Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118818" data-attributes="member: 17223"><p>NHÀ TỐNG ĐÁNH GIÁ BA VỊ VUA ĐẠI CỒ VIỆT THẾ NÀO?</p><p></p><p>Morita Kentaro</p><p>Nghiên cứu sinh. Trường Đại học KHXH&NV. Đại học Quốc gia Hà Nội.</p><p></p><p>Mở đầu</p><p></p><p>Thế kỷ X, ở Trung Quốc là thời đại từ cuối nhà Đường qua Ngũ đại thập quốc tới đầu nhà Tống, còn ở Việt Nam là thời đại chủ động thoát ly khỏi sự chi phối của Trung Quốc và thực hiện độc lập.</p><p></p><p>Ở Việt Nam, sau họ Khúc và họ Dương, năm Mậu Tuất (938), Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, rồi tự lập xưng vương và định đô ở thành Cổ Loa. Sau khi Ngô Quyền mất, qua thời Thập nhị sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên cục diện hỗn loạn đó, bèn tự lập làm vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.</p><p></p><p> Còn ở Trung Quốc, năm Đinh Sửu (917), nước Nam Hán là một nước trong thập quốc, được họ Lưu kiến quốc. Nước Nam Hán có cương vực bao gồm khu vực tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây hiện nay. Hơn nữa, nước Nam Hán có quan hệ gắn liền với Đại Cồ Việt bằng cách xâm lược vũ lực, tuy thua trận với Ngô Quyền, nhưng vẫn tiếp với Đại Cồ Việt. Năm Tân Mùi (971), nhà Tống tiêu diệt và chiếm đất Nam Hán. Sau đó, Đinh Bộ Lĩnh phái sứ đoàn đến nhà Tống.</p><p></p><p>Trong lịch sử Trung Quốc, các triều đại phong kiến từ Hán đến Đường đã chi phối miền bắc Việt Nam khoảng 1.000 năm. Bởi vì vậy, nhà Tống cũng có kế hoạch xâm lược Đại Cồ Việt lúc bắt đầu. Nhưng nhà Tống dần dần thừa nhận một cách ngấm ngầm các triều đại Việt Nam, cuối cùng, năm Giáp Ngọ (1174), nhà Nam Tống sau cùng phong cho vua Lý Anh Tông làm An Nam quốc vương, thực sự thừa nhận nhà Lý là một nước độc lập chính thức.</p><p></p><p>Như vậy, người ta có thể nhìn thấy rằng thời Tống được coi là một giai đoạn biến đổi quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt - Trung, cho nên đó là một đề tài nghiên cứu rất quan trọng. Đặc biệt là trong nửa thế kỷ đầu, ở Việt Nam liên tiếp thay đổi triều đại từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý, quá trình giao thiệp giữa 3 vị vua của mỗi triều đại Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn và Lý Công Uẩn - và nhà Tống là một thời kỳ rất quan trọng để nghiên cứu quan hệ Việt - Tống.</p><p></p><p>Vì vậy, tôi lấy giai đoạn đầu tiên trong quan hệ Việt - Tống để khảo sát những đánh giá của nhà Tống về 3 vị vua Đại Cồ Việt thông qua những thư tịch cổ Trung Quốc. Sau đó, tìm hiểu những vấn đề này liên quan với quan hệ Việt - Tống như thế nào.</p><p></p><p>1. Vị vua thứ nhất: Đinh Bộ Lĩnh</p><p></p><p>Những nhà sử học đã chỉ ra về tiến trình tự lập của Đinh Bộ Lĩnh, nội dung của các sử liệu Trung Quốc chắc chắn có nhiều mâu thuẫn, được viết lại một cách có ý. Ở đây, ta trước hết sắp xếp các sự kiện được ghi trên các sử liệu Trung Quốc, rồi chỉ ra chủ điểm mâu thuẫn so với các sử liệu Việt Nam. </p><p></p><p>Trong sách Tục tư trị thông giám trường biên (Trường biên) mà thời Nam Tống Lý Đào biên soạn thì sự kiện đầu tiên về Việt Nam được ghi vào cuối tháng nhuận 12 năm Quý Hợi (963). Theo sách này, năm Quý Hợi (963), sau khi Ngô Xương Văn mất, mười hai sứ quân tranh hùng, Đinh Bộ Lĩnh cùng con là Liễn dẹp xong, sau đó tự xưng Vạn Thắng vương, phong cho con Liễn chức Tĩnh hải tiết độ sứ, phái sứ đoàn đến nước Nam Hán.</p><p></p><p>Theo Tống sử và Tống hội yếu thì mặc dù nội dung khác nhau về một vài sự kiện nhưng không ghi Ngô Xương Văn mất và Đinh Bộ Lĩnh tự xưng Vạn Thắng vương khi nào, nhưng phần lớn nội dung của chúng phù hợp với Trường biên.