Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 13910" data-attributes="member: 699"><p><strong>II. PHỤC HỒI HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ LÃNH ĐẠO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH (1932 - 1935)</strong></p><p><strong>1. Phục hồi hệ thống tổ chức Đảng</strong></p><p></p><p>Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang dâng cao, sau khi Xô viết Nghệ Tĩnh ra đời, đế quốc Pháp và tay sai thẳng tay khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam và tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương.</p><p></p><p>Hàng chục vạn chiến sĩ cộng sản và quần chúng yêu nước đã bị bắt và giết hại. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và các địa phương lần lượt bị phá vỡ.Toà án của chính quyền thực dân Pháp mở các phiên toà đặc biệt để xét xử những người cách mạng.</p><p></p><p>Đi đôi với khủng bố, tàn sát, thực dân Pháp tìm cách lừa bịp mị dân: tăng số đại biểu người Việt ở các Viện dân biểu ở miền Bắc và miền Trung, ở Hội đồng quản hạt Nam Kỳ và các hội đồng thành phố, đề ra cải cách giáo dục, cho địa chủ lớn và tư sản mại bản một số quyền lợi.</p><p></p><p>Sự khủng bố và lừa bịp của thực dân Pháp không làm cho những chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước từ bỏ con đường cách mạng, một số cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân vẫn nổ ra.</p><p></p><p>Các đảng viên cộng sản trong nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn), nhà tù Vinh (Nghệ An), Hải Phòng, Côn Đảo, Kon Tum... đã thành lập các chi bộ Đảng để lãnh đạo đấu tranh chống chế độ lao tù hà khắc, đòi cải thiện đời sống và tổ chức học tập, biến nhà tù đế quốc thành trường đấu tranh cách mạng và trường học. Các chi bộ Đảng ở nhà tù còn bí mật ra báo viết tay để giáo dục đảng viên và đấu tranh tư tưởng, phê phán những quan điểm sai lầm về chính trị, tổ chức và phương pháp hoạt động của Việt Nam quốc dân Đảng.</p><p></p><p>"Biến được cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua".</p><p></p><p>Mặc dầu bị thực dân Pháp khủng bố tàn bạo, một số tổ chức Đảng ở Cao Bằng, Sơn Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và nhiều nơi khác ở miền Nam đã bám chắc quần chúng để hoạt động. Các đồng chí vượt tù tích cực tham gia khôi phục các tổ chức của Đảng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.</p><p></p><p>Năm 1932 theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong và một số cán bộ chủ chốt tổ chức Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6-1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã thảo ra bản Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương được Quốc tế Cộng sản công nhận.</p><p></p><p>Chương trình hành động đã đánh giá hai năm đấu tranh của quần chúng công nông và khẳng định:Công nông Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sẽ nổi lên võ trang bạo động thực hiện những nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến và tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.</p><p></p><p>Chương trình hành động chỉ ra những khả năng tổ chức mặt trận thống nhất các lực lượng phản đế và đề ra 4 yêu cầu chung:</p><p></p><p>1. Đòi các quyền tự do dân chủ, tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, hội họp, đi lại trong nước và ra nước ngoài.</p><p></p><p>2. Bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả lại tự do cho tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán Hội đồng đề hình.</p><p></p><p>3. Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác, đặt thuế luỹ tiến.</p><p></p><p>4. Bỏ các độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện.