Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-Bài 6: Xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đánh thắng ba chiến lược chiến tr
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 17530" data-attributes="member: 699"><p><strong>II. CHUYỂN HƯỚNG XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH CỤC BỘ" (1965-1968)</strong></p><p><strong></strong></p><p><strong>1. Chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ và Nghị quyết lần thứ 11, 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III)</strong></p><p><strong></strong></p><p>Đầu năm 1965, Mỹ chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ", đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam và ném bom miền Bắc. Mục tiêu của Mỹ là tiêu diệt chủ lực quân giải phóng, bình định miền Nam, buộc phía Việt Nam phải ngồi vào bàn đàm phán theo điều kiện của Mỹ. Để tránh gây ảnh hưởng xấu tới thế bố trí chiến lược toàn cầu, cũng như tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Mỹ, tránh lôi kéo các nước lớn như Trung Quốc, Liên Xô trực tiếp tham chiến, chính quyền Giônxơn chủ trương đưa quân Mỹ vào nhanh và rút ra nhanh, nghĩa là muốngiành thắng lợi trong một thời gian ngắn.</p><p></p><p>Từ mùa hè năm 1965, quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ (Nam Triều Tiên, Úc, Niu Dilân...) ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Đến cuối năm 1965 đội quân đó lên tới hơn 20 vạn, trong đó có nhiều sư đoàn, lữ đoàn tinh nhuệ của Mỹ.</p><p></p><p>Tháng 7-1965, Giônxơn chấp thuận kế hoạch chiến lược "tìm và diệt" của đại tướng Oétmolen, Tư lệnh Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Mỹ dự tính đạt các mục tiêu chiến lược trên đây trong khoảng hai năm đến hai năm sáu tháng (từ tháng 7-1965 đến giữa hoặc cuối năm 1967).</p><p></p><p>Để có một chính quyền tay sai đắc lực hơn, ngày 18-6-1965, Mỹ đạo diễn cho Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ làm đảo chính lật đổ Nguyễn Khánh, lập chính phủ quân sự. Trên miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ từng bước được mở rộng về quy mô và cường độ. Mỹ đồng thời đẩy mạnh "chiến tranh đặc biệt" ở Lào; gây sức ép nhằm buộc chính phủ Vương quốc Campuchia từ bỏ chính sách trung lập. Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung và mở "chiến dịch hoà bình" hòng cô lập Việt Nam. Trong nước, chính quyền Mỹ thi hành các biện pháp bưng bít tin tức, không gọi lính trù bị, không tăng thuế, với hy vọng duy trì được sự ổn định nội bộ, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của Quốc hội và nhân dân Mỹ đối với chiến tranh Việt Nam.</p><p></p><p>Việc Mỹ đổ quân vào miền Nam và "leo thang" đánh phá miền Bắc đặt ra cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta câu hỏi lớn: Việt Nam có đánh được Mỹ không, đánh Mỹ và thắng Mỹ bằng cách nào? Sự nghiệp xây dựng miền Bắc vẫn tiếp tục hay phải dừng lại?</p><p></p><p>Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) tháng 3-1965 đã quyết định chuyển toàn bộ hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ, phát huy vai trò của hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam, làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng hai nước Lào, Campuchia.</p><p></p><p>Mọi hoạt động ở miền Bắc nhanh chóng chuyển hướng. Các cơ quan, nhà máy, trường học và một bộ phận dân cư khẩn trương phân tán, sơ tán khỏi những vùng trọng điểm đánh phá của địch. Các phong trào thi đua dấy lên mạnh mẽ, rộng khắp, liên tục, với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Chỉ một thời gian ngắn, gần 27 vạn thanh niên được động viên vào quân đội. Đến cuối năm 1965 quân chủ lực miền Bắc tăng gấp 2 lần, dân quân, tự vệ tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng.</p><p></p><p>Được miền Bắc tăng sức chi viện, chủ lực Quân giải phóng miền Nam phát triển từ 10 trung đoàn (1964) lên tới 5 sư đoàn, 11 trung đoàn và một số trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng kỹ thuật. Toàn bộ lực lượng này được bố trí trên các địa bàn chiến lược rừng núi, nông thôn, đồng bằng, vùng ven và đô thị. Dựa trên thế trận đó, khi quân Mỹ vừa triển khai lực lượng, quân và dân miền Nam tổ chức một số trận đánh phủ đầu: Núi Thành (3-1965), Vạn Tường (8-1965), Plâyme (11-1965), Đất Cuốc, Bầu Bàng (11-1965), đánh thắng một số đơn vị tinh nhuệ lính thuỷ đánh bộ, kỵ binh không vận của Mỹ.</p><p></p><p>Từ thực tiễn đó,Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) tháng 12-1965 kết luận: mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân đội viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn, cuộc chiến tranh trở nên gay go, ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch.</p><p></p><p>Hội nghị hạ quyết tâm chiến lược: động viên lực lượng cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào. Phương châm chiến lược chung vẫn làđánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính.Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể lúc đó, Hội nghị cũng dự báo một khả năng khác: trên cơ sở quán triệt và vận dụng phương châm đánh lâu dài, cần phải cố gắng cao độ, tập trung lực lượng của cả hai miền đểtranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam. Hội nghị nhấn mạnh việc tăng cường công tác tư tưởng và tổ chức của Đảng.</p><p>Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 và 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) có tầm quan trọng trong việc đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ.