Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="truong_minh553" data-source="post: 74613" data-attributes="member: 75809"><p>Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong có một số vấn đề đáng lưu ý:</p><p></p><p>1.Thành phần người Hoa đến Đàng Trong ở các giai đoạn có sự khác biệt khá rõ rệt: giai đoạn I chủ yếu là thương nhân; giai đoạn II chủ yếu là nạn dân, trong đó có thể có một số ít thương nhân và các sĩ phu; giai đoạn III chủ yếu là di thần nhà Minh, trong đó đông đảo là binh lính; giai đoạn cuối thành phần đa dạng hơn bao gồm cả thương gia, trí thức Nho giáo, các nhà sư… Cần lưu ý vai trò của các trí thức nho giáo và các nhà sư trong quá trình phát triển văn hoá Đàng Trong. Đó là những nhà thơ, nhà văn đã đến với Chiêu Anh Các Hà Tiên, là những nhà sư đã góp phần hình thành các tông phái Phật giáo Đàng Trong.</p><p></p><p>2. Đại đa số người Hoa đã đến Đàng Trong bằng đường biển, điều đó có nghĩa là đa số trong họ là những cư dân ở các vùng duyên hải phía nam Trung Quốc. Như vậy họ sẽ là những người có hiểu biết về biển, giỏi về giao thương trên biển, về kỹ thuật đóng thuyền, kỹ thuật thuỷ chiến, có kinh nghiệm trong việc giao lưu tiếp xúc, giao nhận, kiểm kê hàng hoá ở các cảng biển… Các chúa Nguyễn đã chú ý khai thác các khả năng đó của họ.</p><p></p><p>Di dân là phụ nữ Trung Hoa đến Đàng Trong vào giai đoạn nào? Điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Tỷ lệ phụ nữ trong số lượng di dân liên quan trực tiếp đến sự hình thành và phát triển các cộng đồng người Hoa. Người phụ nữ không thể di cư đông trong hoàn cảnh pháp luật lục địa cấm đoán việc xuất dương. Ngoài ra, chắc chắn trong 3000 binh tướng Long Môn của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch, không thể có đông phụ nữ (thậm chí không có sự hiện diện của họ). Như vậy, phụ nữ Hoa di cư vào Đàng Trong chủ yếu từ sau năm 1685 trở đi. Ở giai đoạn đầu, trước năm 1645, có thể có số (rất ít) di dân phụ nữ, và nếu có, họ chỉ đến trú ngụ ở vùng Thuận Quảng.</p><p>Tóm lại, di dân phụ nữ Trung Hoa có mặt ở Đàng Trong muộn, ở vùng Nam bộ càng muộn hơn. Họ đến Đàng Trong chủ yếu ở thời điểm từ đầu thế kỷ XVIII trở đi.</p><p></p><p>4.Tại sao nhóm di thần nhà Minh chọn Đàng Trong làm nơi tỵ địa?</p><p>Sách sử nhà Nguyễn ghi nhóm Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đến Đàng Trong vào năm 1679. Gần đây có nhà nghiên cứu Trần Kinh Hoà đưa ra niên đại 1683. Ý kiến này có thể hợp lý hơn vì năm 1679, cuộc kháng chiến “Phản Thanh phục Minh” của họ Trịnh ở Đài Loan vẫn còn tiếp diễn và kéo dài mãi 4 năm sau, đến năm 1683 mới chấm dứt. Tại sao nhóm Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch lại bỏ hàng ngũ chạy vào Đàng Trong tỵ nạn những 4 năm trước khi Đài Loan đầu hàng quân Thanh? Liệu có thể các sử gia triều Nguyễn đã nhầm lẫn về niên đại chăng? Và tại sao họ lại chọn Đàng Trong làm nơi tỵ địa? Về câu hỏi thứ hai, có thể tạm lý giải như sau:</p><p></p><p>Một là, khác với Đàng Trong hoàn toàn không có quan hệ ngoại giao với Mãn Thanh. Đến tỵ nạn ở đây họ không lo bị “dẫn độ” về Trung Quốc, do sức ép từ Mãn Thanh.</p><p></p><p>Hai là, Đàng Trong là nơi có nền ngoại thương phát triển mạnh, tiếp xúc nhiều thương thuyền nước ngoài, trong đó có thương thuyền của lực lượng kháng chiến Đài Loan. Cho nên đó là vùng đất các di thần nhà Minh đã từng qua lại hoặc ít ra có nhiều hiểu biết, gần gũi hơn các nơi khác. Ngoài ra, vị trí của Đàng Trong nằm trên đường biển từ Đài Loan đến các quốc đảo, đến Đàng Trong gần hơn đến Thái Lan hay các quốc đảo ấy. Đến Đàng Trọng xin tỵ nạn, nếu không được chấp nhận vẫn còn có thể đi tiếp đến Thái Lan hay các quốc đảo.</p><p></p><p>Ba là, ngoài các lý do trên, Đàng Trong còn là nơi “đồng văn, đồng chủng” hơn so với Thái Lan và các quốc đảo.</p><p></p><p>Nhóm di thần nhà Minh Trần Thượng Xuyên và Trần Ngạn Địch là một lực lượng có lập trường chính trị rõ ràng. Do vậy trong ba lý do trên, lý do thứ nhất là quyết định, hai là do sau là sự bổ sung các tiền đề quan trọng. Các di thần nhà Minh sẵn sàng làm tôi cho chúa Nguyễn - một hoàng đế phương Nam hoàn toàn đứng ngoài quỹ đạo ảnh hưởng chính trị của Mãn Thanh.