điều này có liên quan đến sự chân thực.

Chính Sun Yu T’ing đã cảnh giác với người lãnh đạo xứ sở nói trên và đã thông tri ông ta rằng trong dịp trước đây, do việc xin đến bày tỏ lời thỉnh cầu tấn phong quốc hiệu, danh xưng yêu cầu và ý nghĩa của từ ngữ đã không được thích ứng. Ông ta đã không dám thảo một tờ biểu lên Hoàng Đế. Lá thư mới tới giờ đây có viết một cách chi tiết về sự thành lập xứ sở từ lúc khởi thủy cho đến hồi kết thúc, và xin ban phong cho một lãnh địa mới. Dựa trên các tình huống xác thực, ông ta đã lập xong các báo cáo trình lên Hoàng Đế. Ông ta đã có được sự phúc đáp của Triều Đình. Quốc Vương của xứ sở đó trước đây có giao nạp bằng chứng về các công việc hải hành của quốc gia. Một cách kính cẩn, Nhà Vua đã thông báo cho chúng ta hay về sự từ trần của Nguyễn Quang Toản, ấn tín sắc thư ban cấp trước đây, cùng với các hải tắc trốn tránh, đã bị bắt trói và giao nạp.

Một cách thành thực và tôn kính, Quốc Vương đã xin được tấn phong. Xét đến sự thành thực của Quốc Vương, điều thỉnh cầu theo đây rằng sự tấn phong tại biên giới sẽ được ban cấp. Một cách khiêm nhường, Quốc Vương đã đệ trình quốc thư và vật phẩm triều cống. Quốc thư đã được hân hoan tiếp nhận một cách đặc biệt.

Về lời thỉnh cầu danh xưng Nam Việt cho xứ sở, đất nước đó đã sở hữu trước tiên lãnh thổ cũ của Việt Thường. Sau này, nó tiến tới việc sở đắc toàn thể đất đai của An Nam. Hoàng Đế ân cần ban cấp sự tấn phong quốc gia được chỉ định bằng hai từ Việt Nam. Từ Việt được đặt lên phía trước, biểu trưng cho biên cương của các thế hệ trước đây; từ Nam sẽ được đặt bên dưới để chỉ lãnh địa có biên giới mới được chuẩn nhân. Hơn nữa, tọa lạc phía nam của Trăm Việt (Hoa ngữ ghi Bách Yuehs), nó sẽ không gây ra sự nhầm lẫn với vùng đất cũ được gọi là Nam Việt. Sự công bố quốc hiệu này đã sẵn được chính thức hóa. Ý nghĩa của quốc hiệu sẽ mang lại điềm tốt cho nó. Nó sẽ nhận được ân sủng trường cửu của Hoàng Triều!

Hiện thời, chúng đã sẵn ra lệnh cho các sứ giả [Việt Nam] đến thăm Kinh Đô để thỉnh cầu sự tấn phong và ấn tín sắc dụ vốn đã sẵn được chấp thuận của Triều Đình. Từ giờ trở đi với hai từ này, chúng ta sẽ gọi tên xứ sở đó. Xứ sở đó sẽ nhận được (8) danh hiệu thích hợp này. Hãy chuẩn bị hàng ngũ cho sự tấn phong. Sự việc mỹ mãn đến mức sự vinh quang của nó sẽ không bị thay đổi nữa.

Sun Yu T’ing sẽ tiếp nhận sắc dụ từ Hoàng Đế. Một mặt, ông sẽ thông báo cho Nguyễn Phúc Ánh, và mặt khác, ông sẽ chỉ định các quan chức để tháp tùng sứ giả của xứ sở đó một cách nghiêm trang cùng với thông điệp và cống vật khi quay lên kinh đô. Có lời nhắc nhủ về thời tiết. Mùa nóng đang dần dần tiến tới. Có thể triển hoãn chuyến du hành tùy theo sức khỏe. Chúng tôi sẽ sắp xếp để đến kinh đô vào cuối tháng Bẩy. Vào lúc đó, Hoàng Đế sẽ tiếp phái đoàn tại một khu nghỉ mát vùng núi để tránh sự nóng bức. Chính vào thời điểm đó, sứ đoàn Kazakhs sẽ đến và sẽ được Hoàng Đế tiếp kiến. Lại nữa, chúng ta sẽ xem hai phái đoàn này như một nhóm và sẽ mở một buổi tiệc tiếp đón. Ngoài ra, hãy cho sứ giả nước đó hay, liên quan đến sự khởi hành từ Quảng Tây, là cần báo cáo lên Hoàng Đế, trước hết, ngày khởi hành của chuyến du hành này. Chúng ta ở đây sắp có chỉ dụ tuyên cáo về việc này.

Sau hết, vào tháng 6 năm Gia Khánh thứ 8 (tức năm 1803):

Thay đổi danh hiệu An Nam thành Việt Nam. Tấn phong Nguyễn Phúc Ánh làm Quốc Vương. Truyền dụ Nội Các (Đại Bí Thư Đoàn) Trước dụ này, thư thỉnh cầu của Nguyễn Phúc Ánh, người lãnh đạo xứ Nông nại (9) [Nung-nai trong nguyên văn, chỉ vùng Đồng Nai tức Nam Kỳ, chú của người dịch] đã được tấu trình cùng với toàn thể nội vụ về các trận đánh tại An Nam. Ngoài ra, thư cũng đề cập đến sự hành quyết để trả thù cho tổ tiên của ông ta. Một cách kính cẩn, ông đã phái các sứ giả mang trình và trả lại ấn tín đã được ban cấp trước đây và bị vứt bỏ của Nguyễn Quang Toản, cùng với các quân cướp biển trốn chạy bị bắt trói và giao nạp. Một cách kính trọng và nghiêm trang, ông ta xin ban một chỉ dụ.

Ta, Hoàng Đế [Trung Hoa] xét thấy cuộc du hành qua đại dương biểu thị cho lòng thành thật, đặc biệt chấp nhận cống phẩm thích hợp này. Điều vốn đã rõ ràng là chúng ta có chấp thuận ban ra sắc dụ triều đình.

Người An Nam tên Nguyễn Quang Toản đã nhận lãnh hình phạt bị lật đổ và tiêu trừ. Và Nguyễn Phúc Ánh một cách kính sợ, đã đồng ý sẽ vâng lời, hứa hết sức mình để thi hành việc này. Ông ta trước hết đã đưa ra sự loan báo ở trong cũnh như ngoài nước. Biểu tượng kế nhiệm của thẩm quyền ủy thác đã được tiếp nhận từ vị nguyên thủ của xứ sở nói trên về một lời thỉnh cầu xin tấn phong cho một lãnh địa mới. Ông đã giải thích một cách rõ ràng về xứ sở nói trên, có đề cập đến phần lãnh thổ của Việt Thường vốn đã được sở đắc trước đây. Bây giờ đất này đã sáp nhập An Nam và không muốn quên danh xưng được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Nước này thành thực khẩn cầu xin tên Nam Việt để đặt cho xứ sở. Sau khi đã được duyệt qua bởi các quan chức vùng biên cương [tức Tổng Đốc, v.v…] việc này đã được đệ trình lên để ngự lãm. Phiên Họp của Hội Đồng [các Thượng Thư của Đại Bí Thư Đoàn] đã bác bỏ việc sử dụng tên Nam Việt để gọi quốc gia đó, với các vùng đất chạy dọc theo biên cương vẫn chưa được thỏa thuận. Hội Đồng đặc biệt ghi nhớ rằng họ [Việt Nam] đã đến gõ cổng ở cửa ải, xin sang thần phục. Một cách kính cẩn, họ đã trình tấu với sự thành tâm. (g)

Ta đã sắc dụ sự sử dụng hai chữ Việt Nam. Từ Việt được đặt lên trước để chỉ biên cương của các thế hệ trước đây. Từ Nam được đặt ở sau biểu lộ lãnh thổ có biên giới mới được chuẩn nhận.

Lại nữa, Ta đã ra lệnh cho Tổng Đốc Quảng Tây Sun Yu T’ing một mặt thông báo bằng văn bản cho Nguyễn Phúc Ánh, và mặt khác, chỉ định các viên chức tháp tùng phái đoàn đệ trình quốc thư và cống phẩm của sứ giả trên đường lai kinh. Hoàng Đế đã ra lệnh trì hoãn cuộc du hành, chính vì muốn bày tỏ tình cảm nhân từ dù xa xôi.

Nhân đây một lần nữa, dựa trên báo cáo của Sun Yu T’ing, chúng ta đã chỉ dụ Nguyễn Phúc Ánh tiếp nhân danh hiệu Việt Nam đã được triều đình ban phong đầy ân nghĩa. Các sứ giả Việt Nam đã từng bày tỏ lòng biết ơn sâu xa. Các từ ngữ đầy xúc động như vui sướng và hân hoan được thốt ra từ lòng thành thực. “ Sứ giả nói trên đã sẵn khởi sự cuộc du hành lên phương bắc, được phỏng chừng, vào khoảng mười ngày cuối cùng [tức hạ tuần, chú cúa người dịch] tháng Bẩy, ông ta sẽ đến được kinh đô.” Với các từ ngữ như thế này, v.v… [câu này trong bản dịch sang tiếng Anh không rõ nghĩa, xin đối kiểm lại với nguyên bản khi có thể, chú của người dịch]

Hoàng Đế còn bổ sung thêm lòng ưu ái cho sự việc này. Ngài đã ra lệnh rằng lễ tấn phong cho quốc vương nước Việt Nam sẽ được cử hành.

Rằng những gì được sở đắc bởi một cá nhân phải được công bố một cách rộng rãi trong sắc chỉ tấn phong Quốc Vương của nước đó và trong các văn kiện khác. Hãy thông báo cho các Nha Môn (các văn phòng trong triều) khiến cho sự việc được nhận thức như một thí dụ điển hình đã ấn định. Hãy chuẩn bị trước cho việc này. Ngoài ra, việc này cũng sẽ phải được trình bày bởi Nha Môn của Khâm Thiên Giám [Hội Đồng Khảo Sát Thiên Văn] vào lúc có sự phân phối rộng rãi niên lịch. Chúng ta sẽ tiến tới việc sửa đổi danh hiệu An Nam thành ra Việt Nam. Mọi người có thể tuân hành niên lịch trong trường kỳ cho các dịp tấn phong tương lai.

Hãy công bố sự bổ nhiệm Án Sát tỉnh Quảng Tây, Ch’i Shih Lin; chúng ta sắp sửa ban phát ấn tín tấn phong mới. Ông ta sẽ tháp tùng cùng sứ giả, đã sang đệ trình quốc thư và cống phẩm, sắp đến để vượt qua biên giới. Hãy tiến hành việc loan báo sắc dụ của Triều Đình. Ta sắc dụ rằng vị quốc vương của nước đó hãy nhìn nhận lòng ưu ái bền vững của chúng ta. Điều đó đã được duy trì trong nhiều thế hệ; nó không thể thay đổi. Nay khâm dụ.”

Bản văn trên đã được phiên dịch và bao gồm toàn thể, để mang lại một sự trình bày sáng tỏ nhất có thể có được về bản chất tế nhị của các mối quan hệ hiện hữu vào thời điểm có sự tấn phong cho Việt Nam bởi Trung Hoa. Điều rõ ràng từ bản văn ở trên rằng phần của ông Cadière được trích dẫn bởi ông Maybon trong đoạn văn được trưng ở bên trên, danh từ Việt Nam phát sinh từ các chữ Việt Thường và An Nam, theo thứ tự đó, có nghĩa, theo chiều từ nam ra bắc, khi chúng ta lưu ý đến các chữ “biểu thị biên cương mới được chuẩn cấp“ mà danh từ An Nam đứng tượng trưng. Hơn nữa, với cách dùng chữ như thế có một nhóm từ bổ túc, điều trên có thể hàm ý “chỉ [chiều hướng của] lãnh địa [phong kiến] có biên giới mới được ban cấp.” Như thế để đem lại trọng lượng cho ngụ ý thuần túy về chiều hướng của từ ngữ này, Nam, câu văn kế tiếp phát biểu rằng nó (Việt Nam) không thể bị nhầm lẫn với Nam Việt, tọa lạc ở phía nam của Bách Việt. Nhưng một lần nữa, điều đó cũng chính xác khi nhìn một cách tổng quan toàn bộ các đoạn văn đàng trước đoạn này rằng An Nam ở phương bắc lại được đặt phía sau, có nghĩa, sự thụ đắc “mới,” và từ đó theo sự ám chỉ, các nhóm chữ nêu trên có thể đã đề cập đến nó, cho dù chỉ có tính cách gián tiếp. Có một sự phóng khoáng nơi đây trong sự giải thích đoạn văn nêu trên. Có thể, nó đã cố ý mang vẻ mơ hồ như thế, sao cho không xúc phạm Việt Nam một cách thẳng thừng. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu cách giải thích trước được chấp nhân, “Việt Nam” hay “Phía nam dân Việt” như một sự giải thích cho danh hiệu Việt Nam sẽ không thích hợp bởi nơi đó, từ “Nam” không có ý nghĩa đặc tính của từ Nam trong danh hiệu “An Nam” (trong Anh ngữ, “Pacify the South”). Không cần phải nói, điều này cũng đúng với trường hợp chữ “Nam” trong Đại Nam (Great South), danh hiệu mới chỉ được đặt ra hồi gần đó bởi Nguyễn Phúc Ánh cho lãnh địa riêng của ông, nếu danh hiệu Việt Nam cũng tương đồng với nó.

Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ rằng Phúc Ánh đã rất mong muốn thay đổi danh hiệu An Nam mà với nó xứ sở của ông đã được liên kết trong hơn một ngàn năm trong các tài liệu chính thức của Trung Hoa. Bởi thế, nói rằng Việt Nam tượng trưng cho Việt Thường và An Nam có lẽ không đúng đối với phía Việt Nam. Xem ra không có chỗ nào trong các tài liệu của Việt Nam (12) dưới triều Nguyễn lại có bất kỳ sự đề cập rằng đây là hai thành tố mà Nguyễn Ánh đã có trong đầu khi ban hành danh hiệu này, vốn mới chỉ được sắc dụ như thế hồi gần đó bởi Hoàng Đế Trung Hoa, trên các thần dân của ông ta trong cuộc lễ tân phong thực sự được cử hành tại Hà Nội với sự hiện diện của Án Sát tỉnh Quảng Tây, ông Lin, vào đầu năm 1804. Tuy nhiên, sau cùng Quốc Vương, bề ngoài, đã thừa nhận quốc hiệu Việt Nam.

Điều này đưa đến một câu hỏi nảy sinh trong đầu. Từ những tài liệu trên, rõ ràng là Nguyễn Ánh đã nỗ lực vận động để vương quốc của ông được xưng danh là Nam Việt, một tên tương tự như tên của vương quốc đã được thành lập vào năm 207 trước Công Nguyên, và thường được thừa nhận là xứ sở tiền thân đầu tiên được chứng minh trong lịch sử của Việt Nam. Vương quốc này bao gồm các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay tại Trung Hoa cũng như các phần tại Bắc Việt Nam. Chính vì thế, điều có thể nói rằng trên căn bản của Thực Lục nêu trên, trong giai đoạn giữa tháng Mười Hai 1802 và tháng Sáu 1803 (Âm Lịch) khi mà quyết định chung cuộc về việc đặt tên đã được đạt tới, Nguyễn Ánh đã thực hiện nhiều sự vận động mạnh mẽ để danh hiệu Nam Việt được chấp thuận, như ông Beauvais đọc thấy trong Sử Chính Thức (Historiographies) hay Đại Nam Thực Lục, được trích dẫn trên đây từ quyển sách của Maybon cũng đã chứng thực.

Tại sao việc này xảy ra như thế? Theo tài liệu chính thức của Trung Hoa nêu trên, Nguyễn Ánh thông báo cho Hoàng Đế Trung Hoa xuyên qua Sun Yu T’ing hồi tháng Tư năm 1803 rằng ông ta một lần nữa muốn quốc hiệu Nam Việt; sự việc này, bất kể đến sự cảnh báo của họ Sun và sau một thời khoảng dài (nó đòi hỏi ít hơn 30 ngày khá nhiều để thực hiện một chuyến du hành hỏa tốc giữa Bắc Kinh và Hà Nội, như là mọi vấn đề tấn phong vốn thường được sắp xếp bởi nhà Thanh). Hơn nữa, nhiều phần là ông ta không thể có các tham vọng khủng bố đối với Trung Hoa, trừ khi, dĩ nhiên, chúng ta vẫn còn chưa được hay biết về một số sự thỏa thuận bí mật có thể có giữa ông và các lính đánh thuê người Pháp đã từng trợ giúp ông, về vấn đề này. Đúng hơn, câu trả lời xem ra có thể được tìm thấy nơi tư tưởng của Trung Hoa vào lúc đó liên quan đến Bách Việt trước đây, hay các sắc dân Việt, một nhóm dân tộc trong đó Nam Việt là một nhóm mà sự hiện diện tại Trung Hoa đã được ghi chép từ thời Chiến Quốc sau khi nhà Chu đánh bại Việt Quốc. Họ sinh sống ở các khu vực ngoại vi phía nam và đông nam Trung Hoa, “vượt quá các rặng núi” (từ Việt hay Yueh có lẽ có nguồn gốc nơi đây, mang ý nghĩa “dân cư ở quá bên kia” hay “vượt qua bên kia”, và có nguồn gốc liên hệ đến Việt Quốc (Yueh Kuo) (g). Các khu vực này tạo thành các giới hạn của ranh giới tiến xuống phía nam của khu vực văn hóa Trung Hoa khiến cho các sắc dân Việt đã được đối xử, với dòng thời gian trôi qua, và sau khi sự chuyển nhập vào văn minh Hán tộc đã tiến triển đủ mức, như một dân tộc được đồng hóa, được gọi đúng hơn là “các kẻ nội di (man di ở trong) ”, chứ không như “các kẻ ngoại di “[wai-i, Hoa ngữ trong nguyên bản, chú của người dịch] (“các kẻ man di ngoại quốc”), một đặc ngữ bản xứ dành để chỉ các người ngoại quốc.* Ngược lại, “mọi người bên ngoài Bách Việt đều bị xem là kẻ man rợ.” (11) Khi Nguyễn Ánh yêu cầu danh hiệu Nam Việt làm quốc hiệu cho vương quốc mới được thành lập của ông, vì thế, trong mọi khả tính, ông đã quan tâm rằng với tên “Nam Việt”, nó sẽ chứa đựng ý nghĩa quan trọng bao trùm của việc nằm trong vùng văn hóa Trung Hoa ngoài ngụ ý ám chỉ vương quốc cổ xưa. Chính vì thế, lời yêu cầu của ông được phát biểu một cách mạnh mẽ để bày tỏ trong chính danh hiệu mà xứ sở của ông mặc dù độc lập nhưng được gồm trong khu vực ảnh hưởng của người Hán, một đề nghị khả dĩ dễ chấp nhận hơn cả bởi ông vốn đã tự mình đặt tên là “Đại Nam” (Great South) cho đất nước của ông trước khi có việc cầu phong này.

Mặt khác, các viên chức Trung Hoa, như được nhận thấy ở trên, đã chống đối ngay chính sự sử dụng danh hiệu Nam Việt, bởi vì về mặt lịch sử, nó ngụ ý rằng vương quốc độc lập cổ xưa được thành lập bởi Triệu Đà (hay Ch’ao T’o trong Hoa ngữ) chính ông ta là một người Trung Hoa (người tỉnh Hồ Bắc), là kẻ, với sự trợ giúp của người Việt Nam đã thành lập ra xứ sở này vốn đã là một đất nước duy nhất của giống Bách Việt đã dành được độc lập từ Trung Hoa. Về mặt văn hóa, tuy thế, nó vẫn có rất nhiều phần nằm trong khu vực ảnh hưởng của Hán tộc. Vương quốc này được thành lập vào thời khoảng có sự tan rã của Đế Quốc nhà Tần của Tần Thủy Hoàng Đế. Sau một sự hiện diện vào khoảng một trăm năm, nó bị đánh tan bởi người Hán Hoa nhưng chỉ sau khi đã có các nỗ lực lập lại nhiều lần bắt nó chấp nhận quy chế chư hầu bị thất bại và một cuộc khởi nghĩa đã xảy ra tại kinh đô của họ nay là nơi gọi là thành phố Quảng Châu, khi một viên chức cao cấp người Việt Nam [chỉ Lữ Gia, chú của người dịch] trong triều đình nổi loạn cùng với người anh em võ quan của ông, và giết chết người mẹ gốc Trung Hoa [chỉ Cù Thị, chú của người dịch] của Quốc Vương Nam Việt, và sứ giả Trung Hoa.(12) (h). Chính từ nhật kỳ này, năm 111 trước Công Nguyên, mà “một ngàn năm độ hộ của người Tàu” được nói đến rất nhiều ngày nay đã khởi đầu. Một cách ngẫu nhiên, chính là vào dịp có một sự sụp đổ lớn lao khác của nền cai trị của các triều đại Trung Hoa, thời kỳ Ngũ Triều (Five Dynasties), mà Việt Nam đã một lần nữa, có thể dành lại sự độc lập của họ. Tuy nhiên, danh xưng An Nam, được dùng từ thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, và là một trong sáu trung tâm bình định được thiết lập bởi nhà Đường bao quanh ngoại vi của đế quốc của họ, đã được giữ nguyên bởi các hoàng đế Trung Hoa mãi cho đến năm 1803, khi, như được ghi nhận nơi trên theo bộ sử Thực Lục, nó được chính thức đổi thành Việt Nam (Yueh Nan).

Nỗi lo sợ mà Trung Hoa đã có khi được đệ trình lời yêu cầu nguyên thủy cho sự tấn phong danh xưng Nam Việt vì thế trở nên dễ hiểu. Dù sao đi nữa, Nguyễn Văn Huệ của nhà Tây Sơn đã thực hiện một cuộc đả bại kinh hoàng trên các lực lượng Trung Hoa có quân số ít nhất hàng trăm ngàn người không lâu trước đó vào dịp Tết năm 1789, khi họ, phía Trung Hoa, cố gắng khôi phục ngôi vua cho các nhà lãnh đạo triều Lê tại An Nam (13). Và nỗi lo sợ đã đánh vào tâm họ bởi quân hải tặc và các chiếc thuyền cướp biển hoành hành ở các khu vực duyên hải và tàu thuyền Trung Hoa vào thời điểm này. Nhưng sâu xa nhất, thời trị vì của vua Gia Khánh nhà Thanh, như được chứng kiến các sự xáo trộn nội bộ gia tăng hơn bao giờ hết, và sẵn vượt quá cực đỉnh phát triển của nó và đang hồi đi xuống; chính vì thế, nó mang đầy sự sợ hãi, ít nhất về bất kỳ sự xâm lấn lãnh thổ của nó, được giả định là trung tâm của thế giới. Chính vì thế, chúng ta có thể xem sự từ chối của Hoàng Đế Trung Hoa việc chấp thuận danh xưng Nam Việt như một chỉ dấu của nỗi lo sợ của ông rằng người Việt Nam có thể đang mưu toan xâm lấn vào khu vực nay đã được Trung-Hoa-hóa của giống Bách Việt cũ. “Việt Nam” đặt ra một biên giới phía bắc, một khu vực được gọi là trái độn trên bất kỳ một sự bành trướng nào về phương nam.

Tuy nhiên, đã nói nhiều về vấn đề này, chúng ta phải cứu xét đến một yếu tố có thể đóng giữ, mặc dù trong một cung cách tiêu cực, một phần quan trọng hơn cả trong sự chấp nhận danh xưng Việt Nam bởi Nguyễn Ánh và người Việt Nam. Yếu tố này nằm trong lãnh vực ngữ học. Đặc tính của ngôn ngữ nói của tiếng Việt, vì Quốc Ngữ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], (Ngôn Ngữ Dân Tộc) đã không được chính thức hóa thành tiếng nói quốc gia mãi cho đến thế kỷ thứ 17 hay 18, với sự giúp đỡ của các người Âu Châu, là đặt từ bổ (sửa) nghĩa đứng đàng sau danh từ mà nó làm thay đổi nghĩa. Thí dụ, từ ngữ Trung Hoa chỉ khu vực phía nam, “Nan fang: Nam phương”, được sắp xếp với hai chữ mang nghĩa “phía nam” và “khu vực, phương”, theo thứ tự đó]. Nhưng người Việt Nam nói trong cách của họ là “Phương nam”, với việc đặt chữ “khu vực, phương” đứng trước chữ “Nam.” Ý nghĩa của từ, đối với họ tuy thế, giống như ý nghĩa nó có trong Hoa ngữ. Tương tự, mặc dù Hoa ngữ cho danh xưng Việt Nam được sắp xếp theo thứ tự đó, ý nghĩa của chữ (theo một cách mặc thị) đối với một người Việt Nam “suy tưởng” bằng Việt ngữ lại là Nam Việt (14). Nguyễn Phúc Ánh, bị cản trở trong các nỗ lực để có danh xưng Nam Việt được thừa nhận trong tài liệu Trung Hoa, sau hết đã tiếp nhận quốc hiệu “Việt Nam” có thể đã lý luận cùng lúc rằng “trong suy nghĩ của tôi, nó mang ý nghĩa là Nam Việt, trong bất kỳ trường hợp nào.”

Để kết luận, người ta, sau khi duyệt xét sự việc nêu trên, không thể làm gì khác hơn là việc bị đánh động bởi sự căng thẳng nội tại nảy sinh từ việc ban cấp và tiếp nhận danh xưng vào lúc tấn phong. Dĩ nhiên, chúng ta không thể nói về điều này với một sự đoan chắc. Tuy nhiên, với việc giả dụ rằng những gì được nói về đặc tính của ngôn ngữ Việt ở trên là đúng, chúng ta có thể phát biểu nhiều về sự việc này. Danh xưng Việt Nam có thể được phân tích và giải thích như một quan hệ biện chứng (dialectical relation) giữa Trung Hoa và Việt Nam. Từ quan điểm của Trung Hoa, nó là Yeuh Nan hay Yeuh phía Nam, có nghĩa, phía Nam của [đất, dân] Việt (South of Viet), và từ đó mang ý nghĩa ở bên ngoài khu vực văn minh của Trung Hoa, như trong thực tế mà phía Trung Hoa đã cảm nhận vào thời điểm đó. Rằng điều này có thể mang hàm ý rằng danh xưng này đã được tách ra khỏi ý nghĩa trước đây. Tuy nhiên, nếu Việt Nam tượng trưng cho Việt Thường – An Nam (hay Đại Nam), khi đó, phía Trung Hoa, vô tình hay không, đã chỉ định danh xưng này theo thứ tự của sự thụ đắc của dòng họ Nguyễn, có nghĩa, Việt Thường đã được thu hồi trước tiên bới Nguyễn Ánh, sau đó là An Nam trong toàn thể của nó, như được ghi chép rõ ràng ngay trong các tài liệu của Trung Hoa. Thứ tự của sự thụ đắc này là một thứ tự đi từ nam ra bắc. Phía Trung Hoa, sửng sốt bởi đề nghị danh xưng Nam Việt nguyên thủy được đưa ra bởi phía Việt Nam, và hiển nhiên ở vào một vị thế quá yếu để đòi hỏi một số danh xưng, chẳng hạn, ít gây tranh luận khác, đã quyết định về danh xưng này bởi nó có vẻ gắn liền với ý tưởng của họ về một quốc gia lệ thuộc, mà gần đây đã trở nên quá hùng mạnh đánh bại được liên quân hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của họ; song vẫn đến đập ….” cổng, xin thần phục.” Nó chỉ yêu cầu thay đổi vị trí của chữ “Nam”ra khỏi vị trí nguyên thủy trong đề nghị của Việt Nam.