</p><p></p><p><strong>2. Đánh thắng hai cuộc phản công chiến lược của Mỹ - nguỵ trên chiến trường miền Nam</strong></p><p></p><p>Trước mùa khô 1965-1966, Bộ Chính trị chỉ thị cho quân và dân ta ở miền Nam ra sức chuẩn bị thế trận và lực lượng, kiên quyết giữ vững thế chủ động tiến công, dùng hình thức phản công chiến dịch, phản công chiến đấu để tiêu diệt quân Mỹ và quân nguỵ, làm thất bại các mục tiêu cơ bản của chúng trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966. Trung ương Cục, các Khu uỷ và Quân khu uỷ, các cấp Đảng uỷ địa phương miền Nam khẩn trương mở các cuộc hội nghị bàn biện pháp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức, gấp rút chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng chủ động đối phó với địch.</p><p></p><p>Những ngày đầu tháng 1-1966, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ đã sử dụng 72 vạn quân với khối lượng vũ khí lớn mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, đánh vào miền Đông Nam Bộ và Khu V. Mục tiêu là "tìm - diệt" quân giải phóng, giành lại quyền chủ động chiến trường, "bình định" các vùng nông thôn đồng bằng quan trọng.</p><p></p><p>Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân được xây dựng và phát triển trên ba vùng chiến lược, kết hợp chặt chẽ các hình thức tác chiến của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, du kích, lực lượng vũ trang ta đã liên tục chặn đánh, kìm chân, phản công và tiến công, làm thất bại nhiều cuộc hành quân "tìm - diệt" của quân Mỹ và chư hầu ở Củ Chi, Nhà Đỏ - Bông Trang - Bình Mỹ, chiến khu D, chiến khu Dương Minh Châu, Bắc Bình Định, Nam Phú Yên, Tây Sơn Tịnh... Các đơn vị đặc công biệt động, pháo cối luồn sâu, các lực lượng du kích "vành đai diệt Mỹ" đã tổ chức các trận tập kích, phục kích, đánh vào hậu phương, hậu cứ của địch.</p><p></p><p>Trên mặt trận phá "bình định", kết hợp chặt chẽ "ba mũi giáp công" (quân sự, chính trị, binh vận), quân và dân ta đã phá vỡ kế hoạch lập 900 ấp và củng cố 19.000 ấp trong năm 1966 của địch.</p><p></p><p>Không "tìm - diệt" được chủ lực Quân giải phóng, lại bị Quân giải phóng tiêu diệt, tiêu hao, không đạt được chỉ tiêu "bình định" vùng nông thôn đồng bằng, tháng 4-1966, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ buộc phải kết thúc cuộc phản công sớm hơn dự định.</p><p></p><p>Thất bại đó khiến cho một số quan chức cao cấp của Mỹ từ chỗ hoài nghi đi tới chỗ nhận ra rằng: sức mạnh quân sự Mỹ không thể kết thúc cuộc chiến tranh và giành phần thắng cho Mỹ như dự tính ban đầu. Song với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, Mỹ vẫn tăng quân và trang bị vũ khí vào miền Nam. Đến giữa năm 1967, số quân Mỹ đã lên tới 469.000 tên. Với binh lực lớn, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai vào mùa khô 1966 - 1967.</p><p></p><p>Để phân tán lực lượng địch, tháng 4-1966, Bộ Chính trị quyết định tách hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên khỏi Khu V, để thành lập Khu uỷ và Quân khu Trị - Thiên - Huế. Tháng 6-1966, Quân uỷ Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị.</p><p></p><p>Cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của địch được thực hiện với một lực lượng lớn gồm 20 sư đoàn và 10 lữ đoàn chủ lực (trong đó có 7 sư đoàn và 6 lữ đoàn quân Mỹ), 4.000 máy bay, 2.500 xe tăng, xe bọc thép, nhằm đánh phá các căn cứ của ta ở phía Bắc Sài Gòn. Trong vòng 6 tháng, địch liên tiếp mở 3 cuộc hành quân quy mô lớn, nhằm "tìm - diệt" chủ lực và cơ quan chỉ đạo cách mạng miền Nam.</p><p></p><p>Phán đoán đúng ý đồ và thủ đoạn của địch, Trung ương Cục cùng Bộ chỉ huy Miền đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức cho các đơn vị, các địa phương bố trí lực lượng, hình thành thế trận liên hoàn giữa phía trước với phía sau, giữa bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương và dân quân, du kích. Quân và dân vùng căn cứ và các địa phương miền Đông Nam Bộ đã trụ bám địa bàn, liên tục tiến công đánh bại các cuộc hành quân Attơnborơ, Xiđaphôn, Gianxơn Xiti, làm thất bại mục tiêu "tìm - diệt" của địch. Phối hợp với quân dân miền Đông Nam Bộ, trên các hướng Nam Bộ, Khu V, Tây Nguyên, Trị - Thiên, quân và dân ta đẩy mạnh các hoạt động, mở một số chiến dịch tiến công.</p><p></p><p>Trên mặt trận "bình định", quân và dân các vùng nông thôn đã kiên trì phương châm "ba bám", đẩy mạnh "ba mũi giáp công", chặn đánh quyết liệt các cuộc hành quân càn quét và bình định của Mỹ - nguỵ; trừng trị bọn tay sai, ác ôn; phá vỡ chính quyền cơ sở địch ở nhiều nơi; giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng các ấp, xã chiến đấu liên hoàn, làng giải phóng, vành đai diệt Mỹ, bao vây, uy hiếp hoặc cắt đứt các tuyến giao thông huyết mạch của địch. Trong mùa khô 1966-1967 ta đã giành thêm 390 xã, ấp; nâng tổng số xã, ấp được giải phóng lên 700 xã và 6.750 ấp. Phong trào đấu tranh chính trị phát triển, từ đòi quyền dân sinh, dân chủ đến đấu tranh chống nguỵ quyền Thiệu - Kỳ.</p><p></p><p>Bị thất bại nặng, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ buộc phải chấm dứt cuộc phản công chiến lược lần thứ hai vào giữa tháng 5-1967.</p><p></p><p>Thắng lợi của ta đánh bại hai cuộc phản công chiến lược của quân viễn chinh Mỹ đã tạo ra cục diện mới trên chiến trường miền Nam.</p><p></p><p><strong>3. Chuyển hướng xây dựng miền Bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của không quân, hải quân Mỹ</strong></p><p></p><p>Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân, hải quân của Mỹ là một bộ phận hữu cơ của chiến lược "chiến tranh cục bộ". Máy bay, tàu chiến Mỹ đánh phá ác liệt hầu hết các vị trí quân sự và dân sự quan trọng, thả mìn phong toả các cửa biển, lạch sông hòng ngăn chặn sự tiếp tế bên ngoài vào miền Bắc. Đến năm 1967, khối lượng bom đạn Mỹ dội xuống miền Bắc lớn gấp 7 lần năm 1965, gây nên nhiều tổn thất về người và của cho nhân dân ta.