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="truong_minh553, post: 74613, member: 75809"] Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong có một số vấn đề đáng lưu ý: 1.Thành phần người Hoa đến Đàng Trong ở các giai đoạn có sự khác biệt khá rõ rệt: giai đoạn I chủ yếu là thương nhân; giai đoạn II chủ yếu là nạn dân, trong đó có thể có một số ít thương nhân và các sĩ phu; giai đoạn III chủ yếu là di thần nhà Minh, trong đó đông đảo là binh lính; giai đoạn cuối thành phần đa dạng hơn bao gồm cả thương gia, trí thức Nho giáo, các nhà sư… Cần lưu ý vai trò của các trí thức nho giáo và các nhà sư trong quá trình phát triển văn hoá Đàng Trong. Đó là những nhà thơ, nhà văn đã đến với Chiêu Anh Các Hà Tiên, là những nhà sư đã góp phần hình thành các tông phái Phật giáo Đàng Trong. 2. Đại đa số người Hoa đã đến Đàng Trong bằng đường biển, điều đó có nghĩa là đa số trong họ là những cư dân ở các vùng duyên hải phía nam Trung Quốc. Như vậy họ sẽ là những người có hiểu biết về biển, giỏi về giao thương trên biển, về kỹ thuật đóng thuyền, kỹ thuật thuỷ chiến, có kinh nghiệm trong việc giao lưu tiếp xúc, giao nhận, kiểm kê hàng hoá ở các cảng biển… Các chúa Nguyễn đã chú ý khai thác các khả năng đó của họ. Di dân là phụ nữ Trung Hoa đến Đàng Trong vào giai đoạn nào? Điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Tỷ lệ phụ nữ trong số lượng di dân liên quan trực tiếp đến sự hình thành và phát triển các cộng đồng người Hoa. Người phụ nữ không thể di cư đông trong hoàn cảnh pháp luật lục địa cấm đoán việc xuất dương. Ngoài ra, chắc chắn trong 3000 binh tướng Long Môn của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch, không thể có đông phụ nữ (thậm chí không có sự hiện diện của họ). Như vậy, phụ nữ Hoa di cư vào Đàng Trong chủ yếu từ sau năm 1685 trở đi. Ở giai đoạn đầu, trước năm 1645, có thể có số (rất ít) di dân phụ nữ, và nếu có, họ chỉ đến trú ngụ ở vùng Thuận Quảng. Tóm lại, di dân phụ nữ Trung Hoa có mặt ở Đàng Trong muộn, ở vùng Nam bộ càng muộn hơn. Họ đến Đàng Trong chủ yếu ở thời điểm từ đầu thế kỷ XVIII trở đi. 4.Tại sao nhóm di thần nhà Minh chọn Đàng Trong làm nơi tỵ địa? Sách sử nhà Nguyễn ghi nhóm Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đến Đàng Trong vào năm 1679. Gần đây có nhà nghiên cứu Trần Kinh Hoà đưa ra niên đại 1683. Ý kiến này có thể hợp lý hơn vì năm 1679, cuộc kháng chiến “Phản Thanh phục Minh” của họ Trịnh ở Đài Loan vẫn còn tiếp diễn và kéo dài mãi 4 năm sau, đến năm 1683 mới chấm dứt. Tại sao nhóm Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch lại bỏ hàng ngũ chạy vào Đàng Trong tỵ nạn những 4 năm trước khi Đài Loan đầu hàng quân Thanh? Liệu có thể các sử gia triều Nguyễn đã nhầm lẫn về niên đại chăng? Và tại sao họ lại chọn Đàng Trong làm nơi tỵ địa? Về câu hỏi thứ hai, có thể tạm lý giải như sau: Một là, khác với Đàng Trong hoàn toàn không có quan hệ ngoại giao với Mãn Thanh. Đến tỵ nạn ở đây họ không lo bị “dẫn độ” về Trung Quốc, do sức ép từ Mãn Thanh. Hai là, Đàng Trong là nơi có nền ngoại thương phát triển mạnh, tiếp xúc nhiều thương thuyền nước ngoài, trong đó có thương thuyền của lực lượng kháng chiến Đài Loan. Cho nên đó là vùng đất các di thần nhà Minh đã từng qua lại hoặc ít ra có nhiều hiểu biết, gần gũi hơn các nơi khác. Ngoài ra, vị trí của Đàng Trong nằm trên đường biển từ Đài Loan đến các quốc đảo, đến Đàng Trong gần hơn đến Thái Lan hay các quốc đảo ấy. Đến Đàng Trọng xin tỵ nạn, nếu không được chấp nhận vẫn còn có thể đi tiếp đến Thái Lan hay các quốc đảo. Ba là, ngoài các lý do trên, Đàng Trong còn là nơi “đồng văn, đồng chủng” hơn so với Thái Lan và các quốc đảo. Nhóm di thần nhà Minh Trần Thượng Xuyên và Trần Ngạn Địch là một lực lượng có lập trường chính trị rõ ràng. Do vậy trong ba lý do trên, lý do thứ nhất là quyết định, hai là do sau là sự bổ sung các tiền đề quan trọng. Các di thần nhà Minh sẵn sàng làm tôi cho chúa Nguyễn - một hoàng đế phương Nam hoàn toàn đứng ngoài quỹ đạo ảnh hưởng chính trị của Mãn Thanh. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong
Top