Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118814" data-attributes="member: 17223"><p>LÊ HOÀN VÀ MỘT GIAI ĐOẠN MỚI</p><p>TRONG CUỘC BANG GIAO VỚI NHÀ TỐNG</p><p></p><p>PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh</p><p>Viện văn học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam </p><p></p><p></p><p>Năm 938, tiếp nối họ Khúc, họ Dương, Ngô Quyền chính thức giành được quyền tự chủ. Mười sáu năm sau, 954, Ngô Nam Tấn vương Xương Văn mới sai sứ đặt quan hệ bang giao với nhà Nam Hán, được Lưu Thạnh, vua Nam Hán phong cho tước Tĩnh hải quân tiết độ sứ kiêm đô hộ. Dưới thời nhà Đinh, các đoàn sứ giả được cử sang bắc quốc nhiều hơn. Năm 970 (An Nam chí lược ghi là 971), bắt đầu sai sứ sang giao hảo với nhà Tống, bởi nhà Nam Hán đã bị diệt.</p><p></p><p>Hai năm sau, 972, Đinh Liễn đích thân sang thăm nhà Tống. Năm sau về, Đinh Liễn được phong Kiểm hiệu thái sư Tĩnh hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ, Đinh Tiên Hoàng được phong Giao Chỉ quận vương. Lời chế đại lược nói: “Họ Đinh đời đời là vọng tộc, gìn giữ được phương xa, chí hâm mộ phong hoá Trung Hoa, thường nghĩ đến việc nội phụ. Nay chín châu hợp nhất, miền Ngũ Lĩnh sạch quang, bèn trèo non vượt biển đến dâng đồ cống. Khen ngươi làm con biết giữ lễ phiên thần, vậy ban cho cha ngươi theo lối cắt đất phong tước, xếp phẩm trật cho vào hạng được cầm quân, được hưởng mức “tỉnh phú”. Như thế là để khen thưởng đức tốt của người già, há chỉ bó hẹp trong điển chương thường lệ đâu?”.</p><p></p><p>Theo các nhà chú giải “tỉnh phú” là chế độ quy định các địa phương phải đóng góp 1/5 binh mã cho chính quyền trung ương. Có lẽ do lệ đó mà dưới thời nhà Đinh cống sứ qua lại khá “rộn ràng”. Năm 975 mùa xuân sai Trịnh Tú đem vàng lụa, sừng tê, ngà voi sang cống; mùa thu năm ấy Tống sai Hồng lô tự khanh Cao Bảo Tự dẫn đầu bọn Vương Ngạn Phù đem chế sách sang phong Việt vương Liễn chức Khái phủ nghi đồng tam ty, Kiểm hiệu thái sư, Giao Chỉ quận vương, đại diện cho nhà Đinh trong việc giao thiệp với thiên triều. Năm 976 vua Đinh sai Trần Nguyên Thái sang nhà Tống đáp lễ; năm 977 lại sai sứ sang mừng Tống Thái Tông lên ngôi.</p><p></p><p>Việc bang giao với nhà Tống đang có chiều thuận lợi thì năm 979 nội bộ nhà Đinh xảy ra chuyện tranh giành ngôi kế vị, mùa xuân Đinh Liễn giết em nhỏ là Hạng Lang, vì Lang được phong làm Thái tử, đến mùa đông thì cả hai cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn đều bị Đỗ Thích giết hại. Đinh Toàn mới sáu tuổi nối ngôi, Thập đạo lường quân Lê Hoàn nhiếp chính; lòng người hoang mang nghi ngờ, một số nhóm dấy binh đánh Lê Hoàn.</p><p></p><p>Nhà Tống nhân cơ hội muốn thôn tính nước ta, định đem quân “đánh úp” tạo thế bất ngờ “sét đánh không kịp bưng tai”. Trong tình thế bối rối Lê Hoàn được một số đình thần suy tôn lên ngôi vua thay thế nhà Đinh. Dương Thái hậu cũng thuận tình, đem trao cho áo long bào. Nhà Tống chưa nắm rõ tình hình, tập trung quân, sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Hác Thủ Tuấn, Trần Khâm Tộ, Thôi Lượng, Lưu Trừng, Giả Thực. Vương Soạn điều binh chia đường sang đánh.</p><p></p><p>Bức thư tuyên chiến do Lư Đa Tốn đem sang do Vương Vũ Xứng, một nhà văn nổi tiếng của nhà Tống viết, thể hiện tư tưởng nước lớn kỳ thị dân tộc và lời lẽ rất ngạo mạn. Đại ý bức thư nói: Trung Hoa và tứ di như thân thể và tứ chi. Tứ chi vận động là do tim chỉ huy. Nếu một bộ phận nào hoạt động không thông suốt, thì phải thuốc thang thậm chí châm chích để chữa cho khỏi, biệt là đau đớn nhưng phải làm để giúp các rợ được hưởng nền giáo hoá. Nhà Tống đã làm thế với các miền đất Kinh, Thục, Tương, Đàm, Quảng, Việt, Ngô, Sở. Giao Chỉ “ở xa cuối trời”, với Trung Quốc chỉ như ngón chân ngón tay đối với thân thể người ta, nhưng “tuy chỉ một ngón bị đau, bậc thánh nhân lại không nghĩ đến hay sao? Cho nên phải mở lòng ngu tối của ngươi để thánh giáo của ta được trùm toả, ngươi có theo chăng?... Nay thánh hiền lòng nhân trùm khắp muôn nước, cơ nghiệp thái bình kể cũng đã thịnh. Lễ phân phong đã sắp đặt sẵn, còn đợi ngươi đến chúc sức khoẻ của ta. Ngươi đừng ru rú trong bốn góc nhà, khiến ta buồn phiền, phải giao ấn phù cờ tiết, làm cỏ nước ngươi, hối sao cho kịp...”