Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 13912" data-attributes="member: 699"><p><strong>V. CAO TRÀO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945)</strong></p><p><strong></strong></p><p><strong>1. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và chủ trương giải phóng dân tộc của Đảng</strong></p><p></p><p>Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Quân Đức tiến công sang phía Tây trước và từ tháng 4-1940 đến đầu năm 1941 đã chiếm và đặt ách thống trị lên hầu hết các nước Tây Âu và Đông Âu tư bản chủ nghĩa. Nhật Bản mở rộng chiếm đóng Trung Quốc, tiến xuống Đông Nam Á. Ngày 22-6-1941, 190 sư đoàn phát xít Đức tấn công Liên Xô. Ngày 8-12-1941, Nhật bất ngờ tiến công Cảng Trân Châu ở quần đảo Haoai (Mỹ), chiến tranh lan sang châu Á - Thái Bình Dương. Quy luật lợi nhuận tối đa và sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn đế quốc: phát xít Đức - Ý - Nhật và Anh - Pháp - Mỹ nhằm giành giật thị trường, nguồn nguyên liệu và chia lại thế giới. Từ khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu.</p><p></p><p>Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến nước ta. Chính phủ phản động Pháp thực hiện chính sách đàn áp các lực lượng cộng sản và tiến bộ ở trong nước và ở các thuộc địa. Ở Đông Dương thực dân Pháp điên cuồng tiến công Đảng Cộng sản Đông Dương và các đoàn thể quần chúng do Đảng lãnh đạo. Một số quyền tự do, dân chủ giành được trong thời kỳ 1936 -1939 bị thủ tiêu. Đồng chí Lê Hồng Phong bị bắt cuối tháng 9-1939. Nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt giam, tù đày. Hàng vạn thanh niên bị bắt lính đưa sang Pháp. Thực dân Pháp tăng thuế, trưng thu, trưng dụng các xí nghiệp tư nhân cho quốc phòng, kiểm soát trực tiếp, gắt gao sản xuất và phân phối, xuất khẩu và nhập khẩu. Trừ bọn tay sai của Pháp, địa chủ lớn và tư sản mại bản, tất cả các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều bị ảnh hưởng tai hại bởi chính sách phản động của đế quốc Pháp.</p><p></p><p>Do sớm dự báo được chiến tranh thế giới thứ hai sẽ nổ ra, nên Đảng ta không bị bất ngờ về cuộc chiến tranh này. Trong thời kỳ 1936- 1939 Đảng đã có một số chủ trương, hoạt động thích hợp khi chiến tranh bùng nổ. (Thông báo khẩn cấp ngày10-3-1938, Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương ngày 29-3-1938 và Tuyên ngôn Đảng Cộng sản Đông Dương với thời cuộc ngày 29-3-1938 đã nói rõ chiến tranh sẽ nổ ra, cần tập trung mũi nhọn chống bọn phát xít gây chiến.)</p><p></p><p>Một tháng sau khi chiến tranh thế giới nổ ra, ngày 29-9-1939 Trung ương Đảng gửi Thông cáo cho các cấp bộ Đảng, vạch rõ cách mạng Đông Dương sẽ tiến đến mục tiêu giải phóng dân tộc, chỉ thị cho toàn Đảng kịp thời rút vào bí mật và chuyển hướng hoạt động.</p><p></p><p>Đầu tháng 11-1939, Ban Chấp hành Trung ương đã họp tại Bà Điểm, Gia Định, có các đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu... tham dự. Hội nghị nhận định chế độ cai trị ở Đông Dương đã trở thành chế độ phát xít quân phiệt tàn bạo, mâu thuẫn chủ yếu gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương; dự báo Nhật sẽ vào Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật. Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập; tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản động, chống tố cáo, chống lãi nặng; thay khẩu hiệu lập chính quyền Xôviết công nông binh bằng khẩu hiệu lập Chính phủ cộng hoà dân chủ. Hội nghị quyết định thành lậpMặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương bao gồm lực lượng chính là công nhân, nông dân, đoàn kết với tiểu tư sản thành thị và nông thôn, đồng minh hoặc trung lập tạm thời với giai cấp tư sản bản xứ, trung và tiểu địa chủ. Về phương pháp cách mạng, Hội nghị nêu ra một số chuyển hướng về tổ chức, xây dựng các đoàn thể quần chúng bí mật, hướng các cuộc đấu tranh của quần chúng vào đế quốc và tay sai, "dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mệnh giải phóng dân tộc". Hội nghị cũng quyết định các chủ trương và biện pháp nhằm củng cố Đảng về mọi mặt, thực hiện sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng.</p><p></p><p>Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 đã phát huy tinh thần sáng tạo, kịp thời nêu ra mục tiêu chiến lược tập trung mũi nhọn của cách mạng vào đế quốc và tay sai, chuẩn bị điều kiện giành chính quyền, đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ.</p><p></p><p>Sau Hội nghị, phong trào đấu tranh chuyển theo phương hướng mới, Đảng vượt qua thử thách của đợt khủng bố tháng 9-1939 và được củng cố. Các cuộc đấu tranh của quần chúng diễn ra theo khẩu hiệu chống chính sách phản động của chính quyền thực dân, chống chiến tranh đế quốc. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương được xây dựng. Đầu năm 1940, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng bị bắt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chưa lập lại được.</p><p></p><p>Lợi dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22-9-1940 quân đội Nhật Bản tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23-9-1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đó nhân dân ta bị một cổ hai tròng.</p><p></p><p>Khi Nhật tiến vào Lạng Sơn, quân Pháp rút chạy qua đường Bắc Sơn về Thái Nguyên. Chính quyền địch ở những vùng này tan rã. Đêm 27-9-1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân Bắc Sơn đã nổi dậy chiếm đồn Mỏ Nhài, làm chủ châu lỵ và các vùng trong châu. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã giành được thắng lợi nhanh chóng nhưng ngay sau đó lại bị đàn áp. Mặc dù khởi nghĩa Bắc Sơn chỉ diễn ra trong một tháng và chỉ ở một huyện nhưng đã có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Đó là tín hiệu mở đầu cao trào giải phóng của các dân tộc Đông Dương, mở đầu thời kỳ cách mạng nước ta kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đánh đổ chính quyền đế quốc, phong kiến, giành độc lập, tự do; nó đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân cả nước và có ảnh hưởng đến việc chuẩn bị khởi nghĩa của Xứ uỷ Nam Kỳ.</p><p></p><p>Từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940 Hội nghị Trung ương Đảng họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt tham dự. Hội nghị khẳng định sự đúng đắn của chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939; xác định kẻ thù chính của cách mạng lúc này là phát xít Pháp và Nhật. Hội nghị đã cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, phân công đồng chí Trường Chinh làm quyền Bí thư Trung ương Đảng, quyết định chắp nối liên lạc với Quốc tế Cộng sản và bộ phận của Đảng ở ngoài nước. Hội nghị quyết định hai vấn đề cấp bách:</p><p></p><p>Một là, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, khi cần thiết thì chiến đấu chống khủng bố, bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân, phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới lập căn cứ địa du kích, lấy Bắc Sơn - Võ Nhai làm trung tâm.</p><p></p><p>Hai là, chỉ thị cho Xứ uỷ Nam Kỳ hoãn ngay cuộc khởi nghĩa vì chưa đủ điều kiện bảo đảm cho khởi nghĩa thắng lợi.</p><p></p><p>Quyết định chưa được truyền đạt tới Xứ uỷ Nam Kỳ thì ngày 23-11-1940 cuộckhởi nghĩa Nam Kỳ đã nổ ra. Ở hầu khắp các tỉnh miền Nam, quần chúng nổi dậy đấu tranh dũng cảm, tiêu biểu là ở Mỹ Tho. Chính quyền của địch ở một số xã, quận tan rã. Chính quyền cách mạng được thành lập, thực hiện một số cải cách dân chủ, dân sinh, bảo vệ trị an, xét xử bọn phản động. Lần đầu tiên, cờ đỏ sao vàng xuất hiện tại một số vùng ở Mỹ Tho và Vĩnh Long. Cuộc khởi nghĩa bị thực dân Pháp đàn áp rất dã man. Gần 6.000 người bị bắt và bị giết. Nhiều làng mạc bị ném bom và đốt phá. Một số đồng chí lãnh đạo của Đảng bị bắt và bị xử bắn trước cuộc khởi nghĩa.</p><p></p><p>Ngày 13-1-1941, binh lính yêu nước dưới sự chỉ huy của Nguyễn Văn Cung (tức Đội Cung) đã nổi dậy đánh chiếm đồn Chợ Rạng (Thanh Chương), kéo về Đô Lương, rồi tiến về Vinh. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị đế quốc dập tắt.</p><p></p><p>Trong vòng ba tháng, ba cuộc khởi nghĩa diễn ra ở cả ba miền Bắc, Nam, Trung, đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5-1941) nhận định: đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương. Kinh nghiệm lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa trên là muốn khởi nghĩa thành công phải có đủ các điều kiện khách quan và chủ quan chín muồi, trên cơ sở cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế diễn ra trong bộ máy thống trị của chủ nghĩa đế quốc và dựa vào cao trào cách mạng đã dâng lên trong cả nước.