Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-Bài 8:Tìm tòi con đường thích hợp đi lên Chủ nghĩa Xã hội (1975-1986)
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 17545" data-attributes="member: 699"><p><strong>V. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V CỦA ĐẢNG (THÁNG 3-1982)</strong></p><p></p><p>Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng tiến hành tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 15-3 đến ngày 31-3-1982. Dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu đảng viên cả nước. Có 47 đoàn đại biểu của các đảng cộng sản và công nhân, các tổ chức cách mạng trên thế giới đến dự Đại hội.</p><p></p><p> <strong>Đại hội nội bộ diễn ra từ 15 đến 24-3-1982.</strong></p><p></p><p>Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá IV đã nêu ra ba thắng lợi:</p><p></p><p>- Nhanh chóng thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, thực hiện một bước quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.</p><p></p><p>- Đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược ở hai đầu biên giới, giúp đỡ Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia và nhân dân Campuchia anh em giải phóng đất nước, cứu dân tộc Khơme khỏi hoạ diệt chủng.</p><p></p><p>- Trên mặt trận kinh tế, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, bước đầu khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh xâm lược và thiên tai liên tiếp gây ra.</p><p></p><p>Về những khó khăn và yếu kém, Báo cáo chính trị vạch rõ:</p><p></p><p>- Khó khăn của đất nước ta xuất phát từ nền kinh tế sản xuất nhỏ vừa gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề cuộc chiến tranh lâu dài vừa phải tiếp tục cuộc chiến tranh giữ nước, khắc phục hậu quả của thiên tai lớn dồn dập xảy ra.</p><p></p><p>- Khó khăn còn do khuyết điểm và sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ Trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trên những mặt nhất định, khuyết điểm, sai lầm về lãnh đạo, quản lý là nguyên nhân chủ yếu gây ra khó khăn hoặc làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế, xã hội. Sai lầm lớn là đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chủ trương quá lớn về chỉ tiêu và quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, đưa quy mô hợp tác xã nông nghiệp lên quá lớn ở một số địa phương.</p><p></p><p><strong><em>Đại hội nêu ra hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của nước ta trong giai đoạn mới:</em></strong></p><p></p><p>Một là, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.</p><p></p><p>Hai là, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.</p><p></p><p>Về xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội nêu ra phương hướng mới như sau:</p><p></p><p>1. Chặng đường đầu bao gồm chặng đường 5 năm 1981-1985 và kéo dài đến 1990. Nhiệm vụ bức thiết trước mắt là ổn định tình hình kinh tế - xã hội.</p><p></p><p>2. Trong 5 năm 1981-1985 và đến cuối những năm 1980, tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng.</p><p></p><p>3. Trong một thời gian nhất định, ở miền Nam còn 5 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư doanh).</p><p>Các đại biểu Đại hội nhất trí về cơ bản với nội dung Báo cáo chính trị và bổ sung nhiều ý kiến quan trọng về thực trạng nền kinh tế - xã hội, về chiến lược kinh tế dài hạn, về giải pháp đổi mới quản lý kinh tế trước mắt là vấn đề giá - lương - tiền, về cải thiện đời sống nhân dân và khắc phục tệ nạn xã hội.</p><p></p><p>Sau khi thảo luận Báo cáo kinh tế và Báo cáo về xây dựng Đảng, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 116 uỷ viên chính thức và 36 uỷ viên dự khuyết.</p><p></p><p>Đại hội công khai từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982 nghe báo cáo tóm tắt về các văn kiện Đại hội, tham luận của các đại biểu, lời chào mừng của các đoàn đại biểu quốc tế, thông qua nghị quyết về các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương.</p><p></p><p>Ngày 30-3-1982, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khoá V họp bầu ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư.</p><p></p><p>Trong phiên bế mạc ngày 31-3, Đại hội nhất trí ra Nghị quyết tán thànhBáo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá IV, thông qua Báo cáo về xây dựng Đảng và bổ sung Điều lệ Đảng.