Lịch sử Bài 4
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY – HY LẠP VÀ RÔ-MA
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY – HY LẠP VÀ RÔ-MA
1. Điều kiện tự nhiên và đời sống của con người
- Hy Lạp và Rô-ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
+ Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó thiếu lương thực, luôn phải nhập.
- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa: Diện tích trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.
Như vậy cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.
2. Chế độ chiếm nô
- Nền kinh tế công thương phát triển cần số lượng lớn người lao động, họ làm việc trong mỏ bạc, xưởng làm gốm, thuộc da, thuyền buôn.
- Nguồn gốc nô lệ: Tù binh trong chiến tranh, tù nhân cướp biển đều do chủ mua về.
- Nô lệ còn được sử dụng trong các trang trại trồng nho, ô liu.
- Ngoài ra nô lệ còn làm đấu sĩ mua vui, nhà thơ, triết gia, vũ nữ cho các chủ.
- Bình dân: Những người dân tự do, có chút ít tài sản, sống bằng lao động bản thân.
- Chủ nô: Chủ xưởng, chủ thuyền, có thế lực kinh tế và chính trị, có rất nhiều nô lệ.
Một nền kinh tế xã hội dựa chủ yếu trên lao động nô lệ, bóc lột nô lệ được gọi là chế độ chiếm nô.
3. Thị quốc Địa Trung Hải
- Nguyên nhân ra đời của thị quốc: Do địa hình chia cắt, tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc.
- Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị hành chính là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu. Thành thị có lâu đài, phố xá sân vận động và bến cảng.
- Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500 năm,… mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.
4. Từ thị quốc đến đế quốc cổ đại
- Điểm nổi bật của thị quốc là các đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ.
- Các thị quốc thường xuyên có quan hệ buôn bán với nhau.
- Nhờ buôn bán, các thị quốc trở nên giàu có: A – ten đã miễn thuế, trợ cấp cho công dân của mình.
- Thế kỷ III TCN, Rô-ma chinh phục bn1 đảo Ý, ven Địa Trung Hải trở thành đế quốc Rô-ma.
Đế quốc Rô-ma, chế độ dân chủ bị bóp chết, thay vào đó là một ông hoàng đầy quyền lực.
5. Cuộc đấu tranh của nô lệ
- Nguyên nhân:
+ Nô lệ ở thị quốc bị khinh rẻ và loại trừ ra khỏi đời sống xã hội, chính vì vậy họ cùng dậy đấu tranh.
+Ở các thuộc địa của đế quốc Rô-ma: Do chính sách cai trị và bóc lột hà khắc, đối xử tệ hại, tính mạng bị đe dọa.
- Diễn biến:
+ Khởi nghĩa năm 73 TCN của nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh đạo ở Rô-ma gây cho chủ nhiều thiệt hại.
+ Nô lệ đấu tranh bằng hình thức chây lười, bỏ trốn việc, đập phá công cụ, phá hoại sản phẩm hay làm ra những sản phẩm kém chất lượng.
+ Đạo Thiên Chúa truyền bá chống đối lại chính quyền Rô-ma.
- Kết cục: Xã hội nô lệ khủng hoảng, đế quốc Rô-ma sụp đổ năm 476.
6. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma
a. Lịch sử chữ viết
- Lịch: Cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch 1 năm có 365 ngày và ¼ nên họ định ra 1 tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A,B,C,… lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
- Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học
Chủ yếu ở các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
- Khoa học đến Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý , lý thuyết như định lý Ta-lét, Pi-ta-go hay Ac-si-met, và nó thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
c. Văn học
- Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).
- Một số nhà viết kịch tiêu biểu như: Xô-phốc-cơ với vở Ơ – đíp làm vua, Êsin với vở Ô-re-xti,…
- Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ thuật
- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.