Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118862" data-attributes="member: 17223"><p>Hàng loạt các địa danh với mức độ xuất hiện tập trung khá cao ở đây phần nào phản ánh hoại động của Lê Đại Hành trên đất Tống Bình - Đại La năm xưa.</p><p></p><p>Truyền thuyết của nhân dân làng Tứ Liên (Tây Hồ) kể lại rằng “Lê Hoàn (tức vua Lê Đại Hành) trước khi tiến đánh quân Tống xâm lược, có đi thuyền đi qua Xuyên Bảo trang và qua mộ bà Chén bỗng nằm mộng thấy một người con gái đến xin âm phù để cứu nước”. (1)</p><p></p><p>Vào cuối thế kỷ X, khu vực Đại La đã trở thành một vị trí quan trọng trên con đường hành quân của Lê Hoàn; nơi án ngữ con đường giao thông huyết mạch nối liền đại bản doanh của Lê Hoàn trong kháng chiến chống Tống ở An Lạc (Chí Linh, Hải Dương) và Thường Sơn (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) với Hoa Lư qua hệ thống các sông: sông Đáy- sông Nhuệ - sông Thiên Phù - sông Sống ra vùng Lục Đầu Giang và lưu vực sông Bạch Đằng. Truyền thuyết dân gian cũng như các ghi chép trong các thần phả cho chúng ta biết xưa kia nơi đây đã từng tồn tại một hệ thống đồn luỹ mà làng Trung Nha (Nghĩa Đô) đóng vai trò là trung tâm.</p><p></p><p>Nghĩa Đô ở vào điểm yết hầu của các mạch sông thời cổ xuyên qua thành Đại La. Đó là sông Tô Lịch chưa bị lấp Giang Khẩu, là sông Già La (sau gọi là sông Thiên Phù) nối sông Tô Lịch ở Nghĩa Đô rồi chảy theo hướng tây Bắc ra gặp sông Hồng, ỉa sông Nhuệ Giang chưa bị cụt đầu ở đầm Tây Tựu mà còn cửa sông thông với sông Hồng ở cửa Hàm Rồng thuộc làng Hạ Mộc, Đan Phượng, Hà Tây. Trong hệ thống sông đó, sông Thiên Phù là quan trọng nhất, nó là đầu mối thông ra sông Hồng, sang sông Đống, sông Lục Đầu, tiếp sông Kinh Thầy tới sông Bạch Đằng.</p><p></p><p>Ngọc phả thành hoàng làng Trung Nha cho biết: chỉ huy đồn Nghĩa Đô là tướng Trần Công Tích quê ở trang Đồng Lục, Khoái Châu. Vua sai ông đem 500 cấm quân của triều đình từ Hoa Lư và tuyển thêm trai tráng các nơi. Tương truyền sở chỉ huy của tướng Trần Công Tích ở khu vực đền thờ thành hoàng làng hiện nay.</p><p></p><p>Cùng với trại Phù Lan ở khu vực sông Lục Đầu, Nghĩa Đô đã trở thành chốt chặn cuối cùng cho toàn bộ khu vực Đại La. Theo ước lượng của Trần Bá Chí qua các thần tích thì chỉ riêng số quân trấn giữ khu vực Loa Thành - Đại La là khoảng 1 vạn người. Con số này có thể chưa chính xác song nó cũng phản ánh phần nào vị thế đặc biệt của khu vực Đại La trong thế trận được xây dựng để đối phó với quân thù. </p><p></p><p>Tháng 2 năm 981, sau khi phát hiện quân ta đắp thành Bình Lỗ ở khu vực hạ lưu sông Hồng, ngăn chặn con đường tiến vào Hoa Lư; lại vừa có lợi thế sau mấy chiến thắng ở Bạch Đằng và Hoa Bộ, Bộ chỉ huy quân Tống đã quyết định thay đổi ý đồ chiến lược. Thay vì phối hợp hai lực lượng thuỷ bộ dọc theo sông Kinh Thầy, Hầu Nhân Bảo quyết định mở một cuộc tiến công vào vùng Lục Đầu, theo sông Đống mở đường đánh chiếm Đại La, rồi từ đó làm bàn đạp tấn công Hoa Lư nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đại La trở thành mục tiêu chính của cả ta và địch vào năm 981 bởi với ta đây cũng là địa bàn có ý nghĩa chiến lược. Vì vậy, trận đánh này có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ cuộc kháng chiến.</p><p></p><p>Các nguồn tư liệu dân gian như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam ngữ lục đều mô tả trận chiến diễn ra hết sức quyết liệt Quân Tống đã tấn công nhiều lần, nhằm mở đường vượt sông Đống, đột nhập vào Đại La nhưng đều bị quân ta đánh chặn kịch liệt, buộc chúng phải rút lui ra khu vực sông Bạch Đằng. Chiến thắng tại khu vực sông Đống và Đại La đã tạo ra bước ngoặt đầu tiên của cuộc chiến tranh, là động lực góp phần đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Cồ Việt đến thắng lợi hoàn toàn.</p><p></p><p>Không chỉ được biết tới như là một địa bàn có ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự, các truyền thuyết dân gian ở khu vực Hà Nội cũng phản ánh việc Đại La trở thành một vùng hậu cứ, đóng vai trò cung cấp lương thực cho quân đội. Có thể nơi đây xưa kia chính là hậu phương trực tiếp cho các chiến trường (đặc biệt là các trận chiến đấu ở khu vực Lục Đầu, Bạch Đằng, Hoa Bộ) trong điều kiện kinh đô Hoa Lư nằm cách khá xa khu vực diễn ra chiến sự.