</p><p></p><p>Chiến tranh diễn ra ngày càng ác liệt, nhưng nhân dân miền Bắc cũng như nhân dân cả nước không hề nao núng.</p><p></p><p>Ngày 17-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do!".</p><p></p><p>Ngay từ đầu và trong suốt quá trình chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, quân và dân miền Bắc đã đánh trả mãnh liệt không quân, hải quân Mỹ, bắn hạ hàng nghìn máy bay, bắn cháy hàng chục tàu chiến Mỹ, tiêu diệt hoặc bắt sống nhiều giặc lái. Bảo đảm giao thông, vận tải thông suốt liên tục trở thành một công tác trọng tâm của kháng chiến. Đảng và Nhà nước đã phát động và tổ chức phong trào toàn dân làm công tác giao thông, vận tải, trong đó lực lượng giao thông, vận tải chuyên nghiệp là nòng cốt và bộ đội công binh, hậu cần, vận tải, phòng không là lực lượng xung kích.</p><p></p><p>Dưới bom đạn ác liệt, sản xuất nông nghiệp miền Bắc vẫn có bước phát triển. Sản lượng lương thực hàng năm trong những năm 1965 - 1968 vẫn đạt xấp xỉ năm 1961; hàng nghìn hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn/ha. Sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp được duy trì, các nhà máy đã được sơ tán, bảo vệ để tiếp tục sản xuất. Việc xây dựng và phát triển công nghiệp địa phương được đặc biệt chú trọng. Nếu năm 1965 toàn miền Bắc có 205 xí nghiệp trung ương và 927 xí nghiệp địa phương thì đến năm 1969 con số tương ứng là 277 và 1.075. Một trong những thành tựu nổi bật là các mặt văn hoá, giáo dục, đào tạo cán bộ, y tế phát triển, góp phần bảo đảm cho miền Bắc càng đánh càng mạnh. Đời sống các tầng lớp nhân dân nói chung ổn định. Nhiều gia đình neo đơn, gia đình liệt sĩ, thương binh, bộ đội được tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chăm nom giúp đỡ. Vừa chiến đấu và sản xuất, miền Bắc vừa nỗ lực chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam. Trong khoảng thời gian 1965-1968, gần 89 vạn thanh niên miền Bắc được động viên vào lực lượng vũ trang. Hơn nửa lực lượng bộ đội chủ lực và gần 80% vũ khí đạn dược được sử dụng ở miền Nam là do Đảng, Nhà nước ta động viên từ miền Bắc đưa vào.</p><p></p><p>Tháng 1-1967, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) quyết định mở mặt trận đấu tranh ngoại giao nhằm tranh thủ hơn nữa sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới và nhân dân tiến bộ Mỹ, khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ địch, cô lập cao độ phái hiếu chiến trong giới cầm quyền Mỹ, hỗ trợ cho đấu tranh chính trị và quân sự của quân và dân ta.</p><p></p><p><strong>4. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân</strong></p><p></p><p>Mỹ đã tiến hành chiến tranh cục bộ với mọi thủ đoạn và biện pháp, song âm mưu giành thắng lợi quyết định ở miền Nam Việt Nam trong hai năm của Mỹ đã bị phá vỡ. Thất bại ở Việt Nam làm cho tình hình nước Mỹ trở nên không ổn định. Nước Mỹ đang đến gần năm vận động tranh cử Tổng thống. Dù là Tổng thống hiếu chiến, Giônxơn buộc phải thận trọng trong việc tính toán bước đi của Mỹ sao cho vừa tránh mọi sự đảo lộn bất ngờ trên chiến trường vừa xoa dịu được dư luận trong nước để bước vào năm tranh cử (1968) một cách thuận lợi.</p><p></p><p>Về phía ta, qua hai năm đương đầu với chiến tranh cục bộ, quân dân miền Nam đã phát huy mạnh mẽ chiến lược tiến công, từng bước bẻ gẫy hai gọng kìm "tìm - diệt" và "bình định", làm thất bại các mục tiêu quân sự, chính trị của Mỹ - nguỵ. Miền Bắc càng chứng tỏ tính bền vững của một hậu phương cùng một lúc làm tròn hai nhiệm vụ là: xây dựng, bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam. Về đối ngoại, sự nghiệp chính nghĩa và đường lối đối ngoại đúng đắn của ta đã tranh thủ được ngày càng rộng rãi sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân và chính phủ nhiều nước - đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa, mặc dầu có sự bất đồng nghiêm trọng giữa Liên Xô và Trung Quốc.</p><p></p><p>Tất cả các nhân tố nói trên đã được Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương theo dõi, kịp thời đánh giá để đi đến nhận định: một thời cơ mới đang xuất hiện, cần phải tìm cách khai thác triệt để nhằm tạo nên chuyển biến chiến lược có lợi cho ta. Ngay sau khi đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của Mỹ-nguỵ, từ tháng 5-1967 Bộ Chính trị và các cơ quan chỉ đạo chiến lược đã có nhiều cuộc họp bàn về chủ trương chiến lược Đông Xuân 1967 - 1968. Bộ Chính trị đã đi đến kết luận: nếu cứ tiếp tục mở các hoạt động quân sự như trước, đánh theo cách thức cũ thì khó tận dụng được thời cơ và cuộc chiến sẽ vẫn diễn ra trong thế nhùng nhằng và kéo dài; nhưng mặt khác, trước đối thủ có quân số đông, hoả lực mạnh, sức cơ động cao và khả năng tiếp ứng bổ sung lực lượng nhanh như quân Mỹ thì phương án bao vây chiến lược để tiêu diệt lớn đội quân này là không hiện thực. Vì vậy, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (tháng 12-1967) đã quyết định một phương thức tiến công mới nhằm tạo nên sự chuyển biến cục diện chiến tranh.Đó là cáchtổng công kích - tổng khởi nghĩa vào tất cả các đô thị - dinh luỹ của Mỹ - nguỵ trên toàn miền Nam.</p><p></p><p>Các chiến trường, các địa phương miền Nam được lệnh bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị: tổ chức lại chiến trường, xây dựng phương án tác chiến và kế hoạch khởi nghĩa, triển khai công tác bảo đảm hậu cần, tăng cường lực lượng, bố trí thế trận. Để phân tán lực lượng địch, ta mở chiến dịch Khe Sanh và cùng với bạn Lào phối hợp mở chiến dịch Nậm Bạc.