Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118833" data-attributes="member: 17223"><p>LÊ HOÀN VỚI PHẬT GIÁO</p><p>VÀ VĂN HOÁ VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI LÊ HOÀN</p><p></p><p>PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn</p><p>Viện Văn học. Viện Khoa học xã hội Việt Nam</p><p></p><p>1. Hoàng đế - danh nhân văn hoá Lê Hoàn (941 - 1005 ) sống trọn vẹn giai đoạn nửa cuối thế kỷ X và mấy năm đầu thế kỷ XI. Suốt một thời tuổi trẻ, ông thể hiện tài thao lược nên được Đinh Bộ Lệnh tin dùng và thăng dần tới chức Thập đạo tướng quân.</p><p></p><p>Sau khi Đinh Bộ Lĩnh bị sát hại, trong tình thế triều chính lâm nguy và quân nhà Tống lăm le thôn tính nước Đại Cồ Việt Lê Hoàn đã lên ngôi vua năm Canh Thìn (980) khi vừa đến tuổi 40 - lứa tuổi đã định hình đầy đủ tài năng, phẩm chất và tính cách.</p><p></p><p>Ngay sau khi lên ngôi, Lê Hoàn cầm quân đánh tan quân xâm lược Tống và ngay sau đó thân chinh đánh dẹp quân Chiêm Thành. Gắn với những chiến công này có phần đóng góp không nhỏ của các thiền sư - những bậc thiện trí thức đương thời. Trên thực tế, đến thời Lê Hoàn làm vua (980-1005), Phật giáo Việt Nam đã có một quá trình phát triển lâu dài.</p><p></p><p>Những người gắn bó với vua Lê Đại Hành và được trọng dùng có đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933- 1011) thuộc thế hệ thứ tư dòng thiền Vô Ngôn Thông; các thiền sư Pháp Thuận (915-990), Sùng Phạm (thế kỷ X-XI) và Vạn Hạnh (?- 1018) đều thuộc thế hệ thứ mười, mười một và mười hai dòng thiền Tì ni đa lưu chi ; ngoài ra còn có sự gặp gỡ với thiền sư Ma Ha (thế kỷ X-XI) thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Tì ni đa lưu chi. Điều này cho thấy mối quan hệ của Lê Đại Hành với giới thiền sư là nằm trong truyền thống, trong tiến trình phát triển chung của đời sống tư tưởng, xã hội thời bấy giờ. </p><p></p><p>Xem xét các mối quan hệ cụ thể thì thấy thiền sư Pháp Thuận sớm tôn phò Lê Đại Hành và luôn được nhà vua coi trọng: “Trong buổi đầu, khi nhà Tiền Lê mới sáng nghiệp, sư có công dựng bàn hoạch định sách lược. Khi thiên hạ thái bình, sư không nhận chức tước của triều đình phong thưởng. Vua Lê Đại Hành lại càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, mà gọi là Đỗ pháp sư, thường uỷ thác cho sư các công việc văn hàn. . . Vua từng hỏi sư về vận nước ngắn dài” (1). . .</p><p></p><p>Một người từng trải, có uy vọng như đại sư Khuông Việt: “Năm bốn mươi tuổi danh tiếng vang dội đến triều đình. Vua Đinh Tiên Hoàng vời về kinh đô hỏi chuyện. Sư đối đáp hợp ý, được vua phong giữ chức Tăng thống. Năm thứ 2 niên hiệu Thái Bình (971), sư được ban hiệu là Khuông Việt đại sư.</p><p></p><p>Dưới triều vua Lê Đại Hành, sư đặc biệt được vua kính trọng phàm các việc quân quốc triều đình, sư đều được tham dự...”. Riêng với thiền sư Ma Ha: “Vua Lê Đại Hành ba lần thỉnh sư về triều để hỏi han việc nước, sư chỉ chắp tay cúi đầu mà thôi”... Đến thiền sư Sùng Phạm: “Vua Lê Đại Hành mấy lần thỉnh sư về kinh để hỏi han huyền chỉ. Vua rất vừa ý, tiếp đãi long trọng”; hay với thiền sư Vạn Hạnh: “Vua Lê Đại Hành đặc biệt tôn kính”, đồng thời sư cũng góp phần mưu lược vào việc đánh tan quân Tống năm 981, sau lại bày kế đánh Chiêm Thành và tham dự vào việc khuông phò Lý Công Uẩn lên làm vua thay thế nhà Tiền Lê. (2)</p><p></p><p></p><p>___________________</p><p>(1) Thiền uyển tập anh (Ngô Đức Thọ - Nguyên Thúy Nga dịch, giới thiệu). Phân viện Nghiên cứu Phật học - Nxb Văn học. H, 1990. Các trích dẫn trong bài đều theo sách này. </p><p>(2) Nguyễn Hữu Sơn . Nguyễn Vạn Hạnh, nhà chính trị - thiền sư - thi sĩ Nghiên cứu phật học, số 3-1995. tr. 34-37.