</p><p></p><p>Chương trình hành động còn đề ra những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai cấp và tầng lớp nhân dân; vạch rõ phải ra sức tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng, nhất là công hội và nông hội; dẫn dắt quần chúng đấu tranh cho những quyền lợi hàng ngày tiến lên đấu tranh chính trị, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền khi có điều kiện. Về xây dựng Đảng, phải làm cho Đảng vững mạnh, có kỷ luật nghiêm, giáo dục đảng viên về tư tưởng, chính trị, rèn luyện đảng viên qua đấu tranh cách mạng.</p><p></p><p>Chương trình hành động của Đảng đã cụ thể hoá cương lĩnh của Đảng trong thời kỳ thoái trào, đề ra những yêu cầu chính trị trước mắt, những biện pháp tổ chức và đấu tranh, góp phần nhanh chóng khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng.</p><p></p><p>Các Xứ uỷ Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ bị thực dân Pháp phá vỡ nhiều lần, đã được lần lượt lập lại trong hai năm 1931 và 1933. Nhiều tỉnh uỷ, huyện uỷ, chi bộ lần lượt được phục hồi. Ở miền núi phía bắc, một số tổ chức của Đảng được thành lập. Ở Lào, tháng 9-1934 Hội nghị đại biểu các đảng bộ địa phương đã cử ra Ban Chấp hành Đảng bộ Lào. Ở Campuchia một số cơ sở Đảng được xây dựng.</p><p></p><p>Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thoát khỏi nhà tù của đế quốc Anh ở Hồng Công (1-1933) và mùa xuân 1934 sang Liên Xô.</p><p></p><p>Trong quá trình khôi phục Đảng và phong trào cách mạng, Đảng ta đã được sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, sự giúp đỡ của các Đảng Cộng sản Liên Xô, Pháp và Trung Quốc. Đầu năm 1934, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu. (Khi đồng chí Lê Hồng Phong đi dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, Ban này do đồng chí Hà Huy Tập phụ trách - TG). Ban có nhiệm vụ tập hợp và phục hồi các cơ sở Đảng thành hệ thống, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo thực hiện chương trình hành động của Đảng năm 1932, chuẩn bị triệu tập Đại hội Đảng lần thứ nhất.</p><p></p><p><strong>2. Đảng lãnh đạo đấu tranh kinh tế, chính trị, tư tưởng và văn hoá</strong></p><p></p><p>Dựa theo Chương trình hành động của Đảng, các tổ chức cơ sở Đảng đã phát triển các đoàn thể quần chúng cách mạng, sử dụng các hình thức tổ chức hợp pháp như hội cày, hội cấy, hội gặt, hội đá bóng, hội đọc sách,... để tập hợp quần chúng, giáo dục và hướng dẫn quần chúng đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp. Nhờ vậy phong trào đấu tranh thu hút được quần chúng tham gia ngày càng đông. Phong trào đã lan đến nhiều nơi ở miền núi Việt Nam, ở Lào và Campuchia.</p><p></p><p>Nhiều cuộc bãi công của công nhân đã nổ ra ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Huế, ở Campuchia và Lào. Một số cuộc đấu tranh của nông dân đã nổ ra ở Hóc Môn (Gia Định), Khánh Hoà, Ninh Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn. Ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn... đã có những cuộc bãi chợ, bãi khoá. Phần lớn các cuộc đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn hoặc một phần, quần chúng công nông thêm hăng hái đấu tranh.</p><p></p><p>Hình thức hoạt động công khai đáng kể là tuyên truyền về Đảng và chọn những người ứng cử của quần chúng lao động, đứng đầu là đảng viên cộng sản ra tranh cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1933, và Hội đồng quản hạt Nam Kỳ năm 1935, các ứng cử viên của Đảng đều trúng cử. Các sự kiện chính trị này có tác động cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân thành thị, mở rộng ảnh hưởng của Đảng.</p><p></p><p>Cán bộ của Đảng còn dùng báo chí hợp pháp phê phán một số quan điểm chính trị, triết học, văn học nghệ thuật tư sản, vạch trần tư tưởng nô lệ của một số bồi bút tay sai của thực dân, tuyên truyền quan điểm cách mạng của Đảng. Năm 1933 - 1934 trên báo chí công khai đã diễn ra cuộc tranh luận về duy vật và duy tâm giữa đồng chí Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) và Phan Khôi. Đầu năm 1933 nổ ra cuộc tranh luận công khai xung quanh vấn đề "nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "nghệ thuật vị nhân sinh". Các cuộc tranh luận công khai có tiếng vang lớn trong trí thức, thanh niên, học sinh.