Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-Bài 8:Tìm tòi con đường thích hợp đi lên Chủ nghĩa Xã hội (1975-1986)
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 17544" data-attributes="member: 699"><p><strong>III. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ CỦA TỔ QUỐC Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM VÀ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC</strong></p><p></p><p>Sau 30 năm chiến đấu liên tục để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam là được sống trong hoà bình để xây dựng lại đất nước. Song nguyện vọng đó chưa thực hiện được ngay.</p><p></p><p>Tập đoàn Pôn Pốt ở Campuchia đã thi hành chính sách cực kỳ phản động ở trong nước và chính sách thù địch chống Việt Nam.</p><p></p><p>Ngay từ ngày 3-5-1975, chính quyền Pôn Pốt đã cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc và sau đó chiếm đảo Thổ Chu của Việt Nam. Từ tháng 4-1977, họ tiến hành chiến tranh quy mô lớn chống Việt Nam, coi Việt Nam là kẻ thù số 1.</p><p></p><p>Đứng trước hành động thù địch của tập đoàn Pôn Pốt ở Campuchia, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần đề nghị hai bên cùng đàm phán để giải quyết bằng con đường thương lượng, nhưng họ đã khước từ.</p><p></p><p>Để bảo vệ Tổ quốc, từ đầu tháng 12-1977 đến đầu tháng 1-1978, quân, dân ta đã mở chiến dịch lớn đánh đuổi quân Pôn Pốt.</p><p></p><p>Nhân dân Campuchia cũng nổi dậy ở nhiều nơi đánh đổ chính quyền phản động Pôn Pốt. Ngày 2-12-1978,Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời, công bố Cương lĩnh cách mạng đoàn kết toàn dân đánh đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt - Yêng Xary. Cuối năm 1978, chính quyền Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn (trong tổng số 23 sư đoàn) về miền Đông mở cuộc tiến công xâm lược Việt Nam. Ngày 23-12-1978, họ đã đưa 3 sư đoàn vượt biên giới Việt Nam tấn công vào vùng Bến Sỏi, Bến Cầu thuộc tỉnh Tây Ninh với mục tiêu nhanh chóng chiếm tỉnh Tây Ninh và tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Quân và dân ta kiên quyết đánh trả, đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước.</p><p></p><p>Ngày 26-12-1978, Bộ chỉ huy quân đội cách mạng Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia quyết định phát động phong trào nổi dậy của quần chúng, đồng thời kêu gọi quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia tiêu diệt bè lũ diệt chủng. Đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã tiến công truy quét quân xâm lược diệt chủng. Hành động chính đáng của quân tình nguyện Việt Nam một lần nữa thể hiện tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung vì lợi ích của hai dân tộc. Ngày 7-1-1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.</p><p></p><p>Ngày 16-2-1979, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà nhân dân Campuchia. Ngày 18-2-1979, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Theo nội dung của Hiệp ước, quân đội Việt Nam tiếp tục có mặt ở Campuchia để cùng phía bạn bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của cả hai nước.</p><p></p><p>Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, núi liền núi, sông liền sông. Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, những người cộng sản và nhân dân hai nước đã đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau. Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời năm 1945 và Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước càng tăng cường tình hữu nghị và hợp tác nhiều mặt. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc cùng Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã giành cho nhân dân ta sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện, to lớn và quý báu. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam biết ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ và giúp đỡ đầy tình nghĩa quốc tế của đồng chí, bè bạn trên thế giới trong đó có nhân dân Trung Quốc anh em.</p><p></p><p>Nhưng từ năm 1978 Trung Quốc đã cắt viện trợ, rút chuyên gia về nước, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bỗng dưng xấu đi.</p><p></p><p>Ngày 17-2-1979, Trung Quốc vô cớ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam dài 1400 km bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, có nơi họ tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam tới 50 km.</p><p></p><p>Quân đội và nhân dân Việt Nam mà trực tiếp là quân, dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc buộc phải chiến đấu để tự vệ và đã chiến đấu ngoan cường để giữ vững chủ quyền lãnh thổ, độc lập của Tổ quốc. Nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới đã ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của Việt Nam. Ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân và ngày 18-3-1979 đã rút hết quân về nước.</p><p></p><p>Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế, đã bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, tiếp tục tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các nước và góp phần củng cố hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á và trên thế giới.</p><p></p><p><strong>IV. ĐỔI MỚI TỪNG PHẦN</strong></p><p></p><p>Yêu cầu bức thiết đặt ra cho đất nước ta sau ngày giải phóng miền Nam, nhất là sau chiến tranh biên giới là làm sao ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, ổn định đời sống, bình thường hoá và mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường đoàn kết nhân dân hai nước Lào và Campuchia. Yêu cầu nóng bỏng nhất là ổn định tình hình kinh tế - xã hội.</p><p></p><p>Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IV họp tháng 8-1979 bàn về nhiệm vụ kinh tế cấp bách trước mắt. Theo dự kiến, Hội nghị sẽ bàn về sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, nhưng trong quá trình thảo luận, đa số các Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đã nêu lên những ý kiến phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của đất nước đang ở trong tình trạng hết sức nghiêm trọng và đề nghị có giải pháp. Hội nghị đã quyết định phải khắc phục một bước cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp, kết hợp kế hoạch hoá với quan hệ thị trường, duy trì ba thành phần kinh tế ở miền Nam, kết hợp ba lợi ích là tập thể, cá nhân và xã hội. Khuyến khích mọi năng lực sản xuất làm cho sản xuất bung ra... Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV là bước đột phá đầu tiên để tìm đường đổi mới.</p><p></p><p>Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IV được nhân dân cả nước hào hứng đón nhận. Tuy nhiên, trong điều kiện lịch sử lúc ấy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu còn có chỗ hạn chế do nhận thức về con đường quá độ thích hợp lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta chưa được làm rõ, những giải pháp có tính chất tình thế của Hội nghị vẫn nằm trong khung cảnh chung là mô hình xã hội chủ nghĩa cũ và cơ chế quản lý cũ.</p><p></p><p>Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, tháng 9-1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định về việc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang,phục hoá được trả thù lao thích đáng và được sử dụng toàn bộ sản phẩm được miễn thuế. Tháng 10-1979, Hội đồng Chính phủ công bố quyết định xoá bỏ các trạm kiểm soát ngăn sông, cấm chợ, người sản xuất có quyền đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường không phải nộp thuế sau khi làm nghĩa vụ đầy đủ cho Nhà nước.</p><p></p><p>Nhân dân ta đã tận dụng 1,1 triệu hécta đất đai hoang hoá, Nhà nước đã tăng mức đầu tư cho nông nghiệp về phân bón, giống, cơ khí nông nghiệp. Năm 1979, sản lượng lương thực tăng 1.718.500 tấn so với năm 1978.</p><p></p><p>Tháng 12-1979, Quốc hội khoá VI họp kỳ thứ 6 đã khẳng định những thành tựu sau giải phóng, đồng thời chỉ ra thiếu sót chưa huy động hết tiềm lực kinh tế, thiếu tập trung đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp. Cơ chế quản lý kinh tế mang nặng tính chất hành chính quan liêu.</p><p></p><p>Trong khó khăn, một số địa phương đã mạnh dạn tìm tòi cách tháo gỡ và làm thử cách quản lý mới. Ngày 27-6-1980, Thành uỷ Hải Phòng ra Nghị quyết 24-NQ/TƯ làm thử hình thức khoán việc và khoán sản phẩm cho xã viên và nhóm xã viên. Các thí điểm khác ở Vĩnh Phú, Nghệ Tĩnh cũng chứng minh hình thức đó là giải pháp tăng năng suất, tăng sản phẩm, phát huy tính tích cực lao động, nâng cao ý thức tiết kiệm chi phí sản xuất, khai thác thêm một phần vật tư của gia đình xã viên. Căn cứ vào thực tế đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng cho phép các địa phương mở rộng thí điểm khoán sản phẩm và khoán việc.