Lịch sử 10 Bài 7: Trung Quốc thời Minh - Thanh

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Lịch sử 10 Bài 7

TRUNG QUỐC THỜI MINH – THANH​

1. Tình hình chính trị

a. Nhà Minh

Sau nhà Đường, nhà Tống đến nhà Nguyên.

- Nhà Minh thành lập (1368 – 1644), người sáng lập là Chu Nguyên Chương, từ cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Về bộ máy chính quyền: Nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua, bỏ Thái úy và Thừa tướng thay vào đó là các bộ.
- Về chính sách xâm lược: Mở rộng bành trướng ra bên ngoài, trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.

Cũng như các triều đại phong kiến trước đó, cuối triều Minh ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ, còn nông dân ngày càng cực khổ ruộng ít, sưu cao, thuế nặng, cộng với phải đi lính phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ của các triều vua, vì vậy mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ ngày càng gay gắt và cuộc khởi nghĩa nông dân Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ.

b. Nhà Thanh

- Khởi nghĩa của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ, giữa lúc đó bộ tộc Mãn Thanh ở phía Bắc Trung Quốc đã đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh (1644 – 1911).
-
- Về bộ máy chính quyền: Ra sức củng cố bộ máy chính quyền, áp bức dân tộc, bắt người Trung Quốc ăn mặc và theo phong tục người Mãn, mua chuộc địa chủ người Hán.

- Đối ngoại: Thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” trong bối cảnh bị sự nhòm ngó của tư bản phương Tây dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho nhà Thanh sụp đổ.

2. Sự phát triển kinh tế

- Trong nông nghiệp có bước tiến bộ về kỹ thuật canh tác, sản lượng lương thực tăng.

- Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN:

+ Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - người làm thuê.
+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.
+ Ngoại thương phát triển, đã có thương nhân châu Âu đến Trung Quốc buôn bán.

3. Văn hóa thời Minh – Thanh

- Văn học: Xuất hiện tiểu thuyết là loại hình văn học mới ở thời Minh – Thanh, như Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân,…

Các tiểu thuyết của Trung Quốc đều dựa vào những sự kiện có thật và hư cấu thêm “ 7 thực 3 hư”, nó phản ánh phần nào đời sống của nhân dân Trung Quốc và các mối quan hệ xã hội thời phong kiến.

- Sử học cũng được chú ý với những tác phẩm như Minh thực lục, Minh sử, Đại Thanh thống nhất.
- Nhiều tác phẩm lịch sử văn hóa, từ điển cũng được biên soạn như Vĩnh Lạc đại điển, Tứ khố toàn thư.
- Khoa học kỹ thuật: Người Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải như bánh lái, la bàn, thuyền buồm nhiều lớp. Nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt, khai thác khí đốt.
- Hội họa, điêu khắc, kiến trúc cũng đạt những thành tựu nổi tiếng.

Soạn theo giáo án dành cho giáo viên của NXB Hà Nội
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top