</p><p>Tháng 1-1968, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) thông qua Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12-1967, Hội nghị nhận định: điểm cơ bản của tình hình vẫn là ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn;xu thế của tình hình trong cả năm 1968 là địch sẽ ngày càng chuyển vào phòng ngự một cách bị động hơn trước.Hội nghị hạquyết tâm chiến lược: chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định. Để thực hiện quyết tâm đó, phải động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng lên bước phát triển cao nhất,dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định. Hướng tiến công được xác định gồm đòn đánh tiêu diệt của bộ đội chủ lực ở chiến trường rừng núi và đòn công kích quân sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng đánh sập cơ quan đầu não của Mỹ - nguỵ ở các đô thị quan trọng, trên toàn miền Nam.Mục tiêu chiến lược là đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc. Hội nghị dự kiến các khả năng diễn biến của tình hình và chỉ rõ cần nỗ lực phi thường để giành thắng lợi theo khả năng tốt nhất, đồng thời cảnh giác đề phòng khả năng xấu nhất.</p><p></p><p>Trung tuần tháng 1-1968, liên quân Lào - Việt mở chiến dịch Nậm Bạc và lực lượng vũ trang bất ngờ tiến công mãnh liệt vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Trong khi Mỹ dồn tâm trí và lực lượng ra hướng Đường 9 - Khe Sanh, thì đêm 29 rạng ngày 30 và đêm 30 rạng ngày 31-1-1968 (tức đêm giao thừa và đêm mồng 1 Tết), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân nổ ra trên khắp chiến trường với hướng chính là các đô thị, trung tâm quân sự, chính trị của Mỹ - nguỵ.</p><p></p><p>Trong gần hai tháng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy như những đợt sóng lớn đánh vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong số 40 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ. Tại nhiều đô thị lực lượng vũ trang của ta đã chiếm giữ nhiều nơi trong nhiều ngày, nhiều giờ. Tại Sài Gòn đặc công, biệt động và các tiểu đoàn mũi nhọn đã đánh vào các mục tiêu trọng yếu: toà Đại sứ Mỹ, Bộ Tổng tham mưu nguỵ, Dinh Độc lập, Đài phát thanh... rồi trụ lại đánh các đợt phản kích của địch ở nhiều khu phố. Tại Huế, lực lượng vũ trang ta đã làm chủ 25 ngày, phát động nhân dân nổi dậy, truy bắt ác ôn, thiết lập chính quyền cách mạng, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch.</p><p></p><p>Bị tấn công mạnh đồng loạt và bất ngờ, thoạt đầu địch lúng túng chống đỡ. Nhưng ngay sau đó, chúng điều động lực lượng sử dụng cả máy bay và vũ khí hạng nặng phản kích điên cuồng.</p><p></p><p>Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân và dân ta đã giành được kết quả to lớn: tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của địch; phá rã nguỵ quyền ở nhiều vùng nông thôn; phá vỡ hệ thống phòng thủ đô thị của Mỹ - nguỵ trên quy mô toàn miền. Điều quan trọng nhất là đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, phơi bày toàn bộ những mâu thuẫn mà Mỹ - nguỵ không sao khắc phục được trong đường lối và cách thức điều hành chiến tranh.</p><p></p><p>Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã gây nên tác động rất mạnh ở nước Mỹ, làm lộ rõ một sự thật: sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ là có giới hạn. Trong giới hạn đó, nếu Mỹ vẫn theo đuổi chiến tranh Việt Nam theo chiến lược cũ thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về kinh tế, quân sự và chính trị. Chính quyền Mỹ bị phân hoá sâu sắc. Nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh ngày càng mạnh. Các tập đoàn tài chính - công nghiệp Mỹ bị "vỡ mộng", không còn hậu thuẫn cho chính sách Việt Nam của chính quyền Giônxơn.</p><p></p><p>Đêm 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Giônxơn đã phải tuyên bố đơn phương xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; sẵn sàng cử đại diện đàm phán với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,rút bỏ cam kết đưa quân Mỹ vào cuộc chiến tranh trên bộ ở miền Nam Việt Nam, thực hiện chính sách "phi Mỹ hoá" cuộc chiến tranh. Tổng thống Giônxơn cũng tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo. Như vậy, chính quyền Mỹ mặc nhiên thừa nhận sự thất bại của chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở Việt Nam.</p><p></p><p>Ngày 31-10-1968, Tổng thống Giônxơn phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chấp nhận họp Hội nghị Pari để giải quyết chiến tranh Việt Nam và thừa nhận đại diện chính thức của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị.</p><p></p><p>Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, khởi đầu quá trình đi xuống trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.</p><p></p><p>Sau Tết Mậu Thân, nhằm đẩy địch vào thế thất bại liên tiếp, ngày càng suy yếu, không sao gượng dậy được, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương mở tiếp các đợt Tổng tiến công và nổi dậy tháng 5 và tháng 8-1968, hướng chính vẫn nhằm vào các thành thị lớn trên toàn miền. Nhưng do dồn sức tiến công và nổi dậy liên tục trên quy mô rộng lớn và trong điều kiện yếu tố bất ngờ không còn, nên lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của ta trong năm 1968 bị tổn thất nặng nề: hơn 11 vạn cán bộ, chiến sĩ hy sinh và bị thương, hàng vạn quần chúng cách mạng đã ngã xuống. Mặt khác, do dồn sức tấn công đô thị, ta đã bỏ hở nông thôn. Bằng nỗ lực và thủ đoạn mới, lại kịp thời lợi dụng sơ hở đó của ta, từ giữa năm 1968 địch đã lấy lại được hầu hết những khu vực vừa bị mất trong dịp Tết Mậu Thân. Từ đây kéo dài sang năm 1969 - 1970, thế trận chiến tranh nhân dân của ta bị suy giảm, cách mạng miền Nam đứng trước những thử thách nặng nề.