</p><p></p><p>Tháng 12-1980, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá IV bàn về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế và xã hội năm 1981. Hội nghị nhận định: Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương (tháng 8-1979) và một số nghị quyết cụ thể của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bước đầu tạo ra khí thế mới, tiến bộ mới trong nền kinh tế quốc dân; tuy nhiên, những khuyết điểm trong việc quản lý kinh tế, quản lý xã hội chậm được sửa chữa.Hội nghị nêu rõ kế hoạch năm 1981 có nhiệm vụ hàng đầu là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ở tất cả các vùng trong nước, nhằm giải quyết lương thực, thực phẩm, cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp và tăng nhanhnông sản xuất khẩu, coi trọng đầu tư sản xuấthàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; cho thăm dò và khai thác dầu khí, đồng thời đầu tư thích đáng cho các ngànhđiện, than, giao thông vận tải, cơ khí, sản xuất phân bón hoá học và vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; tạo ra sự chuyển biến trên mặt trận phân phối lưu thông, chuyển mạnh sang phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa,mở rộng việc thực hiện và hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm trong nông nghiệp, mở rộng việc trả lương theo sản phẩm khoán.</p><p></p><p>Hội nghị quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng vào cuối quý IV năm 1981.</p><p></p><p>Rút kinh nghiệm qua các thí điểm, ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị 100/CT-TW về công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị 100). Khoán 100 tạo ra hiệu quả kinh tế lớn trong nông nghiệp.</p><p></p><p>Trong lĩnh vực công nghiệp, sau khi tổng kết những thí điểm, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21-1-1981, Chính phủ đã ban hành Quyết định 25-CP về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Quyết định nêu rõ: Cần lấy kế hoạch làm chính, đồng thời sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá, thị trường, kinh doanh có lãi. Quyết định còn cho phép các xí nghiệp quốc doanh có nhiều nguồn cân đốivà kế hoạch ba phần (phần Nhà nước giao, phần tự làm và phần sản xuất phụ).</p><p></p><p>Trong điều kiện vật tư thiếu thốn, Quyết định 25-CP đã giúp các cơ sở khôi phục được khả năng sản xuất, giải quyết thêm công ăn việc làm cho công nhân, viên chức, làm cho hoạt động xí nghiệp trở lại bình thường.</p><p>Cùng ngày 21-1-1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước.</p><p></p><p>Năm 1981, lần đầu tiên sau chiến tranh, sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5%. Đây là những kết quả của chủ trương đổi mới từng phần Chỉ thị 100 đến các Quyết định 25 và 26-CP.</p><p></p><p>Trong khi sản xuất công, nông nghiệp có sự chuyển biến mới thì trên mặt trận lưu thông, phân phối có nhiều rối ren. Năm 1980, giá bán lẻ hàng hoá thị trường xã hội đã tăng 189,5% so với năm 1976, năm 1981 tăng 313,7%. Ngày 23-6-1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 26/NQ-TW về cải tiến công tác phân phối, lưu thông. Nghị quyết nhấn mạnh nguyên tắc: giá cả phù hợp với chi phí sản xuất và lưu thông; tạo những tiền đề cần thiết để tiến tới xoá bỏ từng bước chế độ cung cấp theo tem phiếu. Tuy nhiên, Nghị quyết 26/NQ-TW chưa phân tích đầy đủ nguyên nhân tình hình rối ren trong lưu thông, phân phối, do đó chưa nêu ra được những giải pháp về phân phối, lưu thông có hiệu quả.</p><p></p><p>Trước và sau Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IV, tỉnh Long An đã được phép thí điểm việc bù giá vào lương, mua và bán theo giá cao một số mặt hàng sát với giá thị trường. Long An đã thu được một số thành công trong việc lưu thông hàng hoá nhưng còn rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải có chính sách chung của Đảng và Nhà nước.</p><p>Cùng với việc đổi mới từng phần trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, Đảng quan tâm kiện toàn bộ máy nhà nước và tăng cường công tác xây dựng Đảng.</p><p></p><p>Từ ngày 4 đến ngày 10-9-1980, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá IV đã xem xét và cho định hướng về bản Hiến pháp mới. Ngày 18-12-1980, Quốc hội khoá VI thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm 1980 khẳng định quyền lãnh đạo của Đảng, quy định cơ chế làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản, quyền và nghĩa vụ công dân, đường lối xây dựng kinh tế, tăng cường quản lý nhà nước và pháp chế xã hội chủ nghĩa.</p><p></p><p>Trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh ở biên giới phía Bắc và trên biển, các lực lượng vũ trang nhân dân thường xuyên bám địa bàn, bảo vệ biên cương Tổ Quốc.Ở biên giới Tây Nam, quân và dân ta vừa bảo vệ biên giới, vừa làm nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia hồi sinh, xây dựng cuộc sống mới.</p><p></p><p>Cho đến lúc này, xét về đại thể, tư duy cũ về kinhtế vẫn tồn tại, nền kinh tế nước ta vẫn nằm trong khủng hoảng. Việc thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm 1976 - 1980 chưa thu hẹp được những mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất phát triển chậm trong khi dân số tăng nhanh, thu nhập chưa bảo đảm tiêu dùng xã hội. Nền kinh tế chưa tạo được tích luỹ từ bên trong. Lương thực, vải mặc và các hàng tiêu dùng thiết yếu đều thiếu. Cung ứng lao động vật tư và giao thông - vận tải rất căng thẳng. Chênh lệch giữa thu và chi, giữa hàng và tiền, giữa xuất khẩu và nhập khẩu còn lớn. Thị trường vật giá không ổn định. Số người lao động chưa được sử dụng còn đông. