Lịch sử 10 Bài 34: Tình hình kinh tế nông nghiệp

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
LỊCH SỬ 10 BÀI 34: TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP​

1. Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài

- Tình hình ruộng đất:

+ Ruộng tư gia tăng nhanh, nhiều người có đến hàng trăm mẫu, thậm chí hàng nghìn mẫu ruộng.

- Đầu thế kỷ XVIII, ruộng công còn không đáng kể, nông dân hầu như không có ruộng.

- Trong khi đó họ lại phải chịu tô thuế, lao dịch nặng nề, số đông họ bần cùng hóa phải dời bỏ quê hương đi kiếm sống, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt --> xã hội phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng.

- Kinh tế nông nghiệp: Nông dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm cấy trồng, cơ cấu đa ngành hình thành, bổ sung hỗ trợ cho nhau.

2. Công cuộc khẩn hoang và kinh tế nông nghiệp Đàng Trong

- Sang TK XVII, đất Thuận Quảng được mở rộng về phía Nam.
+ Năm 1611, Nguyễn Hoàng vượt đèo cù Mông.
+ Năm 1653, Nguyễn Phúc Tần mở rộng biên giới đến Phan Rang.
+ Năm 1693, toàn bộ phần đất còn lại của Cham – pa sát nhập vào Đàng Trong.

- Cư dân Việt và cả người Hoa vượt biển vào Đàng Trong khai hoang , lập ấp.

- Chế độ ruộng đất:

+ Vùng Thuận Quảng (miền Trung hiện nay) ruộng công làng xã phổ biến.
+ Vùng phía Nam, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, ruộng tư phổ biến và tích tụ với số lượng lớn.

- Kinh tế nông nghiệp: Đồng Nai, Gia Định sản xuất nông nghiệp phát triển với khối lượng hàng hóa xuất khẩu khá lớn.
 
Các nhà kinh tế học đề cao tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong quá trình phát triển và rất nhiều người thừa nhận rằng, điều kiện cần thiết để tăng trưởng kinh tế là sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp vì dựa vào đó thì mới có nguồn thu lợi lớn và ngày một tăng của nông nghiệp.

Nông nghiệp là một ngành có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nông nghiệp đã có từ hàng nghìn năm nay kể từ khi con người từ bỏ nghề săn bắn hái lượm. Do lịch sử lâu đời này nền kinh tế nông nghiệp thường được nói đến như là nền kinh tế truyền thống đồng thời nông nghiệp là một ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho con người. Lương thực là sản phẩm chỉ có ở ngành nông nghiệp sản xuất ra được. Con người có thể sống mà không cần sắt, thép, điện, nhưng không thể thay thiếu lương thực. Trên thực tế phần lớn các sản phẩm chế tạo có thể thay thế, nhưng không có sản phẩm nào thay thế được lương thực. Do đó, nước nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực.

Nông nghiệp giữa vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển và nhất là nước ta. Bởi vì ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Khu vực nông nghiệp có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích lũy ban đầu cho công nghiệp hóa. Đa số các nước đang phát triển có những thuận lợi đáng kể, đó là tài nguyên, thì nông sản đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu, và ngoại tệ thu được sẽ dùng để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cơ bản và những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được.

Cơ cấu ngành nông nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn đối với quá trình phát triển của đất nước. Cơ cấu nông nghiệp góp phần tích lũy vốn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng không những đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế mà còn đối với công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo, đời sống đa số nông dân được cải thiện rõ rệt.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top