Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="truong_minh553" data-source="post: 74612" data-attributes="member: 75809"><p>Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong có thể chia thành 4 giai đoạn chính là:</p><p></p><p>Giai đoạn I: (Từ cuối- thế kỷ XVI đến trước năm 1645)</p><p></p><p>Có hai sự kiện chính: năm 1567, Minh Mục Tông xuống lệnh cho phép thường dân được xuất dương buôn bán sau gần 200 năm duy trì lệnh cấm “Thốn bản bất hạ hải” (ban hành năm 1370) của Minh Thái Tổ; sự kiện thứ hai là năm 1600, Nguyễn Hoàng về lại Thuận - Quảng, bắt đầu thực hiện ý đồ ly khai, cát cứ. Cửa đã mở từ Trung Quốc để người Hoa có thể ra đi hợp pháp. Các cảng biển ở Thuận Quảng cũng mở cửa đón người Hoa đến vì chúa Nguyễn đang cố gắng phát triển ngoại thương để thoả mãn các nhu cầu của Đàng Trong. Nhiều thương thuyền Trung Hoa đã đến buôn bán với Thuận Quảng, nhiều người trong số họ đã ở lại Đàng Trong làm ăn lâu dài, nhất là ở hai trung tâm Hội An và Thuận Hoá.</p><p></p><p>Giai đoạn II: (Từ 1645 đến 1678)</p><p></p><p>Từ 1645, khi Mãn Thanh chiếm được Trung Hoa và thiết lập chế độ cai trị đến năm 1678, khi nhà Thanh hạ lệnh “Thiên giới”, buộc dân duyên hải phải dời vào nội địa và cấm giao thông hải ngoại. Sự kiện đáng lưu ý trong thời gian này là tháng 8 năm 1645, triều đình Mãnh Thanh ra lệnh “chi phát nghiêm chỉnh”, bắt dân cắt tóc và theo tục người Thanh bím tóc đuôi sam, đồng thời thi hành các chính sách cai trị độc đoán, hà khắc. Nhiều người Hoa xem lệnh cắt tóc là xúc phạm văn hoá, đồng thời bất mãn với chế độ cai trị Mãn Thanh đã dời bỏ đất nước ra đi, tìm đất sống ở các nơi khác, trong đó có Đàng Trong. Tiêu biểu cho các nạn dân di cư này là trường hợp của Mạc Cửu và Trịnh Hội (là ông nộI của Trịnh Hoài Đức)</p><p></p><p>Giai đoạn III: (Từ 1678 đến trước năm 1685)</p><p></p><p>Bối cảnh của giai đoạn này là cuộc kháng chiến “Phản Thanh phục Minh” của Trịnh Thành Công ở Đài Loan và “Loạn Tam Phiên”. Do Mãn Thanh cấm dân duyên hải ra biển nhằm cô lập, cấm vận quân kháng chiến Đài Loan nên Trịnh Thành Công phải đưa các thương thuyền đến nhiều nước ở Đông Nam Á, trong đó có Đàng Trong để mua lương thực, khí tài. Một số người Hoa trong họ đã ở lại Đàng Trong. Đến khi phong trào kháng chiến ở Đài Loan tan vỡ (1683), các di thần nhà Minh đã kéo nhau ra đi, đến Đàng Trong định cư lâu dài. Tiêu biểu là đoàn người 3000 binh lính với trên 50 chiến thuyền của Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch.</p><p></p><p>Giai đoạn IV: (Từ 1685 trở đi)</p><p></p><p>Sự kiện đáng lưu ý là năm 1685, Thanh Thánh Tổ đã ban hành “Triển hải lệnh” cho phép nhân dân được vượt biển đi các nước buôn bán. Đông đảo người Hoa đã đến định cư ở Đàng Trong trong giai đoạn này. Họ chủ yếu là dân thường, di cưu vì sinh kế và các lý do khác. Nhân vật chính của di dân Trung Hoa đến Đàng Trong trong giai đoạn này không phải là nạn dân hay di thần nhà Minh nữa.</p><p></p><p>Trong 4 giai đoạn trên, giai đoạn III đáng chú ý với cuộc di cư khá quy mô của các di thần nhà Minh. Tuy nhiên, giai đoạn từ 1685 trở đi có ý nghĩa rất quan trọng: cuộc chiến tranh dai dẳng hơn 40 năm giữa hai họ Trịnh, Nguyễn đã chấm dứt với thế cân bằng, tình hình chính trị xã hội đã tương đối ổn định; cả một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Thuận - Quảng đến Cà Mau đang chờ đợi bàn tay lao động của con người đến từ mọi hướng; nền ngoại thương của Đàng Trong đang phát triển vượt bậc… tất cả thu hút mạnh mẽ người Hoa đến Đàng Trong, vùng đất lành chim đậu.