</p><p></p><p>Đầu năm 1940, đồng chí Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc với Đảng và chuẩn bị về nước. Ngày 28-1-1941 Người trở về Tổ quốc và ngày 8-2-1941, Người tới Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng).</p><p></p><p>Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp tại Pác Bó do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Từ sự phân tích diễn biến của chiến tranh thế giới và tình hình trong nước, Hội nghị khẳng địnhnhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.</p><p></p><p>Hội nghị khẳng định tính chất đúng đắn của chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất của Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, tập trung mũi nhọn chống đế quốc và tay sai giành độc lập dân tộc, đồng thời nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng. Hội nghị chỉ rõ, sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp - Nhật, sẽ thành lậpChính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; Hội nghị quyết định thay tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc, thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương và giúp đỡ việc lập mặt trận ở các nước Lào, Campuchia.</p><p>Hội nghị xác định hình thái của khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận:chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.</p><p></p><p>Hội nghị đưa ra dự báo: Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô - một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc chiến tranh đế quốc lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, do đó mà cách mạng nhiều nước mới thành công.</p><p></p><p>Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh công tácxây dựng Đảng nhằm làm cho Đảng có đủ năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng Đông Dương đi đến toàn thắng, chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, chú trọng cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự; tăng thành phần vô sản trong Đảng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ giúp đỡ các Đảng bộ Campuchia, Lào và cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư.</p><p></p><p>Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5-1941 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội nghị đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo thực hiện mục tiêu ấy. Cùng với Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.</p><p></p><p><strong>2. Xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền</strong></p><p></p><p>Ngày 6-6-1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi toàn dân đoàn kết đánh đuổi Nhật - Pháp, chỉ ra điều kiện quan trọng để giành chính quyền "Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều:Toàn dân đoàn kết".</p><p></p><p>Cuối tháng 10-1941, Việt Nam độc lập đồng minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ. Từ cuối năm 1941 đến năm 1942, các hội Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Tự vệ cứu quốc... đã được thành lập ở nhiều tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Trung và ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Ở Cao Bằng xuất hiện những xã, tổng toàn dân tham gia Việt Minh ("xã hoàn toàn", "tổng hoàn toàn"). Ở Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Việt Minh phát triển mạnh mẽ tại nhiều vùng nông thôn và thị xã.</p><p></p><p>Đảng rất chú trọng xây dựng các khu an toàn và căn cứ địa, lập các đội tự vệ vũ trang. Trung đội Cứu quốc quân hình thành từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, hoạt động tại Võ Nhai đã bám sát quần chúng, tiến hành cuộc chiến đấu gian khổ trong 8 tháng, phá được cuộc càn quét quy mô lớn của địch (từ giữa năm 1941).</p><p></p><p>Đảng thường xuyên quan tâm tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, nâng cao cảnh giác, ngăn ngừa bọn A. B chui vào phá Đảng từ bên trong. (A. B: là viết tắt hai chữ Pháp Anti Bolchévique- có nghĩa là chống Đảng cộng sản). Công tác đào tạo cán bộ được tiến hành qua các lớp huấn luyện ngắn ngày, các lớp bồi dưỡng công tác ở tất cả các cấp.</p><p></p><p>Thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng mở rộng các tổ chức quần chúng và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh, tiểu thương ở ngay các trung tâm kinh tế, chính trị.</p><p></p><p>Thực dân Pháp làm tay sai cho Nhật khủng bố điên cuồng phong trào cách mạng. Từ cuối năm 1941 nhiều cán bộ của Đảng bị bắt và giết hại. Tháng 8-1942, trên đường đi công tác ở Trung Quốc, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (lúc này lấy tên là Hồ Chí Minh) bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.</p><p></p><p>Trong thời gian bị giam giữ ở các nhà tù Quảng Tây, đồng chí Hồ Chí Minh đã viết tập thơ Nhật ký trong tù nổi tiếng, một lần nữa nêu cao tấm gương về ý chí bất khuất, tinh thần lạc quan cách mạng.</p><p></p><p>Vừa ra khỏi nhà tù Liễu Châu, Người đã bắt liên lạc ngay với Hội giải phóng Việt Nam. Do sự đóng góp tích cực của Người, tháng 9-1943, Hội nghị đại biểu các đảng phái, các đoàn thể yêu nước của người Việt Nam ở Trung Quốc được triệu tập do Việt Minh và Hội giải phóng Việt Nam đóng vai trò nòng cốt.</p><p></p><p>Vì sự bất lực của các tổ chức tay sai, chính quyền Tưởng Giới Thạch buộc phải bắt tay với Việt Minh. Đồng chí Hồ Chí Minh và những cán bộ của Đảng đã khéo lợi dụng tình hình trên để hoạt động có lợi cho cách mạng, vạch trần âm mưu của Tưởng Giới Thạch và bọn giả danh cách mạng.</p><p></p><p>Để đẩy tới công việc chuẩn bị khởi nghĩa, cuối tháng 2-1943 Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên). Hội nghị chủ trương mở rộng Mặt trận Việt Minh, liên minh với tất cả các đảng phái, các nhóm yêu nước ở trong và ngoài nước chưa gia nhập Việt Minh; đẩy mạnh công tác vận động thanh niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số và binh lính, chú ý vận động tư sản, địa chủ yêu nước; lập Hội Văn hoá cứu quốc.</p><p></p><p>Hội nghị vạch ra kế hoạch cụ thể về chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, phổ biến kinh nghiệm khởi nghĩa và chiến thuật du kích, tổ chức và huấn luyện các đội tự vệ, các tiểu tổ du kích, đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng cách mạng ở thành thị, công tác vận động công nhân tham gia khởi nghĩa.</p><p></p><p>Hội nghị nêu rõ, để làm tròn nhiệm vụ trong giai đoạn mới, phải làm cho Đảng mạnh mẽ và "bônsêvích hoá" vì chính sách lập mặt trận của Đảng càng rộng rãi thì vai trò lãnh đạo của Đảng càng phải vững chắc.</p><p></p><p>Trong hai năm 1943-1944, phong trào cách mạng ở hai miền Bắc, Trung có bước phát triển mới, ở miền Nam được phục hồi. Tổ chức Việt Minh mở rộng ở các thành thị và nông thôn. Trên cơ sở cao trào cách mạng của quần chúng, từ hai căn cứ địa trung tâm Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai nhiều căn cứ địa liên hoàn đã hình thành nối liền Cao Bằng với Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Yên. Nhiều đội du kích thoát ly ra đời.</p><p></p><p>Trên mặt trận văn hoá và tư tưởng, Đảng ta cũng thu được nhiều thành tựu. Nhiều sách báo của Đảng và Mặt trận Việt Minh được xuất bản. Năm 1943, Đảng đưa ra Đề cương văn hoá Việt Nam, vũ trang cho toàn Đảng và những người hoạt động văn hoá yêu nước phương hướng chống lại văn hoá phát xít và phong kiến, xây dựng nền văn hoá dân tộc, khoa học, đại chúng. Hội văn hoá cứu quốc (thành viên của Mặt trận Việt Minh) ra đời. Tháng 6-1944,Đảng dân chủ Việt Nam, tập hợp trí thức yêu nước và tư sản tiến bộ được thành lập và gia nhập Mặt trận Việt Minh.</p><p></p><p>Đầu tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa". Cuối năm 1944 phong trào cách mạng sôi sục ở nhiều địa phương. Ở các căn cứ địa cách mạng, quần chúng đã sẵn sàng nổi dậy.</p><p></p><p>Tháng 10-1944, thực dân Pháp mở cuộc càn quét ở vùng Võ Nhai (Thái Nguyên), đáng lẽ cấp uỷ địa phương phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống khủng bố nhưng lại phát động khởi nghĩa vì vậy bị nhiều thiệt hại.</p><p></p><p>Tháng 7 -1944, Liên tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng chủ trương phát động chiến tranh du kích trong liên tỉnh. Tháng 10-1944, từ Trung Quốc về tới Pác Bó, đồng chí Hồ Chí Minh đã quyết định hoãn chủ trương của Liên tỉnh uỷ vì điều kiện chưa chín muồi. Ngay sau đó, Người đề ra chủ trương thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tăng cường hoạt động vũ trang tuyên truyền, đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng chính trị, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này. Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, do đồng chí Võ Nguyên Giáp lãnh đạo được thành lập. Vài ngày sau, Đội đã đánh thắng hai trận đầu ở Phai Khắt, Nà Ngần (Cao Bằng), cổ vũ mạnh mẽ phong trào đánh Nhật, đuổi Pháp.</p><p></p><p>Để tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta, Đảng ta đã tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng chống Nhật ở Trung Quốc và vận động Việt kiều ở Trung Quốc tham gia phong trào giải phóng dân tộc; tiếp xúc với đại diện lực lượng Mỹ tại Côn Minh để tranh thủ sự đồng tình đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống phát xít Nhật.</p><p></p><p><strong>3. Cao trào chống Nhật, cứu nước</strong></p><p></p><p>Đầu năm 1945, phát xít Đức đang ở bên bờ diệt vong, phát xít Nhật ở tình thế khốn quẫn. Đúng như dự báo của Đảng, năm 1944 mâu thuẫn Nhật - Pháp ở Đông Dương đã lên tới đỉnh cao giống như "cái nhọt bọc sẽ phải vỡ mủ". 8 giờ tối ngày 9-3-1945, Nhật làm cuộc đảo chính lật đổ Pháp. Thực dân Pháp đầu hàng. Nhật giữ nguyên bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương để phục vụ cho chúng, chỉ quét thêm một lớp sơn độc lập giả hiệu cho bọn bù nhìn Trần Trọng Kim.</p><p></p><p>Ngay trong đêm 9-3, Hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) do đồng chí Trường Chinh chủ trì đã nhận định rằng, sau cuộc đảo chính, phát xít Nhật là kẻ thù chính, cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương. Khẩu hiệu Đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp trước đây được thay bằng khẩu hiệuĐánh đuổi phát xít Nhật. Hội nghị chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cần phải thay đổi cho thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa: tuyên truyền xung phong, biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, biểu tình phá kho thóc của Nhật; tổ chức các đội tự vệ cứu quốc, thành lập căn cứ địa mới, thống nhất các chiến khu và thành lập Việt Nam giải phóng quân; thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng ở những vùng quân du kích hoạt động; sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện. Nội dung của Hội nghị được trình bày trong Chỉ thịNhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12-3-1945).</p><p></p><p>Cao trào kháng Nhật, cứu nước được phát động. Phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần đã diễn ra sôi nổi ở thượng du, trung du miền Bắc. Ở Việt Bắc, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân đã phối hợp với nhân dân nổi dậy giải phóng hàng loạt châu, huyện, xã thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang. Ở Bắc Giang, nhân dân nổi dậy thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng, ở nhiều làng, thành lập đội du kích. Ở Quảng Ngãi, số đảng viên đang bị giam trong trại an trí Ba Tơ đã khởi nghĩa, chiếm đồn, thành lập đội du kích Ba Tơ.</p><p></p><p>Hàng nghìn cán bộ cách mạng bị giam trong các nhà tù Nghĩa Lộ, Sơn La, Hoả Lò, Buôn Mê Thuột... đấu tranh buộc địch phải trả lại tự do hoặc nổi dậy phá nhà giam, vượt ngục ra ngoài hoạt động, tham gia lãnh đạo phong trào kháng Nhật, cứu nước.</p><p>Giữa lúc phong trào đang phát triển mạnh, do chính sách bóc lột, vơ vét của Nhật - Pháp, nạn đói xảy ra nghiêm trọng ở các tỉnh phía bắc. Hai triệu người Việt Nam bị chết đói. Đảng đã kịp thời đề ra khẩu hiệu "phá kho thóc, giải quyết nạn đói" và coi đó là khẩu hiệu chính để phát động phong trào chống Nhật, cứu nước. Cuộc đấu tranh phá kho thóc diễn ra ở khắp các tỉnh miền Bắc, đưa hàng triệu quần chúng đi từ đấu tranh cho quyền lợi kinh tế hàng ngày đến giác ngộ chính trị khởi nghĩa giành chính quyền.</p><p>Ngày 15-4-1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, do Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập đã họp ở Hiệp Hoà (Bắc Giang), quyết định đặt nhiệm vụ quân sự lên hàng đầu, gấp rút chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa. Hội nghị thống nhất sáp nhập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân, lấy tên là Việt Nam giải phóng quân; quyết định xây dựng 7 chiến khu trong cả nước. Đó là các chiến khu Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Trần Hưng Đạo (miền Bắc); Trưng Trắc, Phan Đình Phùng (miền Trung), và Nguyễn Tri Phương (miền Nam).</p><p></p><p>Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị tổ chứcUỷ ban dân tộc giải phóng các cấp, chuẩn bị thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ cách mạng lâm thời. Đầu tháng 5-1945 đồng chí Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ để chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Theo chỉ thị của Người, đầu tháng 6-1945 Khu giải phóng Việt Bắc thành lập.</p><p></p><p>Trong hai tháng 5 và 6-1945, các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục nổ ra và nhiều chiến khu được thành lập ở cả ba miền theo Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ. Ở Khu giải phóng và một số địa phương, chính quyền nhân dân đã hình thành, tồn tại song song với chính quyền tay sai của phát xít Nhật.</p><p></p><p>Để đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Đảng đặc biệt coi trọng việc tăng cường sự nhất trí về đường lối cách mạng của Đảng; đấu tranh chống lại ảnh hưởng của Nhật, phê phán tư tưởng sợ Nhật, thân Nhật hoặc lợi dụng Nhật; nghiêm khắc phê bình quan điểm lệch lạc hy vọng giành độc lập bằng con đường hoà bình thương lượng với Nhật, lợi dụng và cải tổ Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.</p><p></p><p>Cao trào chống Nhật, cứu nước đã phát triển tới đỉnh cao sau khi phát xít Đức ký văn bản đầu hàng Liên Xô và Đồng minh đầu tháng 5-1945 và phát xít Nhật đầu hàng giữa tháng 8-1945.</p><p></p><p><strong>4. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945</strong></p><p></p><p>Từ ngày 13-8 đến ngày 15-8,Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào. Hội nghị nhận định điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, Đảng chủ trương lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương. Hội nghị cử ra Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc do đồng chí Trường Chinh phụ trách; đề ra đường lối đối nội và đối ngoại trong tình hình mới và kiện toàn Ban Chấp hành Trung ương. Đêm 13-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa.</p><p></p><p>Ngày 16-8-1945 cũng tại Tân Trào, Đại hội quốc dân họp, nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh: quyết định thành lậpUỷ ban giải phóng dân tộcViệt Nam tức Chính phủ lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.</p><p></p><p>Ngay sau Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".</p><p></p><p>Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhândân ta đã nhất tề vùng dậy giành chính quyền. Từ ngày 14-8, các đơn vị giải phóng quân đã liên tiếp hạ nhiều đồn Nhật thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái. Ngày 18-8, nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Khánh Hoà giành chính quyền ở tỉnh lỵ.</p><p></p><p>Ngày 17-8, đông đảo nhân dân thành phố Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Mặt trận Việt Minh, đã biến cuộc mít tinh của chính quyền bù nhìn ở Nhà hát lớn thành cuộc mít tinh và diễu hành của nhân dân ta, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền.</p><p></p><p>Theo chủ trương "sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện" của Trung ương, căn cứ thực tế diễn biến ngày 17-8, đêm 17-8, Xứ uỷ Bắc Kỳ cùng với Thành uỷ Hà Nội quyết định tổng khởi nghĩa ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945. Sáng 19-8, hàng chục vạn quần chúng nội thành và ngoại thành Hà Nội tiến về Quảng trường Nhà hát thành phố dự cuộc míttinh do Việt Minh tổ chức, hô vang các khẩu hiệu:</p><p></p><p>- Đả đảo chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim!</p><p></p><p>- Thành lập Chính phủ Cộng hoà nhân dân Việt Nam!</p><p></p><p>- Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh Việt Minh!</p><p></p><p>- Việt Nam hoàn toàn độc lập!</p><p></p><p>Sau cuộc mít tinh, quần chúng xuống đường biểu tình vũ trang, tiến về các ngả đường đánh chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn, trước hết là Phủ Khâm sai, Toà thị chính, Trại lính bảo an, Sở cảnh sát. Bạo lực cách mạng và khí thế sục sôi khởi nghĩa của quần chúng đã buộc nguỵ quyền đầu hàng và buộc quân Nhật phải để cho nhân dân giành quyền làm chủ toàn bộ thành phố.