</p><p></p><p>Từ ngày 14 đến ngày 26-6-1934, Ban chỉ huy ở ngoài và đại biểu các Đảng bộ ở trong nước đã họp kiểm điểm việc thực hiện Chương trình hành động của Đảng. Hội nghị nhận xét rằng, mặc dù địch khủng bố ác liệt, Đảng vẫn không ngừng đấu tranh, những tổ chức của Đảng đã được phục hồi và phát triển ở nhiều nơi, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ chính của các Đảng bộ là tiếp tục khôi phục các tổ chức của Đảng, xây dựng các cơ sở mới, tiếp tục bônsêvích hoá Đảng, mở rộng phê bình, khắc phục sai sót, giữ vững thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động của Đảng. Hội nghị đề ra những công tác cụ thể cho các tổ chức quần chúng, nhắc nhở các Đảng bộ kết hợp công tác bí mật với công tác công khai.</p><p></p><p>Hội nghị quyết định lấy Chương trình hành động của Đảng và Nghị quyết của Hội nghị làm tài liệu chính để thảo luận trong các chi bộ nhằm chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất của Đảng.</p><p></p><p><strong>III. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẢNG (THÁNG 3-1935)</strong></p><p></p><p>Đại hội họp từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935 tại Ma Cao (Trung Quốc). Dự Đại hội có 13 đại biểu thay mặt cho 600 đảng viên thuộc các Đảng bộ trong nước và tổ chức Đảng hoạt động ở nước ngoài. Đồng chí Hà Huy Tập chủ trì Đại hội.</p><p></p><p>Đại hội đã thừa nhận Luận cương chính trị tháng 10-1930, Chương trình hành động của Đảng tháng 6-1932 và kiểm điểm phong trào cách mạng, công tác tổ chức và lãnh đạo của các cấp bộ Đảng trong thời gian từ năm 1932 đến đầu năm 1935. Đại hội khẳng định cuộc đấu tranh để khôi phục hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng đã giành được thắng lợi, song lực lượng Đảng phát triển chưa mạnh ở các vùng tập trung công nghiệp, công nhân gia nhập Đảng còn ít, hệ thống tổ chức chưa thật thống nhất, sự liên hệ giữa các cấp bộ Đảng chưa được chặt chẽ.</p><p></p><p>Đại hội đã nêu ra ba nhiệm vụ chủ yếu trước mắt:</p><p></p><p>Một là, củng cố và phát triển Đảng, tăng cường lực lượng Đảng ở các xí nghiệp, nhà máy, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng, đồng thời đưa nông dân lao động và trí thức cách mạng đã qua thử thách vào Đảng. Các Đảng bộ cần thường xuyên phê bình và tự phê bình, đấu tranh trên cả hai mặt trận chống "tả" khuynh và hữu khuynh, giữ vững kỷ luật của Đảng, giữ vững sự thống nhất về tư tưởng và hành động.</p><p></p><p>Hai là, đẩy mạnh cuộc vận động quần chúng, chú ý phụ nữ các dân tộc ít người, binh lính; dìu dắt quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng, mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng.</p><p></p><p>Ba là, mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô - thành trì của cách mạng thế giới và ủng hộ cách mạng Trung Quốc.</p><p></p><p>Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh lính, về công tác liên minh phản đế, công tác vận động các dân tộc thiểu số, về đội tự vệ, về cứu tế đỏ.</p><p></p><p>Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 uỷ viên (9 chính thức và 4 dự khuyết). Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. (Ngày 21-3-1935, Quốc tế Cộng sản đã phê chuẩn đề nghị của Ban chỉ huy ở ngoài cử đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư -TG).