Chương IV
ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
Bài 8
CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
Bài 8
CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
1. Thời kỳ các quốc gia đầu tiên
- Khoảng 1500 năm TCN ở đồng bằng sông Hằng đã hình thành một số nước, thường xảy ra tranh giành ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Ma – ga – đa.
- Vua mở đầu nước này là Bim – bi – sa – ra, nhưng kiệt xuất nhất (vua thứ 11) là A – sô – ca (thế kỷ III TCN).
+ Vua A – sô – ca đã xây dựng đất nước hùng cường, đem quân đi đánh các nước nhỏ, thống nhất Ấn Độ.
+ Sau khi thống nhất Ấn Độ, chán cảnh binh đao, ông một lòng theo đạo phật và tạo điều kiện cho đạo phật truyền bá sâu rộng khăp Ấn Độ đến tận Xri – lan – ca. Ông còn cho khắc chữ lên cột sắt “cột A-sô-ca” nói lên chiến công và lòng sùng kính của ông.
+ A-sô-ca qua đời vào cuối thế kỷ III TCN, Ấn Độ lại rơi vào giai đoạn khủng hoảng.
2. Thời kỳ vương triều Gúp-ta và sự phát triển của văn hóa truyền thống Ân Độ
Quá trình hình thành và vai trò về mặt chính trị:
- Đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất – nổi bật vương triều Gúp – ta (319 – 467), Gúp-ta đã thống nhất miền Bắc Ấn Đô, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
- Về văn hóa dưới thời Gúp-ta:
+ Đạo Phật: Tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi. Kiến trúc phật giáo phát triển (chùa hang, tượng phật bằng đá).
+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ 4 vị thần chính: thần Sáng tạo, thần Tàn phá, thần Bảo hộ, thần Sấm sét. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.
+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ san-skơ-rit (chữ Phạn) là chữ viết phổ biến ở Ấn Độ thời bấy giờ và là cơ sở hình thành chữ viết Ấn Độ ngày nay.
+ Văn học cổ điển Ấn Độ- văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lý Hin-đu giáo rất phát triển. Chữ viết hoàn chỉnh đã tạo điều kiện cho nền văn học viết phát triển rực rỡ với các tác giả và tác phẩm tiêu biểu như So-kun-ta-la của Ka-li-đa-sa.
Tóm lại, thời Gúp-ta đã định hình văn hóa tuyền thống Ấn Độ với những tôn giáo lớn và những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hóa vĩnh cửu.
- Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống đi truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam Á là ảnh hưởng rõ nét nhất. Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hin-đu).
Soạn theo giáo án dành cho giáo viên của NXB Hà Nội