Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118855" data-attributes="member: 17223"><p>Tất cả sử cũ của ta thống nhất ghi nhận Trần Khâm Tộ là tướng đứng đầu một đạo quân mà vào mùa xuân tháng ba năm Tân Tỵ (981) đã tiến đến Tây Kết. Nhưng các sử thần nước Việt thời xưa đều không nói thêm dòng nào về vị trí của địa điểm Tây Kết. Các tác giả Việt sử thông giám cương mục thậm chí còn chua: “Tây Kết, không rõ ở đâu,, Chỉ đến thời gian gần đây, một số dịch giả và người làm chú thích cho các bản dịch Việt văn của Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, cùng một số nhà nghiên cứu khác, mới đoán định hoặc xác định vị trí của địa điểm này, là ở trên sông Hồng, phía đông nam Hà Nội, trùng với nơi đã diễn ra các trận đánh lớn chống quân Nguyên ở thời Trần”.</p><p></p><p>Như vậy, trận đánh Tây Kết là diễn ra trên mặt trận đường bộ, ở phía Bắc Hà Nội ngày nay, chứ không phải trên hướng đường thủy, ở phía nam Hà Nội bây giờ. Do đó, ở hướng đường thủy có một đạo quân Tống triều, xuất phát từ Liêm Châu (Quảng Tây) theo đường sông Bạch Đằng mà vào Đại Cồ Việt, do Lưỡng Lưu Trừng chỉ huy - như các nguồn sử liệu Trung Quốc và Việt Nam đều thống nhất ghi nhận.</p><p></p><p>Nhưng, dù là còn phải tiếp tục tìm kiếm xác minh từng đạo binh, từng vị trí tiến quân của lực lượng viễn chinh Tống triều, đến đây, đã có thể ghi nhận một tình hình chung, thật rõ ràng là: với các mũi tiến quân thủy bộ lợi hại - tiến đánh nước Việt từ nhiều hướng và bằng nhiều đạo quân khác nhau. phương thức này trước đây, kể từ cuộc hành binh của Mã Viện năm 43 đến cuộc ra quân của Hoàng Thao năm 938, đều chưa thấy ứng dụng. Nhưng từ đấy trở về sau, phương thức này đã hóa thành quen thuộc đối với các thế lực thống trị, bành trướng Trung Quốc, gần như đến mức quy luật, khi tấn công xâm lược nước Việt.</p><p></p><p>Các mũi tiến quân của Tống triều như thế sẽ kết thúc và nhân bội sự lợi hại của nó bằng cách hợp điểm, hội sư. Xét các hướng phóng tới của cả bốn đạo thì quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng thì thấy rõ cái đích nhắm vào đầu tiên của tất cả các mũi tiến binh, nơi chúng phải hợp điểm, hội sư không phải là kinh đô Hoa Lư của nước Đại Cồ Việt khi ấy, mà lại là vùng Đại La, tức là vùng Hà Nội bây giờ.</p><p></p><p>Hẳn là miền đất này, tuy 30 năm sau mới được chính thức ghi nhận vào văn bản “là nơi thắng địa, muôn vật phong thịnh tốt tươi, bốn phương tụ họp”, nhưng đến lúc ấy, đã thực sự trở thành miền đất chiến lược có vị trí trung tâm đất nước như thế rồi. Và như thế, cũng hẳn là, trong chiến lược của giặc, chiếm được xong miền đất ấy thì rồi cũng sẽ dễ dàng thanh toán nốt Hoa Lư.</p><p></p><p>(Nếu như còn có thuyết cho rằng chữ Ngân Sơn ở Việt sử lược vốn là chữ Lãng Sơn bị người dịch dịch sai, do đó Hầu Nhân Bảo không phải vượt biên giới ở Cao Bằng, qua Ngân Sơn mà xuống, theo con đường trùng với quốc lộ 3 ngày nay, mà là vượt biên ở Lãng Sơn (tỉnh Quảng Ninh) và tiến theo con đường trùng với quốc lộ 18 ngày nay, thì dù có thế nữa vẫn là hắn ta trước tiên nhằm vào Đại La).</p><p></p><p>Trong tình hình này, dễ dàng nhận ra đối sách quân sự của quân dân Đại Cồ Việt và vị vua - tổng tư lệnh Lê Hoàn. Đó là không chờ đánh địch ở khu vực kinh thành Hoa Lư, mà đưa các lực lượng ra vòng ngoài, bảo vệ miền Đại La, không cho giặc hợp điểm, hội sư ở đấy, và như vậy tất phải chặn đánh chúng còn ở xa hơn nữa, tốt nhất là chẹn lại từng đạo quân của giặc ngay ở tuyến địa đầu, biến chúng thành những lực lượng cô lập để mà chọn lựa đánh tiêu diệt và quả nhiên đã lần lượt tiêu diệt cả 4 đạo quân đó.