Lịch sử Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới:
menu,
tìm kiếm
Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm
trước công nguyên, còn tính từ khi
nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ hơn 4000 năm trước đây (theo truyền thuyết)
[1].
Các
nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống tại
Việt Nam từ
thời kỳ Đồ đá cũ. Vào
thời kỳ Đồ đá mới, các nền
văn hóa Hòa Bình -
Bắc Sơn tại vùng này đã phát triển về chăn nuôi và
nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng
lúa nước.
Những người Việt tiền sử trên
vùng châu thổ sông Hồng-
Văn minh sông Hồng và
sông Mã này đã
khai hóa đất để
trồng trọt, tạo ra một hệ thống
đê điều để chế ngự nước lụt của các sông, đào
kênh để phục vụ cho việc trồng lúa và đã tạo nên nền
văn minh lúa nước và
văn hóa làng xã.
Đến
thời kỳ đồ sắt, vào khoảng
thế kỷ 7 trước công nguyên đã xuất hiện nhà nước đầu tiên của
người Việt trên miền Bắc Việt Nam ngày nay, theo sử sách đó là nhà nước
Văn Lang của các
vua Hùng[2]
Mục lục
[ ẩn ]
Tiền sử
Loạt bài
Các văn hóa cổ Việt NamHậu kỳ Thời đại đồ đá cũ
Văn hóa Ngườm (23.000 TCN)
Văn hóa Sơn Vi (20.000 - 12.000 TCN)
Văn hóa Soi Nhụ (18.000 - 7.000 TCN)
Thời đại đồ đá mới
Văn hóa Hòa Bình (12.000 - 10.000 TCN)
Văn hóa Bắc Sơn (10.000 - 8.000 TCN)
Văn hóa Quỳnh Văn (8.000 - 6.000 TCN)
Văn hóa Cái Bèo (7.000 - 5.000 TCN)
Văn hóa Đa Bút (6.000 - 5.000 TCN)
Thời đại đồ đồng đá
Văn hóa Hạ Long (3.000 - 1.500 TCN)
Văn hóa Phùng Nguyên (2.000 - 1.500 TCN)
Văn hóa Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc
Văn hóa Tiền Sa Huỳnh (2.000 - 1.000 TCN)
Trung kỳ thời đại đồ đồng
Văn hóa Đồng Đậu (1.500 - 1.000 TCN)
Hậu kỳ thời đại đồ đồng
Văn hóa Gò Mun (1.000 - 600 TCN)
Thời kỳ đồ sắt
Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100)
Văn hóa Sa Huỳnh (1.000 TCN - 200)
Văn hóa Đồng Nai (1.000 TCN - 0)
Văn hóa Óc Eo (1 - 630)
sửa
Bài chi tiết: Việt Nam thời tiền sử
Lịch sử Việt Nam thời kỳ tiền sử (trước thời Hồng Bàng) chỉ được ghi nhận, dự đoán thông qua các di tích khảo cổ. Các truyền thuyết, dã sử đều có sau giai đoạn này.
Thời đại đồ đá
Bài chi tiết: Văn hóa Sơn Vi, Văn hóa Hòa Bình, và Văn hóa Bắc Sơn
Khu vực nay là
Việt Nam đã có người ở từ
thời kỳ Đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ đã tìm ra các dấu vết người vượn cư ngụ tại
hang thẩm hai, thẩm khuyên (
Lạng Sơn),
núi Đọ,
Ninh Bình và
Nga Sơn,
Thanh Hóa cách đây hàng trăm nghìn năm. Thời kỳ này mực nước biển thấp hơn, và Việt Nam khi đó nối liền với bán đảo
Malaysia, đảo
Java,
Sumatra và
Kalimantan của
Indonesia, với khí hậu ẩm và mát hơn bây giờ
[3]. Người Việt cổ khai thác đá gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ một mặt, tạo nên những công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, nạo... bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ (mảnh tước). Những di tích ở núi Đọ được coi là bằng chứng cổ xưa nhất về sự có mặt của con người tại vùng đất Việt, khi tổ chức xã hội loài người chưa hình thành
[4]
Vào thời kỳ mà các nhà nghiên cứu gọi là văn hóa Sơn Vi, những nhóm cư dân nguyên thủy tại đây đã sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng cách đây 11-23 nghìn năm, cuối thời
thế Canh Tân (
Late Pleistocene).
