Chương II
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Lịch sử 10 Bài 23
NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Lịch sử 10 Bài 23
NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC
1. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
- Cơ sở hình thành Nhà nước
+ Đầu thiên niên kỷ I TCN, cư dân văn hóa đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt.
+ Nôn nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.
+ Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, nghề gốm và nghề đúc đồng phát triển.
=> Đời sống kinh tế vật chất tiến bộ hơn, phát triển ở trình độ cao hơn hẳn.
2. Những chuyển biến xã hội
- Thời Đông Sơn, xã hội có sự chuyển biến với sự phân hóa giàu nghèo.
3. Cơ cấu tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- Hoàn cảnh ra đời: Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: Trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm => Nhà nước ra đời đáp ứng những đòi hỏi đó.
• Quốc gia Văn Lang (VII – III TCN)
- Kinh đô: Bạch Hạc ( Việt Trì - Phú Thọ ).
- Tổ chức nhà nước:
+ Đứng đầu đất nước là vua Hùng, vua Thục.
+ Giúp việc có Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.
+ Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.
=> Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản, sơ khai.
• Quốc gia Âu Lạc (III – II TCN)
- Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
- Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
- Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
=> Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn Nhà nước Văn Lang.
4. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang Âu Lạc
a. Đời sống vật chất
- Ăn: Gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.
- Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố.
- Ở: nhà sàn.
b. Đời sống tinh thần:- Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên.
- Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.
- Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
=> Đời sống vật chất tinh thần của người Việt cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên.