Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118856" data-attributes="member: 17223"><p>DI TÍCH LỊCH SỬ LÊ HOÀN Ở HÀ NỘI</p><p></p><p>TS. Nguyễn Doãn Tuân</p><p>Trưởng ban QL Di tích và Danh thắng Hà Nội</p><p></p><p></p><p>Lê Hoàn (941 - 1005 ), người ở Châu Ái - một nhân vật có nhiều công lao đóng góp trong việc giữ vững chủ quyền dân tộc khi đất nước mới bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ. Chiến công đập tan cuộc xâm lược của quân nhà Tống ở phía Bắc và bọn Chiêm Thành quấy nhiễu ở biên giới phía nam do Lê Hoàn lãnh đạo là một trong những trang sử vẻ vang của dân tộc ta. </p><p></p><p>Do đã lập nên những kỳ tích trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc giữ vững nền độc lập dân tộc nên ông đã được các sử gia phong kiến và hiện đại hết lời khen ngợi.</p><p></p><p>Sách Lịch triều hiến chương loại chí (Tập 1 , Nxb Khoa học xã hội, tr. 191) ghi : “Vua là người chống quân Tống, bình nước Chiêm, chốn Hoa Hạ và Man Di đều hãi sợ. Trung Quốc mấy lần sắc phong khen ngợi. Tiếng tăm vua lừng lẫy. Nói về trị nước thì vua để ý việc thường dùng của dân, dốc lòng về quốc chính, trọng nông nghiệp, cẩn thận về biên phòng, quy định pháp lệnh tuyển dân làm lính, đổi đặt châu phủ, chia đặt các phiên trấn”.</p><p></p><p>Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, bắt Quân Biện, Phụng Huân, dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi yên tĩnh, cái công đánh đấy dẫu nhà Hán nhà Đường cũng không ai hơn được” (Đại Việt sử ký toàn thư - Nxb Khoa học xã hội, quyển I).</p><p></p><p>Với sử gia Ngô Sỹ Liên thì: “Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, phá tan quân Triệu Tống để bẻ cái mưu vua tôi ăn chắc, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy” (Đại Việt sử ký toàn thư - Nxb Khoa học xã hội, quyển I).</p><p></p><p>Lê Hoàn mất năm 1005 và được nhân dân nhiều nơi tôn thờ làm thành hoàng.</p><p></p><p>Trong tổng số gần 2000 di tích của Thủ đô, chúng tôi chỉ tìm được ba di tích thờ Lê Hoàn ở Hà Nội: đó là đình Phú Diễn ở thôn Phú Diễn, xã Hữu Hoà, đình Hoa Xá và Minh Ngự Lầu ở thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. </p><p></p><p>Trong Đại Việt Sử ký toàn thư bản kỷ quyển 1 (tr. 166- 167) của Ngô Sỹ Liên và Việt sử thông giám cương mục chính biên quyển I (tr. 224-248) có ghi: “mùa xuân tháng 3, Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng, vua tự làm tướng chống giữ, sai binh lính đóng cọc ngăn sông, quân Tống rút lui...”.</p><p></p><p>Và trong quá trình chinh chiến, vua Lê Đại Hành thường kéo quân theo dòng sông Nhuệ tiến lên phía Bắc, dân các ấp dọc theo hai bờ sông đều giúp nhà vua. Những di tích trên nằm gần nhau, dọc theo sông Nhuệ - địa bàn hoạt động của Lê Hoàn - vùng đất sinh trưởng của danh sĩ Bắc Kỳ Ngô Thì Nhậm ở cuối thế kỷ 18.</p><p></p><p>Tôi xin giới thiệu về ba di tích cùng hội thảo:</p><p></p><p>1. Đình Phú Diễn</p><p></p><p>Đình Phú Diễn nằm sát bờ nam sông Nhuệ. Là một làng cổ hình thành từ rất lâu đời, trong quá trình tồn tại, mảnh đất này gắn bó với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc - mà dấu ấn còn in đậm và lưu truyền mãi trong truyền thuyết dân gian là sự kiện vua Lê Đại Hành trên đường hành quân lên phía Bắc chống giặc đã dừng chân săn bắn - để rồi, có một thời gian dài, làng mang tên “Đại Hành”- và dân làng thờ ông làm Thành hoàng ở chốn đình chung ngàn năm hương khói không dứt. </p><p></p><p>Di tích có quy mô không lớn nhưng hiện bảo lưu được lối kết cấu kiến trúc và nghệ thuật truyền thống: Đình có mặt bằng kiến trúc hình chữ “đinh” gồm nhà đại bái và hậu cung; toàn bộ khung nhà được làm bằng gỗ với các bộ vì bốn hàng chân, vì nóc theo kiểu chồng rường giá chiêng. Trên bề mặt các thanh rường được phủ kín các hoa văn truyền thống như văn thực vật, văn mây, sóng nước, tứ linh, tứ qúy. Các hoạ tiết trang trí này được làm bằng kỹ thuật chạm nổi và chạm bong kênh.