Cách đây 15000 - 18000 năm trước đây là thời kỳ nước biển xuống thấp.Đồng bằng bắc bộ bấy giờ kéo dài ra mãi đến tận đảo Hải Nam và các khu vực khác. Về mặt địa chất học thời kỳ khoảng 15 nghìn năm trước Công Nguyên - (cách đây khoảng 18 nghìn năm) là thời kỳ cuối của kỷ băng hà, nước biển dâng cao dần đến khoảng năm 8000 năm trước đây thì đột ngột dân cao khoảng khoảng 130m (tính từ tâm của kỹ băng hà là khu vực Bắc Mỹ). Nước biển ở lại suốt thời kỳ này cho đến và rút đi vào khoảng 5500 năm trước đây. Ứng với thời kỳ này cùng với các di chỉ khảo cổ cho thấy nước biển đã ngập toàn bộ khu vực đồng bằng sông Hồng ngày nay đến tận Vĩnh Phú trong suốt gần 3000 năm.
Do chính đặc trưng về địa chất nên vùng đồng bằng sông hồng, vịnh bắc bộ không có điều kiện khai quật nền đất cổ đại có ở khoảng 8000 năm trước công nguyên (trước khi có đại hồng thủy) để xác nhận dấu vết của các nền văn minh khác nếu có. Trang sử Việt có một khoảng trống không xác định được từ khoảng năm trước 5500 năm - 18000 năm trước.
Sau thời kỳ văn hóa Sơn Vi là
văn hóa Hòa Bình và
Bắc Sơn, thuộc thời kỳ đồ đá mới. Văn hóa Hòa Bình được ghi nhận là cái nôi của nền văn minh lúa nước, xuất thân từ Đông Nam á có niên đại trễ được tìm thấy vào khoảng 15000 năm trước đây. Do đặt trưng địa chất về hồng thủy nên có thể một phần sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Hòa Bình có thể đã chưa bao giờ được nhận ra và tìm thấy. Các nhà khảo cổ đã liên kết sự khởi đầu của nền văn minh
người Việt ở cuối
thời kỳ Đồ đá mới và đầu
thời kỳ đồ đồng (vào khoảng hơn 5700 năm trước Công Nguyên)
[5]..
Thời đại đồ đồng đá
Bài chi tiết: Văn hóa Phùng Nguyên
Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ
thời đại đồ đồng, cuối
thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện
Lâm Thao, tỉnh
Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này
Thời đại đồ đồng
Bài chi tiết: Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun
Văn hoá Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 3.000 năm, sau
văn hóa Phùng Nguyên, trước
văn hóa Gò Mun. Tên của nền văn hóa này đặt theo tên
khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện
Yên Lạc, tỉnh
Vĩnh Phúc
Thời đại đồ sắt
Bài chi tiết: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, và Văn hóa Óc Eo
Đến khoảng 1200 TCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực
sông Mã và đồng bằng
sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền
văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các
trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn
trầu và
nhuộm răng đen.
