Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-Bài 9: Thực hiện đường lối đổi mới, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 17735" data-attributes="member: 699"><p><strong>V. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII (THÁNG 6-1996) VÀ NHIỆM VỤ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ </strong></p><p></p><p>Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 22-6 đến ngày 1-7-1996, trong đó từ ngày 22-6 đến ngày 26-6 là Đại hội nội bộ, từ ngày 28-6 đến ngày 1-7 là Đại hội công khai.</p><p></p><p>Đại hội có nhiệm vụ tổng kết 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, đề ra mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2020 và trước mắt đến năm 2000; bổ sung và sửa đổi Điều lệ Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ương mới.</p><p></p><p>Dự Đại hội có 1.196 đại biểu trong nước và 35 đoàn đại biểu các Đảng Cộng sản, công nhân, phong trào giải phóng dân tộc và một số đảng cầm quyền có quan hệ với Đảng ta.</p><p></p><p>Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng được chuẩn bị từ năm 1994. Các dự thảo văn kiện của Đại hội được Bộ Chính trị thảo luận nhiều lần và được các Hội nghị lần thứ chín (tháng 11-1995), lần thứ mười (tháng 4-1996) và lần thứ 11 (tháng 6-1996) Ban Chấp hành Trung ương khoá VII thảo luận và thông qua.</p><p></p><p>Đánh giá tình hình đất nước sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và 10 năm đổi mới, Đại hội VIII khẳng định những thành tựu đã đạt được:</p><p></p><p>- Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm.</p><p></p><p>- Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội.</p><p></p><p>- Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh.</p><p></p><p>- Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị.</p><p></p><p>- Phát triển mạnh quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.</p><p></p><p>Đại hội VIII nhất trí khẳng định: Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản được hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước... Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác.</p><p></p><p>Cùng với những thành tựu to lớn đã đạt được, Đại hội VIII thẳng thắn chỉ rõ những khuyết điểm và yếu kém: Một là, nước ta còn nghèo và kém phát triển, chúng ta lại chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển.Hai là, tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết. Ba là, việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng. Bốn là, quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội còn nhiều thiết sót. Năm là, hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm.</p><p></p><p>Đại hội VIII đã rút ra sáu bài học chủ yếu của 10 năm đổi mới:</p><p></p><p>- Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.</p><p></p><p>- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.</p><p></p><p>- Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.</p><p></p><p>- Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.</p><p></p><p>- Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại. Mở rộng quan hệ đối ngoại phải trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, tự lực, tự cường.</p><p></p><p>- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.</p><p></p><p>Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng phân tích đặc điểm tình hình thế giới, nêu rõ những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, những thời cơ và thách thức lớn.</p><p></p><p>Những đặc điểm nổi bật là: Mặc dù chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào, nhưng tính chất thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không thay đổi; chiến tranh cục bộ, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi; cách mạng khoa học và công nghệ thúc đẩy quá trình quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội, song chênh lệch giàu - nghèo ngày càng lớn, cạnh tranh kinh tế gay gắt; cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu. Hoà bình, ổn định và hợp tác là đòi hỏi bức xúc của các dân tộc; các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình, độc lập tự chủ chống sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài; các lực lượng cách mạng kiên trì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thời cơ lớn được tạo ra do xu thế tích cực của thế giới, nhưng trước hết là do thành tựu đổi mới của nước ta. Thách thức lớn vẫn là bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ đã nêu (tụt hậu, chệch hướng, tham nhũng, "diễn biến hoà bình"). Trách nhiệm lịch sử của Đảng ta là tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước tiến lên.</p><p></p><p>Xuất phát từ tình hình trên, căn cứ vào Cương lĩnh của Đảng, Đại hội nêu rõ phương hướng của cách mạng nước ta là tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.</p><p></p><p>Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.</p><p></p><p>Từ mục tiêu chung, Đại hội thông qua phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000 với 11 chương trình và lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội lớn, với chỉ tiêu đến năm 2000 tăng gấp đôi tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người so với năm 1990.</p><p></p><p>Để bảo đảm thực hiện mục tiêu, Đại hội VIII đề ra những định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu:</p><p></p><p>- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quán triệt các quan điểm và nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.</p><p></p><p>- Nắm vững chính sách đối với các thành phần kinh tế, nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo, đồng thời phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu thủ công, kinh tế tư bản tư nhân.</p><p></p><p>- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế bao gồm việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế, tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hoá, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước.