Lịch sử 10 Bài 6
TRUNG QUỐC THỜI ĐƯỜNG – TỐNG
TRUNG QUỐC THỜI ĐƯỜNG – TỐNG
1. Chính quyền phong kiến được củng cố và mở rộng
Sau nhà Hán, Trung Quốc lâm vào tình trạng loạn lạc kéo dài, Lý Uyên cướp ngôi nhà Tùy, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Đường (618 – 907).
- Từng bước hoàn thiện chính quyền từ TW đến địa phương, có chức Tiết độ xứ.
- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử ( bên cạnh việc cử con em thân tín xuống các địa phuơng).
- Tiếp tục chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ.
- Mâu thuẫn xã hội dẫn đến khởi nghĩa nông dân thế kỷ X khiến cho nhà Đường sụp đổ.
Vậy là năm 874, nhà Đường bị lật đổ. Triệu Khuôn Dẫn dẹp tan các thế lực đối lập, lên ngôi vua, lập ra nhà Tống năm 960.
2. Sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân
a. Kinh tế
- Chính sách nhà nước về ruộng đất: Nhà Đường thực hiện chính sách quân điền, lấy ruộng đất công và đất bỏ hoang chia cho nông dân. Khi nhận ruộng nông dân phải nộp thuế cho nhà nước theo chế độ tô – dung – điệu (nộp bằng lúa, ngày công lao dịch,và bằng vải).
- Nông nghiệp: Áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống, làm công tác thủy lợi, chính sách khuyến khích khẩn hoang,… dẫn tới năng suất tăng.
- Ngoại thuơng phát triển, mở rộng buôn bán với nhiều nước châu Á, hình thành con đường tơ lụa buôn bán với nước ngoài.
Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại khác.
b. Đời sống nhân dân
Giai đoạn đầu, đời sống nhân dân tự cải thiện, về cuối thời Đường, đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
3. Văn hóa thời Đường - Tống
- Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, với những tác giả tiêu biểu: Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị,... Thơ Đường có số lượng lớn, nội dung phản ánh sâu sắc xã hội lúc bấy giờ và đạt đến trình độ cao về nghệ thuật.
- Phật giáo ngày càng thịnh hành, nhiều chùa chiền mọc lên.
- Nho giáo phát triển thêm về lý luận, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà Nho.
Soạn theo giáo án dành cho giáo viên của NXB Hà Nội