</p><p></p><p>Bế mạc Đại hội, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: "Trước mắt chúng ta là một chặng đường phấn đấu gay go, phức tạp. Song toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang được tiếp thêm sức sống mới do những nghị quyết lịch sử của Đại hội đem lại. Chúng ta nhất định thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".</p><p></p><p>Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V dựa trên thực tiễn đất nước những năm sau giải phóng đã có những bước tiến mới về đổi mới tư duy trong việc tìm tòi con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, Đại hội chưa thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ, chưa xác định được những quan điểm cụ thể về kết hợp kế hoạch với thị trường, công tác quản lý lưu thông, phân phối vẫn một chiều do kế hoạch nhà nước quyết định. Đại hội coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhưng chưa có những chính sách, giải pháp cụ thể và đồng bộ để giải phóng các lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Những hạn chế này của Đại hội V là nguyên nhân của những khó khăn mà đất nước ta phải vượt qua sau Đại hội.</p><p></p><p><strong>VI. PHẤN ĐẤU ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI</strong></p><p><strong></strong></p><p>Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, nền kinh tế - xã hội nước ta đạt được một số tiến bộ. Tổng sản lượng nông nghiệp năm 1982 tăng 1.743.600 tấn so với năm 1981, nhưng từ năm 1983 đến năm 1987 lại có xu thế tụt dần trong khi dân số tăng 6 triệu (từ 1981 đến năm 1986), lạm phát tăng từ 131% năm 1981 lên 774,7% năm 1986. Tình hình khủng hoảng kinh tế rất nghiêm trọng.</p><p></p><p>Cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước ta diễn ra trong khi Mỹ và các thế lực thù địch vẫn xiết chặt chính sách bao vây, cấm vận, tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt nhằm làm suy yếu nước ta.</p><p></p><p>Trước những khó khăn phức tạp chồng chất, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân quyết tâm phấn đấu nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội. </p><p></p><p>Từ Đại hội V đến Đại hội VI, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành 11 cuộc hội nghị, trong đó có 8 hội nghị bàn về kinh tế - xã hội.</p><p></p><p>Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 12-1982) nhận định: Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 1981 - 1985, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng tình hình kinh tế - xã hội nói chung còn nhiều khó khăn và có mặt rất gay gắt. Hội nghị xác định mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội 3 năm (1983 - 1985) là cơ bản ổn định được tình hình kinh tế - xã hội.</p><p></p><p>Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá V đã được cụ thể hoá và thể chế hoá trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá VII (tháng 6-1982) và trong kỳ họp thứ 4 cùng khoá (tháng 12-1982). </p><p>Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 6-1983) bàn những vấn đề cấp bách về tư tưởng và tổ chức bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội.</p><p></p><p>Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 12-1983) nhận định: Nền kinh tế nước ta đang có chuyển biến đi lên, song vẫn còn đứng trước những khó khăn và mất cân đối lớn. Hội nghị chỉ rõ: hai năm 1984 - 1985 có vị trí rất quan trọng đảm bảo cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội.</p><p></p><p>Ngày 14-1-1984, Ban Bí thư ra chỉ thị khuyến khích phát triển kinh tế phụ gia đình.</p><p></p><p>Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 7-1984) đã bàn sâu về phân phối, lưu thông. Hội nghị cho rằng, chính sách giá - lương - tiền không phù hợp thực tế, thị trường tự do còn quá rộng, giá cả biến động mạnh, hệ thống tiền lương có nhiều bất hợp lý, tài chính thiếu hụt, đồng tiền liên tục mất giá. Hội nghị nêu ra hai loại công việc cần làm ngay về phân phối, lưu thông: một là, đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thị trường tự do;hai là, thực hiện điều chỉnh giá cả,tiền lương, tài chính cho phù hợp với thực tế.</p><p></p><p>Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 12-1984) bàn về kế hoạch nhà nước năm 1985 nhận định: sản xuất lưu thông có chuyển biến khá hơn trước, nhiều nhân tố mới trong nông nghiệp, công nghiệp và phân phối lưu thông nảy nở, song nền kinh tế nước ta còn đang đứng trước tình hình nhiều mặt mất cân đối lớn, tình hình kinh tế - xã hội chưa ổn định, nhịp độ phát triển năm 1984 chậm hơn những năm 1981-1983. Giá cả thị trường chưa ổn định, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, các hiện tượng tiêu cực chưa được ngăn chặn. Năm 1981 bù lỗ cho quốc doanh 6,2 tỷ đồng, năm 1984 bù lỗ 4,2 tỷ đồng. Lạm phát năm 1984 bằng 4,7 lần cuối năm 1981.