Thời Hồng Bàng
Loạt bài
Lịch sử Việt NamThời tiền sử
Hồng Bàng
An Dương Vương
Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40)
Nhà Triệu (207 - 111 TCN)Hai Bà Trưng (40 - 43)Bắc thuộc lần II (43 - 541)
Khởi nghĩa Bà TriệuNhà Tiền Lý và
Triệu Việt Vương (541 - 602)Bắc thuộc lần III (602 - 905)
Mai Hắc Đế
Phùng HưngTự chủ (905 - 938)
Họ Khúc
Dương Đình Nghệ
Kiều Công TiễnNhà Ngô (938 - 967)
Loạn 12 sứ quânNhà Đinh (968 - 980)Nhà Tiền Lê (980 - 1009)Nhà Lý (1009 - 1225)Nhà Trần (1225 - 1400)Nhà Hồ (1400 - 1407)Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427)
Nhà Hậu Trần
Khởi nghĩa Lam SơnNhà Hậu Lê (1428 - 1788) Lê sơ Lê
trung
hưngNhà MạcTrịnh-
Nguyễn
phân tranhNhà Tây Sơn (1778 - 1802)Nhà Nguyễn (1802 - 1945)
Pháp thuộc (1887 - 1945)
Đế quốc Việt Nam (1945)Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975)
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc gia Việt Nam
Việt Nam Cộng hòa
Cộng hòa Miền Nam Việt NamCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)Xem thêm
sửa
Bài chi tiết: Hồng Bàng
Nước Xích Quỷ
Theo một số sách cổ sử
[6], các tộc người Việt cổ (
Bách Việt) lập quốc đầu tiên ở miền
Lĩnh Nam, bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông
Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở
miền bắc Việt Nam. Truyền thuyết cho biết nhà nước của
các tộc người Việt được hình thành từ năm 2879 TCN tại vùng Hồ Động Đình (
Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay). Đến thời
Xuân Thu-
Chiến Quốc (thế kỷ 8 TCN đến thế kỷ 3 TCN) do các sức ép từ các vương quốc
Sở,
Tần ở miền bắc Trung Quốc và làn sóng người
Hoa Hạ chạy tỵ nạn chiến tranh từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc người Việt cổ bị mất lãnh thổ, một số bộ tộc Việt bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Đỉnh điểm là vào thời Tần Thủy Hoàng lãnh thổ của Trung Hoa kéo xuống tận ven biển phía nam
Quảng Đông[7].
Vương quốc của các tộc người Việt cổ (
Xích Quỷ) thời kỳ này có thể nói đây là một
liên bang lỏng lẻo giữa các nhóm tộc Việt khác nhau như
Điền Việt ở
Vân Nam,
Dạ Lang ở
Quý Châu,
Mân Việt ở
Phúc Kiến,
Đông Việt ở
Triết Giang,
Sơn Việt ở
Giang Tây,
Nam Việt ở
Quảng Đông,
Âu Việt (Tây Âu) ở
Quảng Tây,
Lạc Việt ở
miền bắc Việt Nam [8]...
Những biến động trong thời kỳ này cũng dẫn tới sự tan rã của nhà nước liên minh của các tộc người Việt, từ thế kỷ 8 trước công nguyên trở đi từ các bộ tộc Việt cư trú tại các khu vực khác nhau ở miền nam
sông Dương Tử đã hình thành nên các nhà nước khác nhau ở từng khu vực cũng như thời kỳ như:
nước Việt,
Văn Lang,
Việt Thường,
Nam Việt,
Âu Lạc,
Quỳ Việt,
Mân Việt,
Đông Việt,...các nhà nước độc lập này từng bước bị các vương triều của người Hoa Hạ ở miền Bắc sông Dương Tử đánh bại thôn tính, hoặc là tự
nội chiến với nhau dẫn tới suy yếu. Đến thời kỳ
đế chế Hán khoảng thế kỷ 1 TCN các nhà nước Việt đều bị thôn tính
[9].
Nước Văn Lang
Lãnh thổ nước
Văn Lang năm 500 TCN
Sau thời kỳ tan rã của nhà nước liên minh các tộc người Việt, các nhà nước độc lập của các tộc người Việt cũng được hình thành khắp vùng phía nam sông
Dương Tử[10]. Vào khoảng
thế kỷ 7 trước công nguyên, người
Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở phía nam mà ngày nay là
miền bắc Việt Nam đã xây dựng nên nhà nước của mình, đó là nhà nước
Văn Lang do các
vua Hùng cai trị, đóng đô ở
Phong Châu (thuộc
Phú Thọ ngày nay).
Các tài liệu nghiên cứu hiện đại
[11] phần lớn đều đồng ý theo ghi chép của
Việt sử lược về một vương quốc Văn Lang của người Lạc Việt có niên đại thành lập vào
thế kỷ 7 TCN cùng thời
Chu Trang Vương (696 TCN - 682 TCN) ở Trung Quốc. Vương quốc này tồn tại khu vực ngày nay là miền bắc Việt Nam và đã có giao lưu với
nước Việt của
Việt vương Câu Tiễn (Lạc Câu Tiễn) ở khu vực hạ lưu sông
Trường Giang (Trung Quốc) ngày nay.