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 17544, member: 699"] [B]III. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ CỦA TỔ QUỐC Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM VÀ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC[/B] Sau 30 năm chiến đấu liên tục để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam là được sống trong hoà bình để xây dựng lại đất nước. Song nguyện vọng đó chưa thực hiện được ngay. Tập đoàn Pôn Pốt ở Campuchia đã thi hành chính sách cực kỳ phản động ở trong nước và chính sách thù địch chống Việt Nam. Ngay từ ngày 3-5-1975, chính quyền Pôn Pốt đã cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc và sau đó chiếm đảo Thổ Chu của Việt Nam. Từ tháng 4-1977, họ tiến hành chiến tranh quy mô lớn chống Việt Nam, coi Việt Nam là kẻ thù số 1. Đứng trước hành động thù địch của tập đoàn Pôn Pốt ở Campuchia, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần đề nghị hai bên cùng đàm phán để giải quyết bằng con đường thương lượng, nhưng họ đã khước từ. Để bảo vệ Tổ quốc, từ đầu tháng 12-1977 đến đầu tháng 1-1978, quân, dân ta đã mở chiến dịch lớn đánh đuổi quân Pôn Pốt. Nhân dân Campuchia cũng nổi dậy ở nhiều nơi đánh đổ chính quyền phản động Pôn Pốt. Ngày 2-12-1978,Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời, công bố Cương lĩnh cách mạng đoàn kết toàn dân đánh đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt - Yêng Xary. Cuối năm 1978, chính quyền Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn (trong tổng số 23 sư đoàn) về miền Đông mở cuộc tiến công xâm lược Việt Nam. Ngày 23-12-1978, họ đã đưa 3 sư đoàn vượt biên giới Việt Nam tấn công vào vùng Bến Sỏi, Bến Cầu thuộc tỉnh Tây Ninh với mục tiêu nhanh chóng chiếm tỉnh Tây Ninh và tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Quân và dân ta kiên quyết đánh trả, đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước. Ngày 26-12-1978, Bộ chỉ huy quân đội cách mạng Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia quyết định phát động phong trào nổi dậy của quần chúng, đồng thời kêu gọi quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia tiêu diệt bè lũ diệt chủng. Đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã tiến công truy quét quân xâm lược diệt chủng. Hành động chính đáng của quân tình nguyện Việt Nam một lần nữa thể hiện tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung vì lợi ích của hai dân tộc. Ngày 7-1-1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng. Ngày 16-2-1979, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà nhân dân Campuchia. Ngày 18-2-1979, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Theo nội dung của Hiệp ước, quân đội Việt Nam tiếp tục có mặt ở Campuchia để cùng phía bạn bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của cả hai nước. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, núi liền núi, sông liền sông. Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, những người cộng sản và nhân dân hai nước đã đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau. Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời năm 1945 và Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước càng tăng cường tình hữu nghị và hợp tác nhiều mặt. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc cùng Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã giành cho nhân dân ta sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện, to lớn và quý báu. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam biết ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ và giúp đỡ đầy tình nghĩa quốc tế của đồng chí, bè bạn trên thế giới trong đó có nhân dân Trung Quốc anh em. Nhưng từ năm 1978 Trung Quốc đã cắt viện trợ, rút chuyên gia về nước, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bỗng dưng xấu đi. Ngày 17-2-1979, Trung Quốc vô cớ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam dài 1400 km bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, có nơi họ tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam tới 50 km. Quân đội và nhân dân Việt Nam mà trực tiếp là quân, dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc buộc phải chiến đấu để tự vệ và đã chiến đấu ngoan cường để giữ vững chủ quyền lãnh thổ, độc lập của Tổ quốc. Nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới đã ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của Việt Nam. Ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân và ngày 18-3-1979 đã rút hết quân về nước. Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế, đã bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, tiếp tục tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các nước và góp phần củng cố hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á và trên thế giới. [B]IV. ĐỔI MỚI TỪNG PHẦN[/B] Yêu cầu bức thiết đặt ra cho đất nước ta sau ngày giải phóng miền Nam, nhất là sau chiến tranh biên giới là làm sao ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, ổn định đời sống, bình thường hoá và mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường đoàn kết nhân dân hai nước Lào và Campuchia. Yêu cầu nóng bỏng nhất là ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IV họp tháng 8-1979 bàn về nhiệm vụ kinh tế cấp bách trước mắt. Theo dự kiến, Hội nghị sẽ bàn về sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, nhưng trong quá trình thảo luận, đa số các Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đã nêu lên những ý kiến phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của đất nước đang ở trong tình trạng hết sức nghiêm trọng và đề nghị có giải pháp. Hội nghị đã quyết định phải khắc phục một bước cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp, kết hợp kế hoạch hoá với quan hệ thị trường, duy trì ba thành phần kinh tế ở miền Nam, kết hợp ba lợi ích là tập thể, cá nhân và xã hội. Khuyến khích mọi năng lực sản xuất làm cho sản xuất bung ra... Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV là bước đột phá đầu tiên để tìm đường đổi mới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IV được nhân dân cả nước hào hứng đón nhận. Tuy nhiên, trong điều kiện lịch sử lúc ấy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu còn có chỗ hạn chế do nhận thức về con đường quá độ thích hợp lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta chưa được làm rõ, những giải pháp có tính chất tình thế của Hội nghị vẫn nằm trong khung cảnh chung là mô hình xã hội chủ nghĩa cũ và cơ chế quản lý cũ. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, tháng 9-1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định về việc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang,phục hoá được trả thù lao thích đáng và được sử dụng toàn bộ sản phẩm được miễn thuế. Tháng 10-1979, Hội đồng Chính phủ công bố quyết định xoá bỏ các trạm kiểm soát ngăn sông, cấm chợ, người sản xuất có quyền đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường không phải nộp thuế sau khi làm nghĩa vụ đầy đủ cho Nhà nước. Nhân dân ta đã tận dụng 1,1 triệu hécta đất đai hoang hoá, Nhà nước đã tăng mức đầu tư cho nông nghiệp về phân bón, giống, cơ khí nông nghiệp. Năm 1979, sản lượng lương thực tăng 1.718.500 tấn so với năm 1978. Tháng 12-1979, Quốc hội khoá VI họp kỳ thứ 6 đã khẳng định những thành tựu sau giải phóng, đồng thời chỉ ra thiếu sót chưa huy động hết tiềm lực kinh tế, thiếu tập trung đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp. Cơ chế quản lý kinh tế mang nặng tính chất hành chính quan liêu. Trong khó khăn, một số địa phương đã mạnh dạn tìm tòi cách tháo gỡ và làm thử cách quản lý mới. Ngày 27-6-1980, Thành uỷ Hải Phòng ra Nghị quyết 24-NQ/TƯ làm thử hình thức khoán việc và khoán sản phẩm cho xã viên và nhóm xã viên. Các thí điểm khác ở Vĩnh Phú, Nghệ Tĩnh cũng chứng minh hình thức đó là giải pháp tăng năng suất, tăng sản phẩm, phát huy tính tích cực lao động, nâng cao ý thức tiết kiệm chi phí sản xuất, khai thác thêm một phần vật tư của gia đình xã viên. Căn cứ vào thực tế đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng cho phép các địa phương mở rộng thí điểm khoán sản phẩm và khoán việc. Tháng 12-1980, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá IV bàn về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế và xã hội năm 1981. Hội nghị nhận định: Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương (tháng 8-1979) và một số nghị quyết cụ thể của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bước đầu tạo ra khí thế mới, tiến bộ mới trong nền kinh tế quốc dân; tuy nhiên, những khuyết điểm trong việc quản lý kinh tế, quản lý xã hội chậm được sửa chữa.Hội nghị nêu rõ kế hoạch năm 1981 có nhiệm vụ hàng đầu là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ở tất cả các vùng trong nước, nhằm giải quyết lương thực, thực phẩm, cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp và tăng nhanhnông sản xuất khẩu, coi trọng đầu tư sản xuấthàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; cho