Lịch sử 10 Bài 14
XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU
XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU
1. Tổ chức kinh tế của lãnh địa
Dến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được các quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong, những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến. Lãnh địa chính là đơn vị hành chính kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
- Lãnh địa là một khu đất rộng trong đó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại… có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.
- Nông nô nhận ruộng của lãnh chúa cày cấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giày dép, đóng đồ đạc, vũ khí… chỉ mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, muối, tơ lụa, đồ trang sức.
- Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ… Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.
- Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buôn bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.
2. Đời sống chính trị trong lãnh địa và sinh hoạt của lãnh chúa
- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập, lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng…
- Dời sống lãnh chúa :
+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, xung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.
+ Đối với nông nô bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.
3. Đời sống của nông nô và cuộc đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến
- Đời sống nông nô :
+ Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất về cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
+ Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.
- Các cuộc đấu tranh của nông nô :
+ Do đời sống của nông nô khổ cực, lại bị lãnh chúa đánh đập, vì vậy họ vùng dậy đấu tranh chống lại lãnh chúa.
+ Hình thức : Đốt cháy kho tàng, bỏ trốn vào rừng, khởi nghĩa như khởi nghĩa Giắc-cơ-ri ở Pháp (1358), Oát Tay-lơ ở Anh năm 1381.