Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118864" data-attributes="member: 17223"><p>Trải qua hàng thế kỷ là trung tâm hành chính của chính quyền cai trị phương Bắc, ở khu vực Thăng Long - Hà Nội hiện nay đã diễn ra quá trình đô thị hoá tương đối sớm. Cho đến cuối thế kỷ IX, thành Tống Bình - Đại La dưới thời thuộc Đường đã là một trung tâm dân cư đông đúc. Các tác giả Hà Nội nghìn xưa căn cứ vào sử nhà Đường cho biết dân cư nội ngoại thành lúc này đã có 15 vạn người. (1).</p><p></p><p>Sách Việt sử lược còn chép vào năm 865 khi Cao Biền xây dựng Đại La thành thì trên mảnh đất này đã có tới 5000 gian nhà (2). Sách Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng cho biết thêm vào thời thuộc Đường, huyện Tống Bình là lỵ sở của quận Giao Chỉ lúc đó đã có 11 hương (3).</p><p></p><p>Vào đầu thế kỷ XI, Lý Công Uẩn trong Chiếu dời đô có đoạn viết: huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không không thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh”.</p><p></p><p>Tại khu vực Hà Nội, chúng ta đã phát hiện được nhiều dấu tích của thời Đinh - Lê như gạch “Đại Việt quôc quân thành chuyên”, các loại gốm men ngọc có trang trí hoa văn theo mô típ hoa sen, giếng nước cổ . . . tại các khu Quần Ngựa và Ba Đình. Đặc biệt, một lớp thời Đinh-Lê rất rõ ràng nằm chồng xếp cùng với các tầng văn hoá từ thời kỳ Tống Bình (TK VII) đến giai đoạn hiện nay được tìm thấy tại khu vực khai quật khảo cổ học 18 Hoàng Diệu là minh chứng cho sự phát triển liên tục của khu vực này trong suốt tiến trình lịch sử.</p><p></p><p>Ngoài ra, hàng loạt các lò gốm có niên đại vào các thế kỷ IX-X được khai quật ở các khu vực lân cận như Đại Lai, Dương Xá (Bắc Ninh), Thanh Lãng (Vĩnh Phúc) có các đặc điểm tương tự với Các đồ gốm ở Đại La và Hoa Lư, phản ánh những mối liên hệ buôn bán, trao đổi giữa Đại La với kinh đô Hoa Lư và các khu vực khác trong cả nước.</p><p></p><p>Hơn thế nữa, ở Đại La giai đoạn này cũng đã tồn tại các khu nông nghiệp trù phú nằm xung quanh hệ thống thành luỹ. Nước từ các hệ thống sông như sông Nhuệ, sông Tô Lịch đã bồi đắp và hình thành nên những cánh đồng màu mỡ ở các khu vực Thanh Trì, Từ Liêm, Dịch Vọng ngày nay.</p><p></p><p>Tương truyền, Cúc Phương công chúa là con gái của vua Lê Đại Hành - thành hoàng của làng Kim Văn (Kim Lũ, Thanh Trì) được cấp 22 làng ở khu vực này làm ấp thang mộc để thờ cúng. Ngay từ sớm các sứ quân như Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu đã chọn Đông Phù Liệt (Thanh Trì) và Đỗ Động (Thanh Oai) làm nơi đóng quân và xây dựng đại bản doanh của mình. </p><p></p><p>Đó cũng là lý do tại sao trên đường hành quân từ Hoa Lư lên phía Bắc đánh giặc, Lê Hoàn lại chọn khu vực này làm nơi tuyển quân và tích trữ lương thực cho cuộc kháng chiến. Các chính sách khuyến nông dưới thời vua Lê Đại Hành như cày ruộng tịch điền chắc chắn có những tác động nhất định đối với sự phát triển của nông nghiệp Đại La trong giai đoạn này. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp ở đây còn lưu lại trong nhiều câu ca được lưu truyền tới nhiều giai đoạn sau như “cốm Vòng, gạo Tám Mễ Trì” hay “Lắm lúa kẻ Giàn, lắm quan kẻ Mọc” . . . Dù trải qua gần nửa thế kỷ không còn đóng vai trò là trung tâm hành chính của đất nước song thành Đại La vẫn thực sự là nơi tụ họp của bốn phương và là một trung tâm kinh tế, thương mại khá sầm uất.</p><p></p><p></p><p>______________________</p><p>(1) Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán. Hà Nội nghìn xưa, Hà Nội. 1 975 tr. 121</p><p>(2) Sách Đại Việt sử ký toàn thư lại chép là 40 vạn gian nhà. Theo chúng tôi con số do Việt sử lược ghi là phù hợp vì vào thế kỷ IX. thành Đại La chưa thể có số lượng dân cư lớn đến như vậy được</p><p>(3) Đặng Xuân Bảng. Sử học bị khảo. Nxb Văn hoá thông tin. Hà Nội. 1997, tr. 341 . Phép nhà Tần cứ 500 hộ trở lên đặt thành hương.