Chương IV
VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV
LỊCH SỬ 10 BÀI 28:
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THỐNG NHẤT
(TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XV)
VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV
LỊCH SỬ 10 BÀI 28:
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THỐNG NHẤT
(TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XV)
1. Bước đầu tiên xây dựng nhà nước. Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê
- Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
=> Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.
- Năm 968, sau khi dẹp “loạn 12 sứ quân” Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Chuyển kinh đô về Hoa Lư, Ninh Bình.
- Tổ chức bộ máy nhà nước: Thời Đinh, Tiền Lê chính quyền trung ương có 3 ban: Văn ban, Tăng ban, Võ ban.
+ Về hành chính chia nước thành 10 đạo.
+ Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ bình ư nông”.
Trong thế kỷ X, nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được xây dựng. còn sơ khai, song đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.
2. Nhà nước Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ
• Tổ chức bộ máy nhà nước
- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội nay).
- Năm 1054 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.
=> Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.
- Bộ máy nhà nước các thời Lý => TRần => Hồ:
+ Vua: Có quyền ngày càng cao
+ Giúp vua trị nước có Tể tướng và các Đại thần.
+ Sảnh, Viện, Đài là các cơ quan Trung ương (Liên hệ với các cơ quant rung ương ngày nay). Các cơ quan Trung ương bao gồm:
Sảnh => Môn hạ sảnh, Thượng thư sảnh
Viện => Hàn lâm viện, Quốc sử viện
Đài => Ngự sử đài.
Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.
3. Đoàn kết dân tộc. Chính sách ngoại giao
• Đối nội:
- Quan tâm đến đời sống nhân dân.
- Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.
• Đối ngoại: Với các triều đại phương Bắc.
- Quan hệ hòa hiếu.
- Đồng thời sẵn sang chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- Với Cham – pa, Lào, Chân Lạp có lúc than thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.