</p><p></p><p>Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức quần chúng cách mạng trong cả nước, chuẩn bị điều kiện cho Đảng bước vào thời kỳ đấu tranh mới. Song Đại hội chưa tổng kết được những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng từ khi thành lập, Đại hội đã không nhạy cảm với thời cuộc trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế quốc, không thấy khả năng mới để đấu tranh chống phát xít và chống thực dân, nên không đề ra được sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược thích hợp. Sau này, khi đánh giá về Đại hội lần thứ nhất của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, Đại hội đã nhận định tình hình và kiểm điểm công tác đã qua, nhưng "chính sách Đại hội Ma Cao vạch ra không sát với phong trào cách mạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ". </p><p></p><p>Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm bốn năm đấu tranh khôi phục phong trào cách mạng: </p><p>Cuộc khủng bố đẫm máu của thực dân Pháp và tay sai không tiêu diệt được Đảng Cộng sản Đông Dương, trái lại Đảng vẫn tồn tại và nhanh chóng được củng cố. Phong trào cách mạng sớm được khôi phục và phát triển. Đội ngũ đảng viên và quần chúng cách mạng được rèn luyện. Mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng càng gắn bó. Đứng vững trong bão táp cách mạng và khủng bố trắng của kẻ thù, mới ra đời được 5 năm, Đảng đã tỏ rõ bản lĩnh của một Đảng Mác - Lênin cách mạng, phát huy truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.</p><p></p><p>Thắng lợi về khôi phục hệ thống tổ chức và phong trào những năm 1932 - 1935 đã chuẩn bị cơ sở cho cao trào cách mạng 1936 - 1939.</p><p></p><p>Thực tiễn đấu tranh thời kỳ 1932-1935 để lại cho Đảng ta một số kinh nghiệm:</p><p>Trong cuộc đọ sức quyết liệt với đế quốc, thực dân, sự hy sinh, tổn thất, thậm chí có lúc thất bại là không tránh khỏi. Những lúc đó công tác tư tưởng phải rút ra những kinh nghiệm sâu sắc của thời kỳ đã qua, giữ vững lòng tin vào tiền đồ cách mạng, chống tâm lý bi quan, dao động, nêu cao khí tiết người cộng sản trước kẻ thù; giáo dục đảng viên và quần chúng tinh thần cách mạng triệt để, ý thức tổ chức và kỷ luật cao, không sợ hy sinh, gian khổ.</p><p></p><p>Khi tình hình đã thay đổi, nhất là khi kẻ thù khủng bố trắng, lực lượng so sánh không có lợi cho cách mạng, Đảng phải đề ra chủ trương, khẩu hiệu, hình thức tổ chức và đấu tranh thích hợp, giữ vững tổ chức bí mật, giữ vững mối liên hệ với quần chúng, tận dụng mọi khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp, tiếp tục lãnh đạo quần chúng đòi quyền dân sinh, dân chủ để khôi phục phong trào, đồng thời chuẩn bị cho bước phát triển mới của cách mạng.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 13910, member: 699"] [B]II. PHỤC HỒI HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ LÃNH ĐẠO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH (1932 - 1935) 1. Phục hồi hệ thống tổ chức Đảng[/B] Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang dâng cao, sau khi Xô viết Nghệ Tĩnh ra đời, đế quốc Pháp và tay sai thẳng tay khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam và tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương. Hàng chục vạn chiến sĩ cộng sản và quần chúng yêu nước đã bị bắt và giết hại. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và các địa phương lần lượt bị phá vỡ.Toà án của chính quyền thực dân Pháp mở các phiên toà đặc biệt để xét xử những người cách mạng. Đi đôi với khủng bố, tàn sát, thực dân Pháp tìm cách lừa bịp mị dân: tăng số đại biểu người Việt ở các Viện dân biểu ở miền Bắc và miền Trung, ở Hội đồng quản hạt Nam Kỳ và các hội đồng thành phố, đề ra cải cách giáo dục, cho địa chủ lớn và tư sản mại bản một số quyền lợi. Sự khủng bố và lừa bịp của thực dân Pháp không làm cho những chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước từ bỏ con đường cách mạng, một số cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân vẫn nổ ra. Các đảng viên cộng sản trong nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn), nhà tù Vinh (Nghệ An), Hải Phòng, Côn Đảo, Kon Tum... đã thành lập các chi bộ Đảng để lãnh đạo đấu tranh chống chế độ lao tù hà khắc, đòi cải thiện đời sống và tổ chức học tập, biến nhà tù đế quốc thành trường đấu tranh cách mạng và trường học. Các chi bộ Đảng ở nhà tù còn bí mật ra báo viết