Lịch sử 10 Bài 22
VIỆT NAM CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY
VIỆT NAM CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY
1. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước
- Cách ngày nay khoảng 4000 – 3000 năm, các bộ lạc trên đất nước ta đã biết đến đồng và thuật luyện kim, nghề trồng lúa phổ biến.
- Thuật luyện kim được thực hiện ở ngay nước ta. Các hiện vật bằng đồng không phải đem từ bên ngoài vào.
2. Những nền văn hóa lớn cuối thời nguyên thủy
a. Phùng Nguyên
+ Địa bàn cư trú ở Bắc bộ: Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Hà Nội.
+ Công cụ lao động: đồ đá, một số nguyên liệu khác như tre, gỗ, nứa xương.
+ Hoạt động kinh tế: Nông nghệp trồng lúa nước, làm gốm, se chỉ dệt vải, chăn nuôi.
b. Sa Huỳnh
+ Địa bàn cư trú miền Trung: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa.
+ Công cụ lao động: Đồ đồng.
+ Hoạt động kinh tế: Nông nghiệp trồng lúa và cấy trồng khác, dệt vải, kỹ thuật luyên kim, làm đồ trang sức.
c. Đồng Nai và Óc Eo
+ Địa bàn cư trú Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Dương, Long An, TP.HCM.
+ Công cụ lao động: Đồ đá, đồ đồng.
+ Hoạt động kinh tế: Nghề nông trồng lúa nước và các cây lương thực khác, khai thác sản vật rừng, làm nghề thủ công.
- Sự ra đời của thuật luyện kim cách đây khoảng 4000 năm đã đưa các bộ lạc trên nước ta bước vào thời đại sơ kỳ đồng thau, hình thành nên các khu vực khác nhau làm tiền đề cho sự chuyển biến xã hội sau này.