LỊCH SỬ 10 - BÀI 26: CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
(TỪ THẾ KỶ I ĐẾN THẾ KỶ V)
(TỪ THẾ KỶ I ĐẾN THẾ KỶ V)
1. Khái quát các cuộc đấu tranh từ thế kỷ I đến thế kỷ V
- Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp rộng lớn, nhiều cuộc nhân dân cả 3 quận tham gia.
- Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Bà Triệu).
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
a. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Kẻ thù: Nhà Đông Hán.
- Địa bàn: Hát Môn Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu.
- Tóm tắt diễn biến: Tháng 3 – 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, chiếm được Cổ Loa, buộc thái thú Tô Định trốn về Trung Quốc. Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua, xây dựng chính quyền tự chủ.
Mùa hè năm 42, Nhà Hán đưa hai vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do chênh lệch về lực lượng, khởi nghĩa thất bại, Hai Bà Trưng hy sinh.
- Ý nghĩa:
+ Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ của nhân dân Âu Lạc.
+Khẳng định khả năng, vai trò của người phụ nữ trong đấu tranh chống ngoại xâm.
b. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
- Kẻ thù: Nhà Ngô.
- Địa bàn: Thanh Hóa.
- Tóm tắt diễn biến: + Cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa) nhanh chóng lan rộng ra quận Giao Chỉ, nghĩa quân chiến đấu nhiều trận.
+ Nhà Ngô lo sợ cử Lục Dận chỉ huy sang đàn áp – cuộc khởi nghĩa thất bại.
- Ý nghĩa: Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta giai đoạn sau.