</p><p></p><p>Hội nghị biểu dương tinh thần năng động sáng tạo, tự lực, tự cường của nhiều địa phương và cơ sở trong việc tìm mọi cách tự khắc phục khó khăn, không đòi cấp trên đầu tư thêm tiền vốn, vật tự mà chỉ yêu cầu đổi mới cơ chế, chính sách.</p><p></p><p>Những chủ trương của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá V đã được cụ thể hoá trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá VII (tháng 12-1984).</p><p></p><p>Từ tháng 4 đến tháng 5-1985, Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nghe báo cáo của Tiểu ban giá - lương - tiền, nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương và góp ý kiến cho báo cáo của Bộ Chính trị về giá - lương - tiền. Hội nghị cho rằng: Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị năm 1980 và các nghị quyết về phân phối, lưu thông sau này sở dĩ không đưa lại hiệu quả thực tế là vì vẫn dựa trên cơ sở duy trì chế độ quan liêu, bao cấp. Để thực hiện mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, việc trước tiên cần làm là xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, bắt đầu bằng việc giải quyết giá, lương, tiền. Trong khi chờ đợi nghị quyết về giá và lương, cần mở rộng diện làm thử bù giá vào lương theo kinh nghiệm của Long An, phụ cấp ngay cho khu vực hành chính sự nghiệp, không đợi đến lúc giải quyết giá, lương, tiền.</p><p></p><p>Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 6-1985) họp bàn chuyên về giá, lương, tiền. Hội nghị cho rằng: Sau 10 năm giải phóng, tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi nhưng vấn đề tồn tại lớn nhất là hậu quả chiến tranh chưa được khắc phục. Chính sách giá, lương và phân phối, lưu thông vẫn chưa được giải quyết cơ bản. Thực tiễn chứng minh: Không thể ổn định tình hình kinh tế, đời sống, cân bằng ngân sách và tiền mặt trong khi vẫn duy trì chế độ bao cấp về lương. Hội nghị chủ trương dứt khoát xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu, thực hiện đúng hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6-1985) là bước đột phá thứ hai của quá trình hình thành đường lối đổi mới.</p><p></p><p>Ngày 14-9-1985, cuộc tổng điều chỉnh giá, lương, tiền lần thứ hai bắt đầu bằng việc đổi tiền, ban hành một số giá mới và tiền lương mới, xoá bỏ hoàn toàn giá cung cấp và chế độ tem phiếu, chỉ giữ lại sổ gạo cho những người ăn lương. Chủ trương đổi tiền (1 đồng = 10 đồng cũ) nhằm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, bảo đảm yêu cầu đủ tiền cho tăng lương, tăng giá.</p><p></p><p>Đánh giá về cuộc cải cách giá, lương, tiền lần thứ hai, các Hội nghị lần thứ chín và thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khoá V đều cho rằng, chỉ cần khẳng định một lần nữa sự đúng đắn của chủ trương bù giá, thực hiện chính sách bán lẻ theo một giá là cần thiết, phù hợp với quy luật của nền sản xuất hàng hoá, nhưng vội vàng đổi tiền và tổng điều chỉnh giá, lương trong tình hình chưa chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt là một sai lầm. Hậu quả lớn nhất của cuộc cải cách giá, lương, tiền lần này đã dẫn đến tình trạng lạm phát "phi mã" trong 3 năm 1986 - 1988. Chính vì vậy, Nhà nước đã phải lùi lại một bước, thực hiện chính sách hai giá năm 1985.</p><p>Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 12-1985) bàn về kế hoạch nhà nước năm 1986, nhận định: Sau các Nghị quyết sáu, bảy, tám của Ban Chấp hành Trung ương, nền kinh tế đạt được một số tiến bộ. Sản lượng lương thực năm 1985 tăng 400.000 tấn, tốc độ sản xuất nông nghiệp tăng 7,4%, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng có bước tiến khá. Tuy vậy, nền kinh tế nước ta vẫn đứng trước những khó khăn gay gắt. Lương thực, năng lượng, ngoại tệ, vật tư, tài chính vẫn rất căng thẳng. Cơ chế quản lý mới chưa hình thành. Kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước lỏng lẻo. Chủ trương lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu chưa được thực hiện đúng. Xây dựng cơ bản ham quy mô lớn. Chênh lệch giữa giá và lương, giữa lương danh nghĩa và lương thực tế nghiêm trọng đến mức khi người lao động chưa cầm được lương mới trong tay đã phải chịu ngay giá mới. Hội nghị chỉ ra một nguyên nhân sâu xa của tình hình trên là do nhận thức của Đảng về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn chưa rõ.