Nhìn từ một phía khác trong ý nghĩa biện chứng này, từ quan điểm của Việt Nam, có thể đó là một thái độ khứng chịu ý muốn của một cường lực cao hơn, một quyền lực mà họ đã ngưỡng nhìn như một mô hình văn hóa. Nhiều phần đây là ước muốn được đồng nhất về văn hóa với người Hán đã thúc đẩy Nguyễn Ánh yêu cầu, và trong thực tế, đòi hỏi danh xưng Nam Việt, và thất bại trong việc đòi hỏi đó để cuối cùng ưng chịu quốc hiệu Việt Nam bởi có vẻ đối với người Việt Nam danh xưng này vẫn hàm ý, bất kể có sự biến nghĩa nào của nó, Nam Việt, trong bất kỳ trường hợp nào, do tính đặc thù trong ngôn ngữ của họ.

Dù hiểu một cách rộng rãi đến đâu trong ngôn ngữ hay lịch sử, danh xưng này cũng không thể được giải thích, như một số người đã làm, như “vượt quá về phía Nam”, trừ khi kẻ đó tự nhận mình là kẻ bất nhất. Nếu chúng ta nói đến việc “vượt qua”, điều cần phải nhận thức rằng trong bối cảnh thực tế của thời gian và biến cố năm 1803 khi danh xưng được cứu xét, có nỗi lo sợ từ phía Trung Hoa rằng một sự ngụ ý “việc vượt quá từ phương nam” lên phương bắc có thể được chứa đựng trong danh xưng Nam Việt như được đề nghị bởi phía Việt Nam đã thúc đẩy họ bác bỏ quốc hiệu đó. Thay vào đó, họ đã áp lực cho một danh xưng với thứ tự đảo ngược, tức một tên gọi thỏa hiệp, Việt Nam, sẽ thiết lập cùng một lúc một biên giới phía nam (Trung Hoa), có nghĩa, một vùng trái độn (chế xung), để không bị vượt qua bởi sự bành trướng từ phương nam. Tuy nhiên, trong sự vội vã của họ để đặt ra danh xưng này, người Trung Hoa có thể không hay biết rằng, như chúng ta đã nhận thấy ở trên, ngay trong sự sắp xếp này, “Việt Nam” [chữ Việt trong nguyên bản, để nhấn mạnh ý nghĩa trong tiếng Việt, chú của người dịch] (chứ không phải là Yueh Nam) [hiểu theo Hoa ngữ, chú của người dịch], danh xưng đại diện cho Việt Thường – An Nam, một cách nghịch lý, lại mang ý nghĩa “vượt lên phương bắc.” Khi đó, chúng ta nhận thấy rằng cùng danh xưng ám chỉ người Việt Nam bị trục xuất lại đang bắn một mũi tên vào lãnh thổ Trung Hoa. Chính vì thế, danh xưng Việt Nam chất chứa trong nó sự căng thẳng biện chứng.

Các danh xưng có ý nghĩa trọng đại đối với người Á Châu, và đặc biệt càng đúng với một nước như Việt Nam có truyền thống Khổng học lâu dài. Và như thế, điều mỉa mai và cùng lúc là bi kịch trong thực tế (đối với người Việt Nam cũng như người Hoa Kỳ hiện diện nơi đó ngày nay) rằng tiếp theo sự việc trên, chính một quyền lực Tây Phương chịu trách nhiệm nhiều nhất trong việc đặt Nguyễn Ánh lên cầm quyền (một cách liên đới, Triều Nguyễn này đã kết liễu với ông hoàng Bảo Đại), nước Pháp, nước vừa mới trải qua cuộc Cách Mạng năm 1789 và đã đem lại cho từ ngữ cách mạng hàm ý và sự quyến rũ hiện tại của nó đến mọi nơi (kể cả một cuộc cách mạng tại Việt Nam sau Thế Chiến II chống lại họ), đã tái diễn về mặt lịch sử một nước “Việt Nam” bởi việc thiết lập trước tiên một căn cứ ở miền nam là Sàigòn vào giữa thế kỷ thứ 19 và “đã vượt tiến” lên miền bắc, cho đến khi binh sĩ của nó có mặt ở ngay tại biên giới các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây trước khi thế kỷ đó chấm dứt. Trung Hoa vốn đã sẵn quá suy yếu, như tác giả Huang Ta-Shou đã nói nơi phần đầu của bài viết này, để đáp ứng lời yêu cầu xin trợ giúp từ các quốc vương Việt Nam. Chính vì thế, chiếu theo những diễn biến xảy ra sau việc đặt tên cho Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ khi mà chủ nghĩa thực dân Pháp hoành hành, người ta phải kết luận rằng sau rốt, liên quan đến việc danh xưng Yeuh Nan được dùng thay cho Nam Việt (Nan Yueh), nỗi lo sợ của Trung Hoa được chứng minh một cách hiển hiện là đúng và có giá trị (15) (i). Tuy nhiên, sự chứng minh này không có nghĩa làm giảm nhẹ sự kiện rằng “Việt Nam”, nói đến cùng, là một danh xưng thỏa hiệp, và như nó diễn ra, là giải pháp biện chứng cho vấn đề.

Tác giả xin cảm tạ những người sau đây về sự trợ giúp quý giá của họ giúp cho tác giả hoàn tất được bài khảo cứu ngắn này:

1. Bà Julia Hsia của East-West Center, tại Honolulu, Hawaii, đã trợ giúp tác giả trong việc phiên dịch một phần tập Tung Hua-lu [Đông Hoa lục?], phần sau đó đã giúp tác giả phiên dịch các đoạn văn trong Đại Thanh Lịch Triều Thực Lục, và

2. Tiến sĩ Hilary Conroy của Đại Học University of Pennsylvania hiện đang thực hiện một cuộc nghiên cứu thâm sâu tại Trung Tâm East-West center, Honolulu, trong việc đọc bản thảo nguyên thủy và đưa ra các ý kiến quý báu trong việc sắp xếp bài viết này.

Trong khi tri ân sâu xa hai nhân vật này của Trung tâm East-West Center, điều này hiển nhiên không xá miễn cho tác giả bất kỳ sự khiển trách nào phát sinh từ bất kỳ sự khiếm khuyết nào trong văn bản chung cuộc, bất luận về hình thức hay nội dung hay trong phạm vi nào khác. Tác giả chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm về các lỗi lầm này.

Hideo Murarami
__

CHÚ THÍCH:

Những đoạn theo sau được phiên dịch từ Hoa ngữ bởi tác giả.
1. Sự giải thích của Edgar Snow lấy từ tác phẩm của ông ta, The Other Side of the River, ấn hành năm 1962. Của Bernard Fall là từ quyển The Two Viet Nam, ấn hành năm 1963. Của Moore từ số báo Tháng Mười. Bài báo trên Tạp Chí The Time Magazine xuất hiện trong số đề ngày 16 tháng Bảy, 1965, trình bày về Chủ tịch Bắc Việt nam, Hồ Chí Minh. Dấu hiệu sớm sủa của sự gia tăng cách giải thích này gồm: bài của Andre Lageurre về Đông Dương thuộc Pháp nơi một trong các số báo ban đầu của tờ Life Magazine, nơi cột báo của tác giả. “Yueh South” bởi Edwin Reischauer trong quyển East Asia – The Great Tradition, xuất bản lần đầu tiên năm 1956 và trong năm 1960, v.v..
Một trong những lý do chính yếu để viết bài này là đi tìm sự giải thích chính xác của danh xưng, như được phân biệt trên mặt chữ nghĩa không thôi. Tôi lấy làm ngạc nhiên bởi sự kiện rằng sau hàng tỉ mỹ kim đã được chi tiêu trong các nỗ lực quân sự tại Việt Nam, Hoa Kỳ, kẻ phải hiểu rõ song xem ra vẫn chưa hiểu ý nghĩa của tên gọi của quốc gia Việt Nam.
2. Lê Thành Khôi, Le Viet Nam, Histoire et Civilisation, Paris, 1955.
Joseph Buttinger, The Smaller Dragon, A Political History of Viet Nam, New York, 1955.
3. Đây là nhan đề bằng tiếng Pháp cho quyển Đại Nam Thực Lục, xin xem chú thích số 10.

Phiên dịch từ Pháp ngữ bởi tác giả.
4. Đại Thanh Lịch Triều Thực Lục (Ta Ch’ing li-ch’ao shih-lu) là bộ nguồn tài liệu chính yếu của triều đại nhà Thanh. Trước khi có sự ấn hành của nó hồi năm 1939 bởi Chính Phủ Mãn Châu, bộ Tung Hua-lu [(Đông Hoa lục?) của Wang Hsien Ch’ien thường được xem là nguồn tài liệu không thể thiếu được về nhà Thanh. Đến mức độ liên quan đến các tài liệu ghi chép cá biệt được ghi nhận trong bài viết này, các sự chú giải của Thực Lục và Tung Hua thì giống nhau, ngoại trừ một ít sự khác biệt nhỏ về chữ nghĩa, rõ ràng nhất là sự sử dụng các chữ “I see: Ta nay nhận thấy” thay cho nhóm chữ “at the present time: ở, vào lúc này,” trong đoạn thứ nhì của trang 9 của bản dịch.
5. Dữ liệu về niên lịch này thì không đồng nhất trong các nguồn tài liệu khác nhau, chính yếu trong đó có quyển được đề cập bên trên, Chung Kuo Chin-tai Shih của Huang Ta-Shou, được ấn hành tại Đài Bắc trong năm 1954, và quyển Trung-Pháp Chiến Tranh (Chung Fa Chan Chang) được biên soạn bởi Hội Sử Học Trung Hoa (Trung Hoa Cộng sản) và được ấn hành bởi nhà xuất bản Shanghai People’s Publishing House trong năm 1955.
6.Gia tộc họ Trịnh đã trở nên thắng thế tại miền Bắc vào cùng khoảng thời gian đó, có nghĩa, vào cuối thế kỷ thứ 16, sau này dẫn đến một sự đối đầu nổi tiếng giữa hai gia tộc này nhằm dành quyền chủ tể trong toàn thể quốc gia, kế đó đưa đến một tình trạng suy sụp cùng cực với sự xuất hiện của cuộc Khởi Nghĩa Tây Sơn.
Về danh xưng cổ xưa Việt Thường, nó được đề cập đến trong quyển Chu Shu Chi Nien (Tài Liệu Ghi Trên Sách Bằng Tre: Bamboo Book Records), như là kẻ đã đến Trung Hoa từ phương nam năm 1106 trước Công Nguyên để dâng cống phẩm lên Chou King Cheng; và một cách gián tiếp đến Chu Công (Duke of Chou), nhưng sự việc này giờ đây được nghĩ là một sự tô điểm của các học giả Khổng học sau này nhằm tán dương công đức của Chu Công. Trên căn bản của các tài liệu lâu về sau này trong thời nhà Đường, khu vực nêu ra trong câu hỏi được tin là tọa lạc phía nam tỉnh Thanh Hóa và thành phố Vinh, có nghĩa trong khu vực lân cận ngay trên vĩ tuyến thứ 17. (Xin xem phụ chú (c) của người dịch bên dưới.)
7. Quốc hiệu này, giống như các danh xưng khác trước nó chẳng hạn như Đại Việt, Đại Cồ Việt v.v.. chưa bao giờ được chính thức thừa nhận trong các sử biên niên của Trung Hoa.
Xin xem chú thích nơi trang 13 nguyên bản [tức chú thích số 3, chú của người dịch].

8.Từ ngữ mà Hoàng Đế dùng ở đây cho việc “Tiếp nhận” cũng có ngụ ý của việc “ khứng chịu” hay “chịu đựng” và được dùng theo ý nghĩa “nhận lãnh” trong câu “Hoàng Đế nhận lãnh Thiên Mệnh.” Có một dấu hiệu nơi đây về việc Trung Hoa áp đặt danh xưng trên phía Việt Nam, mặc dù các đoạn văn khác có nói là phía Việt Nam “tri ân sâu xa.”
9. Danh xưng quốc gia này xuất hiện thường xuyên trong các sử sách của nhà Thanh có nhật kỳ trước các thời điểm này, và là danh xưng được truyền từ thời có sự trổi dậy của chúa Nguyễn tại phía nam đất nước, trong vùng Sàigòn [tiếng Việt là vùng Đồng Nai, chú của người dịch]. Trong những dịp liệt kê như thế, các đối thủ như Quang Trung và Quang Toản được ghi chép là chúa An Nam.

Phiên dịch từ Hoa ngữ bởi tác giả.
10. Không có nguồn tài liệu của Việt Nam viết bằng Hoa ngữ liên quan đến thời kỳ này được cung cấp cho tác giả. Bộ Đại Nam Thực Lục [ Liệt Truyện, Tiền Biên v.v..?] [trong nguyên bản ghi Historiographies, chú của người dịch] là bản dịch một phần của bộ Đại Nam Thực Lục (Actual Records of the Great Nam). Bộ Thực Lục [phát âm là Shih-lu trong Hoa ngữ, nhưng không nên nhầm với bộ Thực Lục của nhà Thanh, có cùng nhan đề) là nguồn tài liệu chính về triều đại nhà Nguyễn này. Tuy nhiên, phần liên hệ được trích dẫn từ quyển sách của Maybon, xuất hiện ở trang 13 nguyên bản.
Từ ngữ này, tuy thế, như được dùng nơi đây trong Shih-lu không nhất thiết để chỉ một cách cá biệt người Pháp hay người Tây Phương. Trong thực tế, sử liệu không cho thấy là Hoàng Đế có hay biết gì về sự trợ giúp của người Pháp cho Nguyễn Ánh vào thời điểm này.
11. Thí dụ, xem tiểu sử Sun Yu T’ing ghi trong quyển Ch’ing Shih lieh-ch’uan (Thanh Sử Liệt Truyện), ấn hành trong năm 1962 tại Đài Bắc. Lời phát biểu này xuất hiện trong bản văn. Nó cũng cho thấy một cách rõ rệt rằng ông Sun này có ảnh hưởng trong đề nghi danh xưng Việt Nam.
12. Sự tường thuật nổi tiếng về Nam Việt (Nan Yueh) của Tư Mã Thiên (S’su Ma Ch’ien) xuất hiện nơi thiên 113, bộ Sử Ký (Shih Chi) của ông ta, dưới mục Tiểu Sử các Nhân Vật của Nam Việt, từ đó câu chuyện này đã được trích thuật (Được chú giải bởi Kamataro Takikawa) [tức thiên thứ 113, phần Liệt Truyện, nhan đề Nam Việt Úy Đà tức Triệu Đà, trong quyển Sử Ký của Tư Mã Thiên, chú của người dịch].
13. đương kim Bộ Trưởng Quốc Phòng của Bắc Việt, và là kẻ chiến thắng tại Điện Võ Nguyên Giáp Biên Phủ, có tuyên bố rằng đây là một trong bốn chiến thắng trên chiến trường quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam, trong quyển sách hồi gần đây của ông, Điện Biên Phủ.
14. Các học giả Nhật Bản Matsumoto Nobuhiro, Sugimoto Naojiro, và Sakai Yoshiki (học giả nêu tên đầu tiên là một thẩm quyền được thừa nhận về ngôn ngữ vùng Đông Nam Á) tất cả đều ghi nhận điều này trong các quyển Sekai Rekishi Jiren và Asia Rekishi Jiren (lần lượt là Tự Điển Lịch Sử Thế Giới và Tự Điển Lịch Sử Á Châu) được ấn hành bởi nhà xuất bản Heibonasha, Tokyo, 1960. (trong các bài viết riêng rẽ có nhan đề “Việt Nam” và “Nguyễn Phúc Ánh.”
15. Các hành động của Trung Hoa sau năm 1805 khi danh xưng Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong các tài liệu của họ cho thấy tầm mức lo sợ sự xâm lấn bởi các lực lượng ngoại quốc. Khi Pháp nắm quyền kiểm soát tại Việt Nam, tài liệu chính thức của Trung Hoa còn quay ngược về sự sử dụng tên gọi An Nam, một danh xưng mà một cách mỉa mai cũng được giữ lại bởi người Pháp để chỉ khu vực miền Trung của họ (vùng đất bảo hộ). Phải chờ mãi đến khi người Pháp bị trục xuất, danh xưng Việt Nam mới được chính thức sử dụng trở lại.


-------------------------------------


PHỤ CHÚ CỦA NGÔ BẮC:

a. Nguyên văn đọan trích dẫn từ tác giả Léopold Cadière giải thích quốc hiệu Việt Nam trong quyển Notions d’Histoire d’Annam của hai tác giả Charles B. Maybon và Henri Russier, do nhà in Imprimerie d’Extrême-Orient xuất bản tại Hà Nội và Hải Phòng năm 1911, trang 112, như sau (đây có lẽ là quyển sử song ngữ Pháp Việt đầu tiên, do hai ông Bùi Đình Tá và Đỗ Thận dịch sang tiếng Việt):
“Quyền hành Tây-sơn đến trận đánh Nhật-lệ là hết. Chẳng cách bao lâu thì dức Nguyễn Ánh ở Huế ra lấy Bắc-kỳ. Ngài lại đi qua thành lũy Đồng-hới, đến các cánh đồng Nghệ-anlà chỗ, một trăm rưởi năm về trước, những tướng của Hiền Vương đã được thịnh danh; ngài đi qua An-trường [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] là chỗ ngày trước quân Nam-kỳ chẳng bao giờ ra được đến đấy, và đến ngày 23 tháng sáu (là ngày 22 tháng 7 năm 1802) thì ngài vào thành Hà-nội. Nguyễn Quang Tỏan bị bắt và bỏ cũi đem nộp ngài. Ngài đã nhất thống được cả các tỉnh nói tiếng an-nam, vừa Bắc-kỳ vừa Nam-kỳ, ngài bèn xưng Việt-nam [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] Hòang Đế, nghĩa là cả Việt-thường [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] là chỗ phong ấp của cúa Nguyễn từ năm 1558, với cả An-nam [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], là địa hạt của chúa Trịnh; đức Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia long. Thế là Nguyễn đã đánh dẹp được tiệt hẳn cả những kẻ thù nghịch đã mấy đời nay.” (Dịch theo bài của ông Cadière)


b. Về danh từ Việt Thường: Xin xem chú thích số 6 của tác giả ghi trên
Việc triều đình nhà Thanh dùng danh hiệu Việt Thường ở đây dể giải thích như một phần nguyên thủy trong quốc hiệu Việt Nam rõ ràng có sự cưỡng lý vì các lý do kể sau:
1. Danh xưng Việt Thường đã xuất hiện đầu tiên (?) trong bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên (?), như dịch giả Mạc Bảo Thần Nhượng Tống đã ghi lại trong bản dịch quyển Đại Việt Sử Ký Tòan Thư, phần Ngoại Kỷ, từ thời Hồng Bàng đến Ngô Sứ Quân, do Ngô Sĩ Liên và các Sử Thần nhà Lê biên sọan, (Tân Việt xuất bản năm 1944, Đại Nam tái bản tại hải ngoại, không ghi năm tháng tái bản), nơi trang 49:
“Tân mão, năm thứ sáu đời Thành Vương nhà Chu, phía Nam đất Giao Chỉ có họ Việt Thường dùng người thông ngôn ba lần mà tới, dâng chim trĩ trắng. Chu Công nói: “Ơn đức không đến, quân tử không hưởng lễ của họ. Chính lệnh không tới, quân tử không coi họ là bề tôi.” Người thông ngôn đáp: Những người mồi da, vàng tóc ở nước tôi nói rằng: “Trời không gió dữ, mưa dầm; bể không nổi sóng ba năm rồi … Ý giả Trung Quốc có thánh nhân chăng? Vì thế nên đến chầu.” Chu công dâng cúng lên Tông Miếu. Sứ giả lạc mất đường về. Chu-công ban cho năm cỗ xe liền nhau, đều làm theo phép chỉ nam … Sứ giả cưỡi xe, qua ven biển Phù Nam, Lâm-Ấp, đầy năm mà về tới nước mình.” (Sử Ký của Tư Mã Thiên)
Câu chuyện này về rất mơ hồ, và nhiều sử gia còn cho là sự bịa đặt sau này để tán dương vua Chu chứ không có thực. Vị trí của vùng đất này cũng không thể xác định được căn cứ vào câu chuyện kể trên, bởi Phù Nam đã là mỏm cực nam của lãnh thổ Việt Nam bây giờ.
2. Cùng sách dẫn trên, nơi trang 41, dịch giả Mạc Bảo Thần Nhượng Tống có ghi lại một chuyện khác về Việt Thường cùng với lời bàn như sau:
Sách Thông-chí của Trịnh Tiều có chép: “Về đời Đạo-đường, phương Nam có họ Việt Thường, dùng người thông ngôn hai lần đến chầu dâng rùa thần chừng nghìn tuổi, vuông hơn ba thước, lưng có chữ theo lối chữ khoa đẩu (nét chữ như hình nòng-nọc), chép từ khi mở ra Trời, Đất trở về sau. Vua Nghiêu sai sao lấy, gọi là lịch rùa.” Theo vào truyện ấy, sách sử “Cương Mục Tiền Biên” của Kim Lý Tường lại bịa thêm truyện đó là vào năm Mậu Thân, năm thứ năm đời vua Nghiêu! Sử thần đời Tự Đức lại nhặt lại mà chép vào bộ “Khâm Định Việt Sử” để làm việc đầu tiên mà nước ta giao thiệp với Tàu. Kỳ thực thì ta chỉ nên coi đó là một truyện mà Trịnh Tiều nặn ra bằng trí tưởng tượng!
3. Cùng sách dẫn trên, nơi các trang 47 và 48, dịch giả Mạc Bảo Thần Nhượng Tống có phụ chú như sau:
“Mười lăm bộ, theo sách Dư-Địa chí của Nguyễn Trãi (An-nam vũ cống), do Nguyễn thiên Tùng chua, thì Sơn Nam (Hà-nội, Nam-định, Hưng-yên ngày nay là bộ Giao Chỉ xưa; Sơn Tây là hai bộ: Châu-diên, Phúc-lộc xưa; Kinh-bắc (Bắc-ninh) là bộ Vũ Ninh xưa; Thuận-hóa (từ Hải-lăng thuộc Quảng Trị đến Điện Bàn thuộc Quảng nam) là bộ Việt-thường xưa; An-bang (Quảng-yên) là bộ Ninh-hải xưa; Hải-dương là bộ Dương-tuyền xưa; Lạng-sơn là bộ Lục-hải xưa; Thái-nguyên, Cao-bằng là đất trong ngòai bộ Vũ-định xưa; Nghệ-an là bộ Hòai-hoan xưa; Thanh-hóa là bộ Cửu-chân xưa; Hưng-hóa, Tuyên-quang là bộ Tân-hưng xưa; còn hai bộ Bình-văn, Cửu-đức thì khuyết. Nay xét sách Tấn Chí: quận Cửu-đức đời Ngô đặt ra, tức tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Hồ Tôn sử cũ chua tức là nước Chiêm-thành, tức tỉnh Bình-định ngày nay (Khâm Định Việt Sử, cuôn đầu).
Kẻ dịch [Mạc Bảo thần Nhượng Tống] xét: các tên của mười lăm bộ chẳng qua cũng là thần thoại! Nếu chúng ta công nhận có vua Hùng Vương, có nước Văn Lang, có những tên Quan-lang, Bố-chánh, Mệ-nàng, thì đó là một quốc gia của dân Mường, hay ít ra cũng do giống Mường là giống cầm quyền thống trị. Vậy là giống Mường thì là giống có riêng văn tự ngôn ngữ. Sao tên các bộ lại đặt tòan chữ Tàu là một thứ chữ ngoại quốc mà khi có việc bang giao, phải dùng thông ngôn hai lần mới hiểu nổi? Có một chút lý do gì chăng?”
4. Danh từ và câu chuyện về sứ giả Việt Thường sang triều cống Trung Hoa được ghi lại trong đoạn đầu tiên, mở đầu cho quyển An Nam Chí Lược của Lê Tắc, viết vào khoảng cuối thế kỷ thứ 13, và tiến bán thế kỷ thứ 14, vốn được xem là quyển sử đầu tiên về Việt Nam viết bởi một người Việt Nam tuy theo sử quan của Trung Hoa, do đó có lẽ đã được trích dẫn nhiều nhất trong các sử sách viết bằng Hán tự khi nói về Việt Nam. Đọan văn mở đầu quyển An Nam Chí Lược viết như sau:
“Từ xưa nước An Nam thông giao với Trung Quốc, thời vua Chuyên Húc, phía bắc đi tới U lăng, phía nam đi tới Giao Chỉ. Vua Đế Nghiêu sai Hy Hòa qua ở đất Nam giao, vua Thuấn sai Vũ qua nam yên vỗ Giao Chỉ. Qua đời Chu Thành Vương (1115-1079 trước Công Nguyên) họ Việt Thường qua chin lần thông ngôn, tới cống hiến mà nói rằng: “Trời không có gió bão, không mưa dầm, ngoài biển không nổi sóng dữ đã ba năm nay, có lẽ ở Trung Quốc có đấng thánh nhân trị vì, sao chẳng tới chẩu” Lúc bấy giờ, Chu Công đặt bài ca, đánh đàn thuật chuyện họ Việt Thường tới chầu: “Ô hi ta ta! Phi Đán chi lực, Văn Vương chi đức,” nghĩa là; ôi ôi! vui thay, cảnh tượng thái bình không phải nhờ sức của Đán (tên của Chu Công), mà là nhờ đức của vua Văn Vương. Nước Việt Thường, tức đất Cửu Chân, ở phía nam Giao Chỉ.” (bản dich của Ủy Ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt nam, Viện Đại Học Huế, năm 1961, trang 23)
Tuy rằng vùng đất này về sau có thuộc về lãnh thổ nước Việt, và ngay cả khi câu chuyện về sứ giả Việt Thường sang triều cống nhà Chu là có thực, sắc dân ở Việt Thường và câu chuyện này cũng không hề có một sự tương quan nào với lịch sử và dân tộc Việt Nam.
5. Cùng sách dẫn trên, dịch giả Mạc bảo Thần Nhượng Tống đã dịch và bình giải đọan mở đầu quyển Đại Nam Sử Ký Tòan Thư, phần Ngoại Kỷ, trong đó có nhắc đến Việt-thường, như sau:
CUỐN THỨ NHẤT
Triều-liệt Đại-phu, Tu-nghiệp trường Quốc-tử-giám, Kiêm Tu-sọan trong Sử-quán, tôi, Ngô Sĩ Liên chép:
Xét ra: đời Hòang đế dựng ra muôn nước (1) lấy nước Giao-chỉ ta là ở cõi Tây Nam, xa ở ngoài Bách Việt [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] (2). Vua Nghiêu sai họ Hy ở Nam-giao (3) định đất Giao-chỉ ở phương Nam. Vua Đại Vũ chia chin châu, thì Bách Việt là đất châu Dương. Giao-chỉ thuộc vào đấy (4). Đời Thành-Chu mới xưng họ Việt-thường [có kèm chữ Hán, chú của người dịch]. Tên Việt bắt đầu từ đời ấy.
Lời bàn của kẻ dịch [Mạc Bảo Thần Nhượng Tống]:
Theo như lời tác giả, tập Ngoại-kỷ về triều họ Hồng-bàng và triều vua Thục là do mình mới thêm vào. Thêm bằng cách nào? Tác giả đã bảo ta: “Tham bác với Bắc-sử, Dã sư, với các sách Truyện, Chí; cùng với các điều được nghe, được thấy, được truyền dạy …”
Nói một cách khác, trong các sử cũ của ta không hề có chép chuyện họ Hồng Bàng cùng vua Thục. Hai chuyện đó là tự Ngô Sĩ Liên chắp nối “đầu cua, tai ếch” mà chế tạo nên!
Đáng phàn nàn là những chỗ “tham bác” kia, họ Ngô không chỉ rõ gốc nguồn, để chúng ta phải mất công tìm kiếm!
Các sử thần về đời Tự-đức, trong khi làm bộ Khâm Định Việt Sử đã giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc tìm kiếm ấy. Thì đây: ….
Ở đọan dưới, dịch giả Mạc Bảo Thần Nhượng Tống có cám ơn Sử Thần Ngô Sĩ Liên về việc “nhận ngầm dân Mường là chính giống Viêt-Nam .. Sao thế? Bởi vì Lê Lợi, Thái Tổ nhà Lê, chính là một người Mường … Nếu không là người Mường, sao có kế thế làm phụ đạo động Lam-sơn? Miền, tới nay [1944?, chú của người dịch] cũng vẫn còn là một miền Mường thuần túy! Ấy là các duyên cớ khiến nhà viết sử của chúng ta đặt họ Hồng Bàng lên đầu Ngoại-kỷ…
Các sử sách sau này hầu như đêu chỉ trích dẫn từ các tài liệu nêu trên khi nói về Việt Thường, và nếu xét như thế, việc liên kết giống dân Việt Nam với giống dân ở Việt thường là không có căn cứ thích đáng. Từ Việt trong quốc hiệu Việt Nam nếu đê chỉ giống dân Việt thì giống dân này rõ ràng không lien hệ gì với giống dân ở đất Việt Thường trước đây.
6. Việc nhà Nguyễn giải thích quốc hiệu Việt Nam sau này bao gồm Việt Thường là nương theo cách giải thích của triều đình nhà Thanh một cách đầy gượng ép, chứ trong ý định xin tấn phong quốc hiệu Nam Việt, không thấy có tài liệu nào nêu ra ý niệm nào liên hệ đến danh từ Việt Thường, theo như tác giả Hideo Murakami cua bài nghiên cứu được dịch ra trên đây.