</p><p></p><p>Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa ngày 19-8 ở Hà Nội có ý nghĩa quyết định đối với cả nước, làm cho chính quyền tay sai Nhật các nơi bị tê liệt, cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ các tỉnh và thành phố khác nổi dậy giành chính quyền, nhất là Huế và Sài Gòn.</p><p></p><p>Ngày 23-8, dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ và Tỉnh uỷ Thừa Thiên, 150.000 nhân dân thành phố Huế và các huyện ở Thừa Thiên đã nổi dậy chiếm các công sở của nguỵ quyền Triều đình Huế và buộc vua Bảo Đại phải đầu hàng bằng hình thức thoái vị. Chiều 30-8 trước cửa Ngọ Môn, trước cuộc míttinh hàng vạn người tham gia, vua Bảo Đại đọc lời thoái vị và nộp ấn kiếm cho cách mạng. Đại diện Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố xoá bỏ chế độ quân chủ ở Việt Nam.</p><p></p><p>Khi được tin tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế thắng lợi, Đảng bộ miền Nam quyết định chọn ngày 25-8 làm ngày khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh còn lại. Ngày 25-8, hơn 1.000.000 nhân dân thành phố Sài Gòn và các tỉnh chung quanh biểu tình tuần hành thị uy, hô vang các khẩu hiệu:</p><p></p><p>- Đả đảo bù nhìn Nguyễn Văn Sâm!</p><p></p><p>- Việt Nam hoàn toàn độc lập!</p><p></p><p>- Tất cả chính quyền về tay Việt Minh!</p><p></p><p>- Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! </p><p></p><p>(Khi ấy Nguyễn Văn Sâm là Khâm sai Nam bộ của Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim- TG).</p><p>Nhân dân khởi nghĩa chiếm sở cảnh sát, nhà ga, bưu điện, các bốt, các quận, sở mật thám Catina...</p><p>Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù đã lãnh đạo 10.000 chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành quyền làm chủ trên đảo.</p><p></p><p>Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã thành công trên cả nước trong vòng nửa tháng.</p><p></p><p>Ngày 2-9-1945, trong cuộc míttinh lớn của gần 1.000.000 người tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử, tuyên bố với nhân dân ta và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà độc lập, tự do và khẳng định quyết tâm sắt đá "toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Kể từ đó, ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.</p><p></p><p>Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất, là một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất. Cách mạng Tháng Tám đập tan ách phát xítNhật trong 5 năm, đập tan ách thống trị của thực dân Pháp trong 87 năm, lật đổ chế độ phong kiến mấy nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do do nhân dân làm chủ đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng ta từ một đảng hoạt động không hợp pháp trở thành một đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước. Đây là cuộc đổi đời của nhân dân ta trong lịch sử.</p><p></p><p>Cách mạng Tháng Tám đã sáng tạo ra những kinh nghiệm quý báu đóng góp vào kho tàng lý luận cách mạng dân tộc, dân chủ, ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, tạo ra thế và lực mới cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.</p><p></p><p>Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám chứng tỏ rằng, trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa, do toàn dân nổi dậy, dưới sự lãnh đạo của một Đảng Mác - Lênin, có đường lối đúng đắn có thể giành thắng lợi.</p><p>Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảngmới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc".</p><p></p><p>Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của những nhân tố bên trong (lực lượng toàn dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo) và nhân tố bên ngoài (thắng lợi của Liên Xô và Đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức, sau đó đập tan một triệu quân Quan Đông của Nhật, buộc Nhật đầu hàng không điều kiện); là kết quả của ba cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939; 1939-1945.</p><p></p><p>Từ Cách mạng Tháng Tám có thể rút ra một sốkinh nghiệm:</p><p></p><p>Một là: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.</p><p></p><p>Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Cương lĩnh của Đảng đã xác định cách mạng nước ta trải qua hai giai đoạn, trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ, sau đó chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của đường lối gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.</p><p></p><p>Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến không thể tách rời nhau. Trải qua ba cao trào cách mạng, Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ đó và xác định: tuy hai nhiệm vụ không tách rời nhau nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước với những khẩu hiệu cụ thể như: giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất công, chia ruộng đất của bọn phản động cho nông dân nghèo, tiến tới cải cách ruộng đất. Phân tích mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Đảng chủ trương chĩa mũi nhọn của cách mạng vào đế quốc phátxít Nhật - Pháp và bè lũ tay sai nhằm tập trung giải quyết yêu cầu chủ yếu cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc. Thắng lợi Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của sự kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.</p><p></p><p>Hai là: Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông</p><p></p><p>Cách mạng Tháng Tám thắng lợi là nhờ cuộc đấu tranh yêu nước anh hùng của hơn 20 triệu người Việt Nam. Nhưng cuộc nổi dậy của toàn dân chỉ có thể thực hiện được khi có đạo quân chủ lực là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đạo quân chủ lực này được xây dựng, củng cố qua ba cao trào cách mạng và lớn mạnh vượt bậc trong tổng khởi nghĩa. Dựa trên đạo quân chủ lực làm nền tảng, Đảng xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc, động viên toàn dân tổng khởi nghĩa thắng lợi.</p><p></p><p>Ba là: Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù</p><p></p><p>Đảng ta đã lợi dụng được mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa đế quốc phátxít, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và một bộ phận thế lực địa chủ phong kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ nguỵ quyền tay sai củaPháp và của Nhật, cô lập cao độ kẻ thù chính là bọn đế quốc phátxít và bọn tay sai phản động; tranh thủ hoặc trung lập những phần tử lừng chừng. Nhờ vậy, Cách mạng Tháng Tám giành được thắng lợi nhanh gọn, ít đổ máu.</p><p></p><p>Bốn là: Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân</p><p>Trong Cách mạng Tháng Tám, bạo lực của cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang; kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị, trong đó vai trò quyết định là các cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Cách mạng Tháng Tám là kết quả của sự kết hợp tất cả các hình thức đấu tranh kinh tế và chính trị, hợp pháp và không hợp pháp của quần chúng, từ thấp đến cao, từ ở vài địa phương lan ra cả nước, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân.</p><p></p><p>Năm là: Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ</p><p></p><p> Đảng ta coi khởi nghĩa là một nghệ thuật, vừa vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm của cách mạng thế giới, vừa tổng kết những kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa ở nước ta. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng từ năm 1939 đến nửa đầu năm 1945, Đảng đã vạch ra những điều kiện làm thời cơ cho tổng khởi nghĩa thắng lợi.</p><p></p><p>Cách mạng Tháng Tám thắng lợi chứng tỏ Đảng đã chọn đúng thời cơ. Đó là lúc bọn cầm quyền phát xít ở Đông Dương hoang mang đến cực độ sau khi Nhật đầu hàng; nhân dân ta không thể sống nghèo khổ như trước được nữa (khi hai triệu người đã bị chết đói...). Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng các mặt chủ trương, lực lượng và cao trào chống Nhật, cứu nước làm điều kiện chủ quan cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.</p><p></p><p>Sáu là: Xây dựng một Đảng Mác - Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền</p><p></p><p>Đảng ta ngay từ đầu đã xác định đúng đường lối chiến lược và sách lược cách mạng, không ngừng bổ sung và phát triển đường lối chiến lược và sách lược đó. Điều đó đòi hỏi Đảng phải biết vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, kịp thời tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng.</p><p></p><p>Đảng ta rất coi trọng việc quán triệt đường lối chiến lược và sách lược, chủ trương của Đảng trong đảng viên và quần chúng cách mạng, không ngừng đấu tranh khắc phục những khuynh hướng lệch lạc. Đảng chăm lo công tác tổ chức, cán bộ, giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên về ý chí bất khuất, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng vững mạnh và trong sạch. Đảng biết phát huy triệt để vai trò của Mặt trận Việt Minh với hàng triệu hội viên và thông qua Mặt trận để lãnh đạo nhân dân đấu tranh.</p><p></p><p>Với những yếu tố như trên và được tôi luyện qua 15 năm đấu tranh mặc dù chỉ có 5.000 đảng viên, Đảng đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công.</p><p></p><p>Nguồn: Báo Điện tử Đảng Cộng Sản</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 13912, member: 699"] [B]V. CAO TRÀO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945) 1. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và chủ trương giải phóng dân tộc của Đảng[/B] Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Quân Đức tiến công sang phía Tây trước và từ tháng 4-1940 đến đầu năm 1941 đã chiếm và đặt ách thống trị lên hầu hết các nước Tây Âu và Đông Âu tư bản chủ nghĩa. Nhật Bản mở rộng chiếm đóng Trung Quốc, tiến xuống Đông Nam Á. Ngày 22-6-1941, 190 sư đoàn phát xít Đức tấn công Liên Xô. Ngày 8-12-1941, Nhật bất ngờ tiến công Cảng Trân Châu ở quần đảo Haoai (Mỹ), chiến tranh lan sang châu Á - Thái Bình Dương. Quy luật lợi nhuận tối đa và sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn đế quốc: phát xít Đức - Ý - Nhật và Anh - Pháp - Mỹ nhằm giành giật thị trường, nguồn nguyên liệu và chia lại thế giới. Từ khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu. Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến nước ta. Chính phủ phản động Pháp thực hiện chính sách đàn áp các lực lượng cộng sản và tiến bộ ở trong nước và ở các thuộc địa. Ở Đông Dương thực dân Pháp điên cuồng tiến công Đảng Cộng sản Đông Dương và các đoàn thể quần chúng do Đảng lãnh đạo. Một số quyền tự do, dân chủ giành được trong thời kỳ 1936 -1939 bị thủ tiêu. Đồng chí Lê Hồng Phong bị bắt cuối tháng 9-1939. Nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt giam, tù đày. Hàng vạn thanh niên bị bắt lính đưa sang Pháp. Thực dân Pháp tăng thuế, trưng thu, trưng dụng các xí nghiệp tư nhân cho quốc phòng, kiểm soát trực tiếp, gắt gao sản xuất và phân phối, xuất khẩu và nhập khẩu. Trừ bọn tay sai của Pháp, địa chủ lớn và tư sản mại bản, tất cả các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều bị ảnh hưởng tai hại bởi chính sách phản động của đế quốc Pháp. Do sớm dự báo được chiến tranh thế giới thứ hai sẽ nổ ra, nên Đảng ta không bị bất ngờ về cuộc chiến tranh này. Trong thời kỳ 1936- 1939 Đảng đã có một số chủ trương, hoạt động thích hợp khi chiến tranh bùng nổ. (Thông báo khẩn cấp ngày10-3-1938, Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương ngày 29-3-1938 và Tuyên ngôn Đảng Cộng sản Đông Dương với thời cuộc ngày 29-3-1938 đã nói rõ chiến tranh sẽ nổ ra, cần tập trung mũi nhọn chống bọn phát xít gây chiến.) Một tháng sau khi chiến tranh thế giới nổ ra, ngày 29-9-1939 Trung ương Đảng gửi Thông cáo cho các cấp bộ Đảng, vạch rõ cách mạng Đông Dương sẽ tiến đến mục tiêu giải phóng dân tộc, chỉ thị cho toàn Đảng kịp thời rút vào bí mật và chuyển hướng hoạt động. Đầu tháng 11-1939, Ban Chấp hành Trung ương đã họp tại Bà Điểm, Gia Định, có các đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu... tham dự. Hội nghị nhận định chế độ cai trị ở Đông Dương đã trở thành chế độ phát xít quân phiệt tàn bạo, mâu thuẫn chủ yếu gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương; dự báo Nhật sẽ vào Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật. Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập; tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản động, chống tố cáo, chống lãi nặng; thay khẩu hiệu lập chính quyền Xôviết công nông binh bằng khẩu hiệu lập Chính phủ cộng hoà dân chủ. Hội nghị quyết định thành lậpMặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương bao gồm lực lượng chính là công nhân, nông dân, đoàn kết với tiểu tư sản thành thị và nông thôn, đồng minh hoặc trung lập tạm thời với giai cấp tư sản bản xứ, trung và tiểu địa chủ. Về phương pháp cách mạng, Hội nghị nêu ra một số chuyển hướng về tổ chức, xây dựng các đoàn thể quần chúng bí mật, hướng các cuộc đấu tranh của quần chúng vào đế quốc và tay sai, "dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mệnh giải phóng dân tộc". Hội nghị cũng quyết định các chủ trương và biện pháp nhằm củng cố Đảng về mọi mặt, thực hiện sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 đã phát huy tinh thần sáng tạo, kịp thời nêu ra mục tiêu chiến lược tập trung mũi nhọn của cách mạng vào đế quốc và tay sai, chuẩn bị điều kiện giành chính quyền, đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ. Sau Hội nghị, phong trào đấu tranh chuyển theo phương hướng mới, Đảng vượt qua thử thách của đợt khủng bố tháng 9-1939 và được củng cố. Các cuộc đấu tranh của quần chúng diễn ra theo khẩu hiệu chống chính sách phản động của chính quyền thực dân, chống chiến tranh đế quốc. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương được xây dựng. Đầu năm 1940, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng bị bắt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chưa lập lại được. Lợi dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22-9-1940 quân đội Nhật Bản tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23-9-1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đó nhân dân ta bị một cổ hai tròng. Khi Nhật tiến vào Lạng Sơn, quân Pháp rút chạy qua đường Bắc Sơn về Thái Nguyên. Chính quyền địch ở những vùng này tan rã. Đêm 27-9-1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân Bắc Sơn đã nổi dậy chiếm đồn Mỏ Nhài, làm chủ châu lỵ và các vùng trong châu. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã giành được thắng lợi nhanh chóng nhưng ngay sau đó lại bị đàn áp. Mặc dù khởi nghĩa Bắc Sơn chỉ diễn ra trong một tháng và chỉ ở một huyện nhưng đã có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Đó là tín hiệu mở đầu cao trào giải phóng của các dân tộc Đông Dương, mở đầu thời kỳ cách mạng nước ta kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đánh đổ chính quyền đế quốc, phong kiến, giành độc lập, tự do; nó đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân cả nước và có ảnh hưởng đến việc chuẩn bị khởi nghĩa của Xứ uỷ Nam Kỳ. Từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940 Hội nghị Trung ương Đảng họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt tham dự. Hội nghị khẳng định sự đúng đắn của chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939; xác định kẻ thù chính của cách mạng lúc này là phát xít Pháp và Nhật. Hội nghị đã cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, phân công đồng chí Trường Chinh làm quyền Bí thư Trung ương Đảng, quyết định chắp nối liên lạc với Quốc tế Cộng sản và bộ phận của Đảng ở ngoài nước. Hội nghị quyết định hai vấn đề cấp bách: Một là, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, khi cần thiết thì chiến đấu chống khủng bố, bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân, phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới lập căn cứ địa du kích, lấy Bắc Sơn - Võ Nhai làm trung tâm. Hai là, chỉ thị cho Xứ uỷ Nam Kỳ hoãn ngay cuộc khởi nghĩa vì chưa đủ điều kiện bảo đảm cho khởi nghĩa thắng lợi. Quyết định chưa được truyền đạt tới Xứ uỷ Nam Kỳ thì ngày 23-11-1940 cuộckhởi nghĩa Nam Kỳ đã nổ ra. Ở hầu khắp các tỉnh miền Nam, quần chúng nổi dậy đấu tranh dũng cảm, tiêu biểu là ở Mỹ Tho. Chính quyền của địch ở một số xã, quận tan rã. Chính quyền cách mạng được thành lập, thực hiện một số cải cách dân chủ, dân sinh, bảo vệ trị an, xét xử bọn phản động. Lần đầu tiên, cờ đỏ sao vàng xuất hiện tại một số vùng ở Mỹ Tho và Vĩnh Long. Cuộc khởi nghĩa bị thực dân Pháp đàn áp rất dã man. Gần 6.000 người bị bắt và bị giết. Nhiều làng mạc bị ném bom và đốt phá. Một số đồng chí lãnh đạo của Đảng bị bắt và bị xử bắn trước cuộc khởi nghĩa. Ngày 13-1-1941, binh lính yêu nước dưới sự chỉ huy của Nguyễn Văn Cung (tức Đội Cung) đã nổi dậy đánh chiếm đồn Chợ Rạng (Thanh Chương), kéo về Đô Lương, rồi tiến về Vinh. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị đế quốc dập tắt. Trong vòng ba tháng, ba cuộc khởi nghĩa diễn ra ở cả ba miền Bắc, Nam, Trung, đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5-1941) nhận định: đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương. Kinh nghiệm lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa trên là muốn khởi nghĩa thành công phải có đủ các điều kiện khách quan và chủ quan chín muồi, trên cơ sở cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế diễn ra trong bộ máy thống trị của chủ nghĩa đế quốc và dựa vào cao trào cách mạng đã dâng lên trong cả nước. Đầu năm 1940, đồng chí Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc với Đảng và chuẩn bị về nước. Ngày 28-1-1941 Người trở về Tổ quốc và ngày 8-2-1941, Người tới Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng). Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp tại Pác Bó do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Từ sự phân tích diễn biến của chiến tranh thế giới và tình hình trong nước, Hội nghị khẳng địnhnhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. Hội nghị khẳng định tính chất đúng đắn của chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất của Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, tập trung mũi nhọn chống đế quốc và tay sai giành độc lập dân tộc, đồng thời nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng. Hội nghị chỉ rõ, sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp - Nhật, sẽ thành lậpChính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; Hội nghị quyết định thay tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc, thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương và giúp đỡ việc lập mặt trận ở các nước Lào, Campuchia. Hội nghị xác định hình thái của khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận:chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. Hội nghị đưa ra dự báo: Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô - một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc chiến tranh đế quốc lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, do đó mà cách mạng nhiều nước mới thành công. Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh công tácxây dựng Đảng nhằm làm cho Đảng có đủ năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng Đông Dương đi đến toàn thắng, chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, chú trọng cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự; tăng thành phần vô sản trong Đảng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ giúp đỡ các Đảng bộ Campuchia, Lào và cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5-1941 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội nghị đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo thực hiện mục tiêu ấy. Cùng với Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. [B]2. Xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền[/B] Ngày 6-6-1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi toàn dân đoàn kết đánh đuổi Nhật - Pháp, chỉ ra điều kiện quan trọng để giành chính quyền "Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều:Toàn dân đoàn kết". Cuối tháng 10-1941, Việt Nam độc lập đồng minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ. Từ cuối năm 1941 đến năm 1942, các hội Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Tự vệ cứu quốc... đã được thành lập ở nhiều tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Trung và ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Ở Cao Bằng xuất hiện những xã, tổng toàn dân tham gia Việt Minh ("xã hoàn toàn", "tổng hoàn toàn"). Ở Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Việt Minh phát triển mạnh mẽ tại nhiều vùng nông thôn và thị xã. Đảng rất chú trọng xây dựng các khu an toàn và căn cứ địa, lập các đội tự vệ vũ trang. Trung đội Cứu quốc quân hình thành từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, hoạt động tại Võ Nhai đã bám sát quần chúng, tiến hành cuộc chiến đấu gian khổ trong 8 tháng, phá được cuộc càn quét quy mô lớn của địch (từ giữa năm 1941). Đảng thường xuyên quan tâm tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, nâng cao cảnh giác, ngăn ngừa bọn A. B chui vào phá Đảng từ bên trong. (A. B: là viết tắt hai chữ Pháp Anti Bolchévique- có nghĩa là chống Đảng cộng sản). Công tác đào tạo cán bộ được tiến hành qua các lớp huấn luyện ngắn ngày, các lớp bồi dưỡng công tác ở tất cả các cấp. Thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng mở rộng các tổ chức quần chúng và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh, tiểu thương ở ngay các trung tâm kinh tế, chính trị. Thực dân Pháp làm tay sai cho Nhật khủng bố điên cuồng phong trào cách mạng. Từ cuối năm 1941 nhiều cán bộ của Đảng bị bắt và giết hại. Tháng 8-1942, trên đường đi công tác ở Trung Quốc, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (lúc này lấy tên là Hồ Chí Minh) bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943. Trong thời gian bị giam giữ ở các nhà tù Quảng Tây, đồng chí Hồ Chí Minh đã viết tập thơ Nhật ký trong tù nổi tiếng, một lần nữa nêu cao tấm gương về ý chí bất khuất, tinh thần lạc quan cách mạng. Vừa ra khỏi nhà tù Liễu Châu, Người đã bắt liên lạc ngay với Hội giải phóng Việt Nam. Do sự đóng góp tích cực của Người, tháng 9-1943, Hội nghị đại biểu các đảng phái, các đoàn thể yêu nước của người Việt Nam ở Trung Quốc được triệu tập do Việt Minh và Hội giải phóng Việt Nam đóng vai trò nòng cốt. Vì sự bất lực của các tổ chức tay sai, chính quyền Tưởng Giới Thạch buộc phải bắt tay với Việt Minh. Đồng chí Hồ Chí Minh và những cán bộ của Đảng đã khéo lợi dụng tình hình trên để hoạt động có lợi cho cách mạng, vạch trần âm mưu của Tưởng Giới Thạch và bọn giả danh cách mạng. Để đẩy tới công việc chuẩn bị khởi nghĩa, cuối tháng 2-1943 Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên). Hội nghị chủ trương mở rộng Mặt trận Việt Minh, liên minh với tất cả các đảng phái, các nhóm yêu nước ở trong và ngoài nước chưa gia nhập Việt Minh; đẩy mạnh công tác vận động thanh niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số và binh lính, chú ý vận động tư sản, địa chủ yêu nước; lập Hội Văn hoá cứu quốc. Hội nghị vạch ra kế hoạch cụ thể về chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, phổ biến kinh nghiệm khởi nghĩa và chiến thuật du kích, tổ chức và huấn luyện các đội tự vệ, các tiểu tổ du kích, đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng cách mạng ở thành thị, công tác vận động công nhân tham gia khởi nghĩa. Hội nghị nêu rõ, để làm tròn nhiệm vụ trong giai đoạn mới, phải làm cho Đảng mạnh mẽ và "bônsêvích hoá" vì chính sách lập mặt trận của Đảng càng rộng rãi thì vai trò lãnh đạo của Đảng càng phải vững chắc. Trong hai năm 1943-1944, phong trào cách mạng ở hai miền Bắc, Trung có bước phát triển mới, ở miền Nam được phục hồi. Tổ chức Việt Minh mở rộng ở các thành thị và nông thôn. Trên cơ sở cao trào cách mạng của quần chúng, từ hai căn cứ địa trung tâm Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai nhiều căn cứ địa liên hoàn đã hình thành nối liền Cao Bằng với Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Yên. Nhiều đội du kích thoát ly ra đời. Trên mặt trận văn hoá và tư tưởng, Đảng ta cũng thu được nhiều thành tựu. Nhiều sách báo của Đảng và Mặt trận Việt Minh được xuất bản. Năm 1943, Đảng đưa ra Đề cương văn hoá Việt Nam, vũ trang cho toàn Đảng và những người hoạt động văn hoá yêu nước phương hướng chống lại văn hoá phát xít và phong kiến, xây dựng nền văn hoá dân tộc, khoa học, đại chúng. Hội văn hoá cứu quốc (thành viên của Mặt trận Việt Minh) ra đời. Tháng 6-1944,Đảng dân chủ Việt Nam, tập hợp trí thức yêu nước và tư sản tiến bộ được thành lập và gia nhập Mặt trận Việt Minh. Đầu tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa". Cuối năm 1944 phong trào cách mạng sôi sục ở nhiều địa phương. Ở các căn cứ địa cách mạng, quần chúng đã sẵn sàng nổi dậy. Tháng 10-1944, thực dân Pháp mở cuộc càn quét ở vùng Võ Nhai (Thái Nguyên), đáng lẽ cấp uỷ địa phương phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống khủng bố nhưng lại phát động khởi nghĩa vì vậy bị nhiều thiệt hại. Tháng 7 -1944, Liên tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng chủ trương phát động chiến tranh du kích trong liên tỉnh. Tháng 10-1944, từ Trung Quốc về tới Pác Bó, đồng chí Hồ Chí Minh đã quyết định hoãn chủ trương của Liên tỉnh uỷ vì điều kiện chưa chín muồi. Ngay sau đó, Người đề ra chủ trương thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tăng cường hoạt động vũ trang tuyên truyền, đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng chính trị, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này. Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, do đồng chí Võ Nguyên Giáp lãnh đạo được thành lập. Vài ngày sau, Đội đã đánh thắng hai trận đầu ở Phai Khắt, Nà Ngần (Cao Bằng), cổ vũ mạnh mẽ phong trào đánh Nhật, đuổi Pháp. Để tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta, Đảng ta đã tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng chống Nhật ở Trung Quốc và vận động Việt kiều ở Trung Quốc tham gia phong trào giải phóng dân tộc; tiếp xúc với đại diện lực lượng Mỹ tại Côn Minh để tranh thủ sự đồng tình đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống phát xít Nhật. [B]3. Cao trào chống Nhật, cứu nước[/B] Đầu năm 1945, phát xít Đức đang ở bên bờ diệt vong, phát xít Nhật ở tình thế khốn quẫn. Đúng như dự báo của Đảng, năm 1944 mâu thuẫn Nhật - Pháp ở Đông Dương đã lên tới đỉnh cao giống như "cái nhọt bọc sẽ phải vỡ mủ". 8 giờ tối ngày 9-3-1945, Nhật làm cuộc đảo chính lật đổ Pháp. Thực dân Pháp đầu hàng. Nhật giữ nguyên bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương để phục vụ cho chúng, chỉ quét thêm một lớp sơn độc lập giả hiệu cho bọn bù nhìn Trần Trọng Kim. Ngay trong đêm 9-3, Hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) do đồng chí Trường Chinh chủ trì đã nhận định rằng, sau cuộc đảo chính, phát xít Nhật là kẻ thù chính, cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương. Khẩu hiệu Đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp trước đây được thay bằng khẩu hiệuĐánh đuổi phát xít Nhật. Hội nghị chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cần phải thay đổi cho thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa: tuyên truyền xung phong, biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, biểu tình phá kho thóc của Nhật; tổ chức các đội tự vệ cứu quốc, thành lập căn cứ địa mới, thống nhất các chiến khu và thành lập Việt Nam giải phóng quân; thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng ở những vùng quân du kích hoạt động; sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện. Nội dung của Hội nghị được trình bày trong Chỉ thịNhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12-3-1945). Cao trào kháng Nhật, cứu nước được phát động. Phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần đã diễn ra sôi nổi ở thượng du, trung du miền Bắc. Ở Việt Bắc, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân đã phối hợp với nhân dân nổi dậy giải phóng hàng loạt châu, huyện, xã thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang. Ở Bắc Giang, nhân dân nổi dậy thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng, ở nhiều làng, thành lập đội du kích. Ở Quảng Ngãi, số đảng viên đang bị giam trong trại an trí Ba Tơ đã khởi nghĩa, chiếm đồn, thành lập đội du kích Ba Tơ. Hàng nghìn cán bộ cách mạng bị giam trong các nhà tù Nghĩa Lộ, Sơn La, Hoả Lò, Buôn Mê Thuột... đấu tranh buộc địch phải trả lại tự do hoặc nổi dậy phá nhà giam, vượt ngục ra ngoài hoạt động, tham gia lãnh đạo phong trào kháng Nhật, cứu nước. Giữa lúc phong trào đang phát triển mạnh, do chính sách bóc lột, vơ vét của Nhật - Pháp, nạn đói xảy ra nghiêm trọng ở các tỉnh phía bắc. Hai triệu người Việt Nam bị chết đói. Đảng đã kịp thời đề ra khẩu hiệu "phá kho thóc, giải quyết nạn đói" và coi đó là khẩu hiệu chính để phát động phong trào chống Nhật, cứu nước. Cuộc đấu tranh phá kho thóc diễn ra ở khắp các tỉnh miền Bắc, đưa hàng triệu quần chúng đi từ đấu tranh cho quyền lợi kinh tế hàng ngày đến giác ngộ chính trị khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 15-4-1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, do Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập đã họp ở Hiệp Hoà (Bắc Giang), quyết định đặt nhiệm vụ quân sự lên hàng đầu, gấp rút chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa. Hội nghị thống nhất sáp nhập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân, lấy tên là Việt Nam giải phóng quân; quyết định xây dựng 7 chiến khu trong cả nước. Đó là các chiến khu Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Trần Hưng Đạo (miền Bắc); Trưng Trắc, Phan Đình Phùng (miền Trung), và Nguyễn Tri Phương (miền Nam). Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị tổ chứcUỷ ban dân tộc giải phóng các cấp, chuẩn bị thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ cách mạng lâm thời. Đầu tháng 5-1945 đồng chí Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ để chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Theo chỉ thị của Người, đầu tháng 6-1945 Khu giải phóng Việt Bắc thành lập. Trong hai tháng 5 và 6-1945, các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục nổ ra và nhiều chiến khu được thành lập ở cả ba miền theo Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ. Ở Khu giải phóng và một số địa phương, chính quyền nhân dân đã hình thành, tồn tại song song với chính quyền tay sai của phát xít Nhật. Để đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Đảng đặc biệt coi trọng việc tăng cường sự nhất trí về đường lối cách mạng của Đảng; đấu tranh chống lại ảnh hưởng của Nhật, phê phán tư tưởng sợ Nhật, thân Nhật hoặc lợi dụng Nhật; nghiêm khắc phê bình quan điểm lệch lạc hy vọng giành độc lập bằng con đường hoà bình thương lượng với Nhật, lợi dụng và cải tổ Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. Cao trào chống Nhật, cứu nước đã phát triển tới đỉnh cao sau khi phát xít Đức ký văn bản đầu hàng Liên Xô và Đồng minh đầu tháng 5-1945 và phát xít Nhật đầu hàng giữa tháng 8-1945. [B]4. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945[/B] Từ ngày 13-8 đến ngày 15-8,Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào. Hội nghị nhận định điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, Đảng chủ trương lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương. Hội nghị cử ra Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc do đồng chí Trường Chinh phụ trách; đề ra đường lối đối nội và đối ngoại trong tình hình mới và kiện toàn Ban Chấp hành Trung ương. Đêm 13-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945 cũng tại Tân Trào, Đại hội quốc dân họp, nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh: quyết định thành lậpUỷ ban giải phóng dân tộcViệt Nam tức Chính phủ lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngay sau Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhândân ta đã nhất tề vùng dậy giành chính quyền. Từ ngày 14-8, các đơn vị giải phóng quân đã liên tiếp hạ nhiều đồn Nhật thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái. Ngày 18-8, nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Khánh Hoà giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Ngày 17-8, đông đảo nhân dân thành phố Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Mặt trận Việt Minh, đã biến cuộc mít tinh của chính quyền bù nhìn ở Nhà hát lớn thành cuộc mít tinh và diễu hành của nhân dân ta, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Theo chủ trương "sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện" của Trung ương, căn cứ thực tế diễn biến ngày 17-8, đêm 17-8, Xứ uỷ Bắc Kỳ cùng với Thành uỷ Hà Nội quyết định tổng khởi nghĩa ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945. Sáng 19-8, hàng chục vạn quần chúng nội thành và ngoại thành Hà Nội tiến về Quảng trường Nhà hát thành phố dự cuộc míttinh do Việt Minh tổ chức, hô vang các khẩu hiệu: - Đả đảo chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim! - Thành lập Chính phủ Cộng hoà nhân dân Việt Nam! - Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh Việt Minh! - Việt Nam hoàn toàn độc lập! Sau cuộc mít tinh, quần chúng xuống đường biểu tình vũ trang, tiến về các ngả đường đánh chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn, trước hết là Phủ Khâm sai, Toà thị chính, Trại lính bảo an, Sở cảnh sát. Bạo lực cách mạng và khí thế sục sôi khởi nghĩa của quần chúng đã buộc nguỵ quyền đầu hàng và buộc quân Nhật phải để cho nhân dân giành quyền làm chủ toàn bộ thành phố. Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa ngày 19-8 ở Hà Nội có ý nghĩa quyết định đối với cả nước, làm cho chính quyền tay sai Nhật các nơi bị tê liệt, cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ các tỉnh và thành phố khác nổi dậy giành chính quyền, nhất là Huế và Sài Gòn. Ngày 23-8, dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ và Tỉnh uỷ Thừa Thiên, 150.000 nhân dân thành phố Huế và các huyện ở Thừa Thiên đã nổi dậy chiếm các công sở của nguỵ quyền Triều đình Huế và buộc vua Bảo Đại phải đầu hàng bằng hình thức thoái vị. Chiều 30-8 trước cửa Ngọ Môn, trước cuộc míttinh hàng vạn người tham gia, vua Bảo Đại đọc lời thoái vị và nộp ấn kiếm cho cách mạng. Đại diện Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố xoá bỏ chế độ quân chủ ở Việt Nam. Khi được tin tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế thắng lợi, Đảng bộ miền Nam quyết định chọn ngày 25-8 làm ngày khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh còn lại. Ngày 25-8, hơn 1.000.000 nhân dân thành phố Sài Gòn và các tỉnh chung quanh biểu tình tuần hành thị uy, hô vang các khẩu hiệu: - Đả đảo bù nhìn Nguyễn Văn Sâm! - Việt Nam hoàn toàn độc lập! - Tất cả chính quyền về tay Việt Minh! - Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! (Khi ấy Nguyễn Văn Sâm là Khâm sai Nam bộ của Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim- TG). Nhân dân khởi nghĩa chiếm sở cảnh sát, nhà ga, bưu điện, các bốt, các quận, sở mật thám Catina... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù đã lãnh đạo 10.000 chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành quyền làm chủ trên đảo. Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã thành công trên cả nước trong vòng nửa tháng. Ngày 2-9-1945, trong cuộc míttinh lớn của gần 1.000.000 người tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử, tuyên bố với nhân dân ta và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà độc lập, tự do và khẳng định quyết tâm sắt đá "toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Kể từ đó, ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất, là một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất. Cách mạng Tháng Tám đập tan ách phát xítNhật trong 5 năm, đập tan ách thống trị của thực dân Pháp trong 87 năm, lật đổ chế độ phong kiến mấy nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do do nhân dân làm chủ đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng ta từ một đảng hoạt động không hợp pháp trở thành một đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước. Đây là cuộc đổi đời của nhân dân ta trong lịch sử. Cách mạng Tháng Tám đã sáng tạo ra những kinh nghiệm quý báu đóng góp vào kho tàng lý luận cách mạng dân tộc, dân chủ, ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, tạo ra thế và lực mới cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám chứng tỏ rằng, trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa, do toàn dân nổi dậy, dưới sự lãnh đạo của một Đảng Mác - Lênin, có đường lối đúng đắn có thể giành thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảngmới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc". Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của những nhân tố bên trong (lực lượng toàn dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo) và nhân tố bên ngoài (thắng lợi của Liên Xô và Đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức, sau đó đập tan một triệu quân Quan Đông của Nhật, buộc Nhật đầu hàng không điều kiện); là kết quả của ba cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939; 1939-1945. Từ Cách mạng Tháng Tám có thể rút ra một sốkinh nghiệm: Một là: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Cương lĩnh của Đảng đã xác định cách mạng nước ta trải qua hai giai đoạn, trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ, sau đó chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của đường lối gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến không thể tách rời nhau. Trải qua ba cao trào cách mạng, Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ đó và xác định: tuy hai nhiệm vụ không tách rời nhau nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước với những khẩu hiệu cụ thể như: giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất công, chia ruộng đất của bọn phản động cho nông dân nghèo, tiến tới cải cách ruộng đất. Phân tích mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Đảng chủ trương chĩa mũi nhọn của cách mạng vào đế quốc phátxít Nhật - Pháp và bè lũ tay sai nhằm tập trung giải quyết yêu cầu chủ yếu cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc. Thắng lợi Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của sự kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Hai là: Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông Cách mạng Tháng Tám thắng lợi là nhờ cuộc đấu tranh yêu nước anh hùng của hơn 20 triệu người Việt Nam. Nhưng cuộc nổi dậy của toàn dân chỉ có thể thực hiện được khi có đạo quân chủ lực là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đạo quân chủ lực này được xây dựng, củng cố qua ba cao trào cách mạng và lớn mạnh vượt bậc trong tổng khởi nghĩa. Dựa trên đạo quân chủ lực làm nền tảng, Đảng xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc, động viên toàn dân tổng khởi nghĩa thắng lợi. Ba là: Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù Đảng ta đã lợi dụng được mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa đế quốc phátxít, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và một bộ phận thế lực địa chủ phong kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ nguỵ quyền tay sai củaPháp và của Nhật, cô lập cao độ kẻ thù chính là bọn đế quốc phátxít và bọn tay sai phản động; tranh thủ hoặc trung lập những phần tử lừng chừng. Nhờ vậy, Cách mạng Tháng Tám giành được thắng lợi nhanh gọn, ít đổ máu. Bốn là: Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân Trong Cách mạng Tháng Tám, bạo lực của cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang; kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị, trong đó vai trò quyết định là các cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Cách mạng Tháng Tám là kết quả của sự kết hợp tất cả các hình thức đấu tranh kinh tế và chính trị, hợp pháp và không hợp pháp của quần chúng, từ thấp đến cao, từ ở vài địa phương lan ra cả nước, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân. Năm là: Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ Đảng ta coi khởi nghĩa là một nghệ thuật, vừa vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm của cách mạng thế giới, vừa tổng kết những kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa ở nước ta. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng từ năm 1939 đến nửa đầu năm 1945, Đảng đã vạch ra những điều kiện làm thời cơ cho tổng khởi nghĩa thắng lợi. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi chứng tỏ Đảng đã chọn đúng thời cơ. Đó là lúc bọn cầm quyền phát xít ở Đông Dương hoang mang đến cực độ sau khi Nhật đầu hàng; nhân dân ta không thể sống nghèo khổ như trước được nữa (khi hai triệu người đã bị chết đói...). Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng các mặt chủ trương, lực lượng và cao trào chống Nhật, cứu nước làm điều kiện chủ quan cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Sáu là: Xây dựng một Đảng Mác - Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền Đảng ta ngay từ đầu đã xác định đúng đường lối chiến lược và sách lược cách mạng, không ngừng bổ sung và phát triển đường lối chiến lược và sách lược đó. Điều đó đòi hỏi Đảng phải biết vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, kịp thời tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng. Đảng ta rất coi trọng việc quán triệt đường lối chiến lược và sách lược, chủ trương của Đảng trong đảng viên và quần chúng cách mạng, không ngừng đấu tranh khắc phục những khuynh hướng lệch lạc. Đảng chăm lo công tác tổ chức, cán bộ, giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên về ý chí bất khuất, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng vững mạnh và trong sạch. Đảng biết phát huy triệt để vai trò của Mặt trận Việt Minh với hàng triệu hội viên và thông qua Mặt trận để lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Với những yếu tố như trên và được tôi luyện qua 15 năm đấu tranh mặc dù chỉ có 5.000 đảng viên, Đảng đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công. Nguồn: Báo Điện tử Đảng Cộng Sản [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2
Top