[sửa] Nước Âu Lạc
Đến thế kỷ thứ 3 TCN,
Thục Phán, thủ lĩnh của bộ tộc
Âu Việt, là một trong những bộ tộc của Bách Việt ở phía bắc Văn Lang đã đánh bại vua Hùng Vương thứ 18, sát nhập lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt lập nên nước
Âu Lạc, đóng đô tại
Cổ Loa, thuộc huyện
Đông Anh,
Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương.
Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị
Triệu Đà thôn tính năm 208 TCN (hoặc 179 TCN).
Nước Nam Việt
Xem thêm: Nhà Triệu Cuối thời Tần,
Triệu Đà (người nước Triệu - thời
Chiến Quốc) là quan úy quận Nam Hải (
Quảng Đông ngày nay) nhân khi nhà Tần rối loạn sau cái chết của
Tần Thủy Hoàng (210 TCN), đã cát cứ quận Nam Hải, sau đó ông đem quân thôn tính sát nhập các vương quốc
Âu Lạc,
Mân Việt, quận
Quế Lâm lân cận và thành lập nước
Nam Việt với kinh đô
Phiên Ngung tại Quảng Châu vào năm 207 TCN.
Vương quốc Nam Việt trong thời Triệu Đà bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây và
miền Bắc Việt Nam ngày nay và được chia thành 9 quận, ba quận phía nam -
Hợp Phố,
Giao Chỉ,
Cửu Chân. Biên giới phía bắc là dãy núi
Lĩnh Nam, biên giới phía nam là
dãy Hoành Sơn
Sau khi
nhà Hán của người
Hoa Hạ được thành lập, ông đã đứng về phía những bộ tộc
Bách Việt còn lại đối chọi lại sự bành trướng xâm lược của nhà Hán. Trong khoảng thời gian một thế kỷ (207 TCN-111 TCN), tuy có vua ngoại tộc là người phương Bắc nhưng vương quốc Nam Việt hoàn toàn độc lập tự chủ trước đế chế Hán
Thời Bắc thuộc
Xem thêm:
Vấn đề chính thống của nhà Triệu Bắc thuộc là một vấn đề còn có hai quan điểm khác nhau từ xưa đến này của lịch sử Việt Nam, phần lớn các quan điểm truyền thống từ thời phong kiến đều cho rằng nhà Triệu là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, vì vậy thời Bắc thuộc bắt đầu từ năm 111 trước Công nguyên khi nhà Hán đánh chiếm nước Nam Việt. Quan điểm thứ hai được xuất hiện từ thế kỷ 18 khi sử gia
Ngô Thì Sĩ phủ nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam, và tiếp nối là sử gia
Đào Duy Anh trong thế kỷ 20. Các sách lịch sử trong nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay đều theo quan điểm này. Theo quan điểm thứ hai này thì thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 208 TCN khi nhà Triệu đánh chiếm nước nước Âu Lạc của An Dương Vương
Thuộc Hán
Xem thêm: Hai Bà Trưng
Lãnh thổ Việt Nam thuộc
nhà Hán năm 87 TCN
Năm
111 TCN, quân của
Hán Vũ Đế xâm lược nước Nam Việt và sáp nhập Nam Việt vào đế chế Hán. Người Trung Quốc muốn cai quản miền châu thổ sông Hồng để có điểm dừng cho tàu bè đang buôn bán với
Đông Nam Á[12]. Trong
thế kỷ thứ 1, các tướng Lạc vẫn còn được giữ chức, Trung Quốc bắt đầu chính sách đồng hóa các lãnh thổ bằng cách tăng thuế và cải tổ luật hôn nhân để biến Việt Nam thành một xã hội phụ hệ để dễ tiếp thu quyền lực chính trị hơn. Một cuộc khởi nghĩa do
Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận
Giao Chỉ, tiếp theo sau đó là các quận
Cửu Chân,
Nhật Nam,
Hợp Phố và các địa phương khác của vùng
Lĩnh Nam (mà theo cổ sử Việt ghi nhận là có tất cả 65 thành trì) hưởng ứng trong năm
40. Sau đó nhà Hán phái tướng Mã Viện sang đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Sau ba năm giành độc lập, cuộc khởi nghĩa bị tướng
Mã Viện đàn áp. Do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên không đủ sức chống cự lại quân do Mã Viện chỉ huy, Hai Bà Trưng đã tuẫn tiết trên dòng sông Hát để giữ vẹn khí tiết.