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118833, member: 17223"] LÊ HOÀN VỚI PHẬT GIÁO VÀ VĂN HOÁ VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI LÊ HOÀN PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn Viện Văn học. Viện Khoa học xã hội Việt Nam 1. Hoàng đế - danh nhân văn hoá Lê Hoàn (941 - 1005 ) sống trọn vẹn giai đoạn nửa cuối thế kỷ X và mấy năm đầu thế kỷ XI. Suốt một thời tuổi trẻ, ông thể hiện tài thao lược nên được Đinh Bộ Lệnh tin dùng và thăng dần tới chức Thập đạo tướng quân. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh bị sát hại, trong tình thế triều chính lâm nguy và quân nhà Tống lăm le thôn tính nước Đại Cồ Việt Lê Hoàn đã lên ngôi vua năm Canh Thìn (980) khi vừa đến tuổi 40 - lứa tuổi đã định hình đầy đủ tài năng, phẩm chất và tính cách. Ngay sau khi lên ngôi, Lê Hoàn cầm quân đánh tan quân xâm lược Tống và ngay sau đó thân chinh đánh dẹp quân Chiêm Thành. Gắn với những chiến công này có phần đóng góp không nhỏ của các thiền sư - những bậc thiện trí thức đương thời. Trên thực tế, đến thời Lê Hoàn làm vua (980-1005), Phật giáo Việt Nam đã có một quá trình phát triển lâu dài. Những người gắn bó với vua Lê Đại Hành và được trọng dùng có đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933- 1011) thuộc thế hệ thứ tư dòng thiền Vô Ngôn Thông; các thiền sư Pháp Thuận (915-990), Sùng Phạm (thế kỷ X-XI) và Vạn Hạnh (?- 1018) đều thuộc thế hệ thứ mười, mười một và mười hai dòng thiền Tì ni đa lưu chi ; ngoài ra còn có sự gặp gỡ với thiền sư Ma Ha (thế kỷ X-XI) thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Tì ni đa lưu chi. Điều này cho thấy mối quan hệ của Lê Đại Hành với giới thiền sư là nằm trong truyền thống, trong tiến trình phát triển chung của đời sống tư tưởng, xã hội thời bấy giờ. Xem xét các mối quan hệ cụ thể thì thấy thiền sư Pháp Thuận sớm tôn phò Lê Đại Hành và luôn được nhà vua coi trọng: “Trong buổi đầu, khi nhà Tiền Lê mới sáng nghiệp, sư có công dựng bàn hoạch định sách lược. Khi thiên hạ thái bình, sư không nhận chức tước của triều đình phong thưởng. Vua Lê Đại Hành lại càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, mà gọi là Đỗ pháp sư, thường uỷ thác cho sư các công việc văn hàn. . . Vua từng hỏi sư về vận nước ngắn dài” (1). . . Một người từng trải, có uy vọng như đại sư Khuông Việt: “Năm bốn mươi tuổi danh tiếng vang dội đến triều đình. Vua Đinh Tiên Hoàng vời về kinh đô hỏi chuyện. Sư đối đáp hợp ý, được vua phong giữ chức Tăng thống. Năm thứ 2 niên hiệu Thái Bình (971), sư được ban hiệu là Khuông Việt đại sư. Dưới triều vua Lê Đại Hành, sư đặc biệt được vua kính trọng phàm các việc quân quốc triều đình, sư đều được tham dự...”. Riêng với thiền sư Ma Ha: “Vua Lê Đại Hành ba lần thỉnh sư về triều để hỏi han việc nước, sư chỉ chắp tay cúi đầu mà thôi”... Đến thiền sư Sùng Phạm: “Vua Lê Đại Hành mấy lần thỉnh sư về kinh để hỏi han huyền chỉ. Vua rất vừa ý, tiếp đãi long trọng”; hay với thiền sư Vạn Hạnh: “Vua Lê Đại Hành đặc biệt tôn kính”, đồng thời sư cũng góp phần mưu lược vào việc đánh tan quân Tống năm 981, sau lại bày kế đánh Chiêm Thành và tham dự vào việc khuông phò Lý Công Uẩn lên làm vua thay thế nhà Tiền Lê. (2) ___________________ (1) Thiền uyển tập anh (Ngô Đức Thọ - Nguyên Thúy Nga dịch, giới thiệu). Phân viện Nghiên cứu Phật học - Nxb Văn học. H, 1990. Các trích dẫn trong bài đều theo sách này. (2) Nguyễn Hữu Sơn . Nguyễn Vạn Hạnh, nhà chính trị - thiền sư - thi sĩ Nghiên cứu phật học, số 3-1995. tr. 34-37. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top