Lịch sử 10 Bài 5: Trung Quốc thời Tần - hán

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Chương III

TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Lịch sử 10 Bài 5

TRUNG QUỐC THỜI TẦN – HÁN


1. Sự hình thành xã hội phong kiến

- Cuối thời Xuân thu – Chiến quốc, người Trung Quốc đã chế tạo và sử dụng công cụ bằng sắt.
- Nhờ công cụ sắt mà diện tích đất mở rộng, công trình thủy lợi lớn ra đời tổng sản lượng, năng suất nông nghiệp tăng.
- Xã hội có sự biến đổi, hình thành các giai cấp mới.

+ Địa chủ: Là quan lại, nông dân giàu có nhiều ruộng đất, vốn, có thế lực về chính trị và kinh tế.

+ Nông dân:
Nông dân tự canh: Có ít nhiều ruộng đất, họ có nghĩa vụ nộp thuế, đi lao dịch cho Nhà nước.
Nông dân lĩnh canh: Không có ruộng phải xin ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp hoa lợi (tá điền).

- Quan hệ phong kiến: Là sự bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh.

2. Chế độ phong kiến thời Tần - Hán

a. Sự hình thành nhà Tần – Hán

- Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng.

- Lưu Bang lập ra nhà Hán năm 206 TCN – 220.

Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.

b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần – Hán

- Ở trung ương: Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có Thừa tướng, Thái úy cùng các quan văn võ.
- Ở địa phương: Quan thái thú và huyện lệnh (tuyển dụng quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử).
- Chính sách xâm lược của nhà Tần – Hán: Xâm lược các vùng xung quanh, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

3. Văn hóa Trung Quốc thời Tần – Hán

a. Tư tưởng:

- Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng. Người khởi xướng Nho học là Khổng tử. Từ thời Hán, Nho giáo đã trở thành công cụ thống trị về mặt tinh thần với quan niệm về vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, nhưng về sau Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kiềm hãm sự phát triển của xã hội.
- Phật giáo cũng thịnh hành , nhất là thời nhà Đường. Thời Đường, vua Đường đã cử các nhà sư sang Ấn Độ lấy kinh phật như cuộc hành trình đầy gian nan vất vả của nhà sư Đường Huyền Trang.

b. Sử học

Bắt đầu từ thời Tây Hán, sử học đã trở thành lĩnh vực độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên vơi bộ Sử ký. Đến giai đoạn từ Hán đến Nam – Bắc triều có Hán thư của Ban Cố, Hậu Hán thư của Phạm Việp…

c. Văn học

+ Phú phát triển mạnh, với những nhà sáng tác phú nổi tiếng Tây Hán là Giả Nghị, Tư Mã Tương Như…

Soạn theo giáo án dành cho giáo viên của NXB Hà Nội
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top