c. Về việc Tây Sơn xử dụng các hải tặc Trung Hoa này, sử liệu có ghi chép như sau:
Trong quyển Notions d’Histoire d’Annam của Charles B. Maybon và Henri Russier dã trích dẫn ở trên, trang 124 có ghi:
THIÊN THỨ HAI MƯƠI BỐN
NÓI VỀ ĐỨC HÒANG-ĐẾ NGUYỄN ÁNH (bài nối)
VỀ VIỆC NƯỚC NAM GIAO THIỆP VỚI NGOẠI QUỐC
Một là: Về việc giao thiệp với Tàu
Như ở trên đã có nói, Tây-sơn đã dủ [sai chính tả, phải là rủ, chú của người dịch] những giặc khách, là quân đi ăn cướp ngoài bể Đại Thanh, dụ về với mình, rồi thì giao thuyền bè cho chúng nó, cấp bằng cho chúng nó, và bảo chúng nó đi ăn cướp ngòai bờ bể giáp tỉnh Phúc Kiến [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], tỉnh Quảng Đông [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], tỉng Giang Tô [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], và tỉnh Tích [?] Giang [có kèm chữ Hán, có lẽ phải là Triết Giang, chú của người dịch]. Các tỉnh ấy có sớ tâu với vua Tàu rằng: trong những tên giặc đã bắt được, có mấy đứa hiện tang có bằng của Nguyễn-văn-Huệ cấp cho. Vua Tàu bèn hỏi Nguyễn văn Huệ thì Nguyễn văn Huệ giả nhời rằng: những việc ấy là việc các quan dưới đã làm giàu, y không được biết. Khi đức Gia Long lấy được Huế (năm 1801), thì ngài gặp may lắm, vì ngài có bắt được nhiều quân giặc có cả tướng tên là Mạc Phù Quan [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], ma Tây-sơn đã phong cho làm hòang thân. Đức Gia Long đem nộp cả sang vua Tàu.

d. Về niên hiệu Gia Long:
Tác giả Nguyễn Công Hoan, trong quyển Nhớ và Ghi về Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ, Saigon, 2004, có viết nơi trang 43-44 như sau:
“Sở dĩ mình ngạc nhiên về chữ long này, vì mình thấy trong gia phả nhà ta có chép sự trạng tổ thứ 12, là cụ Nguyễn Gia Cát. Cụ đi sứ cầu phong cho Gia Long. Vua nhà Thanh thấy hai chữ Gia Long thì bẻ: Sao dám lấy tên hai vua Càn Long và Gia Khánh để đặt hiệu? Vốn Cụ nhanh trí và hoạt bát, nên đáp: “Không phải thế. Nguyên nước tôi gồm nam tự Gia Định, bắc chí Thăng Long, cho nên vua nước tôi đặt hiệu là Gia Long.
Trong gia phả không chép là vua Tầu bắt đổi chữ long là rồng ra long là thịnh vượng, hay tự Gia Long đổi (vì đó là việc của triều đình, không thuộc phạm vi gia phả), nhưng rõ ràng là hiệu Gia Long, mình vẫn thấy viết long là thịnh vượng, chứ không phải chữ long là rồng như chữ viết tên thành Thăng Long. Chắc mấy ông viết sử Thăng Long không biết việc này.”
Theo sử liệu, ông Nguyễn Gia Cát là một trong hai phó sứ của chánh sứ Lê Quang Định, tức sứ đòan thứ nhì sau sứ đòan đầu tiên do Trịnh Hoài Đức làm chánh sứ sang Tàu xin ca6`u phong cho vua Gia Long.

e. Về các sứ đòan nhà Nguyễn sang Tàu xin cầu phong năm 1802, các sử sách ghi chép như sau:
1. Tác giả Nguyễn Đình Đầu, trong bài viết nhan đề Gia Long Với Quốc Hiệu Việt Nam, nơi các trang 293-296, quyển Những Vấn Đề Lịch Sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam, Nhiều Tác Giả, Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huê và Tạp Chí Xua & Nay ấn hành tại Huế, 2002, có trích dẫn chính yếu từ Bộ Đại Nam Thực Lục Chính Biên về các sứ đòan cầu phong do vua Gia Long phái đi như sau:
- Tháng 5 năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh thâu phục kinh thành Phú Xuân.
- Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh cho lập đàn “tế cáo trời đất về việc đặt niên hiệu” là Gia Long… Vua tôi cùng “bàn việc thông sứ với nước Thanh.” … Gia Long bèn “lấy Trịnh Hoài Đức làm Thượng Thư Bộ hộ sung chánh sứ sang nước Thanh, Ngô Nhơn Tĩnh làm Tham tri Bộ Binh, Hòang Ngọc Ẩn [các tài liệu khác ghi là Uẩn, chú của người dịch] làm hữu Tham Tri Bộ Hình cùng sung chức phó sứ, đem quốc thư và phẩm vật, lại đem cả ấn sách đã bắt được do người Thanh phong cho Tây Sơn, cùng bọn giặc biển Tề Ngôi là Mạc Quang [các tài liệu khác ghi là Quan, chú của người dịch] Phù, Lương Văn Cảnh, Phan Văn Tài, cỡi hai thuyền Bạch Yến và Hòang Hạc, vượt biển đến cửa Hồ Môn, tỉnh Quảng Đông để nộp. Tổng Đốc Giác La Cát Khánh đem việc ấy chuyển đạt. Vua Thanh vốn ghét Tây Sơn vô đạo (1), lại chiêu nạp bọn Mạc Quang Phù cho cướp bóc ở ngoài biển, đã lâu ngăn trở đường biển, đến nay được báo tin, rất vui lòng. Hạ lệnh cho Quảng Đông nhận lấy bọn Quang Phù … đem giết, mà lưu bọn Hoài Đức ở lại tỉnh thành, cung cấp rất hậu.”
- Ngày Canh Dần (cùng năm tháng), Gia Long đem quân ra bắc.
- Ngày canh Thân (20-7-1802), Gia Long vào thành Thăng Long. Ít lâu sau, Gia Long “cho rằng Tây Sơn đã bị diệt, sai gửi thư sang tổng đốc Lưỡng Quảng hỏi về việc bang giao nên làm thế nào; sai Thiêm sự Lại bộ là Lê Chính Lộ, Thiêm sự Binh bộ là Trần minh Nghĩa đợi mệnh ở (ải) Nam Quan. Lại cho rằng nước nhà mới dựng, muốn tiếp sứ nhà Thanh ở cửa ải, để làm lễ tuyên phong cho đỡ phiền phí, đem việc ấy hỏi Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích, họ đều nói việc như thế từ trước chưa nghe bao giờ. Bèn thôi.”
- Tháng 10 năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long sai Thượng Thư Bộ Binh là Lê Quang Định … sung Chánh Sứ sang nước Thanh, thiêm sự bộ Lại là Lê Chính Lộ và Đông các học sĩ Nguyễn Gia Cát sung giáp ất Phó Sứ. Trước đó, khi đã lấy lại Bắc thành, Gia Long gởi thư cho Tổng Đốc Lưỡng Quảng đem việc ấy chuyển đạt lên vua Thanh, vua Thanh sai phục thư nói nước ta đã vỗ yên được tòan cõi An nam, thì nên làm biểu sai sứ xin phong. Còn sứ bộ trước là bọn Trịnh Hoài Đức thì cho chuyển đến Quảng Tây, đợi sứ bộ xin phong đến thì đều tiến tới Yên kinh đợi lênh. Bọn Chính Lộ đem việc tâu lên. Gia Long ra lệnh cho bọn Quang Định đem quốc thư và phẩm vật (…) đi xin phong và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt … [vì trong] phúc thư của vua Thanh cũng chỉ nhắc lại danh hiệu [từ xưa là] An Nam mà thôi. Nay Gia Long xin đổi quốc hiệu làm Nam Việt, biện giải là “Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm (kể từ trước 1600 Nguyễn Hòang vào cai quản Thuận Hóa). Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên bờ cõi Việt, nên xin khôi phục lại hiệu cũ để chính danh.” [ Nên lưu ý rằng điểm chính nêu ra là muốn khôi phục lại danh hiệu đã có từ trước là Nam Việt, chứ không phải biện giải về hai thành tố Việt Thường và An Nam như sau này được “áp đặt” bởi Thanh triều, chua cua người dịch]
- Lúc đầu, vua Thanh không chịu, ý muốn vẫn giữ danh xưng An Nam, “cho rằng chữ Nam Việt giống chữ Đông Tây Việt nên không thuận.” Gia Long phải “hai ba lần phục thư để biện giải, lại nói nếu vua Thanh không cho thì không chịu phong.” Vua Thanh sợ mất lòng nước ta, mới dùng chữ Việt Nam để đặt tên nước, gửi thư sang nói: “Khi trước mới có Việt Thường đã xưng Nam Việt, nay lại được tòan cõi An Nam, theo tên mà xét thực thì nên tóm cả đất đai mở mang trước sau, đặt cho nên tốt, định lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước ta nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ta bờ cõi Nam giao mà chịu mệnh mới, tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa (Trung Quốc) lại phân biệt hẳn.” Sau cùng, Gia Long chấp thuận tên nước Việt Nam.
- Cuối năm 1803, bọn Lê Quang Định, Trịnh Hòai Đức mới tự nước Thanh trở về, vì vấn đề` tranh biện giữa các quốc hiệu An Nam, Nam Việt, và Việt Nam làm mất nhiều thì giờ chờ đợi tại Yên Kinh.
- Tháng Giêng năm Giáp Tỵ (1804) Gia Long ra Thăng Long để nhận phong là Việt Nam quốc vương …. Từ đó Trung Quốc gọi nước ta là Việt Nam …Tuy nhiên, đối nội cũng như đối ngoại (không kể Trung Quốc) ta vẫn tự xưng là Đại Việt, Đại Nam Việt, hay Đại Việt Nam.
- Năm Mậu Tuất (1838), ngày 3 tháng 2, Minh Mệnh ban chiếu đổi tên nước ta là Đại Nam hay Đại Việt Nam …
2. Quyển Gia Định Thành Thông Chí, của Trịnh Hoài Đức, Nha Văn Hóa, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa xuất bản tại Sàigòn, 1972, do Tu trai Nguyễn Tạo dịch, nơi bài giới thiệu về Văn Chương và Sự Nghiệp của Trịnh Hoài Đức Tiên Sinh của Tô Nam Nguyễn-Đình-Diệm, các trang VIII -IX, và XII, Tập Thượng, Quyển I và II, có ghi:
“… Năm 1802, vua Gia Long hòan thành công cuộc thống nhất thì ông được thăng chức Thượng Thư bộ Hộ, rồi lại sung chức chánh sứ cầm đầu sứ bộ, mang quốc thư và lễ vật cùng những sắc ấn tịch thu của Tây-sơn, nhân tiện áp giải cả bọn giặc bể Trung-quốc trước kia làm tay sai cho Tây-sơn như: Đông-hải-Vương Mạc quan Phù, thống lãnh Lương-văn-Canh, Phàn-văn-Tài sang trao Tuần Phủ Quảng-đông. Tháng 4 năm sau, 1803, lại khởi hành từ Quảng Đông. Tháng 8 đến Nhiệt-hà vào yết kiến vua Nhân-tôn, nhà Thanh để xin sắc phong cho họ Nguyễn. Thanh-đế rất hài lòng, liền hạ lệnh cho án sát Quảng-tây Trai-bố-Sâm phụng sắc theo ông để trở về kinh thành Thăng-long. Mùa xuân năm sau 1804, cử hành lễ tuyển phong, ông giữ trách nhiệm thông dịch; lễ tuyển phong hòan thành, ông lại hộ giá vua Gia-long trở về Thuận-hóa, và giữ chức Thượng-thư bộ Hộ như cũ ….
Ông có hai con trai: 1) Quan làm đến chức Lang-trung; 2) Cẩn lấy Công-chúa làm đến chức Đô Úy.”
Theo tác giả Trần Văn Giáp, trong quyển Tìm Hiểu Kho Sách Hán Nôm, Nguồn Tư Liệu Văn Học Sử Học Việt Nam, Tập II, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1990, trang 150, trong bài tự của Cấn Trai thi tập, tác giả Trịnh Hòai Đức “kể rõ gốc tích và lý lịch mình và một số sự việc có liên quan đến lịch sử, như việc sứ bộ đầu tiên của triều Nguyễn Gia Long sang triều Thanh …
3. Quyển Việt-Hoa Thông Sứ Sử Lược của Sông Bằng Bế Lãng Ngọan biên sọan, Vân Hạc Lê Văn Hòe san nhuận, Quốc Học Thư Xã xuất bản tại Hà Nộị năm 1943, nơi trang 48 có ghi như sau:
“Năm Tân Dậu (1801) vua Gia Long lên ngôi đổi tên nước là Việt Nam [Năm 1802, Nguyễn Ánh mới lấy niên hiệu là Gia Long, và tự xưng tên nước là Đại Nam hay Nam Việt thì đúng hơn, chú của người dịch] cũng sai sứ bộ gồm có Thượng thư Trịnh Hòai Đức sung chức chánh sứ, Binh bộ tham-tri Ngô Nhân Tĩnh, Hình bộ tham tri Hòang Ngọc Uẩn sang Thanh Triều đệ quốc thư, phẩm vật và đem nộp cả ấn sách của Trung Quốc phong vương cho vua Tây Sơn.
Năm giáp tý (1804) nhà vua được án sát sứ Quảng tây là Tề bố-Sâm Khâm mạng vua Thanh nhân Tông (1796-1820) sang phong làm Việt-nam quốc vương. Lễ thụ phong cử hành rất long trọng ở Bắc-thành (Hà Nội)…

f. Về tờ sớ xin cầu phong, quyển Notions d’Histoire d’Annam của hai ông Charles B. Maybon và Henri Russier, nơi các trang 124-125 có ghi như sau:
“Khi đã lấy đượcc Hà Nội rồi, thì sai sứ sang bắc Kinh, chánh sứ tên là Trịnh Hoài Đức [có kèm chữ Hán, chú của ngưòi dịch] là người đã sọan ra sách Gia Định Thành Thông Chí. Ngài tâu sang vua Tàu để vua Tàu biết rằng ngài đã đánh dẹp được cả nước Nam, và xin vua Tàu cho phép ngài từ đây giở đi được sai sứ sang Bắc Kinh. Sớ rằng:
“Thần, gục đầu xuống đất, trông mong rằng Hòang Đế dủ (sai chính tả, phải là rủ, chú của người dịch) lòng tốt mà thương sót đến, thần là một nước chư hầu nhỏ của Đại Quốc, chỉ ước ao làm thế nào mà thấm được một chút ơn của Hòang đế ban cho. Khi thần dâng bài sớ này sang Hòang-đế, thì mặt quay vế hướng Bắc, bụng thần tưởng nghĩ đến Hòang Đế, và khói hương thì thơm bay ngào ngạt.”
Vua Gia Khánh hạ chỉ cho quan án tỉnh Quảng Tây sang phong vương cho đức Nguyễn Ánh, và ban cho ngài một cái ấn bằng bạc mạ vàng, ở trên có một con kì đà. Vua Tàu hạ chỉ đặt tên nước Nam là Việt Nam.
Năm 1803, lại có chỉ dụ Tàu định rằng: nước Việt Nam cứ hai năm lại phải mang đồ sang cống một lần, và cứ bốn năm lại phải sang trầu [sai chính tả, phải là chầu, chú của người dịch] một lần. Cũng một tờ chiếu ấy vua Tàu định rằng đồ cống phải có ngà voi, sừng tê gíac, the lụa, cau v.v…
Cả đời đức Gia Long, ngài vẫn cống hiến tử tế, mà các vua nối ngôi ngài cũng theo như vậy, cho nên nước Việt Nam và nước Tàu khi bấy giờ vẫn giao thiệp với nhau chẳng có điều gì làm ngăn trở sốt cả.”

g. Tức là nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn, với câu chuyện về người đẹp lừng danh Tây Thi trong lịch sử Trung Hoa.

h. Về Triệu Đà và nước Nam Việt, quyển Notions d’Histoire d’Annam của hai tác giả Charles B. Maybon và Henri Russier, nơi trang 13-14 có ghi như sau:

“Triệu Đà [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] đặt tên nước Nam Việt [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] và đóng kẻ chợ ở Phiên ngu [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], thuộc về phủ Quảng Châu [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] là chính chỗ gọi là Canton và là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Đông [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] bây giờ…
… Vua Triệu Đà băng năm 137, thọ được 121 tuổi [?] và trị vì được 71 năm. Vua Triệu Đà chính là một ông vua đã có danh tiếng lớn mà cai trị nước Nam. Song dòng vua người đã dựng nên không kể được là dòng dõi người An-nam.
Vua nối ngôi ông Triệu Đà là cháu cả người, tên gọi là Hồ [có kèm chữ Hán, chú của người dịch]. Ông này trị vì được cả thẩy là 12 năm (137-125) và hiệu là Triệu Văn Vương [có kèm chữ Hán, chú của người dịch].
… Để tỏ rằng mình có lòng biêt ơn Thiên Tử [chỉ vua Tàu], vua Văn Vương khi ấy muốn ngự sang cho đến Đế kinh, song các quan can lắm, thì người chỉ sai một ông con tên là Anh Tề [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] đi thôi.
Cách mười năm sau thì triều đình rước ông này về Nam Việt để nối ngôi cho cha vừa mới mất. Ông này trị vì 12 năm: hiệu người là Triệu Minh Vương [có kèm chữ Hán, chú của người dịch]. Trong khi người còn ở như nước Tàu, thì người có lấy một người đàn bà Tầu tên là Cù [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], và sinh hạ được một người con giai, đặt tên là Hùng [có kèm chữ Hán, chú của người dịch]. Đến khi lên ngôi vua, thì tôn người vợ ấy lên làm Hòang hậu, và lập người Hùng làm Thái Tử (năm 112).
Đến năm sau (năm 113), Triệu Minh Vương thăng hà, thì người Hùng nối ngôi. Bà mẹ người Hùng, trước khi lấy Anh Tề, thì đã có tình riêng mấy một ông quan to Tầu, tên là Thiếu Qui [có kèm chữ Hán, chú của người dịch]. Lúc bấy giờ lại chính là ông quan Tàu ấy mà Thiên Tử chọn và sai sang sứ, để vời vua mới về thụ phong. Hòang thái hậu khi ấy lại giao thông lại mấy Thiếu Quí.
Đương lúc ấy, quan Thái-phó Lữ Gia [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] là người quan dân đang chuộng lắm. Người không thuận để Việt Nam nội thuộc nước Tầu. Đồng lòng mấy những người muốn cho nước được tự lập, người mới mưu giết vua, giết bà Hòang thái hậu, giết những quan sứ vua Tầu, và tôn Kiến Đức [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], là con vua Triệu Minh Vương mấy một bà phi người bản quốc. Liền ngay năm ấy, quan tướng nươc Tầu tên là Lộ Bác Đức [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] đem quân tràn sang Nam Việt, và vây ngay kẻ chợ. Quan quân đóng kẻ chợ đều đầu hàng, còn vua thì phải chốn [sai chính tả, phải là trốn, chú của người dịch] mấy Lữ Gia. Song cẳng bao lâu, hai người điều bị bắt và bị giết cả …”

i. Nỗi lo sợ của Trung Hoa đã trở thành sự thực qua sự kiện tiêu biểu nhất là việc chiếc ấn hình vuông, mỗi cạnh dài 11 phân, bằng bạc mạ vàng, nặng 5 kg 900, với nuốm hình lạc đà của nhà Thanh ban cho vua Gia Long, khắc sáu chữ Việt Nam Quốc Vương chi ấn bằng cả chữ hán cũng như kiểu chữ trine của Mãn Thanh đã bị Pháp bắt trie6`u đình ta đun chảy ở Huế khi ký Hiệp Địnhbảo hộ Patenotre, ngày 6 tháng 6 năm 1884.

Vài nhận xét về thái độ ngọai giao của vua Gia Long với nhà Thanh:

Bất kể đến các lời lẽ khiêm cung và nghi thức bày tỏ sự tôn kính, vua Gia Long đã làm cho nhà Thanh sửng sốt khi xin trở lại quốc hiệu Nam Việt, với sự nghi ngờ rằng phía Việt Nam có tham vọng đòi lại đất đai của các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây và chính Thanh Triều đã bày tỏ công khai sự e ngại này, cùng ra lệnh cho các quan lại đia phương của họ phải cảnh giác canh phòng biên giới. Tâm tư vua Gia Long ra sao là điều mà vua nhà Thanh muốn biết, như lời một sắc dụ đã ghi. Chúng ta có thể đưa ra một số yếu tố chung quanh vấn đề này để suy ngẫm:
1. Vua Gia Long khi đó đứng đầu một nước Việt Nam thống nhất, với lãnh thổ mở rộng hơn bao giờ hết, sau gần ba trăm năm chia cắt và chiến tranh, và ở vào tột đỉnh của quyền lực quân sự sau khi đánh bại nhà Tây Sơn. Dưới thời Gia Long, Việt Nam đã có một hạm đội mạnh nhất Đông Nam Á và Thanh Triều hầu như chưa có một lực lượng hải quân nào cả. Cùng lúc đó thế lực chính trị nôi trị của nhà Thanh đang bắt đầu đi xuống.
2. Mới 10 năm trước đó (1792), vua Càn Long nhà Thanh đã đồng ý cắt tỉnh Quảng Tây cho vua Quang Trung để chọn đất làm kinh đô.
3. Các sứ thần ngoại giao của vua Gia Long như Trịnh Hoài Đức, gốc ở Phúc Kiến, Ngô Nhân Tĩnh, gốc ở Quảng Đông, đều là những người theo nhà Minh chống lại nhà Thanh và sang Việt Nam tỵ nạn.
4. Vua Gia Long đã không ngần ngại tỏ rõ thái độ cứng rắn khi nói là nếu nhà Thanh không cấp nhận lời yêu cầu đổi qquốc hiệu của ông thì phía Việt Nam sẽ không chịu thụ phong.

Một sự đối chiếu và nghiên cứu kỹ lưỡng hai bộ Thực Lục của Việt Nam và Thanh triều về vấn đề thay đổi quốc hiệu Việt Nam hy vọng sẽ giúp soi sáng được ít nhiều khía cạnh lịch sử lý thú của giai đọan này./-


-------

Nguồn: Hideo Murarami, “VIET NAM” AND THE QUESTION OF CHINESE AGGRESSION, Journal of Southeast Asian Histories, Vol. 7, no. 2, September 1966, các trang 11-26.