</p><p></p><p>Đảng ta đã đánh giá, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, chúng ta đã mắc khuyết điểm "chủ quan trong việc đánh giá tình hình cho nên đề ra yêu cầu chưa sát với tình hình thực tế", "chủ trương tiếp tục các đợt tiến công vào đô thị khi không còn điều kiện là sai lầm về chỉ đạo chiến lược, để địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất".</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 17530, member: 699"] [B]II. CHUYỂN HƯỚNG XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH CỤC BỘ" (1965-1968) 1. Chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ và Nghị quyết lần thứ 11, 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) [/B] Đầu năm 1965, Mỹ chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ", đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam và ném bom miền Bắc. Mục tiêu của Mỹ là tiêu diệt chủ lực quân giải phóng, bình định miền Nam, buộc phía Việt Nam phải ngồi vào bàn đàm phán theo điều kiện của Mỹ. Để tránh gây ảnh hưởng xấu tới thế bố trí chiến lược toàn cầu, cũng như tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Mỹ, tránh lôi kéo các nước lớn như Trung Quốc, Liên Xô trực tiếp tham chiến, chính quyền Giônxơn chủ trương đưa quân Mỹ vào nhanh và rút ra nhanh, nghĩa là muốngiành thắng lợi trong một thời gian ngắn. Từ mùa hè năm 1965, quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ (Nam Triều Tiên, Úc, Niu Dilân...) ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Đến cuối năm 1965 đội quân đó lên tới hơn 20 vạn, trong đó có nhiều sư đoàn, lữ đoàn tinh nhuệ của Mỹ. Tháng 7-1965, Giônxơn chấp thuận kế hoạch chiến lược "tìm và diệt" của đại tướng Oétmolen, Tư lệnh Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Mỹ dự tính đạt các mục tiêu chiến lược trên đây trong khoảng hai năm đến hai năm sáu tháng (từ tháng 7-1965 đến giữa hoặc cuối năm 1967). Để có một chính quyền tay sai đắc lực hơn, ngày 18-6-1965, Mỹ đạo diễn cho Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ làm đảo chính lật đổ Nguyễn Khánh, lập chính phủ quân sự. Trên miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ từng bước được mở rộng về quy mô và cường độ. Mỹ đồng thời đẩy mạnh "chiến tranh đặc biệt" ở Lào; gây sức ép nhằm buộc chính phủ Vương quốc Campuchia từ bỏ chính sách trung lập. Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung và mở "chiến dịch hoà bình" hòng cô lập Việt Nam. Trong nước, chính quyền Mỹ thi hành các biện pháp bưng bít tin tức, không gọi lính trù bị, không tăng thuế, với hy vọng duy trì được sự ổn định nội bộ, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của Quốc hội và nhân dân Mỹ đối với chiến tranh Việt Nam. Việc Mỹ đổ quân vào miền Nam và "leo thang" đánh phá miền Bắc đặt ra cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta câu hỏi lớn: Việt Nam có đánh được Mỹ không, đánh Mỹ và thắng Mỹ bằng cách nào? Sự nghiệp xây dựng miền Bắc vẫn tiếp tục hay phải dừng lại? Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) tháng 3-1965 đã quyết định chuyển toàn bộ hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ, phát huy vai trò của hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam, làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng hai nước Lào, Campuchia. Mọi hoạt động ở miền Bắc nhanh chóng chuyển hướng. Các cơ quan, nhà máy, trường học và một bộ phận dân cư khẩn trương phân tán, sơ tán khỏi những vùng trọng điểm đánh phá của địch. Các phong trào thi đua dấy lên mạnh mẽ, rộng khắp, liên tục, với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Chỉ một thời gian ngắn, gần 27 vạn thanh niên được động viên vào quân đội. Đến cuối năm 1965 quân chủ lực miền Bắc tăng gấp 2 lần, dân quân, tự vệ tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Được miền Bắc tăng sức chi viện, chủ lực Quân giải phóng miền Nam phát triển từ 10 trung đoàn (1964) lên tới 5 sư đoàn, 11 trung đoàn và một số trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng kỹ thuật. Toàn bộ lực lượng này được bố trí trên các địa bàn chiến lược rừng núi, nông thôn, đồng bằng, vùng ven và đô thị. Dựa trên thế trận đó, khi quân Mỹ vừa triển khai lực lượng, quân và dân miền Nam tổ chức một số trận đánh phủ đầu: Núi Thành (3-1965), Vạn Tường (8-1965), Plâyme (11-1965), Đất Cuốc, Bầu Bàng (11-1965), đánh thắng một số đơn vị tinh nhuệ lính thuỷ đánh bộ, kỵ binh không vận của Mỹ. Từ thực tiễn đó,Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) tháng 12-1965 kết luận: mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân đội viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn, cuộc chiến tranh trở nên gay go, ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch. Hội nghị hạ quyết tâm chiến lược: động viên lực lượng cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào. Phương châm chiến lược chung vẫn làđánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính.Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể lúc đó, Hội nghị cũng dự báo một khả năng khác: trên cơ sở quán triệt và vận dụng phương châm đánh lâu dài, cần phải cố gắng cao độ, tập trung lực lượng của cả hai miền đểtranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam. Hội nghị nhấn mạnh việc tăng cường công tác tư tưởng và tổ chức của Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 và 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) có tầm quan trọng trong việc đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ. [B]2. Đánh thắng hai cuộc phản công chiến lược của Mỹ - nguỵ trên chiến trường miền Nam[/B] Trước mùa khô 1965-1966, Bộ Chính trị chỉ thị cho quân và dân ta ở miền Nam ra sức chuẩn bị thế trận và lực lượng, kiên quyết giữ vững thế chủ động tiến công, dùng hình thức phản công chiến dịch, phản công chiến đấu để tiêu diệt quân Mỹ và quân nguỵ, làm thất bại các mục tiêu cơ bản của chúng trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966. Trung ương Cục, các Khu uỷ và Quân khu uỷ, các cấp Đảng uỷ địa phương miền Nam khẩn trương mở các cuộc hội nghị bàn biện pháp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức, gấp rút chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng chủ động đối phó với địch. Những ngày đầu tháng 1-1966, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ đã sử dụng 72 vạn quân với khối lượng vũ khí lớn mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, đánh vào miền Đông Nam Bộ và Khu V. Mục tiêu là "tìm - diệt" quân giải phóng, giành lại quyền chủ động chiến trường, "bình định" các vùng nông thôn đồng bằng quan trọng. Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân được xây dựng và phát triển trên ba vùng chiến lược, kết hợp chặt chẽ các hình thức tác chiến của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, du kích, lực lượng vũ trang ta đã liên tục chặn đánh, kìm chân, phản công và tiến công, làm thất bại nhiều cuộc hành quân "tìm - diệt" của quân Mỹ và chư hầu ở Củ Chi, Nhà Đỏ - Bông Trang - Bình Mỹ, chiến khu D, chiến khu Dương Minh Châu, Bắc Bình Định, Nam Phú Yên, Tây Sơn Tịnh... Các đơn vị đặc công biệt động, pháo cối luồn sâu, các lực lượng du kích "vành đai diệt Mỹ" đã tổ chức các trận tập kích, phục kích, đánh vào hậu phương, hậu cứ của địch. Trên mặt trận phá "bình định", kết hợp chặt chẽ "ba mũi giáp công" (quân sự, chính trị, binh vận), quân và dân ta đã phá vỡ kế hoạch lập 900 ấp và củng cố 19.000 ấp trong năm 1966 của địch. Không "tìm - diệt" được chủ lực Quân giải phóng, lại bị Quân giải phóng tiêu diệt, tiêu hao, không đạt được chỉ tiêu "bình định" vùng nông thôn đồng bằng, tháng 4-1966, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ buộc phải kết thúc cuộc phản công sớm hơn dự định. Thất bại đó khiến cho một số quan chức cao cấp của Mỹ từ chỗ hoài nghi đi tới chỗ nhận ra rằng: sức mạnh quân sự Mỹ không thể kết thúc cuộc chiến tranh và giành phần thắng cho Mỹ như dự tính ban đầu. Song với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, Mỹ vẫn tăng quân và trang bị vũ khí vào miền Nam. Đến giữa năm 1967, số quân Mỹ đã lên tới 469.000 tên. Với binh lực lớn, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai vào mùa khô 1966 - 1967. Để phân tán lực lượng địch, tháng 4-1966, Bộ Chính trị quyết định tách hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên khỏi Khu V, để thành lập Khu uỷ và Quân khu Trị - Thiên - Huế. Tháng 6-1966, Quân uỷ Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị. Cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của địch được thực hiện với một lực lượng lớn gồm 20 sư đoàn và 10 lữ đoàn chủ lực (trong đó có 7 sư đoàn và 6 lữ đoàn quân Mỹ), 4.000 máy bay, 2.500 xe tăng, xe bọc thép, nhằm đánh phá các căn cứ của ta ở phía Bắc Sài Gòn. Trong vòng 6 tháng, địch liên tiếp mở 3 cuộc hành quân quy mô lớn, nhằm "tìm - diệt" chủ lực và cơ quan chỉ đạo cách mạng miền Nam. Phán đoán đúng ý đồ và thủ đoạn của địch, Trung ương Cục cùng Bộ chỉ huy Miền đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức cho các đơn vị, các địa phương bố trí lực lượng, hình thành thế trận liên hoàn giữa phía trước với phía sau, giữa bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương và dân quân, du kích. Quân và dân vùng căn cứ và các địa phương miền Đông Nam Bộ đã trụ bám địa bàn, liên tục tiến công đánh bại các cuộc hành quân Attơnborơ, Xiđaphôn, Gianxơn Xiti, làm thất bại mục tiêu "tìm - diệt" của địch. Phối hợp với quân dân miền Đông Nam Bộ, trên các hướng Nam Bộ, Khu V, Tây Nguyên, Trị - Thiên, quân và dân ta đẩy mạnh các hoạt động, mở một số chiến dịch tiến công. Trên mặt trận "bình định", quân và dân các vùng nông thôn đã kiên trì phương châm "ba bám", đẩy mạnh "ba mũi giáp công", chặn đánh quyết liệt các cuộc hành quân càn quét và bình định của Mỹ - nguỵ; trừng trị bọn tay sai, ác ôn; phá vỡ chính quyền cơ sở địch ở nhiều nơi; giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng các ấp, xã chiến đấu liên hoàn, làng giải phóng, vành đai diệt Mỹ, bao vây, uy hiếp hoặc cắt đứt các tuyến giao thông huyết mạch của địch. Trong mùa khô 1966-1967 ta đã giành thêm 390 xã, ấp; nâng tổng số xã, ấp được giải phóng lên 700 xã và 6.750 ấp. Phong trào đấu tranh chính trị phát triển, từ đòi quyền dân sinh, dân chủ đến đấu tranh chống nguỵ quyền Thiệu - Kỳ. Bị thất bại nặng, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ buộc phải chấm dứt cuộc phản công chiến lược lần thứ hai vào giữa tháng 5-1967. Thắng lợi của ta đánh bại hai cuộc phản công chiến lược của quân viễn chinh Mỹ đã tạo ra cục diện mới trên chiến trường miền Nam. [B]3. Chuyển hướng xây dựng miền Bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của không quân, hải quân Mỹ[/B] Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân, hải quân của Mỹ là một bộ phận hữu cơ của chiến lược "chiến tranh cục bộ". Máy bay, tàu chiến Mỹ đánh phá ác liệt hầu hết các vị trí quân sự và dân sự quan trọng, thả mìn phong toả các cửa biển, lạch sông hòng ngăn chặn sự tiếp tế bên ngoài vào miền Bắc. Đến năm 1967, khối lượng bom đạn Mỹ dội xuống miền Bắc lớn gấp 7 lần năm 1965, gây nên nhiều tổn thất về người và của cho nhân dân ta. Chiến tranh diễn ra ngày càng ác liệt, nhưng nhân dân miền Bắc cũng như nhân dân cả nước không hề nao núng. Ngày 