tay để giáo dục đảng viên và đấu tranh tư tưởng, phê phán những quan điểm sai lầm về chính trị, tổ chức và phương pháp hoạt động của Việt Nam quốc dân Đảng. "Biến được cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua". Mặc dầu bị thực dân Pháp khủng bố tàn bạo, một số tổ chức Đảng ở Cao Bằng, Sơn Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và nhiều nơi khác ở miền Nam đã bám chắc quần chúng để hoạt động. Các đồng chí vượt tù tích cực tham gia khôi phục các tổ chức của Đảng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Năm 1932 theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong và một số cán bộ chủ chốt tổ chức Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6-1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã thảo ra bản Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương được Quốc tế Cộng sản công nhận. Chương trình hành động đã đánh giá hai năm đấu tranh của quần chúng công nông và khẳng định:Công nông Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sẽ nổi lên võ trang bạo động thực hiện những nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến và tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội. Chương trình hành động chỉ ra những khả năng tổ chức mặt trận thống nhất các lực lượng phản đế và đề ra 4 yêu cầu chung: 1. Đòi các quyền tự do dân chủ, tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, hội họp, đi lại trong nước và ra nước ngoài. 2. Bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả lại tự do cho tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán Hội đồng đề hình. 3. Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác, đặt thuế luỹ tiến. 4. Bỏ các độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện. Chương trình hành động còn đề ra những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai cấp và tầng lớp nhân dân; vạch rõ phải ra sức tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng, nhất là công hội và nông hội; dẫn dắt quần chúng đấu tranh cho những quyền lợi hàng ngày tiến lên đấu tranh chính trị, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền khi có điều kiện. Về xây dựng Đảng, phải làm cho Đảng vững mạnh, có kỷ luật nghiêm, giáo dục đảng viên về tư tưởng, chính trị, rèn luyện đảng viên qua đấu tranh cách mạng. Chương trình hành động của Đảng đã cụ thể hoá cương lĩnh của Đảng trong thời kỳ thoái trào, đề ra những yêu cầu chính trị trước mắt, những biện pháp tổ chức và đấu tranh, góp phần nhanh chóng khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng. Các Xứ uỷ Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ bị thực dân Pháp phá vỡ nhiều lần, đã được lần lượt lập lại trong hai năm 1931 và 1933. Nhiều tỉnh uỷ, huyện uỷ, chi bộ lần lượt được phục hồi. Ở miền núi phía bắc, một số tổ chức của Đảng được thành lập. Ở Lào, tháng 9-1934 Hội nghị đại biểu các đảng bộ địa phương đã cử ra Ban Chấp hành Đảng bộ Lào. Ở Campuchia một số cơ sở Đảng được xây dựng. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thoát khỏi nhà tù của đế quốc Anh ở Hồng Công (1-1933) và mùa xuân 1934 sang Liên Xô. Trong quá trình khôi phục Đảng và phong trào cách mạng, Đảng ta đã được sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, sự giúp đỡ của các Đảng Cộng sản Liên Xô, Pháp và Trung Quốc. Đầu năm 1934, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu. (Khi đồng chí Lê Hồng Phong đi dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, Ban này do đồng chí Hà Huy Tập phụ trách - TG). Ban có nhiệm vụ tập hợp và phục hồi các cơ sở Đảng thành hệ thống, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo thực hiện chương trình hành động của Đảng năm 1932, chuẩn bị triệu tập Đại hội Đảng lần thứ nhất. [B]2. Đảng lãnh đạo đấu tranh kinh tế, chính trị, tư tưởng và văn hoá[/B] Dựa theo Chương trình hành động của Đảng, các tổ chức cơ sở Đảng đã phát triển các đoàn