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118856, member: 17223"] DI TÍCH LỊCH SỬ LÊ HOÀN Ở HÀ NỘI TS. Nguyễn Doãn Tuân Trưởng ban QL Di tích và Danh thắng Hà Nội Lê Hoàn (941 - 1005 ), người ở Châu Ái - một nhân vật có nhiều công lao đóng góp trong việc giữ vững chủ quyền dân tộc khi đất nước mới bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ. Chiến công đập tan cuộc xâm lược của quân nhà Tống ở phía Bắc và bọn Chiêm Thành quấy nhiễu ở biên giới phía nam do Lê Hoàn lãnh đạo là một trong những trang sử vẻ vang của dân tộc ta. Do đã lập nên những kỳ tích trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc giữ vững nền độc lập dân tộc nên ông đã được các sử gia phong kiến và hiện đại hết lời khen ngợi. Sách Lịch triều hiến chương loại chí (Tập 1 , Nxb Khoa học xã hội, tr. 191) ghi : “Vua là người chống quân Tống, bình nước Chiêm, chốn Hoa Hạ và Man Di đều hãi sợ. Trung Quốc mấy lần sắc phong khen ngợi. Tiếng tăm vua lừng lẫy. Nói về trị nước thì vua để ý việc thường dùng của dân, dốc lòng về quốc chính, trọng nông nghiệp, cẩn thận về biên phòng, quy định pháp lệnh tuyển dân làm lính, đổi đặt châu phủ, chia đặt các phiên trấn”. Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, bắt Quân Biện, Phụng Huân, dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi yên tĩnh, cái công đánh đấy dẫu nhà Hán nhà Đường cũng không ai hơn được” (Đại Việt sử ký toàn thư - Nxb Khoa học xã hội, quyển I). Với sử gia Ngô Sỹ Liên thì: “Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, phá tan quân Triệu Tống để bẻ cái mưu vua tôi ăn chắc, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy” (Đại Việt sử ký toàn thư - Nxb Khoa học xã hội, quyển I). Lê Hoàn mất năm 1005 và được nhân dân nhiều nơi tôn thờ làm thành hoàng. Trong tổng số gần 2000 di tích của Thủ đô, chúng tôi chỉ tìm được ba di tích thờ Lê Hoàn ở Hà Nội: đó là đình Phú Diễn ở thôn Phú Diễn, xã Hữu Hoà, đình Hoa Xá và Minh Ngự Lầu ở thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. Trong Đại Việt Sử ký toàn thư bản kỷ quyển 1 (tr. 166- 167) của Ngô Sỹ Liên và Việt sử thông giám cương mục chính biên quyển I (tr. 224-248) có ghi: “mùa xuân tháng 3, Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng, vua tự làm tướng chống giữ, sai binh lính đóng cọc ngăn sông, quân Tống rút lui...”. Và trong quá trình chinh chiến, vua Lê Đại Hành thường kéo quân theo dòng sông Nhuệ tiến lên phía Bắc, dân các ấp dọc theo hai bờ sông đều giúp nhà vua. Những di tích trên nằm gần nhau, dọc theo sông Nhuệ - địa bàn hoạt động của Lê Hoàn - vùng đất sinh trưởng của danh sĩ Bắc Kỳ Ngô Thì Nhậm ở cuối thế kỷ 18. Tôi xin giới thiệu về ba di tích cùng hội thảo: 1. Đình Phú Diễn Đình Phú Diễn nằm sát bờ nam sông Nhuệ. Là một làng cổ hình thành từ rất lâu đời, trong quá trình tồn tại, mảnh đất này gắn bó với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc - mà dấu ấn còn in đậm và lưu truyền mãi trong truyền thuyết dân gian là sự kiện vua Lê Đại Hành trên đường hành quân lên phía Bắc chống giặc đã dừng chân săn bắn - để rồi, có một thời gian dài, làng mang tên “Đại Hành”- và dân làng thờ ông làm Thành hoàng ở chốn đình chung ngàn năm hương khói không dứt. Di tích có quy mô không lớn nhưng hiện bảo lưu được lối kết cấu kiến trúc và nghệ thuật truyền thống: Đình có mặt bằng kiến trúc hình chữ “đinh” gồm nhà đại bái và hậu cung; toàn bộ khung nhà được làm bằng gỗ với các bộ vì bốn hàng chân, vì nóc theo kiểu chồng rường giá chiêng. Trên bề mặt các thanh rường được phủ kín các hoa văn truyền thống như văn thực vật, văn mây, sóng nước, tứ linh, tứ qúy. Các hoạ tiết trang trí này được làm bằng kỹ thuật chạm nổi và chạm bong kênh. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top