17-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do!". Ngay từ đầu và trong suốt quá trình chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, quân và dân miền Bắc đã đánh trả mãnh liệt không quân, hải quân Mỹ, bắn hạ hàng nghìn máy bay, bắn cháy hàng chục tàu chiến Mỹ, tiêu diệt hoặc bắt sống nhiều giặc lái. Bảo đảm giao thông, vận tải thông suốt liên tục trở thành một công tác trọng tâm của kháng chiến. Đảng và Nhà nước đã phát động và tổ chức phong trào toàn dân làm công tác giao thông, vận tải, trong đó lực lượng giao thông, vận tải chuyên nghiệp là nòng cốt và bộ đội công binh, hậu cần, vận tải, phòng không là lực lượng xung kích. Dưới bom đạn ác liệt, sản xuất nông nghiệp miền Bắc vẫn có bước phát triển. Sản lượng lương thực hàng năm trong những năm 1965 - 1968 vẫn đạt xấp xỉ năm 1961; hàng nghìn hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn/ha. Sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp được duy trì, các nhà máy đã được sơ tán, bảo vệ để tiếp tục sản xuất. Việc xây dựng và phát triển công nghiệp địa phương được đặc biệt chú trọng. Nếu năm 1965 toàn miền Bắc có 205 xí nghiệp trung ương và 927 xí nghiệp địa phương thì đến năm 1969 con số tương ứng là 277 và 1.075. Một trong những thành tựu nổi bật là các mặt văn hoá, giáo dục, đào tạo cán bộ, y tế phát triển, góp phần bảo đảm cho miền Bắc càng đánh càng mạnh. Đời sống các tầng lớp nhân dân nói chung ổn định. Nhiều gia đình neo đơn, gia đình liệt sĩ, thương binh, bộ đội được tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chăm nom giúp đỡ. Vừa chiến đấu và sản xuất, miền Bắc vừa nỗ lực chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam. Trong khoảng thời gian 1965-1968, gần 89 vạn thanh niên miền Bắc được động viên vào lực lượng vũ trang. Hơn nửa lực lượng bộ đội chủ lực và gần 80% vũ khí đạn dược được sử dụng ở miền Nam là do Đảng, Nhà nước ta động viên từ miền Bắc đưa vào. Tháng 1-1967, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) quyết định mở mặt trận đấu tranh ngoại giao nhằm tranh thủ hơn nữa sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới và nhân dân tiến bộ Mỹ, khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ địch, cô lập cao độ phái hiếu chiến trong giới cầm quyền Mỹ, hỗ trợ cho đấu tranh chính trị và quân sự của quân và dân ta. [B]4. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân[/B] Mỹ đã tiến hành chiến tranh cục bộ với mọi thủ đoạn và biện pháp, song âm mưu giành thắng lợi quyết định ở miền Nam Việt Nam trong hai năm của Mỹ đã bị phá vỡ. Thất bại ở Việt Nam làm cho tình hình nước Mỹ trở nên không ổn định. Nước Mỹ đang đến gần năm vận động tranh cử Tổng thống. Dù là Tổng thống hiếu chiến, Giônxơn buộc phải thận trọng trong việc tính toán bước đi của Mỹ sao cho vừa tránh mọi sự đảo lộn bất ngờ trên chiến trường vừa xoa dịu được dư luận trong nước để bước vào năm tranh cử (1968) một cách thuận lợi. Về phía ta, qua hai năm đương đầu với chiến tranh cục bộ, quân dân miền Nam đã phát huy mạnh mẽ chiến lược tiến công, từng bước bẻ gẫy hai gọng kìm "tìm - diệt" và "bình định", làm thất bại các mục tiêu quân sự, chính trị của Mỹ - nguỵ. Miền Bắc càng chứng tỏ tính bền vững của một hậu phương cùng một lúc làm tròn hai nhiệm vụ là: xây dựng, bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam. Về đối ngoại, sự nghiệp chính nghĩa và đường lối đối ngoại đúng đắn của ta đã tranh thủ được ngày càng rộng rãi sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân và chính phủ nhiều nước - đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa, mặc dầu có sự bất đồng nghiêm trọng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Tất cả các nhân tố nói trên đã được Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương theo dõi, kịp thời đánh giá để đi đến nhận định: một thời cơ mới đang xuất hiện, cần phải tìm cách khai thác triệt để nhằm tạo nên chuyển biến chiến lược có lợi cho ta. Ngay sau khi đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của Mỹ-nguỵ, từ tháng 5-1967 Bộ Chính trị và các cơ quan chỉ đạo chiến lược đã có nhiều cuộc họp bàn về chủ trương chiến lược Đông Xuân 1967 - 1968. Bộ Chính trị đã đi đến kết luận: nếu cứ tiếp tục mở các hoạt động quân sự như trước, đánh theo cách thức cũ thì khó tận dụng được thời cơ và cuộc chiến sẽ vẫn diễn ra trong thế nhùng nhằng và kéo dài; nhưng mặt khác, trước đối thủ có quân số đông, hoả lực mạnh, sức cơ động cao và khả năng tiếp ứng bổ sung lực lượng nhanh như quân Mỹ thì phương án bao vây chiến lược để tiêu diệt lớn đội quân này là không hiện thực. Vì vậy, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (tháng 12-1967) đã quyết định một phương thức tiến công mới nhằm tạo nên sự chuyển biến cục diện chiến tranh.Đó là cáchtổng công kích - tổng khởi nghĩa vào tất cả các đô thị - dinh luỹ của Mỹ - nguỵ trên toàn miền Nam. Các chiến trường, các địa phương miền Nam được lệnh bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị: tổ chức lại chiến trường, xây dựng phương án tác chiến và kế hoạch khởi nghĩa, triển khai công tác bảo đảm hậu cần, tăng cường lực lượng, bố trí thế trận. Để phân tán lực lượng địch, ta mở chiến dịch Khe Sanh và cùng với bạn Lào phối hợp mở chiến dịch Nậm Bạc. Tháng 1-1968, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) thông qua Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12-1967, Hội nghị nhận định: điểm cơ bản của tình hình vẫn là ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn;xu thế của tình hình trong cả năm 1968 là địch sẽ ngày càng chuyển vào phòng ngự một cách bị động hơn trước.Hội nghị hạquyết tâm chiến lược: chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định. Để thực hiện quyết tâm đó, phải động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng lên bước phát triển cao nhất,dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định. Hướng tiến công được xác định gồm đòn đánh tiêu diệt của bộ đội chủ lực ở chiến trường rừng núi và đòn công kích quân sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng đánh sập cơ quan đầu não của Mỹ - nguỵ ở các đô thị quan trọng, trên toàn miền Nam.Mục tiêu chiến lược là đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc. Hội nghị dự kiến các khả năng diễn biến của tình hình và chỉ rõ cần nỗ lực phi thường để giành thắng lợi theo khả năng tốt nhất, đồng thời cảnh giác đề phòng khả năng xấu nhất. Trung tuần tháng 1-1968, liên quân Lào - Việt mở chiến dịch Nậm Bạc và lực lượng vũ trang bất ngờ tiến công mãnh liệt vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Trong khi Mỹ dồn tâm trí và lực lượng ra hướng Đường 9 - Khe Sanh, thì đêm 29 rạng ngày 30 và đêm 30 rạng ngày 31-1-1968 (tức đêm giao thừa và đêm mồng 1 Tết), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân nổ ra trên khắp chiến trường với hướng chính là các đô thị, trung tâm quân sự, chính trị của Mỹ - nguỵ. Trong gần hai tháng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy như những đợt sóng lớn đánh vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong số 40 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ. Tại nhiều đô thị lực lượng vũ trang của ta đã chiếm giữ nhiều nơi trong nhiều ngày, nhiều giờ. Tại Sài Gòn đặc công, biệt động và các tiểu đoàn mũi nhọn đã đánh vào các mục tiêu trọng yếu: toà Đại sứ Mỹ, Bộ Tổng tham mưu nguỵ, Dinh Độc lập, Đài phát thanh... rồi trụ lại đánh các đợt phản kích của địch ở nhiều khu phố. Tại Huế, lực lượng vũ trang ta đã làm chủ 25 ngày, phát động nhân dân nổi dậy, truy bắt ác ôn, thiết lập chính quyền cách mạng, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch. Bị tấn công mạnh đồng loạt và bất ngờ, thoạt đầu địch lúng túng chống đỡ. Nhưng ngay sau đó, chúng điều động lực lượng sử dụng cả máy bay và vũ khí hạng nặng phản kích điên cuồng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân và dân ta đã giành được kết quả to lớn: tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của địch; phá rã nguỵ quyền ở nhiều vùng nông thôn; phá vỡ hệ thống phòng thủ đô thị của Mỹ - nguỵ trên quy mô toàn miền. Điều quan trọng nhất là đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, phơi bày toàn bộ những mâu thuẫn mà Mỹ - nguỵ không sao khắc phục được trong đường lối và cách thức điều hành chiến tranh. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã gây nên tác động rất mạnh ở nước Mỹ, làm lộ rõ một sự thật: sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ là có giới hạn. Trong giới hạn đó, nếu Mỹ vẫn theo đuổi chiến tranh Việt Nam theo chiến lược cũ thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về kinh tế, quân sự và chính trị. Chính quyền Mỹ bị phân hoá sâu sắc. Nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh ngày càng mạnh. Các tập đoàn tài chính - công nghiệp Mỹ bị "vỡ mộng", không còn hậu thuẫn cho chính sách Việt Nam của chính quyền Giônxơn. Đêm 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Giônxơn đã phải tuyên bố đơn phương xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; sẵn sàng cử đại diện đàm phán với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,rút bỏ cam kết đưa quân Mỹ vào cuộc chiến tranh trên bộ ở miền Nam Việt Nam, thực hiện chính sách "phi Mỹ hoá" cuộc chiến tranh. Tổng thống Giônxơn cũng tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo. Như vậy, chính quyền Mỹ mặc nhiên thừa nhận sự thất bại của chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở Việt Nam. Ngày 31-10-1968, Tổng thống Giônxơn phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chấp nhận họp Hội nghị Pari để giải quyết chiến tranh Việt Nam và thừa nhận đại diện chính thức của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, khởi đầu quá trình đi xuống trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ. Sau Tết Mậu Thân, nhằm đẩy địch vào thế thất bại liên tiếp, ngày càng suy yếu, không sao gượng dậy được, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương mở tiếp các đợt Tổng tiến công và nổi dậy tháng 5 và tháng 8-1968, hướng chính vẫn nhằm vào các thành thị lớn trên toàn miền. Nhưng do dồn sức tiến công và nổi dậy liên tục trên quy mô rộng lớn và trong điều kiện yếu tố bất ngờ không còn, nên lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của ta trong năm 1968 bị tổn thất nặng nề: hơn 11 vạn cán bộ, chiến sĩ hy sinh và bị thương, hàng vạn quần chúng cách mạng đã ngã xuống. Mặt khác, do dồn sức tấn công đô thị, ta đã bỏ hở nông thôn. Bằng nỗ lực và thủ đoạn mới, lại kịp thời lợi dụng sơ hở đó của ta, từ giữa năm 1968 địch đã lấy lại được hầu hết những khu vực vừa bị mất trong dịp Tết Mậu Thân. Từ đây kéo dài sang năm 1969 - 1970, thế trận chiến tranh nhân dân của ta bị suy giảm, cách mạng miền Nam đứng trước những thử thách nặng nề. Đảng ta đã đánh giá, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, chúng ta đã mắc khuyết điểm "chủ quan trong việc đánh giá tình hình cho nên đề ra yêu cầu chưa sát với tình hình thực tế", "chủ trương tiếp tục các đợt tiến công vào đô thị khi không còn điều kiện là sai lầm về chỉ đạo chiến lược, để địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất". [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-Bài 6: Xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đánh thắng ba chiến lược chiến tr
Top