thể quần chúng cách mạng, sử dụng các hình thức tổ chức hợp pháp như hội cày, hội cấy, hội gặt, hội đá bóng, hội đọc sách,... để tập hợp quần chúng, giáo dục và hướng dẫn quần chúng đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp. Nhờ vậy phong trào đấu tranh thu hút được quần chúng tham gia ngày càng đông. Phong trào đã lan đến nhiều nơi ở miền núi Việt Nam, ở Lào và Campuchia. Nhiều cuộc bãi công của công nhân đã nổ ra ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Huế, ở Campuchia và Lào. Một số cuộc đấu tranh của nông dân đã nổ ra ở Hóc Môn (Gia Định), Khánh Hoà, Ninh Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn. Ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn... đã có những cuộc bãi chợ, bãi khoá. Phần lớn các cuộc đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn hoặc một phần, quần chúng công nông thêm hăng hái đấu tranh. Hình thức hoạt động công khai đáng kể là tuyên truyền về Đảng và chọn những người ứng cử của quần chúng lao động, đứng đầu là đảng viên cộng sản ra tranh cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1933, và Hội đồng quản hạt Nam Kỳ năm 1935, các ứng cử viên của Đảng đều trúng cử. Các sự kiện chính trị này có tác động cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân thành thị, mở rộng ảnh hưởng của Đảng. Cán bộ của Đảng còn dùng báo chí hợp pháp phê phán một số quan điểm chính trị, triết học, văn học nghệ thuật tư sản, vạch trần tư tưởng nô lệ của một số bồi bút tay sai của thực dân, tuyên truyền quan điểm cách mạng của Đảng. Năm 1933 - 1934 trên báo chí công khai đã diễn ra cuộc tranh luận về duy vật và duy tâm giữa đồng chí Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) và Phan Khôi. Đầu năm 1933 nổ ra cuộc tranh luận công khai xung quanh vấn đề "nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "nghệ thuật vị nhân sinh". Các cuộc tranh luận công khai có tiếng vang lớn trong trí thức, thanh niên, học sinh. Từ ngày 14 đến ngày 26-6-1934, Ban chỉ huy ở ngoài và đại biểu các Đảng bộ ở trong nước đã họp kiểm điểm việc thực hiện Chương trình hành động của Đảng. Hội nghị nhận xét rằng, mặc dù địch khủng bố ác liệt, Đảng vẫn không ngừng đấu tranh, những tổ chức của Đảng đã được phục hồi và phát triển ở nhiều nơi, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ chính của các Đảng bộ là tiếp tục khôi phục các tổ chức của Đảng, xây dựng các cơ sở mới, tiếp tục bônsêvích hoá Đảng, mở rộng phê bình, khắc phục sai sót, giữ vững thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động của Đảng. Hội nghị đề ra những công tác cụ thể cho các tổ chức quần chúng, nhắc nhở các Đảng bộ kết hợp công tác bí mật với công tác công khai. Hội nghị quyết định lấy Chương trình hành động của Đảng và Nghị quyết của Hội nghị làm tài liệu chính để thảo luận trong các chi bộ nhằm chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất của Đảng. [B]III. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẢNG (THÁNG 3-1935)[/B] Đại hội họp từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935 tại Ma Cao (Trung Quốc). Dự Đại hội có 13 đại biểu thay mặt cho 600 đảng viên thuộc các Đảng bộ trong nước và tổ chức Đảng hoạt động ở nước ngoài. Đồng chí Hà Huy Tập chủ trì Đại hội. Đại hội đã thừa nhận Luận cương chính trị tháng 10-1930, Chương trình hành động của Đảng tháng 6-1932 và kiểm điểm phong trào cách mạng, công tác tổ chức và lãnh đạo của các cấp bộ Đảng trong thời gian từ năm 1932 đến đầu năm 1935. Đại hội khẳng định cuộc đấu tranh để khôi phục hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng đã giành được thắng lợi, song lực lượng Đảng phát triển chưa mạnh ở các vùng tập trung công nghiệp, công nhân gia nhập Đảng còn ít, hệ thống tổ chức chưa thật thống nhất, sự liên hệ giữa các cấp bộ Đảng chưa được chặt chẽ. Đại hội đã nêu ra ba nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: Một