Ngô Bắc dịch và chú giải
 

“VIỆT NAM” VÀ VẤN ĐỀ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG HOA

Hideo Murakami




Sự can dự của Hoa Kỳ tại Việt Nam [bài này được ấn hành hồi tháng 9 năm 1966, khi có sự tham chiến của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng tại Việt Nam, chú của người dịch] không phải là không tự nhiên dẫn đến giả thiết rằng chủ nghĩa bành trướng của Trung Hoa đã từng có một lịch sử hoạt động lâu dài trong vùng đó, và không ít các tác giả Hoa Kỳ, đặc biệt trong giới báo chí, đã công khai nói lên rằng thực sự chính Trung Hoa mới là đối tượng mà các lực lượng Hoa Kỳ đang nhắm đến, cùng lúc dẫn chứng rằng trong hàng trăm năm, ngay cả trong hàng ngàn năm, Việt Nam đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Hoa, và trong vô số dịp nó đã bị xâm lăng bởi Trung Hoa, rằng sự xâm lược của Trung Hoa, trên căn bản lấn chiếm vào Việt Nam, là một sự kiện đã được chứng minh và không thể biện luận được. Mặt khác, đã có một số ít các học giả nổi tiếng, lập luận ngược lại, rằng mặc dù chủ nghĩa đế quốc có thể đã tiêm nhiễm vào một số triều đại Trung Hoa nào đó, trong thực tế, đặc điểm nổi bật trong sự bành trướng lãnh thổ của Trung Hoa đã là sự ưng thuận của họ để chấp nhận bất kỳ kẻ ngoại lai “man rợ” nào học hỏi tiếng Trung Hoa và chấp nhận phong tục Trung Hoa như những người Trung Hoa; hơn nữa, rằng chính Trung Hoa được bao gồm bởi dân chúng là hậu duệ của “các người mọi rợ” được thu hút vào quốc gia Trung Hoa qua tiến trình truyền bá văn hóa; rằng Trung Hoa, trong thực tế khi xâm lăng các quốc gia ngoại vi của họ trong nhiều dịp, thường đã làm như thế hầu như là không phải không có các sự kích động, chẳng hạn như các cuộc đảo chính, hay mưu toan đảo chính các triều đại thân Trung Hoa hiện hữu, v.v…

Một sự mô tả đặc sắc quan hệ có được giữa Trung Hoa và các nước triều cống của nó được viết ra bởi sử gia Trung Hoa, Huang Ta Shou, trong tác phẩm của ông nhan đề Trung Quốc Hiện Đại Sử (Modern Chinese History: Chung-kuo Chin-tai Shih) xuất bản năm 1954 tại Đài Bắc. Viết về quan hệ giữa Trung Hoa và các nước triều cống ngoai biên, ông Hoàng nói rằng các quốc gia như thế trong thời cổ đã tạo thành một phần của thế giới lý tưởng Đai Đồng (Tatung: Univerversal Harmony) được dự kiến bởi các hoàng đế. Các nước triều cống cũng được sỡ hữu, hồi gần đây hơn, với sự quan tâm về việc phòng vệ ngoại biên, như một vùng trái độn cho phần trung tâm của Trung Hoa. Tiếp tục, ông nói rằng đối với các quốc gia như thế * “…họ [Trung Hoa] chỉ mong muốn các sự triều cống theo định kỳ của chúng [các nước chư hầu, chú của người dịch]. Liên quan đến việc nội trị và ngoại giao của chúng, chúng tôi [Trung Hoa] chỉ muốn kiểm tra. Thái độ của các nước triều cống đối với Trung Hoa vẫn chỉ là triều cống vào các thời khoảng định kỳ, và trong dịp lên ngôi của một tân vương thỉnh cầu sự tấn phong, chứ không còn phải làm điều gì khác nữa. Nếu xứ sở có một cuộc nổi loạn nội bộ, nó vẫn phải yêu cầu nếu nó muốn nhận sự giúp đỡ của các lực lượng Trung Hoa. Thái độ của Trung Hoa đối với các nước triều cống này được giải thích như thái độ có trách nhiệm, chứ không phải các quyền hạn. Các quan hệ Trung Hoa-Nước triều cống thì hoàn toàn lỏng lẻo. Vì thế, vào lúc có sự tiến bước của các quốc gia Tây Phương với các chiến thuyền hùng mạnh và các đại bác hữu hiệu, đã có sự hoang mang của các nước triều cống, điều có thể đã gây ra một sự khởi đầu cho sự xâm lược. Trung Hoa tự mình đã không đủ sức mạnh để phòng vệ cho chính nó …” (trang 14) (quyển trung).

Thái độ của Trung Hoa đối với Việt Nam (được họ gọi là An Nam) vào lúc bước sang thế kỷ thứ 19 khi danh hiệu “Việt Nam” được đẽo gọt sát gốc, gần nhất với bức tranh được đưa ra trên đây bởi ông Huang. Mục đích của bài viết này không đào sâu vào chính vấn đề sự xâm lược của Trung Hoa đối với một khu vực ngoại biên, tức Việt Nam, mà đúng hơn là để phơi bày các sự tế nhị trong mối quan hệ hiện diện giữa một bên là Việt Nam, và bên kia là Trung Hoa, như khi các sự tế nhị này được phát hiện và mang ra ánh sáng, trong hành vi phong tước được ban cấp bởi Trung Hoa cho một nước phụ thuộc, và vấn đề biện minh cho một sự tấn phong như thế chiếu theo các diễn biến sau đó. Tài liệu chính yếu để đưa đến sự công bố này là các văn kiện của triều đình nhà Thanh, được gồm trong bộ Đai Thanh Lịch Triều Thực Lực (Ta Ch’ing li-ch’ao shih-lu: The Actual Records of the Great Ch’ing Emperors).

Quốc hiệu Việt Nam được ban cấp có ý nghĩa gì? Trước khi đi vào chính chủ đề này, có lẽ nó không phải là điều sai sót để xét xem các văn gia và ký giả đã giải thích từ ngữ hay danh hiệu Việt Nam như thế nào. Các sự giải thích như thế bao gồm từ tác giả W. Robert Moore đã viết trong một số báo trước đây của tạp chí National Geographic Magazine, đến Bernard Fall, Edgard Snow, và các tác giả khác, trong nhiều thời điểm khác nhau kể từ lúc ban đầu của cuộc chiến tranh Pháp Việt, cho đến ngày nay, đã giải thích từ ngữ Việt Nam theo nhiều cách chẳng hạn như “Dân Tộc ở phương Nam” (Moore), “Phía Nam nước Việt” (Fall), “Đất Phương Nam” (Ạ Laguerre), “Phương nam Xa Xôi” (Snow), v.v… Tạp Chí Time Magazine (1), trong một số báo hồi gần đây hơn đã cố gắng để giải thích ý nghĩa chính xác của từ ngữ này, như phát sinh từ hai từ Việt và Nam, trong Hoa ngữ là Yueh và Nan, có nghĩa “Vượt cho đến phương Nam”, khiến cho độc giả của bài viết chính (chủ đề của số báo) có cảm tưởng rõ rệt rằng (các) người viết muốn từ ngữ được hiểu như chứa đựng một biểu tượng cho thái độ xâm lấn của Trung Hoa đối với Việt Nam.

Trước tiên chúng ta hãy khảo sát nguyên nghĩa của từ ngữ này, và như một phương pháp để làm như thế, chúng ta trước tiên hãy khảo sát các cuộc nghiên cứu của Pháp về nguồn gốc danh hiệu Việt Nam. Quyển “Histoire Modern Du Pays D’Annam” (xuất bản tại Paris, năm 1920) của Charles B. Maybon được trích dẫn một cách rộng rãi bởi các tác giả như Lê Thành Khôi, Joseph Buttinger (2) v.v… về điểm này. Maybon có viết, trong một cước chú, tham chiếu đến một quyển sách được viết bởi tác giả Le P. Cadière, “Mur de Dong-hoi” (Bức Tường Thành ở Đồng Hới), nơi trang 377:

“Quốc hiệu Việt Nam này đến từ tên gọi phần đất lệ thuộc chúa Nguyễn, được thiết lập từ năm 1558 (Việt Thường) và tên An Nam, lãnh vực của chúa Trịnh tại Bắc Kỳ.” (a)

Maybon, trong quyển sách nêu trên, còn tham chiếu thêm quyển Histoires des Relations de la Chine avec Annam của G. Beveria, trong phần tiếp tục của cước chú của ông và có viết:

“Nguyễn Ánh đã xin Hoàng Đế đặt một quốc hiệu cho quốc gia mà ông ta đã thống nhất; vì thế, Hoàng Đế đã chọn công bố một sắc dụ đổi tên An Nam thành ra Việt Nam …

Maybon viết tiếp:

“Theo các văn bản của An Nam, câu chuyện có phần khác. Chính Nguyễn Ánh, trong lời thỉnh cầu xin tấn phong, đã đề nghị đổi tên vương quốc và gọi là Nam Việt (danh hiệu cùng tên vương quốc của Triệu Đà, năm 207 trước Công Nguyên). Chúng ta giờ đây biết được, như một sự kiện thực tế, trong tài liệu được phiên dịch bởi ông Beauvais, rằng Gia Long (b) đã tự xưng là vua nước Nam Việt. Hoàng Đế [Trung Hoa] không bằng lòng và vì thế Nguyễn Ánh, theo Các Sử Sách(Historiographies: Đại NamTthực Lục) (3) đã cho hay rằng nếu danh xưng thay đổi không được phê chuẩn, ông tự xem mình không phải là chư hầu nữa. Hành vi thực tế có vẻ không xảy ra như thế; Hoàng Đế [Trung Hoa] đối diện với sự đe dọa này, đã quyết định chọn tên Việt Nam, thay cho Nam Việt, nói rằng “từ Việt được đặt lên trên, nhắc đến Việt Thường (c), sẽ làm liên tưởng ý nghĩ về một sự tương quan giữa một vùng đất lệ thuộc chúa Nguyễn với vương quốc được thành lập bởi vua Gia-Long; làm như thế, sẽ làm rạng danh tổ tiên của ngài. Có thể vì như thế, danh hiệu Việt Nam đã được trao một cách long trọng cho vương quốc trong một cuộc lễ tại điện thế miếu thờ các tổ tiên của hoàng triều, và vua Gia Long đã tuyên dụ: Các tổ tiên của ta đã thu phục mọi đất đai của Việt Thường, đó là lý do tại sao ta dùng chữ Việt để đặt tên cho đất nước …”
Tháng Hai, ngày 17, năm thứ Ba (1804 sau Công Nguyên).

Các chú thích của Maybon đã được trích dẫn sâu rộng bởi chúng được chứng thực trong bộ Thực Lục nêu trên, vốn được công bố trong năm 1939. Ngoài ra, bộ Thực Lục cũng chiếu rọi thêm ánh sáng vào thái độ của Trung Hoa đối với quốc gia mới thống nhất này, mà trong năm 1802, lần đầu tiên trong lịch sử của nó đã bao trùm cả chiều dài của bán đảo, có kích thước tương đương với diện tích nó có ngày nay. Nhưng trước khi đi sâu vào các tài liệu của Thực Lục liên quan đến vấn đề nêu trên, chúng ta hãy đề cập đến một số dữ liệu lịch sử để đem đến cho độc giả một ít nét căn bản của các thời đại (5).

Trong năm 1787, Nguyễn Phúc Ánh, người sau này đã tạo lập triều đại của các vua nhà Nguyễn vào năm 1802, đã được hứa hẹn một vài loại trợ giúp bởi Giám Mục Pháp tên Pigneau de Béhaine, đổi lại một số đặc nhượng của Việt Nam. Trong khi sau này ông đã không nhận được nhiều sự trợ giúp như đã được thỏa thuận nguyên thủy bởi bản hiệp ước ký kết đã không được phê chuẩn bởi Chính Phủ Pháp, vì sự bận tâm của nó đối với các tình hình nội bộ của nước Pháp thời tiền Cách Mạng, dù thế, nhờ ở một sự trợ giúp lớn lao của các lính đánh thuê người Pháp với kiến thức sâu rộng hơn về khoa học quân sự, ông đã có thể khuất phục được nhóm Tây Sơn (Tây Sơn, do hoàn cảnh, bao gồm ba anh em chống đối, trước tiên đã nổi dậy chống lại sự cai trị của chúa Nguyễn tại Qui Nhơn năm 1773 và vào năm 1777 đã tận diệt hết dòng họ Nguyễn trừ một người duy nhất -- Nguyễn Phúc Ánh. Mười năm sau đó, họ đã nắm được toàn thể đất nước. Danh xưng Tây Sơn phát sinh từ ngôi làng mà họ sinh ra và đã được dùng để phân biệt họ với các chúa Nguyễn là các kẻ đã kiểm soát nửa phần phía nam của xứ sở, có cùng họ [Nguyễn]). Từ căn cứ địa của mình tại Sàigòn, Phúc Ánh đã lập lại các cuộc tấn công dẫn dắt ông từ miền Nam ra miền Trung rồi đến miền Bắc. Trên con đường tiến đến sự chiến thắng này, ông đã thu hồi lại vùng đất có thời được gọi là Việt Thường, mà từ khoảng giữa thế kỷ thứ 16, đã là vùng đất lệ thuộc chúa Nguyễn. Nó tọa lạc khoảng gần vĩ tuyến 17 và nằm phía nam Hà Nội (Đông Kinh), khi đó được xem là An Nam đối với các nhà cai trị ở Trung Hoa (6). Danh xưng Việt, nhân đây xin nói, đã được sử dụng bởi nhiều triều đại khác nhau dưới một vài hình thức trong danh xưng quốc gia của họ, thí dụ như Đại Việt, Đại Cồ Việt, v.v… Từ điểm này, người ta bắt buộc phải đi đến sự kết luận rằng người Việt Nam đã có một ước muốn to lớn để duy trì liên tục danh hiệu Việt Quốc (trong Hoa ngữ là Yueh Kuo) vốn đã hiện hữu có lẽ vào khoảng ban sơ thời Đông Chu. Họ có vẻ như có liên hệ về nguồn gốc tổ tiên, mặc dù không phải là nhóm duy nhất, với những dân gốc Việt này vốn đã bị đánh bại bởi nhà Chu, một sắc dân không thuộc gốc Trung Hoa, vào năm 334 trước Công Nguyên. Danh xưng Việt Thường để chỉ một khu vực hiện diện có lẽ sau thời điểm này, nhưng được xem trong thần thoại Việt Nam như là một trong 15 bộ (huyện) cấu thành vương quốc đầu tiên cổ xưa của Văn Lang, được giả thiết đã kéo dài từ năm 2879 trước Công Nguyên đến năm 258 trước Công Nguyên.

Trong năm 1790, Nguyễn Văn Huệ, một người trong anh em Tây Sơn đã cai trị miền Bắc với danh hiệu Quang Trung và là người đã thực hiện một cuộc đánh bại gây kinh hoàng cho các lực lượng nhà Thanh tại Hà Nội vào năm trước đó khi họ xâm lăng xứ sở để giúp lập lại ngôi vị của vua Lê, chỉ mới đổi thành danh hiêu Quang Bình gần đó, có nghĩa Hòa Bình Chói Sáng (tiếp theo sau việc Hoàng Đế nhà Thanh đã bổ nhiệm, để phụ trách việc phòng vệ biên giới, viên tướng nổi danh Phúc Khang An, Tổng Đốc hai tỉnh Vân Nam và Quí Châu, thay thế cho viên cựu Tổng Đốc Lưỡng Quảng (Quảng Tây và Quảng Đông) bị nhục nhã, nguyên là kẻ đã đi theo đoàn quân viễn chinh Trung Hoa thất trận sang xâm lăng Việt Nam), và trong năm này, qua việc tiếp xúc với Trung Hoa, ông đã được tấn phong là An Nam Quốc Vương.

Năm 1792, vua Quang Bình thăng hà. Ông được kế ngôi bởi người con trai tên Quang Toản, 16 tuổi. Cùng năm này, Phúc Khang An, Tổng Đốc [Lưỡng Quảng], đã phái một điệp viên sang An Nam để báo cáo về tình hình tại đó. Điệp viên này đã báo cáo rằng đất nước ít nhiều trở nên yên ổn.

Trong năm 1793, trưởng nhóm quân Tây Phương trợ giúp lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh được ra lệnh bởi ông này, quay về nước Ma Rốc v.v.. để mua vũ khí.

Trong năm 1796, các nguồn tài chính của Tây Sơn dần dần trở nên ít ỏi hơn đến nỗi bắt đầu từ thời điểm này, họ bị dẫn đến việc cướp bóc các tàu bè Trung Hoa dọc thời bờ biển, cũng như tại bờ biển của chính nó. Quang Toản nhiều phần đã phải khuyến khích hoạt động này để trợ giúp vào nguồn tài chính của mình. Các tài liệu của Trung Hoa báo cáo nhiều cuộc bắt giữ quân hải tặc đã xảy ra trong thời kỳ ban đầu của triều đại nhà Thanh (1796-1820).

Quang Toản đã được miễn tội thông đồng bởi nhà Thanh trong vụ bốn hải tặc bị bắt giữ có mang các ấn tín bằng đồng [mà Tây Sơn đã] phong cho họ chức quan hải quân cao cấp, khi ông ta tỏ ý không hay biết đến vấn đề này. (d)

Trong năm 1799, Phúc Ánh chiếm đóng Huế từ tay phe Tây Sơn, và tự xưng làm vua. (Quang Toản thì trị vì ở Hà Nội).

Năm 1800, Phúc Ánh có người nước Anh (các “người Tóc Đỏ: Hồng Mao”) huấn luyện về hải chiến cho quân đội của ông. Ông cho đóng sáu chiếc tàu lớn cùng với khoảng 100 chiến thuyền nhỏ hơn, để chuẩn bị cho một chiến dịch bắc tiến quy mô.

Năm 1801, Quang Toản phản công cố chiếm lại Huế từ tay Phúc Ánh nhưng gặp phải sự thất trận nặng nề khiến ông phải triệt thoái về Hà Nội.

Năm 1802, trong tháng Năm, Phúc Ánh cho xây một lễ đài tại Cánh Đồng An-Ninh [?] và cử hành lễ kế ngôi vua, đặt danh hiệu trị vì là Gia Long (có nghĩa sự Đăng Quang Tốt Đẹp: Beautiful Exaltance) (d). Trong tháng Bảy, Hà Nội bị chiếm giữ bởi quân đội của Phúc Ánh và Quang Toản bị trừng trị đến chết. Nguyễn Ánh tự xưng là Hoàng Đế Đai Nam Quốc (Great South) (7). Trong tháng Tám, ấn tín ban chức cho Quang Toản vào lúc tấn phong được tìm thấy trong dinh thự đổ nát ở Huế đã được giao trả cho Hoàng Đế nhà Thanh xuyên qua một sứ đoàn cùng với ba hải tặc lẩn trốn, [được phái đi] từ Phúc Ánh. Nhà vua đã phái một sư giả trước đó sang gặp Tổng Đốc Quảng Đông và Quảng Tây, và một cách gián tiếp đến Sun Yu Ting, Tổng Đốc Quảng Tây, thông báo rằng Ngài đã hoàn tất việc bình định xứ An Nam và nay yêu cầu được phái một sứ đoàn để tiếp nhận sự tấn phong từ Hoàng Đế Trung Hoa. Trong tháng Mười Hai, một sứ đoàn đã được phái đi cùng với cống vật lên vua Gia Khánh (Chia Ch’ing) tại Bắc Kinh, cùng với thông điệp chính thức yêu cầu một sự tấn phong. (e)

Bộ Đại Thanh Lịch Triều Thực Lục bắt đầu ghi chép từ đây:

Tháng Mười Hai, năm thứ 7, triều Gia Khánh (Ghi chú: Các nhật kỳ tính theo âm lịch): Truyền dụ cho các Thượng Thư Đại Hội Đồng về việc tiếp nhận một cách chậm trễ báo cáo của Sun Yu Ting liên quan đến thư thỉnh cầu tấn phong của Nguyễn Phúc Ánh. Ta, Hoàng Đế [nhà Thanh] có bổ khuyết bằng sự xem xét kỹ lưỡng các chi tiết… Điều mà ông ấy thỉnh cầu là được ban cho sự tấn phong với hai từ Nam Việt (trong Hoa ngữ là Nan Yueh). Điều này nhất định là không được. Khu vực bao gồm bởi danh hiệu Nam Việt thì rất rộng. Khi suy xét về nó, trong lịch sử trước đây, vùng đất biên giới của Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay nằm trong đó.
Đám dân man rợ giáp biên giới của Nguyễn Phúc Ánh là đám dân man di nhỏ bé. Vào lúc này, phần đất mà họ có trong tay hoàn toàn thuộc đất An Nam. Một lần nữa, họ đã không vượt quá phần đất cũ của Giao Chỉ. Ông ta hy vọng dành đạt được điều gì, một cách hoàn toàn đột nhiên, khi đặt tên nước là Nam Việt hay chăng? Làm sao mà chúng ta biết được rằng ông ta không muốn dương oai với các dân man di ngoại lai khác? * Vì thế chúng ta phải yêu cầu một sự thay đổi quốc hiệu.

Trước hết, chúng ta sẽ phải đưa ra một nỗ lực. Đương nhiên, chúng ta phải bổ khuyết cho sự phơi bày sai lầm của ông ta. Đại Hội Đồng Nội Các đã sẵn nhận được lệnh để xác định một chỉ dụ cảnh báo tiếp sau; sắc dụ này, cùng với thông điệp nguyên thủy [xin tấn phong của Nguyễn Phúc Ánh, chú của người dịch], sẽ được chuyển cho Sun Yu Ting, để hoàn trả [cho Nguyễn Phúc Ánh, chú của người dịch].

Ông ta [Sun Yu Ting?] tuân chỉ, sau khi được tiếp kiến bởi các thượng cấp của ông ta. Có thỉnh cầu xin phúc đáp ra sao? [Hai câu trên trong bản Anh ngữ dịch không rõ nghĩa, xin xem lại nguyên bản bằng Hoa ngữ và kiểu chính cho đúng sau này, chú của người dịch]. Chúng ta đã thỉnh ý từ Ngai Vàng để xem xét và giải quyết vấn đề. Về lời thỉnh cầu của Nguyễn Phúc Ánh xin tấn phong quốc hiệu Nam Việt, điểu hiển nhiên đáng dò hỏi ông ta về các tình huống thực sự trong lời yêu cầu của ông ta. Trong mọi trường hợp, tâm tư của họ Nguyễn vẫn còn khó dò xét được. Về vấn đề các biên giới trên đất liền và hải phận thuộc miền Quảng Đông / Quảng Tây, tất cả đều phải được chỉ thị mật của các quan chức địa phương để cảnh giác phòng thủ. Không phải là điều tốt nếu phạm phải lỗi, ngay dù chỉ là lỗi nhẹ, trong sự chậm trễ và lơ là. Chúng ta nơi đây sắp sửa loan báo mọi điều bằng sự tuyên dụ.

Trong đề mục kế tiếp về Việt Nam có nhật kỳ trong năm thứ 8, triều Gia Khánh, Mùa hè, tháng 4 (Ghi chú: niên hiệu thứ 8 triều Gia Khánh tức năm 1803 sau Công Nguyên), chúng ta thấy có ghi:

Truyền dụ các Thượng Thư Đại Hội Đồng. Sun Yu T’ing có báo cáo về việc nhận được thư của Nguyễn Phúc Ánh yêu cầu sự phê chuẩn của Triền Đình chấp thuận ban cho ông ta như ý muốn. Ông ta đã đọc văn thư niêm kín và báo cáo một cách kỹ lưỡng về sắc dụ cảnh giác trong dịp trước đây được gửi cho Nguyễn Phúc Ánh, có tham chiếu ý kiến của Sun Yu T’ing. Nó vẫn chưa được điều trần tại Triều Đình. Vì thế, trong dịp này, một lần nữa, ông ta ân cần tấu trình nhân danh vị Quốc Vương {chỉ Nguyễn Phúc Ánh, chú của người dịch] lên Hoàng Đế lời thỉnh cầu xin được tấn phong danh hiệu Nam Việt.

Ta, Hoàng Đế {Trung Hoa], xét thấy lời lẽ của bức thư trong các đoạn bày tỏ tình cảm, mang vẻ bình tĩnh và khiêm nhường. Nó tỏ vẻ cực kỳ tôn kính và phục tùng. Theo những gì được phát biểu, xứ sở đó khởi thủy là đất đai của Việt Thường. Giờ đây nó gồm cả sự kiểm soát đất An Nam. Điều đáng mong ước rằng tên cổ An Nam được dùng từ lâu đời và được duy trì qua nhiều thế hệ không nên bị bỏ quên. Lại nữa, hiển nhiên điều này có liên quan đến sự chân thực.

Chính Sun Yu T’ing đã cảnh giác với người lãnh đạo xứ sở nói trên và đã thông tri ông ta rằng trong dịp trước đây, do việc xin đến bày tỏ lời thỉnh cầu tấn phong quốc hiệu, danh xưng yêu cầu và ý nghĩa của từ ngữ đã không được thích ứng. Ông ta đã không dám thảo một tờ biểu lên Hoàng Đế. Lá thư mới tới giờ đây có viết một cách chi tiết về sự thành lập xứ sở từ lúc khởi thủy cho đến hồi kết thúc, và xin ban phong cho một lãnh địa mới. Dựa trên các tình huống xác thực, ông ta đã lập xong các báo cáo trình lên Hoàng Đế. Ông ta đã có được sự phúc đáp của Triều Đình. Quốc Vương của xứ sở đó trước đây có giao nạp bằng chứng về các công việc hải hành của quốc gia. Một cách kính cẩn, Nhà Vua đã thông báo cho chúng ta hay về sự từ trần của Nguyễn Quang Toản, ấn tín sắc thư ban cấp trước đây, cùng với các hải tắc trốn tránh, đã bị bắt trói và giao nạp.

Một cách thành thực và tôn kính, Quốc Vương đã xin được tấn phong. Xét đến sự thành thực của Quốc Vương, điều thỉnh cầu theo đây rằng sự tấn phong tại biên giới sẽ được ban cấp. Một cách khiêm nhường, Quốc Vương đã đệ trình quốc thư và vật phẩm triều cống. Quốc thư đã được hân hoan tiếp nhận một cách đặc biệt.

Về lời thỉnh cầu danh xưng Nam Việt cho xứ sở, đất nước đó đã sở hữu trước tiên lãnh thổ cũ của Việt Thường. Sau này, nó tiến tới việc sở đắc toàn thể đất đai của An Nam. Hoàng Đế ân cần ban cấp sự tấn phong quốc gia được chỉ định bằng hai từ Việt Nam. Từ Việt được đặt lên phía trước, biểu trưng cho biên cương của các thế hệ trước đây; từ Nam sẽ được đặt bên dưới để chỉ lãnh địa có biên giới mới được chuẩn nhân. Hơn nữa, tọa lạc phía nam của Trăm Việt (Hoa ngữ ghi Bách Yuehs), nó sẽ không gây ra sự nhầm lẫn với vùng đất cũ được gọi là Nam Việt. Sự công bố quốc hiệu này đã sẵn được chính thức hóa. Ý nghĩa của quốc hiệu sẽ mang lại điềm tốt cho nó. Nó sẽ nhận được ân sủng trường cửu của Hoàng Triều!

Hiện thời, chúng đã sẵn ra lệnh cho các sứ giả [Việt Nam] đến thăm Kinh Đô để thỉnh cầu sự tấn phong và ấn tín sắc dụ vốn đã sẵn được chấp thuận của Triều Đình. Từ giờ trở đi với hai từ này, chúng ta sẽ gọi tên xứ sở đó. Xứ sở đó sẽ nhận được (8) danh hiệu thích hợp này. Hãy chuẩn bị hàng ngũ cho sự tấn phong. Sự việc mỹ mãn đến mức sự vinh quang của nó sẽ không bị thay đổi nữa.

Sun Yu T’ing sẽ tiếp nhận sắc dụ từ Hoàng Đế. Một mặt, ông sẽ thông báo cho Nguyễn Phúc Ánh, và mặt khác, ông sẽ chỉ định các quan chức để tháp tùng sứ giả của xứ sở đó một cách nghiêm trang cùng với thông điệp và cống vật khi quay lên kinh đô. Có lời nhắc nhủ về thời tiết. Mùa nóng đang dần dần tiến tới. Có thể triển hoãn chuyến du hành tùy theo sức khỏe. Chúng tôi sẽ sắp xếp để đến kinh đô vào cuối tháng Bẩy. Vào lúc đó, Hoàng Đế sẽ tiếp phái đoàn tại một khu nghỉ mát vùng núi để tránh sự nóng bức. Chính vào thời điểm đó, sứ đoàn Kazakhs sẽ đến và sẽ được Hoàng Đế tiếp kiến. Lại nữa, chúng ta sẽ xem hai phái đoàn này như một nhóm và sẽ mở một buổi tiệc tiếp đón. Ngoài ra, hãy cho sứ giả nước đó hay, liên quan đến sự khởi hành từ Quảng Tây, là cần báo cáo lên Hoàng Đế, trước hết, ngày khởi hành của chuyến du hành này. Chúng ta ở đây sắp có chỉ dụ tuyên cáo về việc này.