Sau thuộc Hán đến trước thuộc Đường
Xem thêm: Nhà Tiền Lý Tiếp theo sau
nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc kế tiếp khác như
Đông Ngô,
nhà Tấn,
Lưu Tống,
Nam Tề,
nhà Lương lần lượt thay nhau đô hộ Việt Nam, người Việt cũng đã nhiều lần nổi dậy chống lại sự cai trị của ngoại bang, tuy nhiên tất cả đều không thành công cho mục tiêu dành độc lập.
Các cuộc nổi dậy tiêu biểu như khởi nghĩa anh em
Triệu Quốc Đạt và
Triệu Thị Trinh vào thời thuộc Đông Ngô. Cuộc nổi dậy của anh em
Lý Trường Nhân và
Lý Thúc Hiến từ thời bắc thuộc Lưu Tống, Nam Tề từ năm 468 đến 485.
Năm 541,
Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, đã đánh đuổi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần đánh bại quân Lương những năm kế tiếp, Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước
Vạn Xuân vào năm 544. Đến năm Năm 545, nhà Lương cử
Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho
Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước Vạn Xuân. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571 một người cháu của Lý Nam Đế là
Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm đến khi
nhà Tùy sang đánh năm 602.
Thuộc Đường
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 3
Kế tiếp nhà Tùy,
nhà Đường đô hộ Việt Nam gần 300 năm. Trung Quốc đến thời Đường đạt tới cực thịnh, bành trướng ra 4 phía, phía bắc lập ra An Bắc đô hộ phủ, phía đông đánh nước
Cao Ly lập ra An Đông đô hộ phủ, phía tây lập ra An Tây đô hộ phủ và phía nam lập ra An Nam đô hộ phủ, tức là lãnh thổ nước Vạn Xuân cũ.
Trong thời kỳ thuộc nhà Đường, đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa chống bắc thuộc của người Việt như khởi nghĩa
Lý Tự Tiên và
Đinh Kiến, khởi nghĩa
Mai Hắc Đế, khởi nghĩa
Phùng Hưng và khởi nghĩa
Dương Thanh từ cuối
thế kỷ 7 đến
thế kỷ 9.
Từ sau
loạn An Sử (756-763), nhà Đường suy yếu và bị mất thực quyền kiểm soát với nhiều địa phương do các phiên trấn cát cứ, không kiểm soát nổi phía nam. An Nam đô hộ phủ bị các nước láng giềng
Nam Chiếu,
Chăm Pa,
Sailendra vào cướp phá và giết hại người bản địa rất nhiều, riêng Nam Chiếu đã giết và bắt đến 15 vạn người, quân Đường bị đánh bại nhiều lần. Tới năm 866, nhà Đường kiểm soát trở lại và đổi gọi là Tĩnh Hải quân.
Cuối thế kỷ 9 nhà Đường bị suy yếu trầm trọng sau cuộc nổi loạn của
Hoàng Sào và các chiến tranh quân phiệt tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, năm 905, một hào trưởng địa phương người Việt là
Khúc Thừa Dụ đã chiếm giữ thủ phủ Đại La, bắt đầu
thời kỳ tự chủ của người Việt.
Ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam
Các triều đại này cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo tộc Hán, mặc dù người Việt chịu nhiều ảnh hưởng về tổ chức thể chế chính trị, xã hội, văn hóa của Trung Quốc, nhưng người Việt Nam vẫn giữ được nhiều bản chất nền tảng văn hóa dân tộc vốn có của mình sau một nghìn năm đô hộ.