.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118814, member: 17223"] LÊ HOÀN VÀ MỘT GIAI ĐOẠN MỚI TRONG CUỘC BANG GIAO VỚI NHÀ TỐNG PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh Viện văn học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam Năm 938, tiếp nối họ Khúc, họ Dương, Ngô Quyền chính thức giành được quyền tự chủ. Mười sáu năm sau, 954, Ngô Nam Tấn vương Xương Văn mới sai sứ đặt quan hệ bang giao với nhà Nam Hán, được Lưu Thạnh, vua Nam Hán phong cho tước Tĩnh hải quân tiết độ sứ kiêm đô hộ. Dưới thời nhà Đinh, các đoàn sứ giả được cử sang bắc quốc nhiều hơn. Năm 970 (An Nam chí lược ghi là 971), bắt đầu sai sứ sang giao hảo với nhà Tống, bởi nhà Nam Hán đã bị diệt. Hai năm sau, 972, Đinh Liễn đích thân sang thăm nhà Tống. Năm sau về, Đinh Liễn được phong Kiểm hiệu thái sư Tĩnh hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ, Đinh Tiên Hoàng được phong Giao Chỉ quận vương. Lời chế đại lược nói: “Họ Đinh đời đời là vọng tộc, gìn giữ được phương xa, chí hâm mộ phong hoá Trung Hoa, thường nghĩ đến việc nội phụ. Nay chín châu hợp nhất, miền Ngũ Lĩnh sạch quang, bèn trèo non vượt biển đến dâng đồ cống. Khen ngươi làm con biết giữ lễ phiên thần, vậy ban cho cha ngươi theo lối cắt đất phong tước, xếp phẩm trật cho vào hạng được cầm quân, được hưởng mức “tỉnh phú”. Như thế là để khen thưởng đức tốt của người già, há chỉ bó hẹp trong điển chương thường lệ đâu?”. Theo các nhà chú giải “tỉnh phú” là chế độ quy định các địa phương phải đóng góp 1/5 binh mã cho chính quyền trung ương. Có lẽ do lệ đó mà dưới thời nhà Đinh cống sứ qua lại khá “rộn ràng”. Năm 975 mùa xuân sai Trịnh Tú đem vàng lụa, sừng tê, ngà voi sang cống; mùa thu năm ấy Tống sai Hồng lô tự khanh Cao Bảo Tự dẫn đầu bọn Vương Ngạn Phù đem chế sách sang phong Việt vương Liễn chức Khái phủ nghi đồng tam ty, Kiểm hiệu thái sư, Giao Chỉ quận vương, đại diện cho nhà Đinh trong việc giao thiệp với thiên triều. Năm 976 vua Đinh sai Trần Nguyên Thái sang nhà Tống đáp lễ; năm 977 lại sai sứ sang mừng Tống Thái Tông lên ngôi. Việc bang giao với nhà Tống đang có chiều thuận lợi thì năm 979 nội bộ nhà Đinh xảy ra chuyện tranh giành ngôi kế vị, mùa xuân Đinh Liễn giết em nhỏ là Hạng Lang, vì Lang được phong làm Thái tử, đến mùa đông thì cả hai cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn đều bị Đỗ Thích giết hại. Đinh Toàn mới sáu tuổi nối ngôi, Thập đạo lường quân Lê Hoàn nhiếp chính; lòng người hoang mang nghi ngờ, một số nhóm dấy binh đánh Lê Hoàn. Nhà Tống nhân cơ hội muốn thôn tính nước ta, định đem quân “đánh úp” tạo thế bất ngờ “sét đánh không kịp bưng tai”. Trong tình thế bối rối Lê Hoàn được một số đình thần suy tôn lên ngôi vua thay thế nhà Đinh. Dương Thái hậu cũng thuận tình, đem trao cho áo long bào. Nhà Tống chưa nắm rõ tình hình, tập trung quân, sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Hác Thủ Tuấn, Trần Khâm Tộ, Thôi Lượng, Lưu Trừng, Giả Thực. Vương Soạn điều binh chia đường sang đánh. Bức thư tuyên chiến do Lư Đa Tốn đem sang do Vương Vũ Xứng, một nhà văn nổi tiếng của nhà Tống viết, thể hiện tư tưởng nước lớn kỳ thị dân tộc và lời lẽ rất ngạo mạn. Đại ý bức thư nói: Trung Hoa và tứ di như thân thể và tứ chi. Tứ chi vận động là do tim chỉ huy. Nếu một bộ phận nào hoạt động không thông suốt, thì phải thuốc thang thậm chí châm chích để chữa cho khỏi, biệt là đau đớn nhưng phải làm để giúp các rợ được hưởng nền giáo hoá. Nhà Tống đã làm thế với các miền đất Kinh, Thục, Tương, Đàm, Quảng, Việt, Ngô, Sở. Giao Chỉ “ở xa cuối trời”, với Trung Quốc chỉ như ngón chân ngón tay đối với thân thể người ta, nhưng “tuy chỉ một ngón bị đau, bậc thánh nhân lại không nghĩ đến hay sao? Cho nên phải mở lòng ngu tối của ngươi để thánh giáo của ta được trùm toả, ngươi có theo chăng?... Nay thánh hiền lòng nhân trùm khắp muôn nước, cơ nghiệp thái bình kể cũng đã thịnh. Lễ phân phong đã sắp đặt sẵn, còn đợi ngươi đến chúc sức khoẻ của ta. Ngươi đừng ru rú trong bốn góc nhà, khiến ta buồn phiền, phải giao ấn phù cờ tiết, làm cỏ nước ngươi, hối sao cho kịp...”. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top