Sau hết, vào tháng 6 năm Gia Khánh thứ 8 (tức năm 1803):

Thay đổi danh hiệu An Nam thành Việt Nam. Tấn phong Nguyễn Phúc Ánh làm Quốc Vương. Truyền dụ Nội Các (Đại Bí Thư Đoàn) Trước dụ này, thư thỉnh cầu của Nguyễn Phúc Ánh, người lãnh đạo xứ Nông nại (9) [Nung-nai trong nguyên văn, chỉ vùng Đồng Nai tức Nam Kỳ, chú của người dịch] đã được tấu trình cùng với toàn thể nội vụ về các trận đánh tại An Nam. Ngoài ra, thư cũng đề cập đến sự hành quyết để trả thù cho tổ tiên của ông ta. Một cách kính cẩn, ông đã phái các sứ giả mang trình và trả lại ấn tín đã được ban cấp trước đây và bị vứt bỏ của Nguyễn Quang Toản, cùng với các quân cướp biển trốn chạy bị bắt trói và giao nạp. Một cách kính trọng và nghiêm trang, ông ta xin ban một chỉ dụ.

Ta, Hoàng Đế [Trung Hoa] xét thấy cuộc du hành qua đại dương biểu thị cho lòng thành thật, đặc biệt chấp nhận cống phẩm thích hợp này. Điều vốn đã rõ ràng là chúng ta có chấp thuận ban ra sắc dụ triều đình.

Người An Nam tên Nguyễn Quang Toản đã nhận lãnh hình phạt bị lật đổ và tiêu trừ. Và Nguyễn Phúc Ánh một cách kính sợ, đã đồng ý sẽ vâng lời, hứa hết sức mình để thi hành việc này. Ông ta trước hết đã đưa ra sự loan báo ở trong cũnh như ngoài nước. Biểu tượng kế nhiệm của thẩm quyền ủy thác đã được tiếp nhận từ vị nguyên thủ của xứ sở nói trên về một lời thỉnh cầu xin tấn phong cho một lãnh địa mới. Ông đã giải thích một cách rõ ràng về xứ sở nói trên, có đề cập đến phần lãnh thổ của Việt Thường vốn đã được sở đắc trước đây. Bây giờ đất này đã sáp nhập An Nam và không muốn quên danh xưng được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Nước này thành thực khẩn cầu xin tên Nam Việt để đặt cho xứ sở. Sau khi đã được duyệt qua bởi các quan chức vùng biên cương [tức Tổng Đốc, v.v…] việc này đã được đệ trình lên để ngự lãm. Phiên Họp của Hội Đồng [các Thượng Thư của Đại Bí Thư Đoàn] đã bác bỏ việc sử dụng tên Nam Việt để gọi quốc gia đó, với các vùng đất chạy dọc theo biên cương vẫn chưa được thỏa thuận. Hội Đồng đặc biệt ghi nhớ rằng họ [Việt Nam] đã đến gõ cổng ở cửa ải, xin sang thần phục. Một cách kính cẩn, họ đã trình tấu với sự thành tâm. (g)

Ta đã sắc dụ sự sử dụng hai chữ Việt Nam. Từ Việt được đặt lên trước để chỉ biên cương của các thế hệ trước đây. Từ Nam được đặt ở sau biểu lộ lãnh thổ có biên giới mới được chuẩn nhận.

Lại nữa, Ta đã ra lệnh cho Tổng Đốc Quảng Tây Sun Yu T’ing một mặt thông báo bằng văn bản cho Nguyễn Phúc Ánh, và mặt khác, chỉ định các viên chức tháp tùng phái đoàn đệ trình quốc thư và cống phẩm của sứ giả trên đường lai kinh. Hoàng Đế đã ra lệnh trì hoãn cuộc du hành, chính vì muốn bày tỏ tình cảm nhân từ dù xa xôi.

Nhân đây một lần nữa, dựa trên báo cáo của Sun Yu T’ing, chúng ta đã chỉ dụ Nguyễn Phúc Ánh tiếp nhân danh hiệu Việt Nam đã được triều đình ban phong đầy ân nghĩa. Các sứ giả Việt Nam đã từng bày tỏ lòng biết ơn sâu xa. Các từ ngữ đầy xúc động như vui sướng và hân hoan được thốt ra từ lòng thành thực. “ Sứ giả nói trên đã sẵn khởi sự cuộc du hành lên phương bắc, được phỏng chừng, vào khoảng mười ngày cuối cùng [tức hạ tuần, chú cúa người dịch] tháng Bẩy, ông ta sẽ đến được kinh đô.” Với các từ ngữ như thế này, v.v… [câu này trong bản dịch sang tiếng Anh không rõ nghĩa, xin đối kiểm lại với nguyên bản khi có thể, chú của người dịch]

Hoàng Đế còn bổ sung thêm lòng ưu ái cho sự việc này. Ngài đã ra lệnh rằng lễ tấn phong cho quốc vương nước Việt Nam sẽ được cử hành.

Rằng những gì được sở đắc bởi một cá nhân phải được công bố một cách rộng rãi trong sắc chỉ tấn phong Quốc Vương của nước đó và trong các văn kiện khác. Hãy thông báo cho các Nha Môn (các văn phòng trong triều) khiến cho sự việc được nhận thức như một thí dụ điển hình đã ấn định. Hãy chuẩn bị trước cho việc này. Ngoài ra, việc này cũng sẽ phải được trình bày bởi Nha Môn của Khâm Thiên Giám [Hội Đồng Khảo Sát Thiên Văn] vào lúc có sự phân phối rộng rãi niên lịch. Chúng ta sẽ tiến tới việc sửa đổi danh hiệu An Nam thành ra Việt Nam. Mọi người có thể tuân hành niên lịch trong trường kỳ cho các dịp tấn phong tương lai.

Hãy công bố sự bổ nhiệm Án Sát tỉnh Quảng Tây, Ch’i Shih Lin; chúng ta sắp sửa ban phát ấn tín tấn phong mới. Ông ta sẽ tháp tùng cùng sứ giả, đã sang đệ trình quốc thư và cống phẩm, sắp đến để vượt qua biên giới. Hãy tiến hành việc loan báo sắc dụ của Triều Đình. Ta sắc dụ rằng vị quốc vương của nước đó hãy nhìn nhận lòng ưu ái bền vững của chúng ta. Điều đó đã được duy trì trong nhiều thế hệ; nó không thể thay đổi. Nay khâm dụ.”

Bản văn trên đã được phiên dịch và bao gồm toàn thể, để mang lại một sự trình bày sáng tỏ nhất có thể có được về bản chất tế nhị của các mối quan hệ hiện hữu vào thời điểm có sự tấn phong cho Việt Nam bởi Trung Hoa. Điều rõ ràng từ bản văn ở trên rằng phần của ông Cadière được trích dẫn bởi ông Maybon trong đoạn văn được trưng ở bên trên, danh từ Việt Nam phát sinh từ các chữ Việt Thường và An Nam, theo thứ tự đó, có nghĩa, theo chiều từ nam ra bắc, khi chúng ta lưu ý đến các chữ “biểu thị biên cương mới được chuẩn cấp“ mà danh từ An Nam đứng tượng trưng. Hơn nữa, với cách dùng chữ như thế có một nhóm từ bổ túc, điều trên có thể hàm ý “chỉ [chiều hướng của] lãnh địa [phong kiến] có biên giới mới được ban cấp.” Như thế để đem lại trọng lượng cho ngụ ý thuần túy về chiều hướng của từ ngữ này, Nam, câu văn kế tiếp phát biểu rằng nó (Việt Nam) không thể bị nhầm lẫn với Nam Việt, tọa lạc ở phía nam của Bách Việt. Nhưng một lần nữa, điều đó cũng chính xác khi nhìn một cách tổng quan toàn bộ các đoạn văn đàng trước đoạn này rằng An Nam ở phương bắc lại được đặt phía sau, có nghĩa, sự thụ đắc “mới,” và từ đó theo sự ám chỉ, các nhóm chữ nêu trên có thể đã đề cập đến nó, cho dù chỉ có tính cách gián tiếp. Có một sự phóng khoáng nơi đây trong sự giải thích đoạn văn nêu trên. Có thể, nó đã cố ý mang vẻ mơ hồ như thế, sao cho không xúc phạm Việt Nam một cách thẳng thừng. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu cách giải thích trước được chấp nhân, “Việt Nam” hay “Phía nam dân Việt” như một sự giải thích cho danh hiệu Việt Nam sẽ không thích hợp bởi nơi đó, từ “Nam” không có ý nghĩa đặc tính của từ Nam trong danh hiệu “An Nam” (trong Anh ngữ, “Pacify the South”). Không cần phải nói, điều này cũng đúng với trường hợp chữ “Nam” trong Đại Nam (Great South), danh hiệu mới chỉ được đặt ra hồi gần đó bởi Nguyễn Phúc Ánh cho lãnh địa riêng của ông, nếu danh hiệu Việt Nam cũng tương đồng với nó.

Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ rằng Phúc Ánh đã rất mong muốn thay đổi danh hiệu An Nam mà với nó xứ sở của ông đã được liên kết trong hơn một ngàn năm trong các tài liệu chính thức của Trung Hoa. Bởi thế, nói rằng Việt Nam tượng trưng cho Việt Thường và An Nam có lẽ không đúng đối với phía Việt Nam. Xem ra không có chỗ nào trong các tài liệu của Việt Nam (12) dưới triều Nguyễn lại có bất kỳ sự đề cập rằng đây là hai thành tố mà Nguyễn Ánh đã có trong đầu khi ban hành danh hiệu này, vốn mới chỉ được sắc dụ như thế hồi gần đó bởi Hoàng Đế Trung Hoa, trên các thần dân của ông ta trong cuộc lễ tân phong thực sự được cử hành tại Hà Nội với sự hiện diện của Án Sát tỉnh Quảng Tây, ông Lin, vào đầu năm 1804. Tuy nhiên, sau cùng Quốc Vương, bề ngoài, đã thừa nhận quốc hiệu Việt Nam.

Điều này đưa đến một câu hỏi nảy sinh trong đầu. Từ những tài liệu trên, rõ ràng là Nguyễn Ánh đã nỗ lực vận động để vương quốc của ông được xưng danh là Nam Việt, một tên tương tự như tên của vương quốc đã được thành lập vào năm 207 trước Công Nguyên, và thường được thừa nhận là xứ sở tiền thân đầu tiên được chứng minh trong lịch sử của Việt Nam. Vương quốc này bao gồm các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay tại Trung Hoa cũng như các phần tại Bắc Việt Nam. Chính vì thế, điều có thể nói rằng trên căn bản của Thực Lục nêu trên, trong giai đoạn giữa tháng Mười Hai 1802 và tháng Sáu 1803 (Âm Lịch) khi mà quyết định chung cuộc về việc đặt tên đã được đạt tới, Nguyễn Ánh đã thực hiện nhiều sự vận động mạnh mẽ để danh hiệu Nam Việt được chấp thuận, như ông Beauvais đọc thấy trong Sử Chính Thức (Historiographies) hay Đại Nam Thực Lục, được trích dẫn trên đây từ quyển sách của Maybon cũng đã chứng thực.

Tại sao việc này xảy ra như thế? Theo tài liệu chính thức của Trung Hoa nêu trên, Nguyễn Ánh thông báo cho Hoàng Đế Trung Hoa xuyên qua Sun Yu T’ing hồi tháng Tư năm 1803 rằng ông ta một lần nữa muốn quốc hiệu Nam Việt; sự việc này, bất kể đến sự cảnh báo của họ Sun và sau một thời khoảng dài (nó đòi hỏi ít hơn 30 ngày khá nhiều để thực hiện một chuyến du hành hỏa tốc giữa Bắc Kinh và Hà Nội, như là mọi vấn đề tấn phong vốn thường được sắp xếp bởi nhà Thanh). Hơn nữa, nhiều phần là ông ta không thể có các tham vọng khủng bố đối với Trung Hoa, trừ khi, dĩ nhiên, chúng ta vẫn còn chưa được hay biết về một số sự thỏa thuận bí mật có thể có giữa ông và các lính đánh thuê người Pháp đã từng trợ giúp ông, về vấn đề này. Đúng hơn, câu trả lời xem ra có thể được tìm thấy nơi tư tưởng của Trung Hoa vào lúc đó liên quan đến Bách Việt trước đây, hay các sắc dân Việt, một nhóm dân tộc trong đó Nam Việt là một nhóm mà sự hiện diện tại Trung Hoa đã được ghi chép từ thời Chiến Quốc sau khi nhà Chu đánh bại Việt Quốc. Họ sinh sống ở các khu vực ngoại vi phía nam và đông nam Trung Hoa, “vượt quá các rặng núi” (từ Việt hay Yueh có lẽ có nguồn gốc nơi đây, mang ý nghĩa “dân cư ở quá bên kia” hay “vượt qua bên kia”, và có nguồn gốc liên hệ đến Việt Quốc (Yueh Kuo) (g). Các khu vực này tạo thành các giới hạn của ranh giới tiến xuống phía nam của khu vực văn hóa Trung Hoa khiến cho các sắc dân Việt đã được đối xử, với dòng thời gian trôi qua, và sau khi sự chuyển nhập vào văn minh Hán tộc đã tiến triển đủ mức, như một dân tộc được đồng hóa, được gọi đúng hơn là “các kẻ nội di (man di ở trong) ”, chứ không như “các kẻ ngoại di “[wai-i, Hoa ngữ trong nguyên bản, chú của người dịch] (“các kẻ man di ngoại quốc”), một đặc ngữ bản xứ dành để chỉ các người ngoại quốc.* Ngược lại, “mọi người bên ngoài Bách Việt đều bị xem là kẻ man rợ.” (11) Khi Nguyễn Ánh yêu cầu danh hiệu Nam Việt làm quốc hiệu cho vương quốc mới được thành lập của ông, vì thế, trong mọi khả tính, ông đã quan tâm rằng với tên “Nam Việt”, nó sẽ chứa đựng ý nghĩa quan trọng bao trùm của việc nằm trong vùng văn hóa Trung Hoa ngoài ngụ ý ám chỉ vương quốc cổ xưa. Chính vì thế, lời yêu cầu của ông được phát biểu một cách mạnh mẽ để bày tỏ trong chính danh hiệu mà xứ sở của ông mặc dù độc lập nhưng được gồm trong khu vực ảnh hưởng của người Hán, một đề nghị khả dĩ dễ chấp nhận hơn cả bởi ông vốn đã tự mình đặt tên là “Đại Nam” (Great South) cho đất nước của ông trước khi có việc cầu phong này.

Mặt khác, các viên chức Trung Hoa, như được nhận thấy ở trên, đã chống đối ngay chính sự sử dụng danh hiệu Nam Việt, bởi vì về mặt lịch sử, nó ngụ ý rằng vương quốc độc lập cổ xưa được thành lập bởi Triệu Đà (hay Ch’ao T’o trong Hoa ngữ) chính ông ta là một người Trung Hoa (người tỉnh Hồ Bắc), là kẻ, với sự trợ giúp của người Việt Nam đã thành lập ra xứ sở này vốn đã là một đất nước duy nhất của giống Bách Việt đã dành được độc lập từ Trung Hoa. Về mặt văn hóa, tuy thế, nó vẫn có rất nhiều phần nằm trong khu vực ảnh hưởng của Hán tộc. Vương quốc này được thành lập vào thời khoảng có sự tan rã của Đế Quốc nhà Tần của Tần Thủy Hoàng Đế. Sau một sự hiện diện vào khoảng một trăm năm, nó bị đánh tan bởi người Hán Hoa nhưng chỉ sau khi đã có các nỗ lực lập lại nhiều lần bắt nó chấp nhận quy chế chư hầu bị thất bại và một cuộc khởi nghĩa đã xảy ra tại kinh đô của họ nay là nơi gọi là thành phố Quảng Châu, khi một viên chức cao cấp người Việt Nam [chỉ Lữ Gia, chú của người dịch] trong triều đình nổi loạn cùng với người anh em võ quan của ông, và giết chết người mẹ gốc Trung Hoa [chỉ Cù Thị, chú của người dịch] của Quốc Vương Nam Việt, và sứ giả Trung Hoa.(12) (h). Chính từ nhật kỳ này, năm 111 trước Công Nguyên, mà “một ngàn năm độ hộ của người Tàu” được nói đến rất nhiều ngày nay đã khởi đầu. Một cách ngẫu nhiên, chính là vào dịp có một sự sụp đổ lớn lao khác của nền cai trị của các triều đại Trung Hoa, thời kỳ Ngũ Triều (Five Dynasties), mà Việt Nam đã một lần nữa, có thể dành lại sự độc lập của họ. Tuy nhiên, danh xưng An Nam, được dùng từ thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, và là một trong sáu trung tâm bình định được thiết lập bởi nhà Đường bao quanh ngoại vi của đế quốc của họ, đã được giữ nguyên bởi các hoàng đế Trung Hoa mãi cho đến năm 1803, khi, như được ghi nhận nơi trên theo bộ sử Thực Lục, nó được chính thức đổi thành Việt Nam (Yueh Nan).

Nỗi lo sợ mà Trung Hoa đã có khi được đệ trình lời yêu cầu nguyên thủy cho sự tấn phong danh xưng Nam Việt vì thế trở nên dễ hiểu. Dù sao đi nữa, Nguyễn Văn Huệ của nhà Tây Sơn đã thực hiện một cuộc đả bại kinh hoàng trên các lực lượng Trung Hoa có quân số ít nhất hàng trăm ngàn người không lâu trước đó vào dịp Tết năm 1789, khi họ, phía Trung Hoa, cố gắng khôi phục ngôi vua cho các nhà lãnh đạo triều Lê tại An Nam (13). Và nỗi lo sợ đã đánh vào tâm họ bởi quân hải tặc và các chiếc thuyền cướp biển hoành hành ở các khu vực duyên hải và tàu thuyền Trung Hoa vào thời điểm này. Nhưng sâu xa nhất, thời trị vì của vua Gia Khánh nhà Thanh, như được chứng kiến các sự xáo trộn nội bộ gia tăng hơn bao giờ hết, và sẵn vượt quá cực đỉnh phát triển của nó và đang hồi đi xuống; chính vì thế, nó mang đầy sự sợ hãi, ít nhất về bất kỳ sự xâm lấn lãnh thổ của nó, được giả định là trung tâm của thế giới. Chính vì thế, chúng ta có thể xem sự từ chối của Hoàng Đế Trung Hoa việc chấp thuận danh xưng Nam Việt như một chỉ dấu của nỗi lo sợ của ông rằng người Việt Nam có thể đang mưu toan xâm lấn vào khu vực nay đã được Trung-Hoa-hóa của giống Bách Việt cũ. “Việt Nam” đặt ra một biên giới phía bắc, một khu vực được gọi là trái độn trên bất kỳ một sự bành trướng nào về phương nam.

Tuy nhiên, đã nói nhiều về vấn đề này, chúng ta phải cứu xét đến một yếu tố có thể đóng giữ, mặc dù trong một cung cách tiêu cực, một phần quan trọng hơn cả trong sự chấp nhận danh xưng Việt Nam bởi Nguyễn Ánh và người Việt Nam. Yếu tố này nằm trong lãnh vực ngữ học. Đặc tính của ngôn ngữ nói của tiếng Việt, vì Quốc Ngữ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], (Ngôn Ngữ Dân Tộc) đã không được chính thức hóa thành tiếng nói quốc gia mãi cho đến thế kỷ thứ 17 hay 18, với sự giúp đỡ của các người Âu Châu, là đặt từ bổ (sửa) nghĩa đứng đàng sau danh từ mà nó làm thay đổi nghĩa. Thí dụ, từ ngữ Trung Hoa chỉ khu vực phía nam, “Nan fang: Nam phương”, được sắp xếp với hai chữ mang nghĩa “phía nam” và “khu vực, phương”, theo thứ tự đó]. Nhưng người Việt Nam nói trong cách của họ là “Phương nam”, với việc đặt chữ “khu vực, phương” đứng trước chữ “Nam.” Ý nghĩa của từ, đối với họ tuy thế, giống như ý nghĩa nó có trong Hoa ngữ. Tương tự, mặc dù Hoa ngữ cho danh xưng Việt Nam được sắp xếp theo thứ tự đó, ý nghĩa của chữ (theo một cách mặc thị) đối với một người Việt Nam “suy tưởng” bằng Việt ngữ lại là Nam Việt (14). Nguyễn Phúc Ánh, bị cản trở trong các nỗ lực để có danh xưng Nam Việt được thừa nhận trong tài liệu Trung Hoa, sau hết đã tiếp nhận quốc hiệu “Việt Nam” có thể đã lý luận cùng lúc rằng “trong suy nghĩ của tôi, nó mang ý nghĩa là Nam Việt, trong bất kỳ trường hợp nào.”

Để kết luận, người ta, sau khi duyệt xét sự việc nêu trên, không thể làm gì khác hơn là việc bị đánh động bởi sự căng thẳng nội tại nảy sinh từ việc ban cấp và tiếp nhận danh xưng vào lúc tấn phong. Dĩ nhiên, chúng ta không thể nói về điều này với một sự đoan chắc. Tuy nhiên, với việc giả dụ rằng những gì được nói về đặc tính của ngôn ngữ Việt ở trên là đúng, chúng ta có thể phát biểu nhiều về sự việc này. Danh xưng Việt Nam có thể được phân tích và giải thích như một quan hệ biện chứng (dialectical relation) giữa Trung Hoa và Việt Nam. Từ quan điểm của Trung Hoa, nó là Yeuh Nan hay Yeuh phía Nam, có nghĩa, phía Nam của [đất, dân] Việt (South of Viet), và từ đó mang ý nghĩa ở bên ngoài khu vực văn minh của Trung Hoa, như trong thực tế mà phía Trung Hoa đã cảm nhận vào thời điểm đó. Rằng điều này có thể mang hàm ý rằng danh xưng này đã được tách ra khỏi ý nghĩa trước đây. Tuy nhiên, nếu Việt Nam tượng trưng cho Việt Thường – An Nam (hay Đại Nam), khi đó, phía Trung Hoa, vô tình hay không, đã chỉ định danh xưng này theo thứ tự của sự thụ đắc của dòng họ Nguyễn, có nghĩa, Việt Thường đã được thu hồi trước tiên bới Nguyễn Ánh, sau đó là An Nam trong toàn thể của nó, như được ghi chép rõ ràng ngay trong các tài liệu của Trung Hoa. Thứ tự của sự thụ đắc này là một thứ tự đi từ nam ra bắc. Phía Trung Hoa, sửng sốt bởi đề nghị danh xưng Nam Việt nguyên thủy được đưa ra bởi phía Việt Nam, và hiển nhiên ở vào một vị thế quá yếu để đòi hỏi một số danh xưng, chẳng hạn, ít gây tranh luận khác, đã quyết định về danh xưng này bởi nó có vẻ gắn liền với ý tưởng của họ về một quốc gia lệ thuộc, mà gần đây đã trở nên quá hùng mạnh đánh bại được liên quân hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của họ; song vẫn đến đập ….” cổng, xin thần phục.” Nó chỉ yêu cầu thay đổi vị trí của chữ “Nam”ra khỏi vị trí nguyên thủy trong đề nghị của Việt Nam.

Nhìn từ một phía khác trong ý nghĩa biện chứng này, từ quan điểm của Việt Nam, có thể đó là một thái độ khứng chịu ý muốn của một cường lực cao hơn, một quyền lực mà họ đã ngưỡng nhìn như một mô hình văn hóa. Nhiều phần đây là ước muốn được đồng nhất về văn hóa với người Hán đã thúc đẩy Nguyễn Ánh yêu cầu, và trong thực tế, đòi hỏi danh xưng Nam Việt, và thất bại trong việc đòi hỏi đó để cuối cùng ưng chịu quốc hiệu Việt Nam bởi có vẻ đối với người Việt Nam danh xưng này vẫn hàm ý, bất kể có sự biến nghĩa nào của nó, Nam Việt, trong bất kỳ trường hợp nào, do tính đặc thù trong ngôn ngữ của họ.

Dù hiểu một cách rộng rãi đến đâu trong ngôn ngữ hay lịch sử, danh xưng này cũng không thể được giải thích, như một số người đã làm, như “vượt quá về phía Nam”, trừ khi kẻ đó tự nhận mình là kẻ bất nhất. Nếu chúng ta nói đến việc “vượt qua”, điều cần phải nhận thức rằng trong bối cảnh thực tế của thời gian và biến cố năm 1803 khi danh xưng được cứu xét, có nỗi lo sợ từ phía Trung Hoa rằng một sự ngụ ý “việc vượt quá từ phương nam” lên phương bắc có thể được chứa đựng trong danh xưng Nam Việt như được đề nghị bởi phía Việt Nam đã thúc đẩy họ bác bỏ quốc hiệu đó. Thay vào đó, họ đã áp lực cho một danh xưng với thứ tự đảo ngược, tức một tên gọi thỏa hiệp, Việt Nam, sẽ thiết lập cùng một lúc một biên giới phía nam (Trung Hoa), có nghĩa, một vùng trái độn (chế xung), để không bị vượt qua bởi sự bành trướng từ phương nam. Tuy nhiên, trong sự vội vã của họ để đặt ra danh xưng này, người Trung Hoa có thể không hay biết rằng, như chúng ta đã nhận thấy ở trên, ngay trong sự sắp xếp này, “Việt Nam” [chữ Việt trong nguyên bản, để nhấn mạnh ý nghĩa trong tiếng Việt, chú của người dịch] (chứ không phải là Yueh Nam) [hiểu theo Hoa ngữ, chú của người dịch], danh xưng đại diện cho Việt Thường – An Nam, một cách nghịch lý, lại mang ý nghĩa “vượt lên phương bắc.” Khi đó, chúng ta nhận thấy rằng cùng danh xưng ám chỉ người Việt Nam bị trục xuất lại đang bắn một mũi tên vào lãnh thổ Trung Hoa. Chính vì thế, danh xưng Việt Nam chất chứa trong nó sự căng thẳng biện chứng.

Các danh xưng có ý nghĩa trọng đại đối với người Á Châu, và đặc biệt càng đúng với một nước như Việt Nam có truyền thống Khổng học lâu dài. Và như thế, điều mỉa mai và cùng lúc là bi kịch trong thực tế (đối với người Việt Nam cũng như người Hoa Kỳ hiện diện nơi đó ngày nay) rằng tiếp theo sự việc trên, chính một quyền lực Tây Phương chịu trách nhiệm nhiều nhất trong việc đặt Nguyễn Ánh lên cầm quyền (một cách liên đới, Triều Nguyễn này đã kết liễu với ông hoàng Bảo Đại), nước Pháp, nước vừa mới trải qua cuộc Cách Mạng năm 1789 và đã đem lại cho từ ngữ cách mạng hàm ý và sự quyến rũ hiện tại của nó đến mọi nơi (kể cả một cuộc cách mạng tại Việt Nam sau Thế Chiến II chống lại họ), đã tái diễn về mặt lịch sử một nước “Việt Nam” bởi việc thiết lập trước tiên một căn cứ ở miền nam là Sàigòn vào giữa thế kỷ thứ 19 và “đã vượt tiến” lên miền bắc, cho đến khi binh sĩ của nó có mặt ở ngay tại biên giới các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây trước khi thế kỷ đó chấm dứt. Trung Hoa vốn đã sẵn quá suy yếu, như tác giả Huang Ta-Shou đã nói nơi phần đầu của bài viết này, để đáp ứng lời yêu cầu xin trợ giúp từ các quốc vương Việt Nam. Chính vì thế, chiếu theo những diễn biến xảy ra sau việc đặt tên cho Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ khi mà chủ nghĩa thực dân Pháp hoành hành, người ta phải kết luận rằng sau rốt, liên quan đến việc danh xưng Yeuh Nan được dùng thay cho Nam Việt (Nan Yueh), nỗi lo sợ của Trung Hoa được chứng minh một cách hiển hiện là đúng và có giá trị (15) (i). Tuy nhiên, sự chứng minh này không có nghĩa làm giảm nhẹ sự kiện rằng “Việt Nam”, nói đến cùng, là một danh xưng thỏa hiệp, và như nó diễn ra, là giải pháp biện chứng cho vấn đề.

Tác giả xin cảm tạ những người sau đây về sự trợ giúp quý giá của họ giúp cho tác giả hoàn tất được bài khảo cứu ngắn này:

1. Bà Julia Hsia của East-West Center, tại Honolulu, Hawaii, đã trợ giúp tác giả trong việc phiên dịch một phần tập Tung Hua-lu [Đông Hoa lục?], phần sau đó đã giúp tác giả phiên dịch các đoạn văn trong Đại Thanh Lịch Triều Thực Lục, và

2. Tiến sĩ Hilary Conroy của Đại Học University of Pennsylvania hiện đang thực hiện một cuộc nghiên cứu thâm sâu tại Trung Tâm East-West center, Honolulu, trong việc đọc bản thảo nguyên thủy và đưa ra các ý kiến quý báu trong việc sắp xếp bài viết này.

Trong khi tri ân sâu xa hai nhân vật này của Trung tâm East-West Center, điều này hiển nhiên không xá miễn cho tác giả bất kỳ sự khiển trách nào phát sinh từ bất kỳ sự khiếm khuyết nào trong văn bản chung cuộc, bất luận về hình thức hay nội dung hay trong phạm vi nào khác. Tác giả chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm về các lỗi lầm này.

Hideo Murarami
__

CHÚ THÍCH:

Những đoạn theo sau được phiên dịch từ Hoa ngữ bởi tác giả.
1. Sự giải thích của Edgar Snow lấy từ tác phẩm của ông ta, The Other Side of the River, ấn hành năm 1962. Của Bernard Fall là từ quyển The Two Viet Nam, ấn hành năm 1963. Của Moore từ số báo Tháng Mười. Bài báo trên Tạp Chí The Time Magazine xuất hiện trong số đề ngày 16 tháng Bảy, 1965, trình bày về Chủ tịch Bắc Việt nam, Hồ Chí Minh. Dấu hiệu sớm sủa của sự gia tăng cách giải thích này gồm: bài của Andre Lageurre về Đông Dương thuộc Pháp nơi một trong các số báo ban đầu của tờ Life Magazine, nơi cột báo của tác giả. “Yueh South” bởi Edwin Reischauer trong quyển East Asia – The Great Tradition, xuất bản lần đầu tiên năm 1956 và trong năm 1960, v.v..
Một trong những lý do chính yếu để viết bài này là đi tìm sự giải thích chính xác của danh xưng, như được phân biệt trên mặt chữ nghĩa không thôi. Tôi lấy làm ngạc nhiên bởi sự kiện rằng sau hàng tỉ mỹ kim đã được chi tiêu trong các nỗ lực quân sự tại Việt Nam, Hoa Kỳ, kẻ phải hiểu rõ song xem ra vẫn chưa hiểu ý nghĩa của tên gọi của quốc gia Việt Nam.
2. Lê Thành Khôi, Le Viet Nam, Histoire et Civilisation, Paris, 1955.
Joseph Buttinger, The Smaller Dragon, A Political History of Viet Nam, New York, 1955.
3. Đây là nhan đề bằng tiếng Pháp cho quyển Đại Nam Thực Lục, xin xem chú thích số 10.

Phiên dịch từ Pháp ngữ bởi tác giả.
4. Đại Thanh Lịch Triều Thực Lục (Ta Ch’ing li-ch’ao shih-lu) là bộ nguồn tài liệu chính yếu của triều đại nhà Thanh. Trước khi có sự ấn hành của nó hồi năm 1939 bởi Chính Phủ Mãn Châu, bộ Tung Hua-lu [(Đông Hoa lục?) của Wang Hsien Ch’ien thường được xem là nguồn tài liệu không thể thiếu được về nhà Thanh. Đến mức độ liên quan đến các tài liệu ghi chép cá biệt được ghi nhận trong bài viết này, các sự chú giải của Thực Lục và Tung Hua thì giống nhau, ngoại trừ một ít sự khác biệt nhỏ về chữ nghĩa, rõ ràng nhất là sự sử dụng các chữ “I see: Ta nay nhận thấy” thay cho nhóm chữ “at the present time: ở, vào lúc này,” trong đoạn thứ nhì của trang 9 của bản dịch.
5. Dữ liệu về niên lịch này thì không đồng nhất trong các nguồn tài liệu khác nhau, chính yếu trong đó có quyển được đề cập bên trên, Chung Kuo Chin-tai Shih của Huang Ta-Shou, được ấn hành tại Đài Bắc trong năm 1954, và quyển Trung-Pháp Chiến Tranh (Chung Fa Chan Chang) được biên soạn bởi Hội Sử Học Trung Hoa (Trung Hoa Cộng sản) và được ấn hành bởi nhà xuất bản Shanghai People’s Publishing House trong năm 1955.
6.Gia tộc họ Trịnh đã trở nên thắng thế tại miền Bắc vào cùng khoảng thời gian đó, có nghĩa, vào cuối thế kỷ thứ 16, sau này dẫn đến một sự đối đầu nổi tiếng giữa hai gia tộc này nhằm dành quyền chủ tể trong toàn thể quốc gia, kế đó đưa đến một tình trạng suy sụp cùng cực với sự xuất hiện của cuộc Khởi Nghĩa Tây Sơn.
Về danh xưng cổ xưa Việt Thường, nó được đề cập đến trong quyển Chu Shu Chi Nien (Tài Liệu Ghi Trên Sách Bằng Tre: Bamboo Book Records), như là kẻ đã đến Trung Hoa từ phương nam năm 1106 trước Công Nguyên để dâng cống phẩm lên Chou King Cheng; và một cách gián tiếp đến Chu Công (Duke of Chou), nhưng sự việc này giờ đây được nghĩ là một sự tô điểm của các học giả Khổng học sau này nhằm tán dương công đức của Chu Công. Trên căn bản của các tài liệu lâu về sau này trong thời nhà Đường, khu vực nêu ra trong câu hỏi được tin là tọa lạc phía nam tỉnh Thanh Hóa và thành phố Vinh, có nghĩa trong khu vực lân cận ngay trên vĩ tuyến thứ 17. (Xin xem phụ chú (c) của người dịch bên dưới.)
7. Quốc hiệu này, giống như các danh xưng khác trước nó chẳng hạn như Đại Việt, Đại Cồ Việt v.v.. chưa bao giờ được chính thức thừa nhận trong các sử biên niên của Trung Hoa.
Xin xem chú thích nơi trang 13 nguyên bản [tức chú thích số 3, chú của người dịch].

8.Từ ngữ mà Hoàng Đế dùng ở đây cho việc “Tiếp nhận” cũng có ngụ ý của việc “ khứng chịu” hay “chịu đựng” và được dùng theo ý nghĩa “nhận lãnh” trong câu “Hoàng Đế nhận lãnh Thiên Mệnh.” Có một dấu hiệu nơi đây về việc Trung Hoa áp đặt danh xưng trên phía Việt Nam, mặc dù các đoạn văn khác có nói là phía Việt Nam “tri ân sâu xa.”
9. Danh xưng quốc gia này xuất hiện thường xuyên trong các sử sách của nhà Thanh có nhật kỳ trước các thời điểm này, và là danh xưng được truyền từ thời có sự trổi dậy của chúa Nguyễn tại phía nam đất nước, trong vùng Sàigòn [tiếng Việt là vùng Đồng Nai, chú của người dịch]. Trong những dịp liệt kê như thế, các đối thủ như Quang Trung và Quang Toản được ghi chép là chúa An Nam.

Phiên dịch từ Hoa ngữ bởi tác giả.
10. Không có nguồn tài liệu của Việt Nam viết bằng Hoa ngữ liên quan đến thời kỳ này được cung cấp cho tác giả. Bộ Đại Nam Thực Lục [ Liệt Truyện, Tiền Biên v.v..?] [trong nguyên bản ghi Historiographies, chú của người dịch] là bản dịch một phần của bộ Đại Nam Thực Lục (Actual Records of the Great Nam). Bộ Thực Lục [phát âm là Shih-lu trong Hoa ngữ, nhưng không nên nhầm với bộ Thực Lục của nhà Thanh, có cùng nhan đề) là nguồn tài liệu chính về triều đại nhà Nguyễn này. Tuy nhiên, phần liên hệ được trích dẫn từ quyển sách của Maybon, xuất hiện ở trang 13 nguyên bản.
Từ ngữ này, tuy thế, như được dùng nơi đây trong Shih-lu không nhất thiết để chỉ một cách cá biệt người Pháp hay người Tây Phương. Trong thực tế, sử liệu không cho thấy là Hoàng Đế có hay biết gì về sự trợ giúp của người Pháp cho Nguyễn Ánh vào thời điểm này.
11. Thí dụ, xem tiểu sử Sun Yu T’ing ghi trong quyển Ch’ing Shih lieh-ch’uan (Thanh Sử Liệt Truyện), ấn hành trong năm 1962 tại Đài Bắc. Lời phát biểu này xuất hiện trong bản văn. Nó cũng cho thấy một cách rõ rệt rằng ông Sun này có ảnh hưởng trong đề nghi danh xưng Việt Nam.
12. Sự tường thuật nổi tiếng về Nam Việt (Nan Yueh) của Tư Mã Thiên (S’su Ma Ch’ien) xuất hiện nơi thiên 113, bộ Sử Ký (Shih Chi) của ông ta, dưới mục Tiểu Sử các Nhân Vật của Nam Việt, từ đó câu chuyện này đã được trích thuật (Được chú giải bởi Kamataro Takikawa) [tức thiên thứ 113, phần Liệt Truyện, nhan đề Nam Việt Úy Đà tức Triệu Đà, trong quyển Sử Ký của Tư Mã Thiên, chú của người dịch].
13. đương kim Bộ Trưởng Quốc Phòng của Bắc Việt, và là kẻ chiến thắng tại Điện Võ Nguyên Giáp Biên Phủ, có tuyên bố rằng đây là một trong bốn chiến thắng trên chiến trường quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam, trong quyển sách hồi gần đây của ông, Điện Biên Phủ.
14. Các học giả Nhật Bản Matsumoto Nobuhiro, Sugimoto Naojiro, và Sakai Yoshiki (học giả nêu tên đầu tiên là một thẩm quyền được thừa nhận về ngôn ngữ vùng Đông Nam Á) tất cả đều ghi nhận điều này trong các quyển Sekai Rekishi Jiren và Asia Rekishi Jiren (lần lượt là Tự Điển Lịch Sử Thế Giới và Tự Điển Lịch Sử Á Châu) được ấn hành bởi nhà xuất bản Heibonasha, Tokyo, 1960. (trong các bài viết riêng rẽ có nhan đề “Việt Nam” và “Nguyễn Phúc Ánh.”
15. Các hành động của Trung Hoa sau năm 1805 khi danh xưng Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong các tài liệu của họ cho thấy tầm mức lo sợ sự xâm lấn bởi các lực lượng ngoại quốc. Khi Pháp nắm quyền kiểm soát tại Việt Nam, tài liệu chính thức của Trung Hoa còn quay ngược về sự sử dụng tên gọi An Nam, một danh xưng mà một cách mỉa mai cũng được giữ lại bởi người Pháp để chỉ khu vực miền Trung của họ (vùng đất bảo hộ). Phải chờ mãi đến khi người Pháp bị trục xuất, danh xưng Việt Nam mới được chính thức sử dụng trở lại.


-------------------------------------


PHỤ CHÚ CỦA NGÔ BẮC:

a. Nguyên văn đọan trích dẫn từ tác giả Léopold Cadière giải thích quốc hiệu Việt Nam trong quyển Notions d’Histoire d’Annam của hai tác giả Charles B. Maybon và Henri Russier, do nhà in Imprimerie d’Extrême-Orient xuất bản tại Hà Nội và Hải Phòng năm 1911, trang 112, như sau (đây có lẽ là quyển sử song ngữ Pháp Việt đầu tiên, do hai ông Bùi Đình Tá và Đỗ Thận dịch sang tiếng Việt):
“Quyền hành Tây-sơn đến trận đánh Nhật-lệ là hết. Chẳng cách bao lâu thì dức Nguyễn Ánh ở Huế ra lấy Bắc-kỳ. Ngài lại đi qua thành lũy Đồng-hới, đến các cánh đồng Nghệ-anlà chỗ, một trăm rưởi năm về trước, những tướng của Hiền Vương đã được thịnh danh; ngài đi qua An-trường [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] là chỗ ngày trước quân Nam-kỳ chẳng bao giờ ra được đến đấy, và đến ngày 23 tháng sáu (là ngày 22 tháng 7 năm 1802) thì ngài vào thành Hà-nội. Nguyễn Quang Tỏan bị bắt và bỏ cũi đem nộp ngài. Ngài đã nhất thống được cả các tỉnh nói tiếng an-nam, vừa Bắc-kỳ vừa Nam-kỳ, ngài bèn xưng Việt-nam [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] Hòang Đế, nghĩa là cả Việt-thường [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] là chỗ phong ấp của cúa Nguyễn từ năm 1558, với cả An-nam [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], là địa hạt của chúa Trịnh; đức Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia long. Thế là Nguyễn đã đánh dẹp được tiệt hẳn cả những kẻ thù nghịch đã mấy đời nay.” (Dịch theo bài của ông Cadière)


b. Về danh từ Việt Thường: Xin xem chú thích số 6 của tác giả ghi trên
Việc triều đình nhà Thanh dùng danh hiệu Việt Thường ở đây dể giải thích như một phần nguyên thủy trong quốc hiệu Việt Nam rõ ràng có sự cưỡng lý vì các lý do kể sau:
1. Danh xưng Việt Thường đã xuất hiện đầu tiên (?) trong bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên (?), như dịch giả Mạc Bảo Thần Nhượng Tống đã ghi lại trong bản dịch quyển Đại Việt Sử Ký Tòan Thư, phần Ngoại Kỷ, từ thời Hồng Bàng đến Ngô Sứ Quân, do Ngô Sĩ Liên và các Sử Thần nhà Lê biên sọan, (Tân Việt xuất bản năm 1944, Đại Nam tái bản tại hải ngoại, không ghi năm tháng tái bản), nơi trang 49:
“Tân mão, năm thứ sáu đời Thành Vương nhà Chu, phía Nam đất Giao Chỉ có họ Việt Thường dùng người thông ngôn ba lần mà tới, dâng chim trĩ trắng. Chu Công nói: “Ơn đức không đến, quân tử không hưởng lễ của họ. Chính lệnh không tới, quân tử không coi họ là bề tôi.” Người thông ngôn đáp: Những người mồi da, vàng tóc ở nước tôi nói rằng: “Trời không gió dữ, mưa dầm; bể không nổi sóng ba năm rồi … Ý giả Trung Quốc có thánh nhân chăng? Vì thế nên đến chầu.” Chu công dâng cúng lên Tông Miếu. Sứ giả lạc mất đường về. Chu-công ban cho năm cỗ xe liền nhau, đều làm theo phép chỉ nam … Sứ giả cưỡi xe, qua ven biển Phù Nam, Lâm-Ấp, đầy năm mà về tới nước mình.” (Sử Ký của Tư Mã Thiên)
Câu chuyện này về rất mơ hồ, và nhiều sử gia còn cho là sự bịa đặt sau này để tán dương vua Chu chứ không có thực. Vị trí của vùng đất này cũng không thể xác định được căn cứ vào câu chuyện kể trên, bởi Phù Nam đã là mỏm cực nam của lãnh thổ Việt Nam bây giờ.
2. Cùng sách dẫn trên, nơi trang 41, dịch giả Mạc Bảo Thần Nhượng Tống có ghi lại một chuyện khác về Việt Thường cùng với lời bàn như sau:
Sách Thông-chí của Trịnh Tiều có chép: “Về đời Đạo-đường, phương Nam có họ Việt Thường, dùng người thông ngôn hai lần đến chầu dâng rùa thần chừng nghìn tuổi, vuông hơn ba thước, lưng có chữ theo lối chữ khoa đẩu (nét chữ như hình nòng-nọc), chép từ khi mở ra Trời, Đất trở về sau. Vua Nghiêu sai sao lấy, gọi là lịch rùa.” Theo vào truyện ấy, sách sử “Cương Mục Tiền Biên” của Kim Lý Tường lại bịa thêm truyện đó là vào năm Mậu Thân, năm thứ năm đời vua Nghiêu! Sử thần đời Tự Đức lại nhặt lại mà chép vào bộ “Khâm Định Việt Sử” để làm việc đầu tiên mà nước ta giao thiệp với Tàu. Kỳ thực thì ta chỉ nên coi đó là một truyện mà Trịnh Tiều nặn ra bằng trí tưởng tượng!
3. Cùng sách dẫn trên, nơi các trang 47 và 48, dịch giả Mạc Bảo Thần Nhượng Tống có phụ chú như sau:
“Mười lăm bộ, theo sách Dư-Địa chí của Nguyễn Trãi (An-nam vũ cống), do Nguyễn thiên Tùng chua, thì Sơn Nam (Hà-nội, Nam-định, Hưng-yên ngày nay là bộ Giao Chỉ xưa; Sơn Tây là hai bộ: Châu-diên, Phúc-lộc xưa; Kinh-bắc (Bắc-ninh) là bộ Vũ Ninh xưa; Thuận-hóa (từ Hải-lăng thuộc Quảng Trị đến Điện Bàn thuộc Quảng nam) là bộ Việt-thường xưa; An-bang (Quảng-yên) là bộ Ninh-hải xưa; Hải-dương là bộ Dương-tuyền xưa; Lạng-sơn là bộ Lục-hải xưa; Thái-nguyên, Cao-bằng là đất trong ngòai bộ Vũ-định xưa; Nghệ-an là bộ Hòai-hoan xưa; Thanh-hóa là bộ Cửu-chân xưa; Hưng-hóa, Tuyên-quang là bộ Tân-hưng xưa; còn hai bộ Bình-văn, Cửu-đức thì khuyết. Nay xét sách Tấn Chí: quận Cửu-đức đời Ngô đặt ra, tức tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Hồ Tôn sử cũ chua tức là nước Chiêm-thành, tức tỉnh Bình-định ngày nay (Khâm Định Việt Sử, cuôn đầu).
Kẻ dịch [Mạc Bảo thần Nhượng Tống] xét: các tên của mười lăm bộ chẳng qua cũng là thần thoại! Nếu chúng ta công nhận có vua Hùng Vương, có nước Văn Lang, có những tên Quan-lang, Bố-chánh, Mệ-nàng, thì đó là một quốc gia của dân Mường, hay ít ra cũng do giống Mường là giống cầm quyền thống trị. Vậy là giống Mường thì là giống có riêng văn tự ngôn ngữ. Sao tên các bộ lại đặt tòan chữ Tàu là một thứ chữ ngoại quốc mà khi có việc bang giao, phải dùng thông ngôn hai lần mới hiểu nổi? Có một chút lý do gì chăng?”
4. Danh từ và câu chuyện về sứ giả Việt Thường sang triều cống Trung Hoa được ghi lại trong đoạn đầu tiên, mở đầu cho quyển An Nam Chí Lược của Lê Tắc, viết vào khoảng cuối thế kỷ thứ 13, và tiến bán thế kỷ thứ 14, vốn được xem là quyển sử đầu tiên về Việt Nam viết bởi một người Việt Nam tuy theo sử quan của Trung Hoa, do đó có lẽ đã được trích dẫn nhiều nhất trong các sử sách viết bằng Hán tự khi nói về Việt Nam. Đọan văn mở đầu quyển An Nam Chí Lược viết như sau:
“Từ xưa nước An Nam thông giao với Trung Quốc, thời vua Chuyên Húc, phía bắc đi tới U lăng, phía nam đi tới Giao Chỉ. Vua Đế Nghiêu sai Hy Hòa qua ở đất Nam giao, vua Thuấn sai Vũ qua nam yên vỗ Giao Chỉ. Qua đời Chu Thành Vương (1115-1079 trước Công Nguyên) họ Việt Thường qua chin lần thông ngôn, tới cống hiến mà nói rằng: “Trời không có gió bão, không mưa dầm, ngoài biển không nổi sóng dữ đã ba năm nay, có lẽ ở Trung Quốc có đấng thánh nhân trị vì, sao chẳng tới chẩu” Lúc bấy giờ, Chu Công đặt bài ca, đánh đàn thuật chuyện họ Việt Thường tới chầu: “Ô hi ta ta! Phi Đán chi lực, Văn Vương chi đức,” nghĩa là; ôi ôi! vui thay, cảnh tượng thái bình không phải nhờ sức của Đán (tên của Chu Công), mà là nhờ đức của vua Văn Vương. Nước Việt Thường, tức đất Cửu Chân, ở phía nam Giao Chỉ.” (bản dich của Ủy Ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt nam, Viện Đại Học Huế, năm 1961, trang 23)
Tuy rằng vùng đất này về sau có thuộc về lãnh thổ nước Việt, và ngay cả khi câu chuyện về sứ giả Việt Thường sang triều cống nhà Chu là có thực, sắc dân ở Việt Thường và câu chuyện này cũng không hề có một sự tương quan nào với lịch sử và dân tộc Việt Nam.
5. Cùng sách dẫn trên, dịch giả Mạc bảo Thần Nhượng Tống đã dịch và bình giải đọan mở đầu quyển Đại Nam Sử Ký Tòan Thư, phần Ngoại Kỷ, trong đó có nhắc đến Việt-thường, như sau:
CUỐN THỨ NHẤT
Triều-liệt Đại-phu, Tu-nghiệp trường Quốc-tử-giám, Kiêm Tu-sọan trong Sử-quán, tôi, Ngô Sĩ Liên chép:
Xét ra: đời Hòang đế dựng ra muôn nước (1) lấy nước Giao-chỉ ta là ở cõi Tây Nam, xa ở ngoài Bách Việt [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] (2). Vua Nghiêu sai họ Hy ở Nam-giao (3) định đất Giao-chỉ ở phương Nam. Vua Đại Vũ chia chin châu, thì Bách Việt là đất châu Dương. Giao-chỉ thuộc vào đấy (4). Đời Thành-Chu mới xưng họ Việt-thường [có kèm chữ Hán, chú của người dịch]. Tên Việt bắt đầu từ đời ấy.
Lời bàn của kẻ dịch [Mạc Bảo Thần Nhượng Tống]:
Theo như lời tác giả, tập Ngoại-kỷ về triều họ Hồng-bàng và triều vua Thục là do mình mới thêm vào. Thêm bằng cách nào? Tác giả đã bảo ta: “Tham bác với Bắc-sử, Dã sư, với các sách Truyện, Chí; cùng với các điều được nghe, được thấy, được truyền dạy …”
Nói một cách khác, trong các sử cũ của ta không hề có chép chuyện họ Hồng Bàng cùng vua Thục. Hai chuyện đó là tự Ngô Sĩ Liên chắp nối “đầu cua, tai ếch” mà chế tạo nên!
Đáng phàn nàn là những chỗ “tham bác” kia, họ Ngô không chỉ rõ gốc nguồn, để chúng ta phải mất công tìm kiếm!
Các sử thần về đời Tự-đức, trong khi làm bộ Khâm Định Việt Sử đã giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc tìm kiếm ấy. Thì đây: ….
Ở đọan dưới, dịch giả Mạc Bảo Thần Nhượng Tống có cám ơn Sử Thần Ngô Sĩ Liên về việc “nhận ngầm dân Mường là chính giống Viêt-Nam .. Sao thế? Bởi vì Lê Lợi, Thái Tổ nhà Lê, chính là một người Mường … Nếu không là người Mường, sao có kế thế làm phụ đạo động Lam-sơn? Miền, tới nay [1944?, chú của người dịch] cũng vẫn còn là một miền Mường thuần túy! Ấy là các duyên cớ khiến nhà viết sử của chúng ta đặt họ Hồng Bàng lên đầu Ngoại-kỷ…
Các sử sách sau này hầu như đêu chỉ trích dẫn từ các tài liệu nêu trên khi nói về Việt Thường, và nếu xét như thế, việc liên kết giống dân Việt Nam với giống dân ở Việt thường là không có căn cứ thích đáng. Từ Việt trong quốc hiệu Việt Nam nếu đê chỉ giống dân Việt thì giống dân này rõ ràng không lien hệ gì với giống dân ở đất Việt Thường trước đây.
6. Việc nhà Nguyễn giải thích quốc hiệu Việt Nam sau này bao gồm Việt Thường là nương theo cách giải thích của triều đình nhà Thanh một cách đầy gượng ép, chứ trong ý định xin tấn phong quốc hiệu Nam Việt, không thấy có tài liệu nào nêu ra ý niệm nào liên hệ đến danh từ Việt Thường, theo như tác giả Hideo Murakami cua bài nghiên cứu được dịch ra trên đây.

c. Về việc Tây Sơn xử dụng các hải tặc Trung Hoa này, sử liệu có ghi chép như sau:
Trong quyển Notions d’Histoire d’Annam của Charles B. Maybon và Henri Russier dã trích dẫn ở trên, trang 124 có ghi:
THIÊN THỨ HAI MƯƠI BỐN
NÓI VỀ ĐỨC HÒANG-ĐẾ NGUYỄN ÁNH (bài nối)
VỀ VIỆC NƯỚC NAM GIAO THIỆP VỚI NGOẠI QUỐC
Một là: Về việc giao thiệp với Tàu
Như ở trên đã có nói, Tây-sơn đã dủ [sai chính tả, phải là rủ, chú của người dịch] những giặc khách, là quân đi ăn cướp ngoài bể Đại Thanh, dụ về với mình, rồi thì giao thuyền bè cho chúng nó, cấp bằng cho chúng nó, và bảo chúng nó đi ăn cướp ngòai bờ bể giáp tỉnh Phúc Kiến [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], tỉnh Quảng Đông [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], tỉng Giang Tô [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], và tỉnh Tích [?] Giang [có kèm chữ Hán, có lẽ phải là Triết Giang, chú của người dịch]. Các tỉnh ấy có sớ tâu với vua Tàu rằng: trong những tên giặc đã bắt được, có mấy đứa hiện tang có bằng của Nguyễn-văn-Huệ cấp cho. Vua Tàu bèn hỏi Nguyễn văn Huệ thì Nguyễn văn Huệ giả nhời rằng: những việc ấy là việc các quan dưới đã làm giàu, y không được biết. Khi đức Gia Long lấy được Huế (năm 1801), thì ngài gặp may lắm, vì ngài có bắt được nhiều quân giặc có cả tướng tên là Mạc Phù Quan [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], ma Tây-sơn đã phong cho làm hòang thân. Đức Gia Long đem nộp cả sang vua Tàu.