[13]
Người Việt cũng chịu ảnh hưởng của
Phật giáo Đại thừa đang phát triển ở
Đông Á. Mặc dù lúc đó
Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng của
Ấn Độ giáo và
Phật giáo Nguyên thủy. Phật giáo Đại thừa được hòa trộn với
Nho giáo,
Lão giáo và thêm vào đó là các
tín ngưỡng dân gian địa phương[14].
Thời phong kiến độc lập
Xem thêm: Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ Xây dựng đất nước
Chùa Một Cột xây dựng ở thế kỷ 11
Năm 905
Khúc Thừa Dụ đã xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt nhân khi nhà Đường suy yếu, đặt nền móng cho Việt Nam giành độc lập. Năm 939
Ngô Quyền xưng vương sau trận chiến lịch sử trên
sông Bạch Đằng trước đoàn quân
Nam Hán, đến năm 968
Đinh Bộ Lĩnh xưng đế và đặt tên nước là
Đại Cồ Việt. Đại Cồ Việt trải qua các triều đại
nhà Đinh,
nhà Tiền Lê và 40 năm đầu của
nhà Lý. Năm 1054 vua
Lý Thánh Tông đổi tên thành
Đại Việt, Đại Việt trải qua nhiều chế độ phong kiến: nhà Lý (thế kỷ 11, 12),
nhà Trần (thế kỷ 13, 14),
nhà Hồ (đầu thế kỷ 15),
nhà Hậu Lê (thế kỷ 15, 16, 17, 18),
Nhà Mạc (thế kỷ 16),
nhà Tây Sơn (cuối thế kỷ 18).
Trong thời kỳ này các vương triều phương bắc ở Trung Hoa, Mông Cổ mang quân sang xâm lược, nhưng đều bị Việt Nam đẩy lùi:
Lê Hoàn và
Lý Thường Kiệt đẩy lui hai lần quân
nhà Tống (năm 981 và 1076),
nhà Trần đánh bại quân
Mông Cổ năm 1258 và kế tiếp là
nhà Nguyên vào năm 1285 và 1288. Đầu thế kỷ 15
nhà Minh xâm chiếm được Đại Việt và cai trị trong 20 năm, nhưng cũng bị
Lê Lợi nổi lên đánh đuổi năm 1428 và thành lập
nhà Hậu Lê, Năm 1789
nhà Thanh sang xâm lược cũng bị
Nguyễn Huệ đánh bại. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ 18 trở đi phong kiến Việt Nam đã bắt đầu suy yếu.
Từ
thế kỷ 10 tới thế kỷ 14, các triều đại Đại Việt xây dựng nhà nước trên cơ sở
Phật giáo cùng với những ảnh hưởng
Nho giáo từ Trung Quốc. Tới cuối thế kỷ 14, ảnh hưởng của Phật giáo dần thu hẹp và ảnh hưởng của Nho giáo tăng lên, sự phát triển nhà nước Nho giáo theo mô hình kiểu Trung Hoa, sang đến
thế kỷ 15 thì Đại Việt có một cơ cấu chính quyền tương tự nước láng giềng Trung Hoa, cơ cấu
luật pháp,
hành chính,
văn chương và
nghệ thuật đều theo kiểu Trung Hoa.
Việt Nam trong thời phong kiến phát triển vẫn dựa vào
nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nước để cung cấp lương thực, từng triều đại đã lần lượt cho đắp đê ngăn lũ lụt, đào kênh dẫn nước cũng như giao thông đi lại, khai hoang các vùng đất đồng bằng ven biển để tăng diện tích trồng trọt. Các hoạt động thương mại, ngoại thương cũng đã được hình thành. Ngoài hai quốc gia láng giềng Trung Quốc và Chăm Pa, vào thời nhà Lý, nhà Trần đã có buôn bán thêm với các vương quốc trong vùng
Đông Nam Á tại cảng
Vân Đồn (Quảng Ninh), thời Hậu Lê có buôn bán thêm với
Châu Âu,
Nhật Bản tại các trung tâm như
Thăng Long và
Hội An
Đàng Ngoài-Đàng Trong
Xem thêm: Trịnh-Nguyễn phân tranh [URL="https://vi.wikipedia.org/