LỊCH SỬ 10 BÀI 32: VIỆT NAM THẾ KỶ XV ĐẾN THỜI LÊ SƠ
1. Nhà nước quân chủ đạt đỉnh cao
• Tổ chức bộ máy nhà nước
- Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế sang lập nhà Lê (Lê sơ).
- Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh tong tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.
- Chính quyền Trung ương: Vua => 6 bộ, Ngự sử đài, Hàn lâm.
- Chính quyền địa phương:
+ Cả nước chia thành 12 đạo, thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, thừa ti, hiến ti).
+ dưới đạo là: Phủ, Huyện, Châu, Xã.
=> Dưới thời Lê, bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
• Luật pháp và quân đội
- Luật pháp:
+ Năm 1042 vua Lý Thánh Tông ban hành Hình thử (bộ luật đầu tiên).
+ Thời Trần: Hình luật.
+ Thời Lê biên soạn một bộ luật tên đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật.
=> Luật pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.
- Quân đội: Được tổ chức quy củ, gồm Cấm binh (bảo vệ kinh thành) và Quân chính quy bảo vệ đất nước.
Ngoại binh: Tuyển theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
2. Khôi phục và phát triển kinh tế
- Nông nghiệp: Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích sản xuất:
+ Ban hành chính sách quân điền, quy định việc chia ruộng công ở các làng xã.
+ Khuyến khích nhân dân khai hoang, đê điều, mương máng được tu sửa.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp được khôi phục và phát triển.
+ Biểu hiện phát triển: hang hóa nhiều, nhân dân buôn bán đông đúc. Chợ mới, làng thủ công mới hình thành.
3. Những chuyển biến về văn hóa
- Giáo dục: Phát triển giáo dục nho giáo, thi cử thương xuyên tổ chức 3 năm có 1 kỳ thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài. Trường Quốc Tử Giám được mở rộng.
- Văn học Hán và Nôm đều phát triển, hang loạt tập thơ ra đời.
- Sử học: Một số bộ sử học cũng được biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư…
- Nghệ thuật vẫn phát triển, song có phần hạn chế.