Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118809" data-attributes="member: 17223"><p>Những con đường này được mở ra sẽ kéo theo các luồng di dân, các hoạt động giao lưu, tiếp biến về cư dân, kinh tế và văn hoá. Những hoạt động quân sự, khi lớn khi nhỏ, dọc theo các tuyến đường này càng thúc đẩy hơn nữa quá trình lãnh thổ của người Việt về phía nam.</p><p></p><p>Những việc làm trên của Lê Hoàn và quốc gia Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của ông, dù được nhìn nhận ở góc độ nào, quân sự, kinh thay văn hoá, cũng là những hoạt động chuẩn bị mang tính chiến lược trong nhận thức và hành xử đã phát huy tác dụng to lớn, làm thay đổi hẳn tiến trình lãnh thổ về phía nam của dân tộc Việt Nam. Một bước tiến dài trong quá trình lãnh thổ về phía nam của người Việt đã được thực hiện!</p><p></p><p>Trong tiến trình lịch sử, có thể thấy kết quả những động thái của Lê Hoàn trong vòng chưa đầy một thế kỷ sau đó. Từ sau cuộc tiến quân vào phía nam của Lý Thánh Tông năm 1069, phần đất thuộc 3 châu Địa Lý (khoảng huyện Lệ Ninh tỉnh Quảng Bình), Ma Linh (khoảng huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị) và Bố Chính (khoảng các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá tỉnh Quảng Trị) của Chăm pa được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. (1) Trung tâm vương quốc Chămpa chuyển dần về phía nam. Biên giới Đại Việt tiến tới khu vực tỉnh Quảng Trị hiện nay.</p><p></p><p>*</p><p></p><p>* *</p><p></p><p>Từ một võ quan cao cấp của triều Đinh, được suy tôn vị trí lãnh đạo đất nước, Lê Hoàn đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình trước dân tộc và thời đại. 26 năm trị vì của Lê Hoàn là một giai đoạn oanh liệt trong lịch sử Việt Nam, với những chiến công “phá Tống bình Chiêm” rực rỡ.</p><p></p><p>Có ý kiến cho rằng, chính Lê Hoàn là người khai phát tư tưởng “tiên phát chế nhân” khi tiến quân vào Chăm pa năm 982, và mấy chục năm sau, khi Lý Thường Kiệt đem binh tiến vào đất Tống (1075) chỉ là vận dụng sáng tạo một tiền lệ mà Lê Hoàn đã tạo ra ở phía nam để ứng phó trên mặt bắc (2) Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cần có những nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hơn nữa.</p><p></p><p>Song đối với quá trình lãnh thổ về phía nam của cộng đồng dân tộc Việt Nam thời kỳ quốc gia độc lập tự chủ. Lê Hoàn đã thực sự có những đóng góp quan trọng. Với những hoạt động quân sự lớn vượt ra ngoài biên giới Lê Hoàn đã xác lập, khẳng định bằng hành động cụ thể chủ trương, chính sách kiên quyết, cứng rắn, không khoan nhượng của vương triều ông, đất nước ông trước mối nguy ngoại xâm từ phía nam trong quan hệ với quốc gia láng giềng phía nam (vương quốc Chăm pa).</p><p></p><p>Lê Hoàn cũng đã thực hiện một chính sách kiên quyết giữ gìn khối đoàn kết, thống nhất dân tộc, gìn giữ vùng lãnh thổ phía nam đất nước hoà hợp, gắn bó trong khối đại đoàn kết quốc gia - dân tộc thống nhất, làm cơ sở cho những hoạt động “lãnh thổ” ở phía nam.</p><p></p><p>Và đặc biệt, nếu coi rằng cuộc tiến quân vào Chăm pa năm 1069, tiếp sau đó vào năm 1075, và hệ quả của nó là biên giới Đại Việt mở rộng về phía nam, vượt qua Hoành Sơn - đèo Ngang là bước mở đầu cho quá trình lãnh thổ về phía nam của người Việt (theo các quan điểm của Phan Khoang và Trần Quốc Vượng (3), thì cần phải coi các hoạt động của Lê Hoàn ở phần lãnh thổ phía nam và vùng biên giới Đại Cồ Việt - Chăm pa trong các năm 982- 1003 là những bước chuẩn bị mang tính chiến lược cho quá trình đó. Thậm chí, suy xét một cách kỹ lưỡng những việc làm của Lê Hoàn trong thời gian nắm quyền lãnh đạo quốc gia Đại Cồ Việt (980- 1005 ), có thể mạnh dạn nhận định rằng chính Lê Hoàn là người khai mở quá trình lãnh thổ về phía nam của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quốc gia tự chủ với nhiều bước đi thật ý nghĩa.</p><p></p><p></p><p>_________________________</p><p>(1) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1. Sđd. tr. 275</p><p>(2) Văn Lang. Thế kỷ X - một đặc điểm quân sự và quân sự học in trong Thế kỷ X những vấn đề lịch sử. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 1984. tr. 119.