Lịch sử 10 Bài 13: Sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Chương IV

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TÂY ÂU

Lịch sử 10 Bài 13

SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU​

1. Sự hình thành các vương quốc của người Giéc-man

Người Giéc-man là bộ tộc lớn ở Đông Bắc của đế quốc Rô-ma, vào những năm đầu thế kỷ Công Nguyên, chế độ công xã nguyên thủy tan rã. Do sư phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh một số bộ tộc người Giéc-man đã di cư vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma sinh sống (cuối thế kỷ II).

- Nguyên nhân :
+ Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, sự phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh yêu cầu cần có đất đai để sinh sống.
+ Do người Hung Nô tấn công vào khu vực Đông và Nam Âu.

- Những việc làm của người Giéc-man :
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới như vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây Gốt, Đông Gốt…
+ Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, thành lập công xã nông thôn ‘mác-cơ’.

2. Quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng

- Trong quá trình xâm lược, Clo-vít đã chiếm ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma mang tặng cho các quý tộc thị tộc Phơ-răng, thân binh và những người thân hình thành những lãnh chúa phong kiến.

- Tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ ban đất cho nhà thờ.
+ Đa ố nông dân tự do cũng bị lãnh chúa cướp ruộng đất, phải nhận ruộng cấy rẽ và nộp tô thuế, một số khác phải hiến dâng đất cho lãnh chúa để nhận sự bảo hộ.
+ Kỵ sĩ là đẳng cấp cuối cùng. Họ làm nghề võ sĩ bảo vệ lãnh chúa trong các cuộc đấu tranh.

- Vương quốc Phơ-răng phát triển cực thịnh dưới thời Sác-lơ-ma-nhơ, hình thành đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ rộng lớn.

3. Sự tan rã của đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ và thành lập các quốc gia phong kiến Pháp, Đức, Italy

- Nguyên nhân :

+ Lãnh thổ của vương quốc Phơ-răng mang nhiều yếu tố phân tán.
+ Các lãnh chúa ngày càng mạnh không chịu nghe mệnh lệnh của nhà vua.

- Quá trình thành lập : Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ chết, đế quốc do ông dựng lên phân chia thành 3 vương quốc phong kiến Pháp, Đức, Italy.
- Các lãnh chúa địa phương nắm toàn bộ ruộng đất, nhà vua phải thừa nhận quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top