</p><p></p><p>- Phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.</p><p></p><p>- Giải quyết một số vấn đề xã hội, trước mắt là tập trung sức tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, đẩy lùi tệ nạn xã hội.</p><p></p><p>- Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, nâng cao vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng cơ chế cụ thể, thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".</p><p></p><p>- Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng.</p><p></p><p>- Tăng cường quốc phòng và an ninh, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân.</p><p></p><p>- Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.</p><p></p><p>Đại hội thông qua Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi nhằm giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng. Đại hội khẳng định đảng viên không được làm kinh tế tư bản tư nhân, đồng thời nhắc lại Điều 1 trong Điều lệ Đảng (sửa đổi) về tiêu chuẩn đảng viên là người "có lao động, không bóc lột".</p><p></p><p>Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII gồm 170 đồng chí. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã bầu Bộ Chính trị gồm 19 đồng chí, bầu Tổng Bí thư là đồng chí Đỗ Mười, bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương gồm 7 đồng chí. Bộ Chính trị cử Thường vụ Bộ Chính trị 5 đồng chí: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Tấn Dũng. Ban Chấp hành Trung ương tôn vinh các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công tiếp tục làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII.</p><p></p><p>Sau Đại hội VIII là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Phát triển quan điểm của Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) đã quyết định những vấn đề về phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ, nhấn mạnh nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tăng cường vai trò của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển của đất nước. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của khoa học tự nhiên và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để có thể đi nhanh vào hiện đại. Trung ương nhấn mạnh phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ làquốc sách hàng đầu. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (tháng 6-1997) chủ trương phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, đồng thời có Nghị quyếtvề chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.</p><p></p><p>Tháng 12-1997, để bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển của Đảng, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thường vụ Bộ Chính trị mới do Bộ Chính trị cử ra gồm các đồng chí: Lê Khả Phiêu, Phạm Thế Duyệt, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nông Đức Mạnh. Các đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt được tôn vinh làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.</p><p></p><p>Từ tháng 7-1997 cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ xảy ra ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á và có ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra những chủ trương, chính sách cụ thể để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng trong khu vực, ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (tháng 12-1997) nêu cao tinh thần tự lực tự cường, nhấn mạnh việc phát huy nội lực để vượt qua khó khăn, thách thức mới. Cùng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, nền kinh tế nước ta cũng bộc lộ những yếu kém vốn có và thiên tai lớn diễn ra liên tiếp trên địa bàn cả nước. Các Hội nghị Trung ương đã tập trung trí tuệ, quyết định nhiều vấn đề lớn của đất nước, quyết tâm thực hiện những mục tiêu mà Đại hội VIII đã đề ra.</p><p></p><p>Thời kỳ 1996-2000, sự nghiệp đổi mới, nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức mới, nhưng vẫn đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế vẫn tăng trưởng khá, GDP tăng bình quân hàng năm là 6,94%. Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút về mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, nhất là sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Văn hoá, xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. </p><p></p><p>Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Đã chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo nội dung và định hướng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấphành Trung ương khoá VIII. Phong trào và chính sách xoá đói giảm nghèo cùng các chính sách xã hội khác được thực hiện tốt hơn. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Các lực lượng vũ trang nhân dân có nhiều cố gắng bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.Quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt. Công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng được chú trọng theo yêu cầu, nội dung của Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII. Tiến hành cải cách một bước nền hành chính quốc gia, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Bước đầu thực hiện một số chính sách và quy chế bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, trước hết ở cơ sở. Vì vậy, hệ thống chính trị được củng cố. Những thành tựu trong 5 năm (1996-2000) đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của nước ta.</p><p></p><p>Năm 2000, Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng và tích cực chuẩn bị các văn kiện để tiến tới Đại hội IX của Đảng, đánh giá thành tựu của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, tổng kết 15 năm đổi mới và 10 năm thực hiệnChiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng gấp đôi so với năm 1990. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hụt hẫng về thị trường do những biến động ở Liên Xô và các nước Đông Âu gây ra; không bị cuốn sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực châu Á. Hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ (1996), chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phá được thế bị bao vây cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; quốc phòng- an ninh được củng cố. Sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với mười năm trước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được xác định ngày càng rõ hơn.</p><p></p><p>Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, ở từng thời kỳ, các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII của Đảng đã tổng kết các bài học có giá trị lý luận và có ý nghĩa sâu sắc để chỉ đạo thực tiễn.</p><p></p><p>Thành tựu và bài học của 15 năm đổi mới là cơ sở quan trọng để Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX quyết định những vấn đề lớn của đất nước, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa.</p><p></p><p>Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Hà Nội từ ngày 19 đến ngày 22-4-2001. Đại hội kiểm điểm 5 năm thực hiện nghị quyết của Đại hội VIII, 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 do Đại hội VII đề ra và tổng kết 15 năm đổi mới kể từ Đại hội VI (1986). Về bài học của quá trình đổi mới, Đại hội IX của Đảng nêu rõ những bài học mà các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII đã tổng kết vẫn có giá trị to lớn và nhấn mạnh những bài học chủ yếu.</p><p></p><p>"Một là, trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh...</p><p></p><p>Hai là, đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo...</p><p></p><p>Ba là, đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại...</p><p>Bốn là, đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới".</p><p></p><p>Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX gồm 150 uỷ viên. Ban Chấp hành Trung ương trong Hội nghị lần thứ nhất đã bầu Bộ Chính trị gồm 15 đồng chí và Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.</p><p></p><p>Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam là Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới; thể hiện ý chí kiên cường và niềm hy vọng lớn lao của cả dân tộc ta trong thời điểm trọng đại bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới.</p><p></p><p>Thực hiện phương hướng cơ bản do Đại hội IX đề ra là phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, toàn Đảng, toàn dân nỗ lực đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010.</p><p></p><p>Trung ương Đảng đã cụ thể hóa những quan điểm, phương hướng và những mục tiêu do Đại hội IX đề ra: Quốc hội và Chính phủ của nhiệm kỳ khóa XI (2002-2007) đã thể chế hóa, không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ra những nghị quyết quan trọng làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, tổng kết việc thực hiện những vấn đề lớn mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa trước đã đề ra.</p><p></p><p>Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa IX họp từ ngày 13 đến 22-8-2001 đã có Nghị quyết Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Nhấn mạnh kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo và quyết định việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương họp từ ngày 5 đến 13-11-2001 cho ý kiến về một số điểm cần sửa đổi của Hiến pháp 1992, đánh giá và đề ra giải pháp tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về xây dựng chỉnh đốn Đảng.</p><p></p><p>Đặc biệt Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua nhiều nghị quyết rất quan trọng: Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010; Về đổi mới và nâng cao hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới.</p><p></p><p>Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IX họp từ ngày 4 đến ngày 15-7-2002 đã kết luận Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2005 và 2010. Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 7 khóa VIII về công tác tổ chức và cán bộ.</p><p></p><p>Phương hướng chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã được Hội nghị Trung ương 8 khóa IX họp từ ngày 2 đến 12-7-2003 thảo luận và quyết định công cuộc đổi mới tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.</p><p></p><p>Để thực hiện tốt nhất nghị quyết của Đại hội IX, Hội nghị Trung ương 9 khóa IX (từ ngày 5 đến ngày 12-1-2004) đã kiểm điểm nửa nhiệm kỳ khóa IX và </p><p></p><p>ra Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách và giải pháp lớn. Hội nghị Trung ương 10 khoá IX (ngày 5 10-7-2004) đã kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và chủ trương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đó trong thời kỳ mới.</p><p></p><p>Bộ Chính trị đã sớm có chủ trương tổng kết 20 năm đổi mới.</p><p></p><p>Hội nghị lần thứ mười một Ban Chấp hành Trung ương khóa IX họp từ ngày 17 đến 25-1-2005 đã thảo luận nội dung Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới và thảo luận những báo cáo và những vấn đề chuẩn bị cho Đại hội X của Đảng. Những nội dung đó được tiếp tục thảo luận và hoàn tất tại các Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai (4 – 13-7-2005), lần thứ mười ba (11 – 18-1-2006) và lần thứ mười bốn (20 – 24-3-2006).</p><p></p><p>Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 25-4-2006. Đại hội đã thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị; Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010; Báo cáo về công tác xây dựng Đảng; thông qua toàn văn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bổ sung và sửa đổi. Đại hội X đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 160 uỷ viên chính thức và 21 uỷ viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã họp Hội nghị lần thứ nhất, bầu Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí và Ban Bí thư gồm 8 đồng chí, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương gồm 14 uỷ viên. Đồng chí Nông Đức Mạnh được tái cử giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.