d. Về niên hiệu Gia Long:
Tác giả Nguyễn Công Hoan, trong quyển Nhớ và Ghi về Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ, Saigon, 2004, có viết nơi trang 43-44 như sau:
“Sở dĩ mình ngạc nhiên về chữ long này, vì mình thấy trong gia phả nhà ta có chép sự trạng tổ thứ 12, là cụ Nguyễn Gia Cát. Cụ đi sứ cầu phong cho Gia Long. Vua nhà Thanh thấy hai chữ Gia Long thì bẻ: Sao dám lấy tên hai vua Càn Long và Gia Khánh để đặt hiệu? Vốn Cụ nhanh trí và hoạt bát, nên đáp: “Không phải thế. Nguyên nước tôi gồm nam tự Gia Định, bắc chí Thăng Long, cho nên vua nước tôi đặt hiệu là Gia Long.
Trong gia phả không chép là vua Tầu bắt đổi chữ long là rồng ra long là thịnh vượng, hay tự Gia Long đổi (vì đó là việc của triều đình, không thuộc phạm vi gia phả), nhưng rõ ràng là hiệu Gia Long, mình vẫn thấy viết long là thịnh vượng, chứ không phải chữ long là rồng như chữ viết tên thành Thăng Long. Chắc mấy ông viết sử Thăng Long không biết việc này.”
Theo sử liệu, ông Nguyễn Gia Cát là một trong hai phó sứ của chánh sứ Lê Quang Định, tức sứ đòan thứ nhì sau sứ đòan đầu tiên do Trịnh Hoài Đức làm chánh sứ sang Tàu xin ca6`u phong cho vua Gia Long.

e. Về các sứ đòan nhà Nguyễn sang Tàu xin cầu phong năm 1802, các sử sách ghi chép như sau:
1. Tác giả Nguyễn Đình Đầu, trong bài viết nhan đề Gia Long Với Quốc Hiệu Việt Nam, nơi các trang 293-296, quyển Những Vấn Đề Lịch Sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam, Nhiều Tác Giả, Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huê và Tạp Chí Xua & Nay ấn hành tại Huế, 2002, có trích dẫn chính yếu từ Bộ Đại Nam Thực Lục Chính Biên về các sứ đòan cầu phong do vua Gia Long phái đi như sau:
- Tháng 5 năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh thâu phục kinh thành Phú Xuân.
- Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh cho lập đàn “tế cáo trời đất về việc đặt niên hiệu” là Gia Long… Vua tôi cùng “bàn việc thông sứ với nước Thanh.” … Gia Long bèn “lấy Trịnh Hoài Đức làm Thượng Thư Bộ hộ sung chánh sứ sang nước Thanh, Ngô Nhơn Tĩnh làm Tham tri Bộ Binh, Hòang Ngọc Ẩn [các tài liệu khác ghi là Uẩn, chú của người dịch] làm hữu Tham Tri Bộ Hình cùng sung chức phó sứ, đem quốc thư và phẩm vật, lại đem cả ấn sách đã bắt được do người Thanh phong cho Tây Sơn, cùng bọn giặc biển Tề Ngôi là Mạc Quang [các tài liệu khác ghi là Quan, chú của người dịch] Phù, Lương Văn Cảnh, Phan Văn Tài, cỡi hai thuyền Bạch Yến và Hòang Hạc, vượt biển đến cửa Hồ Môn, tỉnh Quảng Đông để nộp. Tổng Đốc Giác La Cát Khánh đem việc ấy chuyển đạt. Vua Thanh vốn ghét Tây Sơn vô đạo (1), lại chiêu nạp bọn Mạc Quang Phù cho cướp bóc ở ngoài biển, đã lâu ngăn trở đường biển, đến nay được báo tin, rất vui lòng. Hạ lệnh cho Quảng Đông nhận lấy bọn Quang Phù … đem giết, mà lưu bọn Hoài Đức ở lại tỉnh thành, cung cấp rất hậu.”
- Ngày Canh Dần (cùng năm tháng), Gia Long đem quân ra bắc.
- Ngày canh Thân (20-7-1802), Gia Long vào thành Thăng Long. Ít lâu sau, Gia Long “cho rằng Tây Sơn đã bị diệt, sai gửi thư sang tổng đốc Lưỡng Quảng hỏi về việc bang giao nên làm thế nào; sai Thiêm sự Lại bộ là Lê Chính Lộ, Thiêm sự Binh bộ là Trần minh Nghĩa đợi mệnh ở (ải) Nam Quan. Lại cho rằng nước nhà mới dựng, muốn tiếp sứ nhà Thanh ở cửa ải, để làm lễ tuyên phong cho đỡ phiền phí, đem việc ấy hỏi Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích, họ đều nói việc như thế từ trước chưa nghe bao giờ. Bèn thôi.”
- Tháng 10 năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long sai Thượng Thư Bộ Binh là Lê Quang Định … sung Chánh Sứ sang nước Thanh, thiêm sự bộ Lại là Lê Chính Lộ và Đông các học sĩ Nguyễn Gia Cát sung giáp ất Phó Sứ. Trước đó, khi đã lấy lại Bắc thành, Gia Long gởi thư cho Tổng Đốc Lưỡng Quảng đem việc ấy chuyển đạt lên vua Thanh, vua Thanh sai phục thư nói nước ta đã vỗ yên được tòan cõi An nam, thì nên làm biểu sai sứ xin phong. Còn sứ bộ trước là bọn Trịnh Hoài Đức thì cho chuyển đến Quảng Tây, đợi sứ bộ xin phong đến thì đều tiến tới Yên kinh đợi lênh. Bọn Chính Lộ đem việc tâu lên. Gia Long ra lệnh cho bọn Quang Định đem quốc thư và phẩm vật (…) đi xin phong và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt … [vì trong] phúc thư của vua Thanh cũng chỉ nhắc lại danh hiệu [từ xưa là] An Nam mà thôi. Nay Gia Long xin đổi quốc hiệu làm Nam Việt, biện giải là “Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm (kể từ trước 1600 Nguyễn Hòang vào cai quản Thuận Hóa). Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên bờ cõi Việt, nên xin khôi phục lại hiệu cũ để chính danh.” [ Nên lưu ý rằng điểm chính nêu ra là muốn khôi phục lại danh hiệu đã có từ trước là Nam Việt, chứ không phải biện giải về hai thành tố Việt Thường và An Nam như sau này được “áp đặt” bởi Thanh triều, chua cua người dịch]
- Lúc đầu, vua Thanh không chịu, ý muốn vẫn giữ danh xưng An Nam, “cho rằng chữ Nam Việt giống chữ Đông Tây Việt nên không thuận.” Gia Long phải “hai ba lần phục thư để biện giải, lại nói nếu vua Thanh không cho thì không chịu phong.” Vua Thanh sợ mất lòng nước ta, mới dùng chữ Việt Nam để đặt tên nước, gửi thư sang nói: “Khi trước mới có Việt Thường đã xưng Nam Việt, nay lại được tòan cõi An Nam, theo tên mà xét thực thì nên tóm cả đất đai mở mang trước sau, đặt cho nên tốt, định lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước ta nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ta bờ cõi Nam giao mà chịu mệnh mới, tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa (Trung Quốc) lại phân biệt hẳn.” Sau cùng, Gia Long chấp thuận tên nước Việt Nam.
- Cuối năm 1803, bọn Lê Quang Định, Trịnh Hòai Đức mới tự nước Thanh trở về, vì vấn đề` tranh biện giữa các quốc hiệu An Nam, Nam Việt, và Việt Nam làm mất nhiều thì giờ chờ đợi tại Yên Kinh.
- Tháng Giêng năm Giáp Tỵ (1804) Gia Long ra Thăng Long để nhận phong là Việt Nam quốc vương …. Từ đó Trung Quốc gọi nước ta là Việt Nam …Tuy nhiên, đối nội cũng như đối ngoại (không kể Trung Quốc) ta vẫn tự xưng là Đại Việt, Đại Nam Việt, hay Đại Việt Nam.
- Năm Mậu Tuất (1838), ngày 3 tháng 2, Minh Mệnh ban chiếu đổi tên nước ta là Đại Nam hay Đại Việt Nam …
2. Quyển Gia Định Thành Thông Chí, của Trịnh Hoài Đức, Nha Văn Hóa, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa xuất bản tại Sàigòn, 1972, do Tu trai Nguyễn Tạo dịch, nơi bài giới thiệu về Văn Chương và Sự Nghiệp của Trịnh Hoài Đức Tiên Sinh của Tô Nam Nguyễn-Đình-Diệm, các trang VIII -IX, và XII, Tập Thượng, Quyển I và II, có ghi:
“… Năm 1802, vua Gia Long hòan thành công cuộc thống nhất thì ông được thăng chức Thượng Thư bộ Hộ, rồi lại sung chức chánh sứ cầm đầu sứ bộ, mang quốc thư và lễ vật cùng những sắc ấn tịch thu của Tây-sơn, nhân tiện áp giải cả bọn giặc bể Trung-quốc trước kia làm tay sai cho Tây-sơn như: Đông-hải-Vương Mạc quan Phù, thống lãnh Lương-văn-Canh, Phàn-văn-Tài sang trao Tuần Phủ Quảng-đông. Tháng 4 năm sau, 1803, lại khởi hành từ Quảng Đông. Tháng 8 đến Nhiệt-hà vào yết kiến vua Nhân-tôn, nhà Thanh để xin sắc phong cho họ Nguyễn. Thanh-đế rất hài lòng, liền hạ lệnh cho án sát Quảng-tây Trai-bố-Sâm phụng sắc theo ông để trở về kinh thành Thăng-long. Mùa xuân năm sau 1804, cử hành lễ tuyển phong, ông giữ trách nhiệm thông dịch; lễ tuyển phong hòan thành, ông lại hộ giá vua Gia-long trở về Thuận-hóa, và giữ chức Thượng-thư bộ Hộ như cũ ….
Ông có hai con trai: 1) Quan làm đến chức Lang-trung; 2) Cẩn lấy Công-chúa làm đến chức Đô Úy.”
Theo tác giả Trần Văn Giáp, trong quyển Tìm Hiểu Kho Sách Hán Nôm, Nguồn Tư Liệu Văn Học Sử Học Việt Nam, Tập II, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1990, trang 150, trong bài tự của Cấn Trai thi tập, tác giả Trịnh Hòai Đức “kể rõ gốc tích và lý lịch mình và một số sự việc có liên quan đến lịch sử, như việc sứ bộ đầu tiên của triều Nguyễn Gia Long sang triều Thanh …
3. Quyển Việt-Hoa Thông Sứ Sử Lược của Sông Bằng Bế Lãng Ngọan biên sọan, Vân Hạc Lê Văn Hòe san nhuận, Quốc Học Thư Xã xuất bản tại Hà Nộị năm 1943, nơi trang 48 có ghi như sau:
“Năm Tân Dậu (1801) vua Gia Long lên ngôi đổi tên nước là Việt Nam [Năm 1802, Nguyễn Ánh mới lấy niên hiệu là Gia Long, và tự xưng tên nước là Đại Nam hay Nam Việt thì đúng hơn, chú của người dịch] cũng sai sứ bộ gồm có Thượng thư Trịnh Hòai Đức sung chức chánh sứ, Binh bộ tham-tri Ngô Nhân Tĩnh, Hình bộ tham tri Hòang Ngọc Uẩn sang Thanh Triều đệ quốc thư, phẩm vật và đem nộp cả ấn sách của Trung Quốc phong vương cho vua Tây Sơn.
Năm giáp tý (1804) nhà vua được án sát sứ Quảng tây là Tề bố-Sâm Khâm mạng vua Thanh nhân Tông (1796-1820) sang phong làm Việt-nam quốc vương. Lễ thụ phong cử hành rất long trọng ở Bắc-thành (Hà Nội)…

f. Về tờ sớ xin cầu phong, quyển Notions d’Histoire d’Annam của hai ông Charles B. Maybon và Henri Russier, nơi các trang 124-125 có ghi như sau:
“Khi đã lấy đượcc Hà Nội rồi, thì sai sứ sang bắc Kinh, chánh sứ tên là Trịnh Hoài Đức [có kèm chữ Hán, chú của ngưòi dịch] là người đã sọan ra sách Gia Định Thành Thông Chí. Ngài tâu sang vua Tàu để vua Tàu biết rằng ngài đã đánh dẹp được cả nước Nam, và xin vua Tàu cho phép ngài từ đây giở đi được sai sứ sang Bắc Kinh. Sớ rằng:
“Thần, gục đầu xuống đất, trông mong rằng Hòang Đế dủ (sai chính tả, phải là rủ, chú của người dịch) lòng tốt mà thương sót đến, thần là một nước chư hầu nhỏ của Đại Quốc, chỉ ước ao làm thế nào mà thấm được một chút ơn của Hòang đế ban cho. Khi thần dâng bài sớ này sang Hòang-đế, thì mặt quay vế hướng Bắc, bụng thần tưởng nghĩ đến Hòang Đế, và khói hương thì thơm bay ngào ngạt.”
Vua Gia Khánh hạ chỉ cho quan án tỉnh Quảng Tây sang phong vương cho đức Nguyễn Ánh, và ban cho ngài một cái ấn bằng bạc mạ vàng, ở trên có một con kì đà. Vua Tàu hạ chỉ đặt tên nước Nam là Việt Nam.
Năm 1803, lại có chỉ dụ Tàu định rằng: nước Việt Nam cứ hai năm lại phải mang đồ sang cống một lần, và cứ bốn năm lại phải sang trầu [sai chính tả, phải là chầu, chú của người dịch] một lần. Cũng một tờ chiếu ấy vua Tàu định rằng đồ cống phải có ngà voi, sừng tê gíac, the lụa, cau v.v…
Cả đời đức Gia Long, ngài vẫn cống hiến tử tế, mà các vua nối ngôi ngài cũng theo như vậy, cho nên nước Việt Nam và nước Tàu khi bấy giờ vẫn giao thiệp với nhau chẳng có điều gì làm ngăn trở sốt cả.”

g. Tức là nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn, với câu chuyện về người đẹp lừng danh Tây Thi trong lịch sử Trung Hoa.

h. Về Triệu Đà và nước Nam Việt, quyển Notions d’Histoire d’Annam của hai tác giả Charles B. Maybon và Henri Russier, nơi trang 13-14 có ghi như sau:

“Triệu Đà [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] đặt tên nước Nam Việt [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] và đóng kẻ chợ ở Phiên ngu [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], thuộc về phủ Quảng Châu [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] là chính chỗ gọi là Canton và là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Đông [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] bây giờ…
… Vua Triệu Đà băng năm 137, thọ được 121 tuổi [?] và trị vì được 71 năm. Vua Triệu Đà chính là một ông vua đã có danh tiếng lớn mà cai trị nước Nam. Song dòng vua người đã dựng nên không kể được là dòng dõi người An-nam.
Vua nối ngôi ông Triệu Đà là cháu cả người, tên gọi là Hồ [có kèm chữ Hán, chú của người dịch]. Ông này trị vì được cả thẩy là 12 năm (137-125) và hiệu là Triệu Văn Vương [có kèm chữ Hán, chú của người dịch].
… Để tỏ rằng mình có lòng biêt ơn Thiên Tử [chỉ vua Tàu], vua Văn Vương khi ấy muốn ngự sang cho đến Đế kinh, song các quan can lắm, thì người chỉ sai một ông con tên là Anh Tề [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] đi thôi.
Cách mười năm sau thì triều đình rước ông này về Nam Việt để nối ngôi cho cha vừa mới mất. Ông này trị vì 12 năm: hiệu người là Triệu Minh Vương [có kèm chữ Hán, chú của người dịch]. Trong khi người còn ở như nước Tàu, thì người có lấy một người đàn bà Tầu tên là Cù [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], và sinh hạ được một người con giai, đặt tên là Hùng [có kèm chữ Hán, chú của người dịch]. Đến khi lên ngôi vua, thì tôn người vợ ấy lên làm Hòang hậu, và lập người Hùng làm Thái Tử (năm 112).
Đến năm sau (năm 113), Triệu Minh Vương thăng hà, thì người Hùng nối ngôi. Bà mẹ người Hùng, trước khi lấy Anh Tề, thì đã có tình riêng mấy một ông quan to Tầu, tên là Thiếu Qui [có kèm chữ Hán, chú của người dịch]. Lúc bấy giờ lại chính là ông quan Tàu ấy mà Thiên Tử chọn và sai sang sứ, để vời vua mới về thụ phong. Hòang thái hậu khi ấy lại giao thông lại mấy Thiếu Quí.
Đương lúc ấy, quan Thái-phó Lữ Gia [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] là người quan dân đang chuộng lắm. Người không thuận để Việt Nam nội thuộc nước Tầu. Đồng lòng mấy những người muốn cho nước được tự lập, người mới mưu giết vua, giết bà Hòang thái hậu, giết những quan sứ vua Tầu, và tôn Kiến Đức [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], là con vua Triệu Minh Vương mấy một bà phi người bản quốc. Liền ngay năm ấy, quan tướng nươc Tầu tên là Lộ Bác Đức [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] đem quân tràn sang Nam Việt, và vây ngay kẻ chợ. Quan quân đóng kẻ chợ đều đầu hàng, còn vua thì phải chốn [sai chính tả, phải là trốn, chú của người dịch] mấy Lữ Gia. Song cẳng bao lâu, hai người điều bị bắt và bị giết cả …”

i. Nỗi lo sợ của Trung Hoa đã trở thành sự thực qua sự kiện tiêu biểu nhất là việc chiếc ấn hình vuông, mỗi cạnh dài 11 phân, bằng bạc mạ vàng, nặng 5 kg 900, với nuốm hình lạc đà của nhà Thanh ban cho vua Gia Long, khắc sáu chữ Việt Nam Quốc Vương chi ấn bằng cả chữ hán cũng như kiểu chữ trine của Mãn Thanh đã bị Pháp bắt trie6`u đình ta đun chảy ở Huế khi ký Hiệp Địnhbảo hộ Patenotre, ngày 6 tháng 6 năm 1884.

Vài nhận xét về thái độ ngọai giao của vua Gia Long với nhà Thanh:

Bất kể đến các lời lẽ khiêm cung và nghi thức bày tỏ sự tôn kính, vua Gia Long đã làm cho nhà Thanh sửng sốt khi xin trở lại quốc hiệu Nam Việt, với sự nghi ngờ rằng phía Việt Nam có tham vọng đòi lại đất đai của các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây và chính Thanh Triều đã bày tỏ công khai sự e ngại này, cùng ra lệnh cho các quan lại đia phương của họ phải cảnh giác canh phòng biên giới. Tâm tư vua Gia Long ra sao là điều mà vua nhà Thanh muốn biết, như lời một sắc dụ đã ghi. Chúng ta có thể đưa ra một số yếu tố chung quanh vấn đề này để suy ngẫm:
1. Vua Gia Long khi đó đứng đầu một nước Việt Nam thống nhất, với lãnh thổ mở rộng hơn bao giờ hết, sau gần ba trăm năm chia cắt và chiến tranh, và ở vào tột đỉnh của quyền lực quân sự sau khi đánh bại nhà Tây Sơn. Dưới thời Gia Long, Việt Nam đã có một hạm đội mạnh nhất Đông Nam Á và Thanh Triều hầu như chưa có một lực lượng hải quân nào cả. Cùng lúc đó thế lực chính trị nôi trị của nhà Thanh đang bắt đầu đi xuống.
2. Mới 10 năm trước đó (1792), vua Càn Long nhà Thanh đã đồng ý cắt tỉnh Quảng Tây cho vua Quang Trung để chọn đất làm kinh đô.
3. Các sứ thần ngoại giao của vua Gia Long như Trịnh Hoài Đức, gốc ở Phúc Kiến, Ngô Nhân Tĩnh, gốc ở Quảng Đông, đều là những người theo nhà Minh chống lại nhà Thanh và sang Việt Nam tỵ nạn.
4. Vua Gia Long đã không ngần ngại tỏ rõ thái độ cứng rắn khi nói là nếu nhà Thanh không cấp nhận lời yêu cầu đổi qquốc hiệu của ông thì phía Việt Nam sẽ không chịu thụ phong.

Một sự đối chiếu và nghiên cứu kỹ lưỡng hai bộ Thực Lục của Việt Nam và Thanh triều về vấn đề thay đổi quốc hiệu Việt Nam hy vọng sẽ giúp soi sáng được ít nhiều khía cạnh lịch sử lý thú của giai đọan này./-


-------

Nguồn: Hideo Murarami, “VIET NAM” AND THE QUESTION OF CHINESE AGGRESSION, Journal of Southeast Asian Histories, Vol. 7, no. 2, September 1966, các trang 11-26.

Ngô Bắc dịch và chú giải
 
NƯỚC PHÁP VÀ ĐÔNG DƯƠNG (1886)

Augustine Heard



Lời người dịch:

Bài viết được dịch dưới đây xuất hiện trên tạp chí The Century, A Popular Century, Volume 32, số 3, xuất bản tại New York City, tháng Bẩy, 1886 phản ảnh một quan điểm hiếm có còn lưu giữ được của Hoa Kỳ ngay sau khi Pháp vừa thiết lập xong chế độ thực dân tại Đông Dương trong năm 1884.


***


Nhiều người trong đồng hương chúng ta chỉ có một ý tưởng mơ hồ về ý nghia của các hoạt động gần đây của quân Pháp tại Á Châu. Để có thể hoàn toàn thấu triệt, cần trở lại từ lúc khởi đầu. Nhà truyền giáo đạo Gia Tô đầu tiên đến Căm Bốt vào năm 1553, và các giáo sĩ người Pháp đã định cư một cách thường trực tại vùng bán đảo hồi đầu thế kỷ thứ mười bẩy, tại Đàng Trong (Cochinchina) năm 1630, và tại Đãng Ngoài (Tonquin) năm 1626. Với một số sự thăng trầm của sự may mắn, sự thành công của họ đã được ghi nhận, và con số các người cải đạo đã gia tăng một cách vững chắc trong hơn một trăm năm mươi năm. Trong suốt thời gian này, mặc dù vài dự án có được thúc đẩy, nhưng không có nỗ lực nghiêm chỉnh nào được thực hiện để thiết lập một sự liên hệ về chính trị hay thương mại; nhưng trong năm 1774, khi triều đại cai trị tại An Nam bị lật đổ, và chúa Nguyễn đại diện của vương triều, sau này là Gia Long, tìm nơi nương náu cùng với vị cầm đầu giáo hội, cơ hội đã được nắm lấy để thành lập một liên minh mật thiết. Xuyên qua vị giám mục địa phận Adran, chính phủ Pháp đã được tiếp xúc, và một hiệp ước đã được ký kết tại điện Versailles hứa hẹn từ phía Pháp sự viện trợ về tàu chiến và quân sĩ, đổi lấy các đặc nhượng quý giá, trong đó quyền tự do theo đạo Thiên chúa và sự bảo vệ cho giáo hội đã được cam kết một cách long trọng. Hiệp ước này, mặc dù trở nên hầu như không được thi hành bởi có sự bùng nổ của cuộc Cách Mạng pháp, đã tạo thành khởi điểm và nền tảng của tất cả mọi sự việc xảy ra từ khi đó.


Gia Long giành lại được ngôi vua, và với sự trợ giúp và cố vấn của các sĩ quan người Pháp, các kẻ đã huấn luyện binh sĩ của ông cà xây đắp các thành lũy cho ông, ông đã mở rộng lãnh địa của mình bằng sự chinh phục đất Bắc Kỳ. Ông đã tôn trọng một cách thành tín các sự cam kết của ông về đạo Thiên Chúa; nhưng tiếp theo sự băng hà của ông năm 1820, vị vua kế vị đã bước vào một đường lối ngược đãi khắt khe nhất, được tiếp diễn với một sự gián đọan ngắn ngủi cho đến khi có sự hạ sát Đức Ông Diaz vào năm 1857. Nước Pháp khi đó bắt buộc phaỉ từ bỏ sự khiển trách để hành động, và một cuộc viễn chinh đã được trang bị để đòi hỏi sự bồi thường [thiệt hại] quá khứ và dể đạt được sự an toàn cho tương lai. Đây là bước khởi đầu cho sự chinh phục hiện nay, được thực hiện một cách miễn cưỡng, và không có tham vọng hay ước muốn sở đắc đất đai,mà buộc phảỉ làm vì bổn phận bảo vệ các giáo sĩ truyền đạo của mình. Saigon bị chiếm giữ, và một hiệp ước mới đã được ký kết trong năm 1862, nhường lại ba tỉnh: hiệp ước quy định sự dung chấp tôn giáo, mở cửa cảng Đà nẵng (Touron), Qui Nhơn và Ba Lạt, và sự thanh trả một khoản bồi thường là hai mươi triệu Phật Lăng. Nhưng sự ngược đãi vẫn tiếp diễn, sự đụng độ thường xuyên được duy trì. Người Pháp bị bắt buộc phải đẩy mạnh uộc chinh phục, và vào ngày 15 tháng Ba năm 1872, toàn thể sáu tỉnh vùng hạ lưu Nam Phần theo hiệp ước lọt vào tay người Pháp.

Trước thời gian này, người Anh đã toan tính nhiều lần để mở lối giao thương với các tỉnh phía tây giàu có của Trung Hoa xuyên qua Miến Điện, nhưng không đạt được kết quả thực tiễn nào; và người Pháp đã tức thờI hướng sự chú ý của họ vào việc thám hiểm sông Cửu Long, hy vọng rằng nó có thể chứng tỏ một tuyến lưu thông thực sự cho công cuộc mậu dịch này. Họ đã bị thất vọng; cuộc hảỉ hành bị trở ngại bởi luồng nước chảy xiết; nhưng điều được chứng thực là Sông Cái (Songkoi), tức Sông Hồng tại Bắc Kỳ, cũng phát nguyên từ miền núi Vân Nam, và cung ứng một thủy lộ dễ dàng thông ra biển.

