Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118817" data-attributes="member: 17223"><p>Tương quang phong hảo cẩm phàm trương,</p><p>Dao vọng thần tiên phục đế hương.</p><p>Thiên trùng sơn thuỷ thiệp thương lang,</p><p>Cửu thiên quy lộ trường.</p><p>Tình thảm thiết</p><p>Đối ly trường.</p><p>Phan luyến sứ tinh lang,</p><p>Nguyện tương thâm ý vị Nam cương.</p><p>Phân minh tấu ngã hoàng.</p><p></p><p>(Trời đẹp gió lành, cánh buồm giương,</p><p>Xa ngóng thần tiên lại đế hương.</p><p>vượt sóng xanh, non nước trùng dương,</p><p>Về phương trời, đường trường.</p><p>Tình thảm thiết,</p><p>Chén chia đường.</p><p>Vin xe sứ vấn vương.</p><p>Xin đem thâm ý vì Nam cương,</p><p>Tâu vua ta tỏ tường)</p><p></p><p>“Giác lạy ra về” (theo như Đại Việt sử ký toàn thư ghi), sau đó năm 988, nhân đổi niên hiệu, nhà Tống lại sai một Viên ngoại lang bộ Hộ Nguỵ Tường và Trực sử quán Lý Độ sang gia phong cho Lê Hoàn chức Kiểm hiệu thái uý, An Nam chí lược lại ghi tiến phong tước: Khai quốc công, cho thêm thực ấp ngàn hộ.</p><p></p><p>Năm 990, nhà Tống lại sai sứ sang gia phong cho vua hai chữ “Đặc tiến”. Vua sai đem chín chiếc thuyền dẫn 300 người đến đón tại quận Thái Bình (tức Liêm Châu thuộc tỉnh Quảng Đông), rồi theo cửa biển mà vào. Nửa tháng mới đến sông Bạch Đằng, theo nước triều mà đi. Mãi đến mùa thu, tháng Chín mới đến trạm Nại Chinh ở Trường Châu. Vua ra tận ngoại thành bày thuỷ quân, chiến cụ để đón nhưng thực chất là phô trương lực lượng.</p><p></p><p>Lần này Lê Hoàn tiếp sứ vẫn ân cần nhưng đã tỏ thái độ tự cường, không chấp nhận để cho các sứ giả thiên triều có cơ hội trịch thượng như trước. Vua cưỡi ngựa đi ngang hàng với sứ thần, vào cung nhận chiếu không lạy, nói thác là ngã ngựa bị đau chân, sứ giả “tin là thực”. Sau đó vua thết tiệc sứ giả và nêu một gợi ý: “Sau này có quốc thư thì nên cho giao nhận ở đầu địa giới, khỏi phiền sứ thần đến tận đây nữa”. Sứ về tâu, vua Tống cũng bằng lòng. Theo An Nam chí lược tháng Mười năm ấy vua Lê sai sứ đem cống một chiếc ghế khảm thất bảo, voi và tê ngưu; năm 993, sứ nhà Tống lại sang phong cho vua tước Giao Chỉ quận vương.</p><p></p><p>Năm 994 vua Lê lại sai Phí Sùng Đức sang nhà Tống đáp lễ và tiến cống. Sau đó Lê Hoàn dần dần ít vào triều cống, không những thế lại thường xảy ra những vụ “lấn cướp” ở biên giới. Sử sách cũ đều cho là vua “cậy núi biển hiểm trở lơi lỏng chức phận phiên thần”, nhưng cứ xem những khoản cống nạp và nghi thức đón tiếp sứ giả trong khoảng mười lăm năm trước đó mà An Nam chí lược ghi lại thì đủ thấy việc hao tiền tốn của, vất vả khó nhọc này thật khó kham nổi lâu dài.</p><p></p><p>Cho nên khi đã đủ sức tự cường, Lê Hoàn đã tìm mọi cách thoát ra khỏi vòng ràng buộc của thiên triều, phần nào buộc thiên triều phải chấp nhận những yêu cầu chính đáng của ta. Có thể nói Lê Hoàn bằng tài năng và sự nỗ lực đã đưa quan hệ bang giao giữa Việt Nam và các triều đại Trung Quốc sang một thời kỳ mới. Việt Nam đã không còn quá bị khống chế, đã có tư cách một quốc gia riêng, có tư cách tự chủ trong bang giao. Công lao ấy của Lê Hoàn không thể xem là nhỏ.</p><p></p><p>SÁCH THAM KHẢO:</p><p></p><p>1. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.