Bài 17: TRUNG QUỐC
1. Trung Quốc trước sự xâm lược của các nước đế quốc.
- Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược.t
+ Thế kỉ XVIII đầu XIX các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.
+ TQ là một thị trường lớn, béo bở, chế độ phong kiến đang suy yếu => trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc.
- Quá trình đế quốc xâm lược Trung Quốc:
+ Thế kỉ XVIII, các đế quốc dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép chính quyền Mãn Thanh phải mở cửa, cắt đất.
+ Đi đầu là thực dân Anh đã buộc nhà Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh năm 1842 chấp nhận các điều khoản thiệt thòi.
- Đi sau Anh, các nước khác đua nhau xâu xé Trung Quốc: Đức chiếm châu thổ sông Dương Tử, Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Nga, Nhật Bản chiếm vùng đông bắc.
- Hậu quả: xã hội Trung Quốc nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản: nhân dân Trung Quốc với đế quốc, nông dân với phong kiến => phong trào đấu tranh chống phong kiến đế quốc.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Nguyên nhân thất bại:
+ Chưa có tổ chức lãnh đạo.
+ Do sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến.
+ Do phong kiến và đế quốc đàn áp
3. Tôn Trung Sơnvà Trung Quốc Đồng minh hội
- Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội - chính đảng của giai cấp tư Trung Quốc.
- Cương lĩnh chính trị:
Theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
- Mục tiêu của Hội: Đánh đổ Mãn Thanh thành lập dân quốc, bình quân địa quyền.
4. Cách mạng Tân Hợi (1911)
- Nguyên nhân:
+ Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc, phong kiến.
+ Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc =>phong trào "giữ đường" bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.
- Diễn biến:
+ Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911 rồi lan rộng khắp miền Nam, miền Trung.
+ Ngày 29/12/1911, Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập Chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.
+ Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.
- Kết quả: Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống.
- Tính chất - ý nghĩa:
+ Cách mạng mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
+ Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến phong trào cách mạng ở châu Á.
Sưu tầm