Đẻ thúc đẩy các kế hoạch được đề xướng bởi sự khám phá này, Trung Úy Garnier, người cầm đầu trong thực tế cuộc thám hiểm sông Cửu Long, đã điều khiển một cuộc chinh phục Bắc Kỳ vào năm 1873, thoạt tiên đã thành công, sau cùng bị đánh bại, với cái chết của kẻ chỉ huy cuộc viễn chinh. Tuy nhiên, vua Tự Đức, kinh hoàng bởi sự nổi dậy đồng thời bởi các thần dân của ông, trong tháng Ba năm 1874, đã ký kết một hiệp ước, thiết lập sự bảo hộ của Pháp trên An Nam, quy định quyền tự do tôn giáo cho đạo Thiên chúa, và chuẩn cấp nhiều đặc quyền giá trị khác. Nhưng, như thường xảy ra với người Á Châu, ngay khi quân Pháp rút lui, nhà vua đã hoàn toàn không đếm xỉa đến các điều khoản của hiệp ước, và không bao lâu, để đàn áp một cuộc nổi dậy ở miền bắc, đã yêu cầu sự trợ giúp của Trung Hoa, và đã được cung cấp một cách hân hoan. Điều này dĩ nhiên không thể chấp nhận được bởi người Pháp, và trong năm 1882 một cuộc viễn chinh mới được chuẩn bị dưới sự chỉ huy của Đại Tá Rivière. Giống như cuộc viễn chinh của Garnier, thoạt tiên nó đã hoàn toàn thành công, nhưng – [là] một nhóm nhỏ người nằm giữa vô số kẻ khác – nó đã sớm gặp cùng số phân. Trong nỗ lực mở một cuộc thám thính, nó rơi vào một cuộc phục kích, bị đánh bại với sự tổn thất nắng nề, và Rivière, giống như Garnier, đã bỏ thây trên chiến trường. Tình hình rơi vào hồi nguy kịch, nhưng quân Pháp đã cố thủ và giừ vững phòng tuyến. Quân sĩ được vội vã phái sang từ Pháp, và với sự cập bến Bắc Kỳ của toán tăng phái đầu tiên hồi đầu tháng Bẩy, cuộc hành quân mãnh liệt đã tức thời khởi diễn. Nhiều trẩn đánh thành công nối tiếp, và Huế, kinh đô, đã bị chiếm giữ bởi một cuộc tấn công vào ngày 20 tháng Tám. An Nam tức thời bị khuất phục, và vào ngày 25 tháng Tám, đã ký kết một hiệp ước, theo đó nó lại nhìn nhận sự bảo hộ của Pháp, và bị ngăn cấm không được có các quan hệ độc lập với bất kỳ cường lực ngoại quốc nào, kể cả Trung Hoa.


Sự kiện này tách rời An Nam ra khỏi đấu trường ngoại giao, và Trung Hoa và Pháp ở lại đối diện với nhau. Điều cần nói ở đây rằng chúng ta xem sự tuyên xác của Trung Hoa về chủ quyền trên Nam Kỳ và Bắc Kỳ là hoàn toàn không thể bào chữa được. Trong nhiều thế kỷ, các quan hệ giữa hai nước chỉ đơn giản là sự kính trọng xã giao của một nước nhỏ đối với một nước lớn, chứ không phảỉ là các quan hệ giữa một nước chư hầu với nước bá chủ. Sự việc đủ để bác bỏ một sự xác định của một văn gia người Anh gần đây rằng sự tấn phong Nhà Vua An Nam bởi Hoàng Đế Trung Hoa thì cần thiết cho sự thừa nhận các vương quyền cuả nhà vua trên thần dân của mình, khi vạch ra là cả vua Gia Long lẫn vị kế nhiệm uy hùng , vua Minh Mang (1775-1841) đều đã không nhận sự tấn phong này [điều này không đúng, vì trong sứ sách Việt nam, có ghi chép về các nghi lễ này dưới thời Gia Long và Minh Mạng, chú của người dịch]; và chúng ta xét thấy nước Pháp hòan toàn có lý khi cho rằng sự tuyên xác này không có hiệu lực.

Vấn đề đơn giản là ai là kẻ mạnh hơn. Trong năm 1884, quân đội Pháp chiến thắng khắp mọi nơi. Các thị trấn có thành phòng thủ ở Bắc Ninh và Sơn Tây bị chiếm giữ, và Quân Cờ Đen bị đánh đuổi tán loạn ra khỏi vùng châu thổ. Vào ngày 11 tháng Năm năm 1884, một hiệp ước đã được ký kết tại Thiên Tân bởi Lý Hồng Chương, đại diện cho Hoàng Đế Trung Hoa, và Đại Úy Fournier nhân danh Pháp, theo đó Trung Hoa từ bỏ sự tuyên xác về quyền chủ tể của nó trên An Nam, mở cửa toàn thể các tỉnh miền nam giáp ranh với Bắc Kỳ cho công cuộc thương mại của Pháp, và cam kết triệt thoái các toán quân đồn trú ra khỏi các đồn phòng thủ biên giới. Một đội quân tức thời khởi sự việc chiếm giữ Lạng Sơn, một thị trấn được tăng cường phòng thủ, kiểm soát đèo chính tại vùng đồi núi miền bắc, theo đó quân Trung Hoa có được một sự tiếp cận xuống châu thổ sông Hồng. Viên chỉ huy một đồn Trung Hoa, chặn đường, chống sự lưu thông của nười Pháp, xác nhận rằng ông ta không hay biết gì về bất kỳ định ước nào, và đã đề nghị quân Pháp nên ngừng bước chờ cho đến khi ông ta nhận được các chỉ thị. Phía Pháp tuy thế đã nỗ lực làm theo ý của mình, và đã bị đẩy lui với sự tổn thất. Nghe tin này, chính phủ Pháp, tin rằng có sự bội ước, đã đòi hỏi khoản bồi thường khổng lồ lên đến 250,000,000 Phật Lăng, đòi hỏi mà phía Trung Hoa từ khước không nhượng bộ, các hoạt động thù nghịch đã khởi sự, mặc dù không có một lời tuyên chiến chính thức nào.

Trên bờ biển Trung Hoa, vài trận đánh đã diễn ra không có tầm quan trọng lớn lao. Kho đạn và ham đội tại Phúc Châu [Trung Hoa] bị huỷ diệt, và vùng Kilung (Cơ Long) và Tamsui tại Đài Loan bị chiếm đóng. Tại Bắc Kỳ, sư tiến quân của phía Pháp thì vững chắc và liên tục. Quân Trung Hoa bị buộc lui từng bước một, chống đỡ mọi đồn phòng thủ, và tổn thất, được nói hàng chục nghìn binh sĩ; và Tướng Brière de l’Isle đã có thể đánh điện báo cáo: “Quốc kỳ phất bay trên Lạng Sơn, và quân đội Trung Hoa đã hoàn toàn triệt thoái”.

Nhưng chuỗi giao tranh kéo dài này đã dạy cho người Trung Hoa nghệ thuật hành quân của đối phương của mình, và họ đã mau chóng phản công với lục lượng áp đảo. Các cuộc tấn công đầu tiên của họ được phóng ra các hôm 22 và 24 tháng Ba năm 1885, gây tổn thất nặng nề cho phía Pháp, bên vào hôm 30 bị bắt buộc bỏ rơi Lạng Sơn trong cuộc triệt thoái vội vã. Tuy nhiên, sự truy kích không dũng mãnh, và quân Pháp chỉ bị đẩy lui về các vị trí ở Chu và Kép, nơi họ tự cố thủ một cách mạnh mẽ. Trong khi đó các cuộc thương thuyết hòa bình đã mau chóng mang lại một sự kết thúc, và một bản định ước đã được ký kết bao hàm gần như cùng các điều khoản của Hiệp Ước năm 1884, mọi vấn đề về sự bồi thường đã được loại bỏ ra ngoài.

Kể từ thời điểm đó, cuộc bình định xứ sở diễn tiến một cách vững chắc dù đôi khi có các sự trở ngại, cho đến nay được nói thực sự đã hoàn tất. Sự yên tĩnh chỉ bị phá vỡ bởi mưu toan tuyệt vọng sau cùng của viên Thượng Thư Bộ Binh An Nam, kẻ mà trong đêm 5 tháng Bẩy đã tấn công Tướng de Courcy, khi đó đang ở Huế với một toán binh sĩ nhỏ bé, bằng một lực lượng được ước lượng khác nhau từ mười đến ba mươi ngàn người. Ông ta đã bị đánh bại với sự tổn thất nặng nề.

Lạng Sơn đã được kiểm soát bởi một toán quân đồn trú 300 người, và các đôi quân một hay hai trăm người di chuyển một cách tự do vào sâu phần nội địa trong một cung cách chưa từng có trong các năm trước đây. Trung Hoa đã tuân hành một cách thành tín các sự cam kết của mình và đã triệt thoái binh sĩ của họ.

Giờ đây chúng tôi xin trình bày về nguyên nhân tranh chấp. Đế quốc An Nam, gồm 3 miền, trải dài theo biển trên một khoảng hơn 1200 dậm, và bao gồm trong các biên giới của nó một khu vực rộng hơn 200,000 dậm vuông một chút, hay gần tương đương với các kích thước của nước Pháp. Phần cực nam, được gọi là vùng Hạ Lưu Nam Kỳ (Cochin-China) hay Nam Kỳ thuộc Pháp, với một diện tích là 21,600 dậm vuông và một dân số là 1,600,000 người, được cấu tạo hoàn toàn bởi đất bồi phù sa, và, được tưới đầy nước bởi con sông Meikong (Cửu Long) vĩ đại, cùng với các phụ lưu xuyên qua nó ở khắp mọi hướng, mang sự phì nhiêu trội bật. Gạo là lương thực chính, nhưng đường, cây chàm, và mọi sản vật nhiết đới mọc sum sê. Đìều không vui là bởi khí hậu ở các vùng đất ẩm ướt, thấp này không thích hợp với người da trắng. Nhiệt độ trung bình là 83 độ [Farenheit], và nhiệt độ trong nhà vào tháng Tư và tháng Năm đôi khi 95 độ đến 97 độ. Các cơn sốt bệnh lan tràn, nhưng kẻ thù chính cho ngoại nhân là chứng kiết lỵ. Tuy thế, tình trạng y tế ở Saigon đã được cải thiện nhiều trong các năm vừa qua, nhờ có các tòa nhà xây dựng thích nghi hon và tốt hơn, cùng một sự hiểu biết đầy đủ hơn về các điều kiện vệ sinh, và sẽ tiếp tục được cải thiện khi thành phố được củng cố và trưởng thành.

Phía bắc vùng Hạ Lưu Nam Kỳ, nằm giừa một rặng núi và biển cả, là vương quốc An Nam chính danh, với phần lớn là một giảỉ đất hẹp hiếm khi có chiều ngang trung bình vượt quá năm mươi dặm, mặc dù được mở rộng ở phần cực nam đến gần hai trăm dậm. Đó là vùng nhiều núi non, rừng rậm, và mặc dù các đồng bằng, được tưới nhiều nước bởi nhiều giòng nước chảy xiết, được dành để trồng lúa gạo, tầm mức của chúng không đủ để cung ứng cho các nhu cầu của dân chúng. Phần trong nội địa của xứ sở này không được hiểu biết mấy.

Các hải cảng chính của nó, Đà Nẵng (Touron) và Qui Nhơn, thường được thăm viếng bởi khách ngoại quốc, nhưng không có tầm quan trọng đặc biệt nào; và chính Huế, kinh đô và nơi trú ngụ của nhà vua, cũng không có điều gì đáng để ý.

Xa hơn nữa về phía bắc, chúng ta đến miền xinh đẹp Bắc Kỳ, xòe rộng phía trên và ra ngoài như một chiếc quạt mở ra, cho đến khi nó chạm đến các biên giới phía tây nam của Trung Hoa. Các đồng bằng vươn từ biển cho đến khi đụng đến chân núi, khi đó bất ngờ mọc cao trên chúng, và xứ sở có thể nói là được phân chia một cách không đồng đều thành hai miền có địa hình hoàn toàn và đột nhiên khác biệt. Nó gồm một diện tích bẩy mươi ngàn dậm vuông, và có một dân số là mười hai triệu người, trong đó bẩy phần mười cự ngụ tại các vùng đất thấp. Các vùng đất này – tương đương vào khoảng một phần tư tổng số diện tích – được tưới bởi con sông Cái [sông Hồng] và vô số các phụ lưu của nó, được bổ sung bởi một mạng lưới bao la các con kinh đào, là một trong những khu vực sản xuất lúa gạo phong phú nhất của thế giới; và vùng núi của nó được bao phủ bởi các khu rừng bao la gồm các cây gỗ teak, gỗ óc chó (walnut), và các loại cây gỗ quý khác, có trị giá không kém các khu rừng nổi tiếng của Miến Điện. Không có mấy sự hiểu biết về tài nguyên khoáng sán, nhưng thiếc và đồng chắc chắn đã được tìm thấy, và mỏ vàng với bạc được tin là có hiện hữu. Nhưng có trị giá vượt xa các mỏ quý kim, và tự nó đủ để bồi hoàn cho mọi sức lao động và tốn phí của cuộc chinh phục, than đá đã được khám phá, có phẩm chất tốt và phong phú về số lượng, gần sát với biển cả. Trong vị thế đặc biệt của nước Pháp, tầm quan trọng của sự khám phá này, một khi được chứng thực, khó có thể bị xem là phóng đại. Hiện nay hải quân của nó có thế nói hoàn toàn lệ thuộc vào nguồn tiếp liệu ngoại quốc, và chiến tranh tại các vùng biển phía đông, khiến nó thành loại đồ quốc cấm, sẽ làm tê liệt các lực lượng của Pháp; nhưng sự chiếm hữu các mỏ [than] này giúp Pháp độc lập và làm gia tăng sức mạnh của nó nhiều lần. Bắc Kỳ, hơn nữa, có được một thời tiết tốt hơn, và tạo thành một sự bổ túc cần thiết cho nước Pháp nóí chung. Không có núi non ở vùng Hạ Lưu Nam Kỳ, và bệnh tật vì kiệt sức ở vùng đồng bằng có thể cần đến các miền đất cao độ này với sự tin tương nơi hiệu năng của chúng để phục hồi các năng lực. Mùa hê thì nóng, nhưng có năm hay sáu tháng của mùa đông tốt hơn khi nhiệt độ giảm xuông còn bốn mươi mốt hay bốn mươi hai độ, Các nhà truyền giáo từ lâu tán tụng khí hậu tốt lành của nó.

Với sự hiểu biết hiện thời của chúng ta, không thể nào nói rằng tình trạng thưa dân ở các vùng thượng du bị ảnh hưởng bởi năng suất nông nghiệp thấp kém đến mức độ nào, và tình trạng vô pháp luật và xáo trộn ở các vùng đó ra sao. Không có đường lộ, nhưng sự giao thông khắp vùng đất thấp thì dễ dàng và nói chung bằng đường thủy. Đất đai thì phì nhiêu, và dân số đông hơn, cần cù hơn, năng động hơn dân cư thuộc các tỉnh miền nam. Gạo là lương thực chủ yếu và sản phẩm xuất cảng chính, nhưng đường mía, dâu tằm, cây chàm, thuốc lá và mọi loại cây nhiệt đới để có thể trồng trọt để sinh lợi.

Căm Bốt không thuộc vào An Nam, nhưng được gồm vào chung chế độ bảo hộ, và sau rốt, nhất thiết sè có thể được cai trị bởi cùng giới chức thẩm quyền. Diện tích của nó là ba mươi lăm nghìn dậm vuông, và dân số của nó vào khoảng một triệu. Phần lớn diện địa của nó là đất bằng, và cực kỳ màu mỡ, được tưới nước bởi con sông Cửu Long, chảy xuyên qua nó một cách không điều độ theo hướng từ đông bắc xuống tây nam. Tuy nhiên, một rặng núi cao đứng chặn biên giới phía đông của nó với An Nam, và một rặng núi thấp hơn ở phía tây men theo biển từ bắc xuống nam.

Vùng Hạ Lưu Nam Kỳ đã thuộc quyền sở hữu của Pháp trong hơn hai mươi năm. Trong nhiều năm sau khi thụ đắc nó, chính phủ mẫu quốc đã không quyết đoán là liệu nên từ bỏ hay giữ lại nó, và các kẻ định cư đến để tìm kiếm các đặc nhượng về đất đai với ý định tự gắn chặt mình với thuộc địa, như trường hợp nhiều nhà trồng mía đến từ Mauritius, đã bị đẩy đi vì không được thoả mãn, và đã không quay trở lại khi Pháp sau hết đã quyết định ở lại [thuộc địa]. Nhưng từ ban đầu đã có sự lưỡng lự, và sự thay đổi thường xuyên các chính phủ tại Pháp đã có một sự phản ảnh trung thực nơi các hội đồng thuộc địa. Sự khiếm hụt chính yếu của nó là lao động, và sự giao động liên quan đến tương lai đã không được tính toán để khuyến khích sự di dân hoặc của người Âu Châu hay từ các nước láng giềng. Dưới các tình huống này, sự tiến bộ của nó nói chung không phảỉ là không thỏa đáng. Toàn thể thương mại của nó cho năm 1881 lên tới một trăm triệu phật lăng (francs), trong đó năm mươi ba triệu rưỡi là phần xuất cảng. Trong năm đó, thu hoạch về gạo bị sút kém, nhưng nó đạt tới ba mươi hai triệu trong số xuất cảng (trái với bốn mươi triệu của năm trước), cho thấy tầm quan trọng với mức độ lớn lao. Trong số này, một nửa xuất sang Trung Hoa, và phân nửa kia được chia cho vùng Eo Biển [Mã Lai?] , Java [thuộc Nam Dương ngày nay, chú của người dịch], và Phi Luật Tân, với một số lượng nhỏ sang Âu Châu.

Số nhập cảng của nó đến chính yếu từ Trung Hoa và Singapore, là điều tự nhiên vì có các quan hệ lâu đời giữa các dân tộc, và bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau. Tổng số mậu dịch với Trung Hoa trong năm 1881 đạt đến bốn mươi triệu phật lăng và với Singapore là hai mươi ba triêu. Trong năm 1879, cập bến cảng Sàigòn có bốn trăm hai mươi ba tàu đi biển, một trăm hai mươi ba thuyền buồm kiểu Trung Hoa, và ba nghìn hai trăm lẻ ba thuyền của An Nam, đem đên một số vận chuyển tổng cộng khoảng bẩy hay tám trăm nghìn tấn, một con số chắc chắn không thể bị xem thường, mặc dù còn thấp hơn nhiều các con số được ghi nhận tại Singapore và Hồng Kông. Trong năm 1872, khi ông Harmon lần đầu tiên đến thăm sông Hồng, ông ta đã ngạc nhiên chỉ thấy một ít thuyền rải rác. Hải Phòng là một ngôi làng nghèo khổ, nhưng trong năm 1880 dưới sự bảo hộ của người Pháp, tầm quan trọng của nó đã gia tăng, và các con số chính thức về hoạt động thương mại của nó đã lên tới mười ba triệu phật ăng, con số được tin thấp hơn con số thực sự. Viên trú sứ, ông Kergaradec, đã ước lượng nó phải tròn hai mươi triệu phật lăng.

Các con số này có thể có thể chỉ cho thấy sự phát triển có thể diễn ra theo chiều hướng nào đó, nhưng chúng không thể tạo ra số đo nào của nền mậu dịch sè tăng trưởng dưới một chính phủ sáng suốt và vũng chắc. Tất cả vùng bên trên của Bắc Kỳ trong hai mươi năm nằm dưới sự kiểm soát của các toán thổ phỉ, chính yếu người Trung Hoa, các kẻ đã bóp chết hoạt động thương mại ngay từ lúc mới sinh. Chúng hoàn toàn bị tách biệt với miền nam nước Trung Hoa như thể bằng một bức tường thành. Các sông ngòi bị cản trở và phần lớn xứ sở thực sự thưa dân. Tảo thanh tất cả các kẻ cướp bóc này, bảo vệ dân chúng, thiết lập một sự cai trị vững chắc và chính trực, và dân chúng sẽ gia nhập để hưởng sự an toàn dưới lá cờ nước ngoài. Mở các con đường như chúng cần thiết, khiến cho việc lưu thông trở nên dễ dàng, mau chóng và an toàn, và sự thịnh vượng theo gót – gia tăng từ nền đất phì nhiêu và dân chúng cần mẫn này – xem ra sẽ thật tuyệt diệu. Tất cả cánh đồng lúa bao la này – đó là chưa nói đến các sản phẩm khác – giờ đây được sản xuất quá nhiều, có thể, như được xác nhận, gia tăng ấp đôi số thu hoạch của nó; và không có lý do nào mà kinh nghiệm của Anh Quốc [tại Miến Điện, như được so chiếu bên dưới, chú của người dịch] lại không nên được tái lập ở đây.

Ở đó cũng thế, dân chúng thì tương đối thưa thớt, với các sự cãi cọ liên tục, và Chính Phủ Anh Quốc ngập ngừng rất lâu trước khi đảm nhận trách vụ. Nhưng kết quả đã là một sự minh chứng thắng lợi cho quyết định tôi hậu của nó, và sau cùng đã đưa đến sự sáp nhập toàn thể xứ sở. Số thu nhập thuần trong mười năm vừa qua là gần 1,000,000 Livres (bảng Anh) mỗi năm, nhưng chắc chắn sự lo ngại về mưu đồ của Pháp đã kích thích hoạt động gần đây. Theebaw [Theebaw là vua Miến Điện từ năm 1878, đã gỡ bỏ mọi quan hệ tốt đẹp với Anh Quốc và Anh Quốc đã tuyên chiến và xâm lăng Miến Điện vào tháng 11 năm 1885. Theebaw đầu hàng, và bị đầy sang Ấn Độ sống lưu vong cho đến khi chết vào năm 1916, chú của người dịch] có thể bao giờ cũng đáng tin cậy trong việc mang lại một duyên cớ thích hợp, bất kỳ khi nào cần đến, và, như một Lorcha [(?), không rõ nghĩa nơi đây, chú của người dịch]. “Mũi tên đã được phóng đi trong cuộc chiến tranh vừa qua với Trung Hoa, vì thế nơi đây một khế ước về gỗ thuận lợi với một công ty mậu dịch đã đủ để thay đổi các số phận của một xứ sở gần rộng bằng nước Pháp. Công việc đã được hoàn tất, và các phương thức sẽ được tìm thấy để đi đến một sự thỏa hiệp với Trung Hoa. Thỉnh thoảng, chắc sẽ có những sự khó khăn bất chợt với các người dân bản xứ, nhưng sẽ không có vấn đề nước Anh triệt thoái khỏi hiện trường. Nước Anh biết rất rõ về giá trị của cuộc chinh phục của mình.

Ngay tờ báo “Spectator” cũng không thể kiềm ché được sự tán thưởng nồng nhiệt của mình:

“Các chính khách kông thể lãnh đạm được trước sự huy hoàng của chiến lợi phẩm. Có lẽ đó là một vương quốc của vùng Đông Dương thực sự có giá trị như thế. Nó rộng hơn hai phần ba nước Pháp, được tiếp cận bởi ba con sông mỹ lệ, một trong đó là con sông Irrawađy, một đại thủy lộ thuận tiện nhất tại Á Châu, và màu mỡ một cách tráng lệ hầu như khắp vùng. Các khu rừng đầy gỗ teak, núi non tràn ngập khoáng sản, và các đồng bằng, dưới sự canh tác thô sơ nhất, sản xuất mọi sản vật được trồng trọt tại vùng nhiệt đới. Các túi dự trữ dầu trên đất liền sánh ngang các túi dầu tại bang Pennsylvania, và có các cánh đồng than đá rộng lớn. Vàng hiện hữu với một số lươ.ng lớn, và Miến Điện là vùng đất sản sinh ra hồng ngọc (ruby), sa-phia (sapphires) và ngọc thạch (emerald: lục bảo ngọc)”.


Cùng nguyên nhân sẽ tạo ra cùng hiệu quả tại Nam Kỳ; và trong khi ước lượng giá trị của vùng thuộc địa, chúng ta không được quên, ngoài các tài nguyên của các quốc gia khác nhau như Nam Kỳ, Căm Bốt, và phần đất thuộc xứ sở sương mù bao la phía bắc – nửa thuộc Xiêm La, nửa độc lập – được gọi là nước Lào và các vương quốc dân tộc Shan, mà tất cả tài nguyên tất nhiên phảỉ nằm dưới quyền kiểm soát của bất kỳ quyền lực mạnh mẽ nào được thiết lập trên bán đảo, rằng [còn có cả] Bắc Kỳ (Tonquin) giáp ranh với các tỉnh giàu có ở tây nam nước Trung Hoa, và băng ngang lãnh thổ của Bắc Kỳ là một thông lộ tự nhiên cho hoạt động thương mại của chúng với Âu Châu. Các lợi điểm của sông Hồng đôi khi đã bị phóng đại quá đáng, nhưng xem ra không có mấy nghi ngờ rằng giòng sông thực sự dành cho [sự lưu thông của] các tàu chạy bằng hơi nước có tầm nước nông (light draught) mãi đến tận Lào Cai (Laokai), ba trăm năm mươi dặm kể từ cửa sông, hay có thể dễ dàng lưu thông như thế; và có lẽ còn đến tận Mạn Hảo [thuộc Trung Hoa, chú của người dịch], bẩy mươi dậm xa hơn nữa. Ngay dù không có giòng sông, xuyên qua Bắc Kỳ là con đường ngắn nhất ra tới biển từ Vân Nam, Quý Châu, và Quảng Tây, và những trở ngại cho đường xe hoả không nhiều hơn con đường xuyên qua Miến Điện, ngay dù có nhiều đến thế, trong khi sẵn được xác nhận rằng khoảng cách lại ngắn hơn nhiều.

Sự sáp nhập gần đây không cách gì làm thay đổi các tình trạng của vấn đề. Tư bản sè được bảo đảm hơn, nhưng không một mức độ an ninh nào lại có thể khuyến dẫn tư bản trèo lên các rặng núi ngoại trừ dưới áp lực của nhu cầu tuyệt đối; và một con đường hoả xa từ Miến Điện sang Trung Hoa, khi được xây dựng, sẽ được xây ít nhiều theo các đường đã được chỉ ra bởi Colquhoun, khởi phát từ thành phố Rangoon hay từ một vài địa điểm tương tự ở miền nam.

Nước Pháp, sẽ được nhìn thấy, không theo đuổi mục tiêu thông thường hay vô giá trị. Nhiều bước trên đường tiến của nó thì không chắc chắn và dò dẫm, và không phải là điều gây ngạc nhiên khi người ta suy tưởng về các sự thay đổi chính trị thường xuyên của nó; nhưng luôn luôn có một số đầu óc vẫn nắm giữ một cách vững chắc và duy trì một cách kiên gan ý tưởng về một đế quốc thuộc địa vĩ đại tại Phương Đông. Liệu nó có khả năng hoàn thành nhiểm vụ mà nó đang khởi sự hay không là một câu hỏi sẽ được trả lời bởi mỗi người, tùy vào quan điểm cá nhân của người đó đối với dân tộc. Trên mọi điều, Pháp phải thận trọng để đạt được không chỉ một sự thừa nhận khách quan mà cả sự hợp tác thân hữu, mật thiết của Trung Hoa. Điều này không chỉ thiết yếu cho sự bảo toàn dề dàng hơn tình trạng yên tĩnh nơi biên giới và cho sự phát triển trọn vẹn công cuộc thương mại đáng giá mà chúng ta đã nói đến, mà còn mang tầm quạn trọng cao nhất trong việc né tránh sự đụng chạm trong nhiều ngành khác nhau của chính quyền địa phương./-

_____

Nguồn: Augustine Heard, France and Indo-China, The Century: A Popular Quarterly, The Century Company: New York City, Volume 32, issue 3, July 1886, các trang 416-421. Cũng xem, Cornell University Making of America Collection, https: //cdl.librarỵcornell.edu.



Ngô Bắc dịch
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top