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118864, member: 17223"] Trải qua hàng thế kỷ là trung tâm hành chính của chính quyền cai trị phương Bắc, ở khu vực Thăng Long - Hà Nội hiện nay đã diễn ra quá trình đô thị hoá tương đối sớm. Cho đến cuối thế kỷ IX, thành Tống Bình - Đại La dưới thời thuộc Đường đã là một trung tâm dân cư đông đúc. Các tác giả Hà Nội nghìn xưa căn cứ vào sử nhà Đường cho biết dân cư nội ngoại thành lúc này đã có 15 vạn người. (1). Sách Việt sử lược còn chép vào năm 865 khi Cao Biền xây dựng Đại La thành thì trên mảnh đất này đã có tới 5000 gian nhà (2). Sách Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng cho biết thêm vào thời thuộc Đường, huyện Tống Bình là lỵ sở của quận Giao Chỉ lúc đó đã có 11 hương (3). Vào đầu thế kỷ XI, Lý Công Uẩn trong Chiếu dời đô có đoạn viết: huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không không thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh”. Tại khu vực Hà Nội, chúng ta đã phát hiện được nhiều dấu tích của thời Đinh - Lê như gạch “Đại Việt quôc quân thành chuyên”, các loại gốm men ngọc có trang trí hoa văn theo mô típ hoa sen, giếng nước cổ . . . tại các khu Quần Ngựa và Ba Đình. Đặc biệt, một lớp thời Đinh-Lê rất rõ ràng nằm chồng xếp cùng với các tầng văn hoá từ thời kỳ Tống Bình (TK VII) đến giai đoạn hiện nay được tìm thấy tại khu vực khai quật khảo cổ học 18 Hoàng Diệu là minh chứng cho sự phát triển liên tục của khu vực này trong suốt tiến trình lịch sử. Ngoài ra, hàng loạt các lò gốm có niên đại vào các thế kỷ IX-X được khai quật ở các khu vực lân cận như Đại Lai, Dương Xá (Bắc Ninh), Thanh Lãng (Vĩnh Phúc) có các đặc điểm tương tự với Các đồ gốm ở Đại La và Hoa Lư, phản ánh những mối liên hệ buôn bán, trao đổi giữa Đại La với kinh đô Hoa Lư và các khu vực khác trong cả nước. Hơn thế nữa, ở Đại La giai đoạn này cũng đã tồn tại các khu nông nghiệp trù phú nằm xung quanh hệ thống thành luỹ. Nước từ các hệ thống sông như sông Nhuệ, sông Tô Lịch đã bồi đắp và hình thành nên những cánh đồng màu mỡ ở các khu vực Thanh Trì, Từ Liêm, Dịch Vọng ngày nay. Tương truyền, Cúc Phương công chúa là con gái của vua Lê Đại Hành - thành hoàng của làng Kim Văn (Kim Lũ, Thanh Trì) được cấp 22 làng ở khu vực này làm ấp thang mộc để thờ cúng. Ngay từ sớm các sứ quân như Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu đã chọn Đông Phù Liệt (Thanh Trì) và Đỗ Động (Thanh Oai) làm nơi đóng quân và xây dựng đại bản doanh của mình. Đó cũng là lý do tại sao trên đường hành quân từ Hoa Lư lên phía Bắc đánh giặc, Lê Hoàn lại chọn khu vực này làm nơi tuyển quân và tích trữ lương thực cho cuộc kháng chiến. Các chính sách khuyến nông dưới thời vua Lê Đại Hành như cày ruộng tịch điền chắc chắn có những tác động nhất định đối với sự phát triển của nông nghiệp Đại La trong giai đoạn này. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp ở đây còn lưu lại trong nhiều câu ca được lưu truyền tới nhiều giai đoạn sau như “cốm Vòng, gạo Tám Mễ Trì” hay “Lắm lúa kẻ Giàn, lắm quan kẻ Mọc” . . . Dù trải qua gần nửa thế kỷ không còn đóng vai trò là trung tâm hành chính của đất nước song thành Đại La vẫn thực sự là nơi tụ họp của bốn phương và là một trung tâm kinh tế, thương mại khá sầm uất. ______________________ (1) Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán. Hà Nội nghìn xưa, Hà Nội. 1 975 tr. 121 (2) Sách Đại Việt sử ký toàn thư lại chép là 40 vạn gian nhà. Theo chúng tôi con số do Việt sử lược ghi là phù hợp vì vào thế kỷ IX. thành Đại La chưa thể có số lượng dân cư lớn đến như vậy được (3) Đặng Xuân Bảng. Sử học bị khảo. Nxb Văn hoá thông tin. Hà Nội. 1997, tr. 341 . Phép nhà Tần cứ 500 hộ trở lên đặt thành hương. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top