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="truong_minh553, post: 74612, member: 75809"] Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong có thể chia thành 4 giai đoạn chính là: Giai đoạn I: (Từ cuối- thế kỷ XVI đến trước năm 1645) Có hai sự kiện chính: năm 1567, Minh Mục Tông xuống lệnh cho phép thường dân được xuất dương buôn bán sau gần 200 năm duy trì lệnh cấm “Thốn bản bất hạ hải” (ban hành năm 1370) của Minh Thái Tổ; sự kiện thứ hai là năm 1600, Nguyễn Hoàng về lại Thuận - Quảng, bắt đầu thực hiện ý đồ ly khai, cát cứ. Cửa đã mở từ Trung Quốc để người Hoa có thể ra đi hợp pháp. Các cảng biển ở Thuận Quảng cũng mở cửa đón người Hoa đến vì chúa Nguyễn đang cố gắng phát triển ngoại thương để thoả mãn các nhu cầu của Đàng Trong. Nhiều thương thuyền Trung Hoa đã đến buôn bán với Thuận Quảng, nhiều người trong số họ đã ở lại Đàng Trong làm ăn lâu dài, nhất là ở hai trung tâm Hội An và Thuận Hoá. Giai đoạn II: (Từ 1645 đến 1678) Từ 1645, khi Mãn Thanh chiếm được Trung Hoa và thiết lập chế độ cai trị đến năm 1678, khi nhà Thanh hạ lệnh “Thiên giới”, buộc dân duyên hải phải dời vào nội địa và cấm giao thông hải ngoại. Sự kiện đáng lưu ý trong thời gian này là tháng 8 năm 1645, triều đình Mãnh Thanh ra lệnh “chi phát nghiêm chỉnh”, bắt dân cắt tóc và theo tục người Thanh bím tóc đuôi sam, đồng thời thi hành các chính sách cai trị độc đoán, hà khắc. Nhiều người Hoa xem lệnh cắt tóc là xúc phạm văn hoá, đồng thời bất mãn với chế độ cai trị Mãn Thanh đã dời bỏ đất nước ra đi, tìm đất sống ở các nơi khác, trong đó có Đàng Trong. Tiêu biểu cho các nạn dân di cư này là trường hợp của Mạc Cửu và Trịnh Hội (là ông nộI của Trịnh Hoài Đức) Giai đoạn III: (Từ 1678 đến trước năm 1685) Bối cảnh của giai đoạn này là cuộc kháng chiến “Phản Thanh phục Minh” của Trịnh Thành Công ở Đài Loan và “Loạn Tam Phiên”. Do Mãn Thanh cấm dân duyên hải ra biển nhằm cô lập, cấm vận quân kháng chiến Đài Loan nên Trịnh Thành Công phải đưa các thương thuyền đến nhiều nước ở Đông Nam Á, trong đó có Đàng Trong để mua lương thực, khí tài. Một số người Hoa trong họ đã ở lại Đàng Trong. Đến khi phong trào kháng chiến ở Đài Loan tan vỡ (1683), các di thần nhà Minh đã kéo nhau ra đi, đến Đàng Trong định cư lâu dài. Tiêu biểu là đoàn người 3000 binh lính với trên 50 chiến thuyền của Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch. Giai đoạn IV: (Từ 1685 trở đi) Sự kiện đáng lưu ý là năm 1685, Thanh Thánh Tổ đã ban hành “Triển hải lệnh” cho phép nhân dân được vượt biển đi các nước buôn bán. Đông đảo người Hoa đã đến định cư ở Đàng Trong trong giai đoạn này. Họ chủ yếu là dân thường, di cưu vì sinh kế và các lý do khác. Nhân vật chính của di dân Trung Hoa đến Đàng Trong trong giai đoạn này không phải là nạn dân hay di thần nhà Minh nữa. Trong 4 giai đoạn trên, giai đoạn III đáng chú ý với cuộc di cư khá quy mô của các di thần nhà Minh. Tuy nhiên, giai đoạn từ 1685 trở đi có ý nghĩa rất quan trọng: cuộc chiến tranh dai dẳng hơn 40 năm giữa hai họ Trịnh, Nguyễn đã chấm dứt với thế cân bằng, tình hình chính trị xã hội đã tương đối ổn định; cả một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Thuận - Quảng đến Cà Mau đang chờ đợi bàn tay lao động của con người đến từ mọi hướng; nền ngoại thương của Đàng Trong đang phát triển vượt bậc… tất cả thu hút mạnh mẽ người Hoa đến Đàng Trong, vùng đất lành chim đậu. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong
Top