</p><p></p><p></p><p>_______________________</p><p>(1) Bùi văn Nguyên. Vũ Tuấn Sán, Chu Hà. Truyền thuyết ven Hồ Tây. Hội văn nghệ Hà Nội xuất bản, 1975. tr.83</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118862, member: 17223"] Hàng loạt các địa danh với mức độ xuất hiện tập trung khá cao ở đây phần nào phản ánh hoại động của Lê Đại Hành trên đất Tống Bình - Đại La năm xưa. Truyền thuyết của nhân dân làng Tứ Liên (Tây Hồ) kể lại rằng “Lê Hoàn (tức vua Lê Đại Hành) trước khi tiến đánh quân Tống xâm lược, có đi thuyền đi qua Xuyên Bảo trang và qua mộ bà Chén bỗng nằm mộng thấy một người con gái đến xin âm phù để cứu nước”. (1) Vào cuối thế kỷ X, khu vực Đại La đã trở thành một vị trí quan trọng trên con đường hành quân của Lê Hoàn; nơi án ngữ con đường giao thông huyết mạch nối liền đại bản doanh của Lê Hoàn trong kháng chiến chống Tống ở An Lạc (Chí Linh, Hải Dương) và Thường Sơn (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) với Hoa Lư qua hệ thống các sông: sông Đáy- sông Nhuệ - sông Thiên Phù - sông Sống ra vùng Lục Đầu Giang và lưu vực sông Bạch Đằng. Truyền thuyết dân gian cũng như các ghi chép trong các thần phả cho chúng ta biết xưa kia nơi đây đã từng tồn tại một hệ thống đồn luỹ mà làng Trung Nha (Nghĩa Đô) đóng vai trò là trung tâm. Nghĩa Đô ở vào điểm yết hầu của các mạch sông thời cổ xuyên qua thành Đại La. Đó là sông Tô Lịch chưa bị lấp Giang Khẩu, là sông Già La (sau gọi là sông Thiên Phù) nối sông Tô Lịch ở Nghĩa Đô rồi chảy theo hướng tây Bắc ra gặp sông Hồng, ỉa sông Nhuệ Giang chưa bị cụt đầu ở đầm Tây Tựu mà còn cửa sông thông với sông Hồng ở cửa Hàm Rồng thuộc làng Hạ Mộc, Đan Phượng, Hà Tây. Trong hệ thống sông đó, sông Thiên Phù là quan trọng nhất, nó là đầu mối thông ra sông Hồng, sang sông Đống, sông Lục Đầu, tiếp sông Kinh Thầy tới sông Bạch Đằng. Ngọc phả thành hoàng làng Trung Nha cho biết: chỉ huy đồn Nghĩa Đô là tướng Trần Công Tích quê ở trang Đồng Lục, Khoái Châu. Vua sai ông đem 500 cấm quân của triều đình từ Hoa Lư và tuyển thêm trai tráng các nơi. Tương truyền sở chỉ huy của tướng Trần Công Tích ở khu vực đền thờ thành hoàng làng hiện nay. Cùng với trại Phù Lan ở khu vực sông Lục Đầu, Nghĩa Đô đã trở thành chốt chặn cuối cùng cho toàn bộ khu vực Đại La. Theo ước lượng của Trần Bá Chí qua các thần tích thì chỉ riêng số quân trấn giữ khu vực Loa Thành - Đại La là khoảng 1 vạn người. Con số này có thể chưa chính xác song nó cũng phản ánh phần nào vị thế đặc biệt của khu vực Đại La trong thế trận được xây dựng để đối phó với quân thù. Tháng 2 năm 981, sau khi phát hiện quân ta đắp thành Bình Lỗ ở khu vực hạ lưu sông Hồng, ngăn chặn con đường tiến vào Hoa Lư; lại vừa có lợi thế sau mấy chiến thắng ở Bạch Đằng và Hoa Bộ, Bộ chỉ huy quân Tống đã quyết định thay đổi ý đồ chiến lược. Thay vì phối hợp hai lực lượng thuỷ bộ dọc theo sông Kinh Thầy, Hầu Nhân Bảo quyết định mở một cuộc tiến công vào vùng Lục Đầu, theo sông Đống mở đường đánh chiếm Đại La, rồi từ đó làm bàn đạp tấn công Hoa Lư nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đại La trở thành mục tiêu chính của cả ta và địch vào năm 981 bởi với ta đây cũng là địa bàn có ý nghĩa chiến lược. Vì vậy, trận đánh này có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ cuộc kháng chiến. Các nguồn tư liệu dân gian như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam ngữ lục đều mô tả trận chiến diễn ra hết sức quyết liệt Quân Tống đã tấn công nhiều lần, nhằm mở đường vượt sông Đống, đột nhập vào Đại La nhưng đều bị quân ta đánh chặn kịch liệt, buộc chúng phải rút lui ra khu vực sông Bạch Đằng. Chiến thắng tại khu vực sông Đống và Đại La đã tạo ra bước ngoặt đầu tiên của cuộc chiến tranh, là động lực góp phần đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Cồ Việt đến thắng lợi hoàn toàn. Không chỉ được biết tới như là một địa bàn có ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự, các truyền thuyết dân gian ở khu vực Hà Nội cũng phản ánh việc Đại La trở thành một vùng hậu cứ, đóng vai trò cung cấp lương thực cho quân đội. Có thể nơi đây xưa kia chính là hậu phương trực tiếp cho các chiến trường (đặc biệt là các trận chiến đấu ở khu vực Lục Đầu, Bạch Đằng, Hoa Bộ) trong điều kiện kinh đô Hoa Lư nằm cách khá xa khu vực diễn ra chiến sự. _______________________ (1) Bùi văn Nguyên. Vũ Tuấn Sán, Chu Hà. Truyền thuyết ven Hồ Tây. Hội văn nghệ Hà Nội xuất bản, 1975. tr.83 [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top