Lịch sử 10 Bài 10: Các nước Đông Nam Á đến giữa thế kỷ XIX

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Chương V

ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN

Lịch sử 10 Bài 10

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX​

1. Thiên nhiên và con người

- Đông Nam Á hiện có 11 nước, chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.

- Thiên nhiên thuận lợi cho sinh hoạt và cho trồng trọt, nhất là những cây gia vị, hương liệu nổi tiếng như hồ tiêu, hồi, quế trầm hương… điều kiện địa lý vừa có núi rừng, vừa có biển và đồng bằng.

- Thuận lợi cho bước đi đầu tiên của con người, phong phú về nguồn thức ăn.

Đông Nam Á đã tìm thấy dấu vết của sự chuyển biến từ vượn thành người tinh khôn.

- Sự xuất hiện người tinh khôn gắn liền với sự hình thành các chủng tộc.

2. Sự xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á


- Sau giai đoạn đá cũ, ở Đông Nam Á vẫn có sự phát triển liên tục từ đá mới đến đồ sắt.

- Công cụ sắt ra đời dẫn đến năng suất lao động cao, khối lượng sản phẩm lớn, xuất hiện tư hữu, giai cấp.

- Sự tiếp thu văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời với việc phát triển bản sắc văn hóa riêng của mình.

- Các tiểu quốc thường xuyên có sự trao đổi buôn bán và giao lưu với nhau.

 Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Thế kỷ VII, hàng loạt các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á ra đời: Cham pa ở Nam Trung Bộ (Việt Nam ngày nay) Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công…

3. Sự hình thành và bước đầu phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

- Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X là thời kỳ hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, phát triển ở thế kỷ X đến thế kỷ XIII.

- Vương quốc Ăng-co của người Cam-pu-chia ở vùng Kho-rạt (Đông Bắc Thái Lan) thế kỷ IX mở rộng trung hạ lưu sông Mê Nam, Đông Bắc bán đảo Mã Lai.

- Vương quốc Pa-gan của người Miến ở lưu vực sông I-ra-oa-đi (1057 – 1283).

- Vương quốc Ma-ta-ram ở Đông Nam Á hải đảo bắt đầu từ năm 907, mở rộng và thống nhất hai đảo Giava và Xu-ma-tơ-ra.

- Đặc điểm: Mỗi vương quốc đều lấy dân tộc đa số làm nòng cốt.

4. Thời kỳ phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

- Thế kỷ XIII, các quốc gia phog kiến Đông Nam Á luôn bị quân Mông – Nguyên mở các cuộc xâm lược: Đại Việt (3 lần), Mi-an-ma, Chăm pa…

- Quân Mông – Nguyên xâm lược làm cho chính trị - xã hội Đông Nam Á có sự xáo trộn.

- Sự di cư của người Thái và hình thành vương quốc phong kiến Thái thống nhất và đây là giai đoạn phát triển thịnh vượng (1349 – 1767).nhất của chế độ phong kiến của người Thái đến năm 1767 đổi là Xiêm.

- Vương quốc A-út-thay-a.

- Vương quốc Lan Xang (1353) hình thành ở tung lưu sông Mê Công và phát triển thịnh đạt ở các thế kỷ sau.

- Thế kỷ XVI Mianma thống nhất, phát triển trở thành vương quốc hùng mạnh ở Đông Nam Á.

- Những biểu hiên phát triển:
+ Kinh tế
+ Chính trị
+ Văn hóa

5. Thời kỳ suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

- Từ nửa thế kỷ XVIII các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thái, Campuchia thế kỷ XIII, Champa thế kỷ XV.

- Nguyên nhân:

+ Nền kinh tế phong kiến lỗi thời.
+ Chính quyền phong kiến không chăm lo sự phát triển kinh tế.
+ Lao vào những cuộc chiến tranh hao người tốn của.

 Chế độ phong kiến trì trệ và dần sụp đổ.

6. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây và Đông Nam Á

- Các nước phương Tây chuyển từ buôn bán, truyền giáo sang xâm lược các nước Đông Nam Á.

- Nguyên nhân: Các nước tư bản phương Tây cần nhiều thị trường, nguyên liệu, nhiên liệu, nhân công.

- Quá trình xâm lược:
+ Năm 1511 Bồ Đào Nha chiếm Ma-lắc-ca, cửa ngỏ vùng biển Đông Nam Á, mở đầu quá trình xâm lược của các nước thực dân phương Tây và khu vực này.
+ Hà Lan lập các thương điếm ở Gia-các-ta, Anh chinh phục Mi-an-ma và dần xâm lược Xiêm. Cuối thế kỷ XIX, Pháp xâm lược Việt Nam, Lào và Campuchia. Tây Ban Nha xâm lược Philiplpine và sau đó là Mỹ.

- Kết luận: Cuối thế kỷ XIX hầu hết các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay thực dân phương Tây.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top