</p><p>2. An Nam chí lược, Nxb. Thuận Hoá - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2002.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118817, member: 17223"] Tương quang phong hảo cẩm phàm trương, Dao vọng thần tiên phục đế hương. Thiên trùng sơn thuỷ thiệp thương lang, Cửu thiên quy lộ trường. Tình thảm thiết Đối ly trường. Phan luyến sứ tinh lang, Nguyện tương thâm ý vị Nam cương. Phân minh tấu ngã hoàng. (Trời đẹp gió lành, cánh buồm giương, Xa ngóng thần tiên lại đế hương. vượt sóng xanh, non nước trùng dương, Về phương trời, đường trường. Tình thảm thiết, Chén chia đường. Vin xe sứ vấn vương. Xin đem thâm ý vì Nam cương, Tâu vua ta tỏ tường) “Giác lạy ra về” (theo như Đại Việt sử ký toàn thư ghi), sau đó năm 988, nhân đổi niên hiệu, nhà Tống lại sai một Viên ngoại lang bộ Hộ Nguỵ Tường và Trực sử quán Lý Độ sang gia phong cho Lê Hoàn chức Kiểm hiệu thái uý, An Nam chí lược lại ghi tiến phong tước: Khai quốc công, cho thêm thực ấp ngàn hộ. Năm 990, nhà Tống lại sai sứ sang gia phong cho vua hai chữ “Đặc tiến”. Vua sai đem chín chiếc thuyền dẫn 300 người đến đón tại quận Thái Bình (tức Liêm Châu thuộc tỉnh Quảng Đông), rồi theo cửa biển mà vào. Nửa tháng mới đến sông Bạch Đằng, theo nước triều mà đi. Mãi đến mùa thu, tháng Chín mới đến trạm Nại Chinh ở Trường Châu. Vua ra tận ngoại thành bày thuỷ quân, chiến cụ để đón nhưng thực chất là phô trương lực lượng. Lần này Lê Hoàn tiếp sứ vẫn ân cần nhưng đã tỏ thái độ tự cường, không chấp nhận để cho các sứ giả thiên triều có cơ hội trịch thượng như trước. Vua cưỡi ngựa đi ngang hàng với sứ thần, vào cung nhận chiếu không lạy, nói thác là ngã ngựa bị đau chân, sứ giả “tin là thực”. Sau đó vua thết tiệc sứ giả và nêu một gợi ý: “Sau này có quốc thư thì nên cho giao nhận ở đầu địa giới, khỏi phiền sứ thần đến tận đây nữa”. Sứ về tâu, vua Tống cũng bằng lòng. Theo An Nam chí lược tháng Mười năm ấy vua Lê sai sứ đem cống một chiếc ghế khảm thất bảo, voi và tê ngưu; năm 993, sứ nhà Tống lại sang phong cho vua tước Giao Chỉ quận vương. Năm 994 vua Lê lại sai Phí Sùng Đức sang nhà Tống đáp lễ và tiến cống. Sau đó Lê Hoàn dần dần ít vào triều cống, không những thế lại thường xảy ra những vụ “lấn cướp” ở biên giới. Sử sách cũ đều cho là vua “cậy núi biển hiểm trở lơi lỏng chức phận phiên thần”, nhưng cứ xem những khoản cống nạp và nghi thức đón tiếp sứ giả trong khoảng mười lăm năm trước đó mà An Nam chí lược ghi lại thì đủ thấy việc hao tiền tốn của, vất vả khó nhọc này thật khó kham nổi lâu dài. Cho nên khi đã đủ sức tự cường, Lê Hoàn đã tìm mọi cách thoát ra khỏi vòng ràng buộc của thiên triều, phần nào buộc thiên triều phải chấp nhận những yêu cầu chính đáng của ta. Có thể nói Lê Hoàn bằng tài năng và sự nỗ lực đã đưa quan hệ bang giao giữa Việt Nam và các triều đại Trung Quốc sang một thời kỳ mới. Việt Nam đã không còn quá bị khống chế, đã có tư cách một quốc gia riêng, có tư cách tự chủ trong bang giao. Công lao ấy của Lê Hoàn không thể xem là nhỏ. SÁCH THAM KHẢO: 1. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983. 2. An Nam chí lược, Nxb. Thuận Hoá - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2002. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top