thăm dò và khai thác dầu khí, đồng thời đầu tư thích đáng cho các ngànhđiện, than, giao thông vận tải, cơ khí, sản xuất phân bón hoá học và vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; tạo ra sự chuyển biến trên mặt trận phân phối lưu thông, chuyển mạnh sang phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa,mở rộng việc thực hiện và hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm trong nông nghiệp, mở rộng việc trả lương theo sản phẩm khoán. Hội nghị quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng vào cuối quý IV năm 1981. Rút kinh nghiệm qua các thí điểm, ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị 100/CT-TW về công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị 100). Khoán 100 tạo ra hiệu quả kinh tế lớn trong nông nghiệp. Trong lĩnh vực công nghiệp, sau khi tổng kết những thí điểm, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21-1-1981, Chính phủ đã ban hành Quyết định 25-CP về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Quyết định nêu rõ: Cần lấy kế hoạch làm chính, đồng thời sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá, thị trường, kinh doanh có lãi. Quyết định còn cho phép các xí nghiệp quốc doanh có nhiều nguồn cân đốivà kế hoạch ba phần (phần Nhà nước giao, phần tự làm và phần sản xuất phụ). Trong điều kiện vật tư thiếu thốn, Quyết định 25-CP đã giúp các cơ sở khôi phục được khả năng sản xuất, giải quyết thêm công ăn việc làm cho công nhân, viên chức, làm cho hoạt động xí nghiệp trở lại bình thường. Cùng ngày 21-1-1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước. Năm 1981, lần đầu tiên sau chiến tranh, sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5%. Đây là những kết quả của chủ trương đổi mới từng phần Chỉ thị 100 đến các Quyết định 25 và 26-CP. Trong khi sản xuất công, nông nghiệp có sự chuyển biến mới thì trên mặt trận lưu thông, phân phối có nhiều rối ren. Năm 1980, giá bán lẻ hàng hoá thị trường xã hội đã tăng 189,5% so với năm 1976, năm 1981 tăng 313,7%. Ngày 23-6-1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 26/NQ-TW về cải tiến công tác phân phối, lưu thông. Nghị quyết nhấn mạnh nguyên tắc: giá cả phù hợp với chi phí sản xuất và lưu thông; tạo những tiền đề cần thiết để tiến tới xoá bỏ từng bước chế độ cung cấp theo tem phiếu. Tuy nhiên, Nghị quyết 26/NQ-TW chưa phân tích đầy đủ nguyên nhân tình hình rối ren trong lưu thông, phân phối, do đó chưa nêu ra được những giải pháp về phân phối, lưu thông có hiệu quả. Trước và sau Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IV, tỉnh Long An đã được phép thí điểm việc bù giá vào lương, mua và bán theo giá cao một số mặt hàng sát với giá thị trường. Long An đã thu được một số thành công trong việc lưu thông hàng hoá nhưng còn rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải có chính sách chung của Đảng và Nhà nước. Cùng với việc đổi mới từng phần trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, Đảng quan tâm kiện toàn bộ máy nhà nước và tăng cường công tác xây dựng Đảng. Từ ngày 4 đến ngày 10-9-1980, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá IV đã xem xét và cho định hướng về bản Hiến pháp mới. Ngày 18-12-1980, Quốc hội khoá VI thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm 1980 khẳng định quyền lãnh đạo của Đảng, quy định cơ chế làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản, quyền và nghĩa vụ công dân, đường lối xây dựng kinh tế, tăng cường quản lý nhà nước và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh ở biên giới phía Bắc và trên biển, các lực lượng vũ trang nhân dân thường xuyên bám địa bàn, bảo vệ biên cương Tổ Quốc.Ở biên giới Tây Nam, quân và dân ta vừa bảo vệ biên giới, vừa làm nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia hồi sinh, xây dựng cuộc sống mới. Cho đến lúc này, xét về đại thể, tư duy cũ về kinhtế vẫn tồn tại, nền kinh tế nước ta vẫn nằm trong khủng hoảng. Việc thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm 1976 - 1980 chưa thu hẹp được những mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất phát triển chậm trong khi dân số tăng nhanh, thu nhập chưa bảo đảm tiêu dùng xã hội. Nền kinh tế chưa tạo được tích luỹ từ bên trong. Lương thực, vải mặc và các hàng tiêu dùng thiết yếu đều thiếu. Cung ứng lao động vật tư và giao thông - vận tải rất căng thẳng. Chênh lệch giữa thu và chi, giữa hàng và tiền, giữa xuất khẩu và nhập khẩu còn lớn. Thị trường vật giá không ổn định. Số người lao động chưa được sử dụng còn đông. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-Bài 8:Tìm tòi con đường thích hợp đi lên Chủ nghĩa Xã hội (1975-1986)
Top