</p><p>(3) Xem Phan Khoang: Việt sử xứ Đàng Trong 1558- 1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam). Sđd. tr.47: và Trần Quốc Vượng. Vài suy nghĩ về văn hóa Quảng trị cổ in trong Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa, Sđd. tr.361</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118809, member: 17223"] Những con đường này được mở ra sẽ kéo theo các luồng di dân, các hoạt động giao lưu, tiếp biến về cư dân, kinh tế và văn hoá. Những hoạt động quân sự, khi lớn khi nhỏ, dọc theo các tuyến đường này càng thúc đẩy hơn nữa quá trình lãnh thổ của người Việt về phía nam. Những việc làm trên của Lê Hoàn và quốc gia Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của ông, dù được nhìn nhận ở góc độ nào, quân sự, kinh thay văn hoá, cũng là những hoạt động chuẩn bị mang tính chiến lược trong nhận thức và hành xử đã phát huy tác dụng to lớn, làm thay đổi hẳn tiến trình lãnh thổ về phía nam của dân tộc Việt Nam. Một bước tiến dài trong quá trình lãnh thổ về phía nam của người Việt đã được thực hiện! Trong tiến trình lịch sử, có thể thấy kết quả những động thái của Lê Hoàn trong vòng chưa đầy một thế kỷ sau đó. Từ sau cuộc tiến quân vào phía nam của Lý Thánh Tông năm 1069, phần đất thuộc 3 châu Địa Lý (khoảng huyện Lệ Ninh tỉnh Quảng Bình), Ma Linh (khoảng huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị) và Bố Chính (khoảng các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá tỉnh Quảng Trị) của Chăm pa được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. (1) Trung tâm vương quốc Chămpa chuyển dần về phía nam. Biên giới Đại Việt tiến tới khu vực tỉnh Quảng Trị hiện nay. * * * Từ một võ quan cao cấp của triều Đinh, được suy tôn vị trí lãnh đạo đất nước, Lê Hoàn đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình trước dân tộc và thời đại. 26 năm trị vì của Lê Hoàn là một giai đoạn oanh liệt trong lịch sử Việt Nam, với những chiến công “phá Tống bình Chiêm” rực rỡ. Có ý kiến cho rằng, chính Lê Hoàn là người khai phát tư tưởng “tiên phát chế nhân” khi tiến quân vào Chăm pa năm 982, và mấy chục năm sau, khi Lý Thường Kiệt đem binh tiến vào đất Tống (1075) chỉ là vận dụng sáng tạo một tiền lệ mà Lê Hoàn đã tạo ra ở phía nam để ứng phó trên mặt bắc (2) Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cần có những nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hơn nữa. Song đối với quá trình lãnh thổ về phía nam của cộng đồng dân tộc Việt Nam thời kỳ quốc gia độc lập tự chủ. Lê Hoàn đã thực sự có những đóng góp quan trọng. Với những hoạt động quân sự lớn vượt ra ngoài biên giới Lê Hoàn đã xác lập, khẳng định bằng hành động cụ thể chủ trương, chính sách kiên quyết, cứng rắn, không khoan nhượng của vương triều ông, đất nước ông trước mối nguy ngoại xâm từ phía nam trong quan hệ với quốc gia láng giềng phía nam (vương quốc Chăm pa). Lê Hoàn cũng đã thực hiện một chính sách kiên quyết giữ gìn khối đoàn kết, thống nhất dân tộc, gìn giữ vùng lãnh thổ phía nam đất nước hoà hợp, gắn bó trong khối đại đoàn kết quốc gia - dân tộc thống nhất, làm cơ sở cho những hoạt động “lãnh thổ” ở phía nam. Và đặc biệt, nếu coi rằng cuộc tiến quân vào Chăm pa năm 1069, tiếp sau đó vào năm 1075, và hệ quả của nó là biên giới Đại Việt mở rộng về phía nam, vượt qua Hoành Sơn - đèo Ngang là bước mở đầu cho quá trình lãnh thổ về phía nam của người Việt (theo các quan điểm của Phan Khoang và Trần Quốc Vượng (3), thì cần phải coi các hoạt động của Lê Hoàn ở phần lãnh thổ phía nam và vùng biên giới Đại Cồ Việt - Chăm pa trong các năm 982- 1003 là những bước chuẩn bị mang tính chiến lược cho quá trình đó. Thậm chí, suy xét một cách kỹ lưỡng những việc làm của Lê Hoàn trong thời gian nắm quyền lãnh đạo quốc gia Đại Cồ Việt (980- 1005 ), có thể mạnh dạn nhận định rằng chính Lê Hoàn là người khai mở quá trình lãnh thổ về phía nam của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quốc gia tự chủ với nhiều bước đi thật ý nghĩa. _________________________ (1) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1. Sđd. tr. 275 (2) Văn Lang. Thế kỷ X - một đặc điểm quân sự và quân sự học in trong Thế kỷ X những vấn đề lịch sử. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 1984. tr. 119. (3) Xem Phan Khoang: Việt sử xứ Đàng Trong 1558- 1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam). Sđd. tr.47: và Trần Quốc Vượng. Vài suy nghĩ về văn hóa Quảng trị cổ in trong Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa, Sđd. tr.361 [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top