là, củng cố và phát triển Đảng, tăng cường lực lượng Đảng ở các xí nghiệp, nhà máy, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng, đồng thời đưa nông dân lao động và trí thức cách mạng đã qua thử thách vào Đảng. Các Đảng bộ cần thường xuyên phê bình và tự phê bình, đấu tranh trên cả hai mặt trận chống "tả" khuynh và hữu khuynh, giữ vững kỷ luật của Đảng, giữ vững sự thống nhất về tư tưởng và hành động. Hai là, đẩy mạnh cuộc vận động quần chúng, chú ý phụ nữ các dân tộc ít người, binh lính; dìu dắt quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng, mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng. Ba là, mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô - thành trì của cách mạng thế giới và ủng hộ cách mạng Trung Quốc. Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh lính, về công tác liên minh phản đế, công tác vận động các dân tộc thiểu số, về đội tự vệ, về cứu tế đỏ. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 uỷ viên (9 chính thức và 4 dự khuyết). Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. (Ngày 21-3-1935, Quốc tế Cộng sản đã phê chuẩn đề nghị của Ban chỉ huy ở ngoài cử đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư -TG). Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức quần chúng cách mạng trong cả nước, chuẩn bị điều kiện cho Đảng bước vào thời kỳ đấu tranh mới. Song Đại hội chưa tổng kết được những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng từ khi thành lập, Đại hội đã không nhạy cảm với thời cuộc trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế quốc, không thấy khả năng mới để đấu tranh chống phát xít và chống thực dân, nên không đề ra được sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược thích hợp. Sau này, khi đánh giá về Đại hội lần thứ nhất của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, Đại hội đã nhận định tình hình và kiểm điểm công tác đã qua, nhưng "chính sách Đại hội Ma Cao vạch ra không sát với phong trào cách mạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ". Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm bốn năm đấu tranh khôi phục phong trào cách mạng: Cuộc khủng bố đẫm máu của thực dân Pháp và tay sai không tiêu diệt được Đảng Cộng sản Đông Dương, trái lại Đảng vẫn tồn tại và nhanh chóng được củng cố. Phong trào cách mạng sớm được khôi phục và phát triển. Đội ngũ đảng viên và quần chúng cách mạng được rèn luyện. Mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng càng gắn bó. Đứng vững trong bão táp cách mạng và khủng bố trắng của kẻ thù, mới ra đời được 5 năm, Đảng đã tỏ rõ bản lĩnh của một Đảng Mác - Lênin cách mạng, phát huy truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi về khôi phục hệ thống tổ chức và phong trào những năm 1932 - 1935 đã chuẩn bị cơ sở cho cao trào cách mạng 1936 - 1939. Thực tiễn đấu tranh thời kỳ 1932-1935 để lại cho Đảng ta một số kinh nghiệm: Trong cuộc đọ sức quyết liệt với đế quốc, thực dân, sự hy sinh, tổn thất, thậm chí có lúc thất bại là không tránh khỏi. Những lúc đó công tác tư tưởng phải rút ra những kinh nghiệm sâu sắc của thời kỳ đã qua, giữ vững lòng tin vào tiền đồ cách mạng, chống tâm lý bi quan, dao động, nêu cao khí tiết người cộng sản trước kẻ thù; giáo dục đảng viên và quần chúng tinh thần cách mạng triệt để, ý thức tổ chức và kỷ luật cao, không sợ hy sinh, gian khổ. Khi tình hình đã thay đổi, nhất là khi kẻ thù khủng bố trắng, lực lượng so sánh không có lợi cho cách mạng, Đảng phải đề ra chủ trương, khẩu hiệu, hình thức tổ chức và đấu tranh thích hợp, giữ vững tổ chức bí mật, giữ vững mối liên hệ với quần chúng, tận dụng mọi khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp, tiếp tục lãnh đạo quần chúng đòi quyền dân sinh, dân chủ để khôi phục phong trào, đồng thời chuẩn bị cho bước phát triển mới của cách mạng. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2
Top