</p><p></p><p>Đại hội X tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX (2001-2005), đồng thời đã tổng kết 20 năm đổi mới. Đại hội khẳng định: Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. "Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp".</p><p></p><p>Đại hội X đã tổng kết một số Bài học lớn của 20 năm đổi mới:</p><p></p><p>- Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.</p><p></p><p>- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm thích hợp.</p><p></p><p>- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới.</p><p></p><p>- Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.</p><p></p><p>- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.</p><p></p><p>(Nguồn:Báo ĐT ĐCS)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 17735, member: 699"] [B]V. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII (THÁNG 6-1996) VÀ NHIỆM VỤ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ [/B] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 22-6 đến ngày 1-7-1996, trong đó từ ngày 22-6 đến ngày 26-6 là Đại hội nội bộ, từ ngày 28-6 đến ngày 1-7 là Đại hội công khai. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, đề ra mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2020 và trước mắt đến năm 2000; bổ sung và sửa đổi Điều lệ Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. Dự Đại hội có 1.196 đại biểu trong nước và 35 đoàn đại biểu các Đảng Cộng sản, công nhân, phong trào giải phóng dân tộc và một số đảng cầm quyền có quan hệ với Đảng ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng được chuẩn bị từ năm 1994. Các dự thảo văn kiện của Đại hội được Bộ Chính trị thảo luận nhiều lần và được các Hội nghị lần thứ chín (tháng 11-1995), lần thứ mười (tháng 4-1996) và lần thứ 11 (tháng 6-1996) Ban Chấp hành Trung ương khoá VII thảo luận và thông qua. Đánh giá tình hình đất nước sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và 10 năm đổi mới, Đại hội VIII khẳng định những thành tựu đã đạt được: - Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm. - Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội. - Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh. - Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị. - Phát triển mạnh quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế. Đại hội VIII nhất trí khẳng định: Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản được hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước... Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác. Cùng với những thành tựu to lớn đã đạt được, Đại hội VIII thẳng thắn chỉ rõ những khuyết điểm và yếu kém: Một là, nước ta còn nghèo và kém phát triển, chúng ta lại chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển.Hai là, tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết. Ba là, việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng. Bốn là, quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội còn nhiều thiết sót. Năm là, hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm. Đại hội VIII đã rút ra sáu bài học chủ yếu của 10 năm đổi mới: - Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. - Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. - Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. - Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại. Mở rộng quan hệ đối ngoại phải trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. - Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng phân tích đặc điểm tình hình thế giới, nêu rõ những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, những thời cơ và thách thức lớn. Những đặc điểm nổi bật là: Mặc dù chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào, nhưng tính chất thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không thay đổi; chiến tranh cục bộ, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi; cách mạng khoa học và công nghệ thúc đẩy quá trình quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội, song chênh lệch giàu - nghèo ngày càng lớn, cạnh tranh kinh tế gay gắt; cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu. Hoà bình, ổn định và hợp tác là đòi hỏi bức xúc của các dân tộc; các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình, độc lập tự chủ chống sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài; các lực lượng cách mạng kiên trì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thời cơ lớn được tạo ra do xu thế tích cực của thế giới, nhưng trước hết là do thành tựu đổi mới của nước ta. Thách thức lớn vẫn là bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ đã nêu (tụt hậu, chệch hướng, tham nhũng, "diễn biến hoà bình"). Trách nhiệm lịch sử của Đảng ta là tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước tiến lên. Xuất phát từ tình hình trên, căn cứ vào Cương lĩnh của Đảng, Đại hội nêu rõ phương hướng của cách mạng nước ta là tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Từ mục tiêu chung, Đại hội thông qua phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000 với 11 chương trình và lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội lớn, với chỉ tiêu đến năm 2000 tăng gấp đôi tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người so với năm 1990. Để bảo đảm thực hiện mục tiêu, Đại hội VIII đề ra những định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu: - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quán triệt các quan điểm và nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. - Nắm vững chính sách đối với các thành phần kinh tế, nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo, đồng thời phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu thủ công, kinh tế tư bản tư nhân. - Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế bao gồm việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế, tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hoá, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước. - Phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Giải quyết một số vấn đề xã hội, trước mắt là tập trung sức tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, đẩy lùi tệ nạn xã hội. - Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, nâng cao vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng cơ chế cụ thể, thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". - Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng. - Tăng cường quốc phòng và an ninh, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân. - Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Đại hội thông qua Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi nhằm giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng. Đại hội khẳng định đảng viên không được làm kinh tế tư bản tư nhân, đồng thời nhắc lại Điều 1 trong Điều lệ Đảng (sửa đổi) về tiêu chuẩn đảng viên là người "có lao động, không bóc lột". Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII gồm 170 đồng chí. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã bầu Bộ Chính trị gồm 19 đồng chí, bầu Tổng Bí thư là đồng chí Đỗ Mười, bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương gồm 7 đồng chí. Bộ Chính trị cử Thường vụ Bộ Chính trị 5 đồng chí: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Tấn Dũng. Ban Chấp hành Trung ương tôn vinh các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công tiếp tục làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII. Sau Đại hội VIII là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Phát triển quan điểm của Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) đã quyết định những vấn đề về phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ, nhấn mạnh nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tăng cường vai trò của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển của đất nước. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của khoa học tự nhiên và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để có thể đi nhanh vào hiện đại. Trung ương nhấn mạnh phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ làquốc sách hàng đầu. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (tháng 6-1997) chủ trương phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, đồng thời có Nghị quyếtvề chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tháng 12-1997, để bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển của Đảng, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thường vụ Bộ Chính trị mới do Bộ Chính trị cử ra gồm các đồng chí: Lê Khả Phiêu, Phạm Thế Duyệt, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nông Đức Mạnh. Các đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt được tôn vinh làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ tháng 7-1997 cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ xảy ra ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á và có ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra những chủ trương, chính sách cụ thể để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng trong khu vực, ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (tháng 12-1997) nêu cao tinh thần tự lực tự cường, nhấn mạnh việc phát huy nội lực để vượt qua khó khăn, thách thức mới. Cùng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, nền kinh tế nước ta cũng bộc lộ những yếu kém vốn có và thiên tai lớn diễn ra liên tiếp trên địa bàn cả nước. Các Hội nghị Trung ương đã tập trung trí tuệ, quyết định nhiều vấn đề lớn của đất nước, quyết tâm thực hiện những mục tiêu mà Đại hội VIII đã đề ra. Thời kỳ 1996-2000, sự nghiệp đổi mới, nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức mới, nhưng vẫn đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế vẫn tăng trưởng khá, GDP tăng bình quân hàng năm là 6,94%. Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút về mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, nhất là sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Văn hoá, xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Đã chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo nội dung và định hướng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấphành Trung ương khoá VIII. Phong trào và chính sách xoá đói giảm nghèo cùng các chính sách xã hội khác được thực hiện tốt hơn. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Các lực lượng vũ trang nhân dân có nhiều cố gắng bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.Quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt. Công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng được chú trọng theo yêu cầu, nội dung của Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII. Tiến hành cải cách một bước nền hành chính quốc gia, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Bước đầu thực hiện một số chính sách và quy chế bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, trước hết ở cơ sở. Vì vậy, hệ thống chính trị được củng cố. Những thành tựu trong 5 năm (1996-2000) đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của nước ta. Năm 2000, Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng và tích cực chuẩn bị các văn kiện để tiến tới Đại hội IX của Đảng, đánh giá thành tựu của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, tổng kết 15 năm đổi mới và 10 năm thực hiệnChiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng gấp đôi so với năm 1990. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hụt hẫng về thị trường do những biến động ở Liên Xô và các nước Đông Âu gây ra; không bị cuốn sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực châu Á. Hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ (1996), chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phá được thế bị bao vây cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; quốc phòng- an ninh được củng cố. Sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với mười năm trước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được xác định ngày càng rõ hơn. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, ở từng thời kỳ, các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII của Đảng đã tổng kết các bài học có giá trị lý luận và có ý nghĩa sâu sắc để chỉ đạo thực tiễn. Thành tựu và bài học của 15 năm đổi mới là cơ sở quan trọng để Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX quyết định những vấn đề lớn của đất nước, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Hà Nội từ ngày 19 đến ngày 22-4-2001. Đại hội kiểm điểm 5 năm thực hiện nghị quyết của Đại hội VIII, 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 do Đại hội VII đề ra và tổng kết 15 năm đổi mới kể từ Đại hội VI (1986). Về bài học của quá trình đổi mới, Đại hội IX của Đảng nêu rõ những bài học mà các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII đã tổng kết vẫn có giá trị to lớn và nhấn mạnh những bài học chủ yếu. "Một là, trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh... Hai là, đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo... Ba là, đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại... Bốn là, đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX gồm 150 uỷ viên. Ban Chấp hành Trung ương trong Hội nghị lần thứ nhất đã bầu Bộ Chính trị gồm 15 đồng chí và Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam là Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới; thể hiện ý chí kiên cường và niềm hy vọng lớn lao của cả dân tộc ta trong thời điểm trọng đại bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới. Thực hiện phương hướng cơ bản do Đại hội IX đề ra là phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, toàn Đảng, toàn dân nỗ lực đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010. Trung ương Đảng đã cụ thể hóa những quan điểm, phương hướng và những mục tiêu do Đại hội IX đề ra: Quốc hội và Chính phủ của nhiệm kỳ khóa XI (2002-2007) đã thể chế hóa, không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ra những nghị quyết quan trọng làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, tổng kết việc thực hiện những vấn đề lớn mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa trước đã đề ra. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa IX họp từ ngày 13 đến 22-8-2001 đã có Nghị quyết Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Nhấn mạnh kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo và quyết định việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương họp từ ngày 5 đến 13-11-2001 cho ý kiến về một số điểm cần sửa đổi của Hiến pháp 1992, đánh giá và đề ra giải pháp tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về xây dựng chỉnh đốn Đảng. Đặc biệt Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua nhiều nghị quyết rất quan trọng: Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010; Về đổi mới và nâng cao hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IX họp từ ngày 4 đến ngày 15-7-2002 đã kết luận Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2005 và 2010. Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 7 khóa VIII về công tác tổ chức và cán bộ. Phương hướng chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã được Hội nghị Trung ương 8 khóa IX họp từ ngày 2 đến 12-7-2003 thảo luận và quyết định công cuộc đổi mới tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện tốt nhất nghị quyết của Đại hội IX, Hội nghị Trung ương 9 khóa IX (từ ngày 5 đến ngày 12-1-2004) đã kiểm điểm nửa nhiệm kỳ khóa IX và ra Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách và giải pháp lớn. Hội nghị Trung ương 10 khoá IX (ngày 5 10-7-2004) đã kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và chủ trương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đó trong thời kỳ mới. Bộ Chính trị đã sớm có chủ trương tổng kết 20 năm đổi mới. Hội nghị lần thứ mười một Ban Chấp hành Trung ương khóa IX họp từ ngày 17 đến 25-1-2005 đã thảo luận nội dung Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới và thảo luận những báo cáo và những vấn đề chuẩn bị cho Đại hội X của Đảng. Những nội dung đó được tiếp tục thảo luận và hoàn tất tại các Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai (4 – 13-7-2005), lần thứ mười ba (11 – 18-1-2006) và lần thứ mười bốn (20 – 24-3-2006). Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 25-4-2006. Đại hội đã thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị; Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010; Báo cáo về công tác xây dựng Đảng; thông qua toàn văn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bổ sung và sửa đổi. Đại hội X đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 160 uỷ viên chính thức và 21 uỷ viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã họp Hội nghị lần thứ nhất, bầu Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí và Ban Bí thư gồm 8 đồng chí, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương gồm 14 uỷ viên. Đồng chí Nông Đức Mạnh được tái cử giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội X tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX (2001-2005), đồng thời đã tổng kết 20 năm đổi mới. Đại hội khẳng định: Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. "Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp". Đại hội X đã tổng kết một số Bài học lớn của 20 năm đổi mới: - Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm thích hợp. - Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới. - Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. (Nguồn:Báo ĐT ĐCS) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-Bài 9: Thực hiện đường lối đổi mới, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng
Top