LỊCH SỬ 10 BÀI 35: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HÀNG HÓA
1. Thủ công nghiệp
a. Thủ công nghiệp nhà nước
- Chính quyền Lê – Trịnh và chính quyền chúa Nguyễn đều chú trọng xây dựng các quan xưởng.
- Biểu hiện phát triển:
+ Lập các xưởng lớn chuyên việc đúc súng, sản xuất vũ khí cho quân đội, đúc tiền, đóng thuyền, làm các đồ trang sức… nâng cao trình độ sản xuất.
+ Trưng tập các thợ giỏi ở địa phương.
b. Thủ công nghiệp nhận dân
- Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển đạt trình độ cao (dệt, gốm).
- Một số nghề mới xuất hiện như: Khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
- Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
- Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng (nét mới trong kinh doanh).
2. Thương nghiệp
• Nội thương: Ở các TK XVI – XVIII buôn bán trong nước ngày càng phát triển:
- Chợ làng, chợ huyện… mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
- Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn.
- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
- Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
• Ngoại thương:
- Thế kỷ XVI – XVIII ngoại thương phát triển mạnh.
+ Thuyền buôn các nước (kể cả các nước châu Âu: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt Nam buôn bán càng tấp nập.
- Họ bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng.
- Mua: Tơ lụa, đường, gốm, nông lâm sản.
+ Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
- Nguyên nhân phát triển:
+ Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh - Nguyễn.
+ Do phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông - Tây thuận lợi.
- Giữa TK XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của Nhà nước ngày càng phức tạp.
3. Sự hưng thịnh của một số đô thị
- Thế kỷ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành phát triển hưng thịnh.
- Thăng Long – Kẻ chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn cả nước.
- Những đô thị mới như: Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân – Huế) trở thành những nơi buôn bán sầm uất.