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118818, member: 17223"] NHÀ TỐNG ĐÁNH GIÁ BA VỊ VUA ĐẠI CỒ VIỆT THẾ NÀO? Morita Kentaro Nghiên cứu sinh. Trường Đại học KHXH&NV. Đại học Quốc gia Hà Nội. Mở đầu Thế kỷ X, ở Trung Quốc là thời đại từ cuối nhà Đường qua Ngũ đại thập quốc tới đầu nhà Tống, còn ở Việt Nam là thời đại chủ động thoát ly khỏi sự chi phối của Trung Quốc và thực hiện độc lập. Ở Việt Nam, sau họ Khúc và họ Dương, năm Mậu Tuất (938), Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, rồi tự lập xưng vương và định đô ở thành Cổ Loa. Sau khi Ngô Quyền mất, qua thời Thập nhị sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên cục diện hỗn loạn đó, bèn tự lập làm vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Còn ở Trung Quốc, năm Đinh Sửu (917), nước Nam Hán là một nước trong thập quốc, được họ Lưu kiến quốc. Nước Nam Hán có cương vực bao gồm khu vực tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây hiện nay. Hơn nữa, nước Nam Hán có quan hệ gắn liền với Đại Cồ Việt bằng cách xâm lược vũ lực, tuy thua trận với Ngô Quyền, nhưng vẫn tiếp với Đại Cồ Việt. Năm Tân Mùi (971), nhà Tống tiêu diệt và chiếm đất Nam Hán. Sau đó, Đinh Bộ Lĩnh phái sứ đoàn đến nhà Tống. Trong lịch sử Trung Quốc, các triều đại phong kiến từ Hán đến Đường đã chi phối miền bắc Việt Nam khoảng 1.000 năm. Bởi vì vậy, nhà Tống cũng có kế hoạch xâm lược Đại Cồ Việt lúc bắt đầu. Nhưng nhà Tống dần dần thừa nhận một cách ngấm ngầm các triều đại Việt Nam, cuối cùng, năm Giáp Ngọ (1174), nhà Nam Tống sau cùng phong cho vua Lý Anh Tông làm An Nam quốc vương, thực sự thừa nhận nhà Lý là một nước độc lập chính thức. Như vậy, người ta có thể nhìn thấy rằng thời Tống được coi là một giai đoạn biến đổi quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt - Trung, cho nên đó là một đề tài nghiên cứu rất quan trọng. Đặc biệt là trong nửa thế kỷ đầu, ở Việt Nam liên tiếp thay đổi triều đại từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý, quá trình giao thiệp giữa 3 vị vua của mỗi triều đại Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn và Lý Công Uẩn - và nhà Tống là một thời kỳ rất quan trọng để nghiên cứu quan hệ Việt - Tống. Vì vậy, tôi lấy giai đoạn đầu tiên trong quan hệ Việt - Tống để khảo sát những đánh giá của nhà Tống về 3 vị vua Đại Cồ Việt thông qua những thư tịch cổ Trung Quốc. Sau đó, tìm hiểu những vấn đề này liên quan với quan hệ Việt - Tống như thế nào. 1. Vị vua thứ nhất: Đinh Bộ Lĩnh Những nhà sử học đã chỉ ra về tiến trình tự lập của Đinh Bộ Lĩnh, nội dung của các sử liệu Trung Quốc chắc chắn có nhiều mâu thuẫn, được viết lại một cách có ý. Ở đây, ta trước hết sắp xếp các sự kiện được ghi trên các sử liệu Trung Quốc, rồi chỉ ra chủ điểm mâu thuẫn so với các sử liệu Việt Nam. Trong sách Tục tư trị thông giám trường biên (Trường biên) mà thời Nam Tống Lý Đào biên soạn thì sự kiện đầu tiên về Việt Nam được ghi vào cuối tháng nhuận 12 năm Quý Hợi (963). Theo sách này, năm Quý Hợi (963), sau khi Ngô Xương Văn mất, mười hai sứ quân tranh hùng, Đinh Bộ Lĩnh cùng con là Liễn dẹp xong, sau đó tự xưng Vạn Thắng vương, phong cho con Liễn chức Tĩnh hải tiết độ sứ, phái sứ đoàn đến nước Nam Hán. Theo Tống sử và Tống hội yếu thì mặc dù nội dung khác nhau về một vài sự kiện nhưng không ghi Ngô Xương Văn mất và Đinh Bộ Lĩnh tự xưng Vạn Thắng vương khi nào, nhưng phần lớn nội dung của chúng phù hợp với Trường biên. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top