</p><p></p><p>Hội nghị nêu nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm 1986 là: Tập trung giải quyết những nhu cầu bức thiết nhất để từng bước ổn định tình hình kinh tế - xã hội, trước hết là tăng nhanh lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và các ngành công nghiệp nặng then chốt phục vụ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 17545, member: 699"] [B]V. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V CỦA ĐẢNG (THÁNG 3-1982)[/B] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng tiến hành tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 15-3 đến ngày 31-3-1982. Dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu đảng viên cả nước. Có 47 đoàn đại biểu của các đảng cộng sản và công nhân, các tổ chức cách mạng trên thế giới đến dự Đại hội. [B]Đại hội nội bộ diễn ra từ 15 đến 24-3-1982.[/B] Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá IV đã nêu ra ba thắng lợi: - Nhanh chóng thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, thực hiện một bước quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. - Đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược ở hai đầu biên giới, giúp đỡ Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia và nhân dân Campuchia anh em giải phóng đất nước, cứu dân tộc Khơme khỏi hoạ diệt chủng. - Trên mặt trận kinh tế, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, bước đầu khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh xâm lược và thiên tai liên tiếp gây ra. Về những khó khăn và yếu kém, Báo cáo chính trị vạch rõ: - Khó khăn của đất nước ta xuất phát từ nền kinh tế sản xuất nhỏ vừa gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề cuộc chiến tranh lâu dài vừa phải tiếp tục cuộc chiến tranh giữ nước, khắc phục hậu quả của thiên tai lớn dồn dập xảy ra. - Khó khăn còn do khuyết điểm và sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ Trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trên những mặt nhất định, khuyết điểm, sai lầm về lãnh đạo, quản lý là nguyên nhân chủ yếu gây ra khó khăn hoặc làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế, xã hội. Sai lầm lớn là đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chủ trương quá lớn về chỉ tiêu và quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, đưa quy mô hợp tác xã nông nghiệp lên quá lớn ở một số địa phương. [B][I]Đại hội nêu ra hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của nước ta trong giai đoạn mới:[/I][/B] Một là, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Hai là, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Về xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội nêu ra phương hướng mới như sau: 1. Chặng đường đầu bao gồm chặng đường 5 năm 1981-1985 và kéo dài đến 1990. Nhiệm vụ bức thiết trước mắt là ổn định tình hình kinh tế - xã hội. 2. Trong 5 năm 1981-1985 và đến cuối những năm 1980, tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng. 3. Trong một thời gian nhất định, ở miền Nam còn 5 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư doanh). Các đại biểu Đại hội nhất trí về cơ bản với nội dung Báo cáo chính trị và bổ sung nhiều ý kiến quan trọng về thực trạng nền kinh tế - xã hội, về chiến lược kinh tế dài hạn, về giải pháp đổi mới quản lý kinh tế trước mắt là vấn đề giá - lương - tiền, về cải thiện đời sống nhân dân và khắc phục tệ nạn xã hội. Sau khi thảo luận Báo cáo kinh tế và Báo cáo về xây dựng Đảng, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 116 uỷ viên chính thức và 36 uỷ viên dự khuyết. Đại hội công khai từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982 nghe báo cáo tóm tắt về các văn kiện Đại hội, tham luận của các đại biểu, lời chào mừng của các đoàn đại biểu quốc tế, thông qua nghị quyết về các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương. Ngày 30-3-1982, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khoá V họp bầu ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. Trong phiên bế mạc ngày 31-3, Đại hội nhất trí ra Nghị quyết tán thànhBáo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá IV, thông qua Báo cáo về xây dựng Đảng và bổ sung Điều lệ Đảng. Bế mạc Đại hội, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: "Trước mắt chúng ta là một chặng đường phấn đấu gay go, phức tạp. Song toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang được tiếp thêm sức sống mới do những nghị quyết lịch sử của Đại hội đem lại. Chúng ta nhất định thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V dựa trên thực tiễn đất nước những năm sau giải phóng đã có những bước tiến mới về đổi mới tư duy trong việc tìm tòi con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, Đại hội chưa thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ, chưa xác định được những quan điểm cụ thể về kết hợp kế hoạch với thị trường, công tác quản lý lưu thông, phân phối vẫn một chiều do kế hoạch nhà nước quyết định. Đại hội coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhưng chưa có những chính sách, giải pháp cụ thể và đồng bộ để giải phóng các lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Những hạn chế này của Đại hội V là nguyên nhân của những khó khăn mà đất nước ta phải vượt qua sau Đại hội. [B]VI. PHẤN ĐẤU ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI [/B] Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, nền kinh tế - xã hội nước ta đạt được một số tiến bộ. Tổng sản lượng nông nghiệp năm 1982 tăng 1.743.600 tấn so với năm 1981, nhưng từ năm 1983 đến năm 1987 lại có xu thế tụt dần trong khi dân số tăng 6 triệu (từ 1981 đến năm 1986), lạm phát tăng từ 131% năm 1981 lên 774,7% năm 1986. Tình hình khủng hoảng kinh tế rất nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước ta diễn ra trong khi Mỹ và các thế lực thù địch vẫn xiết chặt chính sách bao vây, cấm vận, tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt nhằm làm suy yếu nước ta. Trước những khó khăn phức tạp chồng chất, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân quyết tâm phấn đấu nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Từ Đại hội V đến Đại hội VI, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành 11 cuộc hội nghị, trong đó có 8 hội nghị bàn về kinh tế - xã hội. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 12-1982) nhận định: Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 1981 - 1985, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng tình hình kinh tế - xã hội nói chung còn nhiều khó khăn và có mặt rất gay gắt. Hội nghị xác định mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội 3 năm (1983 - 1985) là cơ bản ổn định được tình hình kinh tế - xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá V đã được cụ thể hoá và thể chế hoá trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá VII (tháng 6-1982) và trong kỳ họp thứ 4 cùng khoá (tháng 12-1982). Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 6-1983) bàn những vấn đề cấp bách về tư tưởng và tổ chức bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 12-1983) nhận định: Nền kinh tế nước ta đang có chuyển biến đi lên, song vẫn còn đứng trước những khó khăn và mất cân đối lớn. Hội nghị chỉ rõ: hai năm 1984 - 1985 có vị trí rất quan trọng đảm bảo cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Ngày 14-1-1984, Ban Bí thư ra chỉ thị khuyến khích phát triển kinh tế phụ gia đình. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 7-1984) đã bàn sâu về phân phối, lưu thông. Hội nghị cho rằng, chính sách giá - lương - tiền không phù hợp thực tế, thị trường tự do còn quá rộng, giá cả biến động mạnh, hệ thống tiền lương có nhiều bất hợp lý, tài chính thiếu hụt, đồng tiền liên tục mất giá. Hội nghị nêu ra hai loại công việc cần làm ngay về phân phối, lưu thông: một là, đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thị trường tự do;hai là, thực hiện điều chỉnh giá cả,tiền lương, tài chính cho phù hợp với thực tế. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 12-1984) bàn về kế hoạch nhà nước năm 1985 nhận định: sản xuất lưu thông có chuyển biến khá hơn trước, nhiều nhân tố mới trong nông nghiệp, công nghiệp và phân phối lưu thông nảy nở, song nền kinh tế nước ta còn đang đứng trước tình hình nhiều mặt mất cân đối lớn, tình hình kinh tế - xã hội chưa ổn định, nhịp độ phát triển năm 1984 chậm hơn những năm 1981-1983. Giá cả thị trường chưa ổn định, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, các hiện tượng tiêu cực chưa được ngăn chặn. Năm 1981 bù lỗ cho quốc doanh 6,2 tỷ đồng, năm 1984 bù lỗ 4,2 tỷ đồng. Lạm phát năm 1984 bằng 4,7 lần cuối năm 1981. Hội nghị biểu dương tinh thần năng động sáng tạo, tự lực, tự cường của nhiều địa phương và cơ sở trong việc tìm mọi cách tự khắc phục khó khăn, không đòi cấp trên đầu tư thêm tiền vốn, vật