Lịch sử 10 Bài 9: Sự phát triển lịch sử và văn hóa Ấn Độ

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Lịch sử 10 Bài 9

SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA ẤN ĐỘ​

1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ

- Đến thế kỷ thứ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Nguyên nhân là do chính quyền trung ương suy yếu, mặt khác trải qua 6-7 thế kỷ trên đất nước rộng lớn và ngăn cách nhau, mỗi vùng lãnh thổ lại có những điều kiện và sắc thái riêng của mình, đất nước lai chia thành hai miền Bắc và Nam. Mỗi miền lại chia thành 3 vùng, 3 nước riêng, tức là 6 nước. Trong đó nước Pa-la ở vùng Đông Bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam có vai trò nổi trội hơn.

- Về văn hóa, mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa riêng của mình trên cơ sở văn hóa truyền thống Ân Độ - chữ viết văn học nghệ thuật Hin-đu.

- Văn hóa Ấn Độ thế kỷ VII – XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.

2. Vương triều Hồi giáo Đê-li

- Hoàn cảnh ra đời: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.

Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập lên vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á, lập lên vương quốc Hồi giáo nữa trên vùng giáp Tây Bắc Ấn Độ.

Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập lên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi là Đê-li (đóng đô ở Đê-li Bắc Ấn Độ) tồn tại hơn 300 năm từ 1206 – 1526.

- Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo chiếm vào đất Ấn Độ, lập lên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đê-li.

- Chính sách thống trị: Truyền bá, áp đặt Hồi giáo trong cư dân đã có phật giáo và đang theo Hin-đu giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. Người không theo đạo Hồi giá ngoài thuế ruộng đất 1/5 thu hoạch còn phải nộp thuế ngoại đạo.

- Về tôn giáo, thi hành chính sách mềm mỏng, song sự phân biệt tôn giáo đã dẫn đến sự bất bình của nhân dân.

- Về văn hóa, văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.

- Về kiến trúc, xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.

- Vị trí của vương triều Đê-li:
+ Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và Hồi giáo Ả Rập bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
+ Hồi giáo được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á

3. Vương triều Mô – gôn

- Thế kỷ XV vương triều Hồi giáo Đê-li suy yếu, 1398 thủy lĩnh – vua Ti-mua Leng theo dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 mới chiếm được Đê-li, lập ra vương triều Môn-gô (gốc Mông Cổ).

- Vương triều Môn-gô là thời kỳ cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ, song không phải suy thoái và tan rã.

- Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ lên bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 – 1605).

- Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng.

- Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh).
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top