caothutrungky
New member
- Xu
- 0
Global Education có thể giúp em phân biệt sự khác nhau của hai câu : “Let’s go home” và “It’s high time we went home” được không? (ban_mai_xanh87@yahoo.com)
Cả hai câu trên đều đúng theo ngữ pháp chuẩn của tiếng Anh. Trong tiếng Anh, có nhiều cách khác nhau để diễn đạt cùng một ý tưởng. Cấu trúc với Let’s và It’s high time là một ví dụ. Việc bạn lựa chọn cách nào là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể: bạn đang nói chuyện với ai, bạn muốn chuyển tải điều gì và phong cách nói chuyện mà bạn muốn thể hiện.
Let’s là dạng viết tắt của “Let us”. Sau cấu trúc này là một động từ nguyên thể không TO và thường được dùng để diễn đạt một đề xuất hay gợi ý trong một cuộc nói chuyện thân mật. Trong những trường hợp như vậy, nó thường được dùng dưới dạng câu hỏi đuôi: “Let’s do something, shall we?”
Thử tưởng tượng là bạn đang có mặt ở một bữa tiệc, lúc đó đã khá muộn, bạn đã mệt và hôm sau bạn còn phải đi làm. Bạn đi tới đó cùng với một người bạn và vì đã muộn bạn muốn về nhà. Bạn có thể nói với bạn mình “Let’s go, shall we?” (Bọn mình đi thôi chứ). Đây là một cách nói lịch sự và tế nhị để diễn đạt ý muốn của người nói.
Nếu bạn chỉ nói “Let’s go” thì sắc thái ý nghĩa của câu sẽ thay đổi. Lúc này câu nói giống như một lời yêu cầu hơn là một lời đề nghị. Bạn có thể thấy bố mẹ dùng cách nói này với con cái: “Come on, kids. Let’s go” (Về thôi các con). Lúc này người nói quyết định là đã đến lúc cần đi và trông đợi người nghe thực hiện điều mà anh ta / cô ta nói.
Cấu trúc thứ hai có thể dùng để diễn đạt một đề xuất hay yêu cầu là “It’s high time”. Điều đặc biệt ở cấu trúc này là động từ trong câu chia ở thì quá khứ nhưng ý nghĩa của câu lại diễn đạt hành động trong hiện tại.
Ví dụ: It’s high time we went. (Đã đến lúc chúng ta phải đi rồi)
Dạng quá khứ của động từ trong cấu trúc trên, theo những giáo viên bản xứ, là thức giả định của động từ. Trong tiếng Anh, thức giả định thường được dùng khi đề cập đến những tình huống không có thật hoặc tưởng tượng. Rõ ràng việc rời khỏi bữa tiệc trong ví dụ trên là chưa xảy ra. Nó mới chỉ là một tính huống giả định nằm trong đề xuất / yêu cầu của người nói.
Ví dụ trên có thể diễn đạt một cách khác _ bằng câu điều kiện không có thật ở hiện tại: “If I were you, I would go” (Nếu là bạn, tôi sẽ đi). Đây chỉ là một đề xuất mang tính chất giả định nhưng nó lại liên quan đến một tình huống trong hiện tại. Đó là lý do vì sao trong cấu trúc “It’s high time” động từ được chia ở thì quá khứ đơn giản mà lại diễn đạt một hành động trong hiện tại.
Ngoài ra, còn có một số cấu trúc khác có ý nghĩa và cách dùng tương tự như: “It’s time…” hay “It’s about time….”. Ví dụ:
- It’s time we left.
- It’s about time we left.
Về sắc thái ý nghĩa, cấu trúc It’s high time thường được dùng trong những trường hợp khẩn cấp như:
- It’s high time we left. Come on or we’ll miss the train.
(Đã đến lúc chúng ta phải đi rồi. Đi thôi, nếu không chúng ta lỡ tàu mất)
- You’re 20 years old now. It’s high time you found a job, young man.