tự mà chỉ yêu cầu đổi mới cơ chế, chính sách. Những chủ trương của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá V đã được cụ thể hoá trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá VII (tháng 12-1984). Từ tháng 4 đến tháng 5-1985, Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nghe báo cáo của Tiểu ban giá - lương - tiền, nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương và góp ý kiến cho báo cáo của Bộ Chính trị về giá - lương - tiền. Hội nghị cho rằng: Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị năm 1980 và các nghị quyết về phân phối, lưu thông sau này sở dĩ không đưa lại hiệu quả thực tế là vì vẫn dựa trên cơ sở duy trì chế độ quan liêu, bao cấp. Để thực hiện mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, việc trước tiên cần làm là xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, bắt đầu bằng việc giải quyết giá, lương, tiền. Trong khi chờ đợi nghị quyết về giá và lương, cần mở rộng diện làm thử bù giá vào lương theo kinh nghiệm của Long An, phụ cấp ngay cho khu vực hành chính sự nghiệp, không đợi đến lúc giải quyết giá, lương, tiền. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 6-1985) họp bàn chuyên về giá, lương, tiền. Hội nghị cho rằng: Sau 10 năm giải phóng, tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi nhưng vấn đề tồn tại lớn nhất là hậu quả chiến tranh chưa được khắc phục. Chính sách giá, lương và phân phối, lưu thông vẫn chưa được giải quyết cơ bản. Thực tiễn chứng minh: Không thể ổn định tình hình kinh tế, đời sống, cân bằng ngân sách và tiền mặt trong khi vẫn duy trì chế độ bao cấp về lương. Hội nghị chủ trương dứt khoát xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu, thực hiện đúng hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6-1985) là bước đột phá thứ hai của quá trình hình thành đường lối đổi mới. Ngày 14-9-1985, cuộc tổng điều chỉnh giá, lương, tiền lần thứ hai bắt đầu bằng việc đổi tiền, ban hành một số giá mới và tiền lương mới, xoá bỏ hoàn toàn giá cung cấp và chế độ tem phiếu, chỉ giữ lại sổ gạo cho những người ăn lương. Chủ trương đổi tiền (1 đồng = 10 đồng cũ) nhằm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, bảo đảm yêu cầu đủ tiền cho tăng lương, tăng giá. Đánh giá về cuộc cải cách giá, lương, tiền lần thứ hai, các Hội nghị lần thứ chín và thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khoá V đều cho rằng, chỉ cần khẳng định một lần nữa sự đúng đắn của chủ trương bù giá, thực hiện chính sách bán lẻ theo một giá là cần thiết, phù hợp với quy luật của nền sản xuất hàng hoá, nhưng vội vàng đổi tiền và tổng điều chỉnh giá, lương trong tình hình chưa chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt là một sai lầm. Hậu quả lớn nhất của cuộc cải cách giá, lương, tiền lần này đã dẫn đến tình trạng lạm phát "phi mã" trong 3 năm 1986 - 1988. Chính vì vậy, Nhà nước đã phải lùi lại một bước, thực hiện chính sách hai giá năm 1985. Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 12-1985) bàn về kế hoạch nhà nước năm 1986, nhận định: Sau các Nghị quyết sáu, bảy, tám của Ban Chấp hành Trung ương, nền kinh tế đạt được một số tiến bộ. Sản lượng lương thực năm 1985 tăng 400.000 tấn, tốc độ sản xuất nông nghiệp tăng 7,4%, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng có bước tiến khá. Tuy vậy, nền kinh tế nước ta vẫn đứng trước những khó khăn gay gắt. Lương thực, năng lượng, ngoại tệ, vật tư, tài chính vẫn rất căng thẳng. Cơ chế quản lý mới chưa hình thành. Kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước lỏng lẻo. Chủ trương lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu chưa được thực hiện đúng. Xây dựng cơ bản ham quy mô lớn. Chênh lệch giữa giá và lương, giữa lương danh nghĩa và lương thực tế nghiêm trọng đến mức khi người lao động chưa cầm được lương mới trong tay đã phải chịu ngay giá mới. Hội nghị chỉ ra một nguyên nhân sâu xa của tình hình trên là do nhận thức của Đảng về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn chưa rõ. Hội nghị nêu nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm 1986 là: Tập trung giải quyết những nhu cầu bức thiết nhất để từng bước ổn định tình hình kinh tế - xã hội, trước hết là tăng nhanh lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và các ngành công nghiệp nặng then chốt phục vụ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-Bài 8:Tìm tòi con đường thích hợp đi lên Chủ nghĩa Xã hội (1975-1986)
Top