</p><p></p><p>Như vậy thành Đại La (Hà Nội nay) từng được Lê Hoàn tổ chức bảo vệ với một sự quan tâm đặc biệt. Chính sự thực lịch sử trên đã được thần linh hóa thành ra việc âm phù của vị thần mà Lê Đại Hành sau đó phong cho là Sóc Thiên vương.</p><p></p><p>Một chi tiết trong câu chuyện dẫn ở trên rất đáng chú ý là:</p><p></p><p>“Vua cảm sự anh linh của thần, bèn xây miếu sở”. Ngày nay ta đều biết không làm gì có sự anh linh thần bí nhưng Lê Đại hành cảm được sự anh linh và cho xây đền thờ là vua đã tận dụng tín ngưỡng dân gian đương thời để có thêm sức mạnh chiến đấu. Tức là thần linh cũng đã hiện lên để trợ giúp - gọi là âm phù - cho con người ta. Quan niệm đó vốn phổ biến trong dân gian xưa, thoạt nghe thì là quan niệm thần bí, nhưng nghĩ kỹ thì lại thấy có hiệu quả rất trần thế.</p><p></p><p>Vì sự thực thần linh đâu có làm thay cho con cháu. Nếu Lê Đại Hành không có binh hùng tướng dũng, nhất là không có đầu óc chiến lược tài tình sáng suốt thì làm sao mà đập tan bọn xâm lược. Cho nên tin vào việc thần linh âm phù chính là một hình thức củng cố tinh thần bằng cách gợi lại truyền thống của cha ông cũng là sức mạnh tinh thần của dân tộc ẩn tàng trong tâm thức của mọi người.</p><p></p><p>Cho nên Sóc Thiên vương chính là tượng hình lên sức mạnh dân tộc và Lê Đại Hành phong vương cho ông tức là sự ghi nhận biểu tượng anh hùng đó.</p><p></p><p>Sóc Thiên vương của núi Sóc, của Hà Nội. chính là một vị tướng vô hình của Đại Hành hoàng đế.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118855, member: 17223"] Tất cả sử cũ của ta thống nhất ghi nhận Trần Khâm Tộ là tướng đứng đầu một đạo quân mà vào mùa xuân tháng ba năm Tân Tỵ (981) đã tiến đến Tây Kết. Nhưng các sử thần nước Việt thời xưa đều không nói thêm dòng nào về vị trí của địa điểm Tây Kết. Các tác giả Việt sử thông giám cương mục thậm chí còn chua: “Tây Kết, không rõ ở đâu,, Chỉ đến thời gian gần đây, một số dịch giả và người làm chú thích cho các bản dịch Việt văn của Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, cùng một số nhà nghiên cứu khác, mới đoán định hoặc xác định vị trí của địa điểm này, là ở trên sông Hồng, phía đông nam Hà Nội, trùng với nơi đã diễn ra các trận đánh lớn chống quân Nguyên ở thời Trần”. Như vậy, trận đánh Tây Kết là diễn ra trên mặt trận đường bộ, ở phía Bắc Hà Nội ngày nay, chứ không phải trên hướng đường thủy, ở phía nam Hà Nội bây giờ. Do đó, ở hướng đường thủy có một đạo quân Tống triều, xuất phát từ Liêm Châu (Quảng Tây) theo đường sông Bạch Đằng mà vào Đại Cồ Việt, do Lưỡng Lưu Trừng chỉ huy - như các nguồn sử liệu Trung Quốc và Việt Nam đều thống nhất ghi nhận. Nhưng, dù là còn phải tiếp tục tìm kiếm xác minh từng đạo binh, từng vị trí tiến quân của lực lượng viễn chinh Tống triều, đến đây, đã có thể ghi nhận một tình hình chung, thật rõ ràng là: với các mũi tiến quân thủy bộ lợi hại - tiến đánh nước Việt từ nhiều hướng và bằng nhiều đạo quân khác nhau. phương thức này trước đây, kể từ cuộc hành binh của Mã Viện năm 43 đến cuộc ra quân của Hoàng Thao năm 938, đều chưa thấy ứng dụng. Nhưng từ đấy trở về sau, phương thức này đã hóa thành quen thuộc đối với các thế lực thống trị, bành trướng Trung Quốc, gần như đến mức quy luật, khi tấn công xâm lược nước Việt. Các mũi tiến quân của Tống triều như thế sẽ kết thúc và nhân bội sự lợi hại của nó bằng cách hợp điểm, hội sư. Xét các hướng phóng tới của cả bốn đạo thì quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng thì thấy rõ cái đích nhắm vào đầu tiên của tất cả các mũi tiến binh, nơi chúng phải hợp điểm, hội sư không phải là kinh đô Hoa Lư của nước Đại Cồ Việt khi ấy, mà lại là vùng Đại La, tức là vùng Hà Nội bây giờ. Hẳn là miền đất này, tuy 30 năm sau mới được chính thức ghi nhận vào văn bản “là nơi thắng địa, muôn vật phong thịnh tốt tươi, bốn phương tụ họp”, nhưng đến lúc ấy, đã thực sự trở thành miền đất chiến lược có vị trí trung tâm đất nước như thế rồi. Và như thế, cũng hẳn là, trong chiến lược của giặc, chiếm được xong miền đất ấy thì rồi cũng sẽ dễ dàng thanh toán nốt Hoa Lư. (Nếu như còn có thuyết cho rằng chữ Ngân Sơn ở Việt sử lược vốn là chữ Lãng Sơn bị người dịch dịch sai, do đó Hầu Nhân Bảo không phải vượt biên giới ở Cao Bằng, qua Ngân Sơn mà xuống, theo con đường trùng với quốc lộ 3 ngày nay, mà là vượt biên ở Lãng Sơn (tỉnh Quảng Ninh) và tiến theo con đường trùng với quốc lộ 18 ngày nay, thì dù có thế nữa vẫn là hắn ta trước tiên nhằm vào Đại La). Trong tình hình này, dễ dàng nhận ra đối sách quân sự của quân dân Đại Cồ Việt và vị vua - tổng tư lệnh Lê Hoàn. Đó là không chờ đánh địch ở khu vực kinh thành Hoa Lư, mà đưa các lực lượng ra vòng ngoài, bảo vệ miền Đại La, không cho giặc hợp điểm, hội sư ở đấy, và như vậy tất phải chặn đánh chúng còn ở xa hơn nữa, tốt nhất là chẹn lại từng đạo quân của giặc ngay ở tuyến địa đầu, biến chúng thành những lực lượng cô lập để mà chọn lựa đánh tiêu diệt và quả nhiên đã lần lượt tiêu diệt cả 4 đạo quân đó. Như vậy thành Đại La (Hà Nội nay) từng được Lê Hoàn tổ chức bảo vệ với một sự quan tâm đặc biệt. Chính sự thực lịch sử trên đã được thần linh hóa thành ra việc âm phù của vị thần mà Lê Đại Hành sau đó phong cho là Sóc Thiên vương. Một chi tiết trong câu chuyện dẫn ở trên rất đáng chú ý là: “Vua cảm sự anh linh của thần, bèn xây miếu sở”. Ngày nay ta đều biết không làm gì có sự anh linh thần bí nhưng Lê Đại hành cảm được sự anh linh và cho xây đền thờ là vua đã tận dụng tín ngưỡng dân gian đương thời để có thêm sức mạnh chiến đấu. Tức là thần linh cũng đã hiện lên để trợ giúp - gọi là âm phù - cho con người ta. Quan niệm đó vốn phổ biến trong dân gian xưa, thoạt nghe thì là quan niệm thần bí, nhưng nghĩ kỹ thì lại thấy có hiệu quả rất trần thế. Vì sự thực thần linh đâu có làm thay cho con cháu. Nếu Lê Đại Hành không có binh hùng tướng dũng, nhất là không có đầu óc chiến lược tài tình sáng suốt thì làm sao mà đập tan bọn xâm lược. Cho nên tin vào việc thần linh âm phù chính là một hình thức củng cố tinh thần bằng cách gợi lại truyền thống của cha ông cũng là sức mạnh tinh thần của dân tộc ẩn tàng trong tâm thức của mọi người. Cho nên Sóc Thiên vương chính là tượng hình lên sức mạnh dân tộc và Lê Đại Hành phong vương cho ông tức là sự ghi nhận biểu tượng anh hùng đó. Sóc Thiên vương của núi Sóc, của Hà Nội. chính là một vị tướng vô hình của Đại Hành hoàng đế. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top