(Con đã 20 tuổi. Đã đến lúc con phải tìm một công việc rồi, chàng trai trẻ)
Diệu Linh - Global Education
Cả hai câu trên đều đúng theo ngữ pháp chuẩn của tiếng Anh. Trong tiếng Anh, có nhiều cách khác nhau để diễn đạt cùng một ý tưởng. Cấu trúc với Let’s và It’s high time là một ví dụ. Việc bạn lựa chọn cách nào là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể: bạn đang nói chuyện với ai, bạn muốn chuyển tải điều gì và phong cách nói chuyện mà bạn muốn thể hiện.
Let’s là dạng viết tắt của “Let us”. Sau cấu trúc này là một động từ nguyên thể không TO và thường được dùng để diễn đạt một đề xuất hay gợi ý trong một cuộc nói chuyện thân mật. Trong những trường hợp như vậy, nó thường được dùng dưới dạng câu hỏi đuôi: “Let’s do something, shall we?”
Thử tưởng tượng là bạn đang có mặt ở một bữa tiệc, lúc đó đã khá muộn, bạn đã mệt và hôm sau bạn còn phải đi làm. Bạn đi tới đó cùng với một người bạn và vì đã muộn bạn muốn về nhà. Bạn có thể nói với bạn mình “Let’s go, shall we?” (Bọn mình đi thôi chứ). Đây là một cách nói lịch sự và tế nhị để diễn đạt ý muốn của người nói.
Nếu bạn chỉ nói “Let’s go” thì sắc thái ý nghĩa của câu sẽ thay đổi. Lúc này câu nói giống như một lời yêu cầu hơn là một lời đề nghị. Bạn có thể thấy bố mẹ dùng cách nói này với con cái: “Come on, kids. Let’s go” (Về thôi các con). Lúc này người nói quyết định là đã đến lúc cần đi và trông đợi người nghe thực hiện điều mà anh ta / cô ta nói.
Cấu trúc thứ hai có thể dùng để diễn đạt một đề xuất hay yêu cầu là “It’s high time”. Điều đặc biệt ở cấu trúc này là động từ trong câu chia ở thì quá khứ nhưng ý nghĩa của câu lại diễn đạt hành động trong hiện tại.
Ví dụ: It’s high time we went. (Đã đến lúc chúng ta phải đi rồi)
Dạng quá khứ của động từ trong cấu trúc trên, theo những giáo viên bản xứ, là thức giả định của động từ. Trong tiếng Anh, thức giả định thường được dùng khi đề cập đến những tình huống không có thật hoặc tưởng tượng. Rõ ràng việc rời khỏi bữa tiệc trong ví dụ trên là chưa xảy ra. Nó mới chỉ là một tính huống giả định nằm trong đề xuất / yêu cầu của người nói.
Ví dụ trên có thể diễn đạt một cách khác _ bằng câu điều kiện không có thật ở hiện tại: “If I were you, I would go” (Nếu là bạn, tôi sẽ đi). Đây chỉ là một đề xuất mang tính chất giả định nhưng nó lại liên quan đến một tình huống trong hiện tại. Đó là lý do vì sao trong cấu trúc “It’s high time” động từ được chia ở thì quá khứ đơn giản mà lại diễn đạt một hành động trong hiện tại.
Ngoài ra, còn có một số cấu trúc khác có ý nghĩa và cách dùng tương tự như: “It’s time…” hay “It’s about time….”. Ví dụ:
- It’s time we left.
- It’s about time we left.
Về sắc thái ý nghĩa, cấu trúc It’s high time thường được dùng trong những trường hợp khẩn cấp như:
- It’s high time we left. Come on or we’ll miss the train.
(Đã đến lúc chúng ta phải đi rồi. Đi thôi, nếu không chúng ta lỡ tàu mất)
- You’re 20 years old now. It’s high time you found a job, young man.
(Con đã 20 tuổi. Đã đến lúc con phải tìm một công việc rồi, chàng trai trẻ)
Diệu Linh - Global Education