Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118808" data-attributes="member: 17223"><p>3. Đối với quá trình lãnh thổ về phía nam, Lê Hoàn và nhà nước Đại Cồ Việt đã có những hoạt động đầy ý nghĩa, không chỉ trong lĩnh vực quân sự.</p><p></p><p>Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ’ nhất (980-981) và cuộc chinh phạt Chăm pa năm 982 đã khẳng định sức mạnh, củng cố vị trí, và nâng cao tầm vóc của quốc gia Đại Cồ Việt trong khu vực. Hành động bành trướng của chủ nghĩa bá quyền phương bắc bị bẻ gãy. Tham vọng bắc tiến của vương quốc Chăm pa bị chặn đứng. Vua quan nhà Tống ngại việc chinh chiến”. (1)</p><p></p><p>Hoàng đế Đại Cồ Việt có thể “ngạo mạn” mà nói với sứ thần của vị thiên tử Trung Hoa rằng: “Việc cướp trấn Như Hồng (chỉ cuộc đụng độ giữa quân Đại Cồ Việt và quân Tống ở vùng biên giới Khâm Châu năm 995 - H.D.B) là do bọn giặc biển ở cõi ngoài, hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào Phiên Nhung, thứ đến đánh Mân Việt, há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi?” (2).</p><p></p><p>Câu nói đó hàm chứa niềm tin sâu sắc vào sự vững mạnh của quốc gia-dân tộc, cũng là hoài bão lớn lao về một đất nước cường thịnh. Với niềm tin và hoài bão đó, Lê Hoàn đã lãnh đạo quốc gia Đại Cồ Việt tiếp tục xúc tiến công cuộc mở rộng không gian sinh tồn của cộng đồng Việt, vốn lâu nay đã bị ách thống trị ngoại Bạng Trung Hoa. tham vọng mở rộng lãnh thổ của Chăm pa và nạn cát cứ, phân tán trong nước ngáng trở. </p><p></p><p>Thế kỷ X, quốc gia độc lập tự chủ và thống nhất được khôi phục. nhà nước trung ương tập quyền được xây dựng vững vàng. Tất cả đang mở ra cơ hội phát triển mới. Cơ hội đó đòi hỏi một tầm nhận thức và hành xử chiến lược, để có thể bắt đầu và kế tục trong một quá trình lâu dài và bền vững.</p><p></p><p>Đến cuối thế kỷ X, biên giới phía nam của Đại Cồ Việt mới dừng lại ở dải Hoành Sơn - Đèo Ngang (phía bắc tỉnh Quảng Bình hiện nay). Năm 982, khi Lê Hoàn cầm quân đi đánh Chăm pa, “qua núi Đồng Cổ (ở xã Đan Nê huyện Thiệu Yên tỉnh Thanh Hoá – (chú thích của người dịch) đến sông Bà Hòa (sông chảy qua xã Bà Hoà, sau đổi là xã Đồng Hoà, nay thuộc huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá – (chú thích của người dịch), đường núi hiểm trở khó đi, người ngựa mỏi mệt, đường biển thì sóng to khó đi lại, bèn sai người đào kênh.</p><p></p><p>Đến đây (năm 983 - H.D.B) làm xong, thuyền bè đi lại đều được thuận tiện”. (3) Đến mùa thu năm 992, Lê Hoàn lại sai Phụ quốc Ngô Tử An - người từng đi sứ Chăm pa năm 982-đem 3 vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến châu Địa Lý (4).</p><p></p><p>Có thể nhìn nhận rằng: trước những khó khăn về giao thông bộc lộ trong cuộc tiến quân vào phía nam năm 98 Lê Hoàn đã sáng suốt, kịp thời tổ chức đào kênh, sau đó tiếp tục nạo vét các kênh đào - mở con đường thuỷ từ Ái Châu (Thanh Hoá) vào phía nam với ý định tạo một trục đường thuỷ xuyên bắc-nam bằng cách nối kết các dòng sông bằng những con kênh đào (5), đồng thời xây dựng con đường bộ từ biên giới Đại Cồ Việt Chăm pa, tức là cửa biển Nam Giới (6), vượt qua Đèo Ngang vào sâu trong châu Địa Lý: lúc đó vẫn thuộc lãnh thổ Chăm pa.</p><p></p><p></p><p>_________________________</p><p>(1) Đại việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sđd. tr. 228</p><p>(2) Đại việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sdd. tr. 229</p><p>(3) Đại Việt sử ký toàn thư. Tập 1. Sđd. tr. 222</p><p>(4) Đại Việt sử ký toàn thư. Tập 1. Sđd. tr. 227</p><p>(5) Xem thêm Nguyễn Đình Thực, Công trình đào kênh thời Lê Hoàn. in trong kỷ yếu Lê Hoàn và 1000 năm chiến thắng quân Tống xâm lược (981-1981). Sở Văn hoá thông tin Thanh Hoá xuất bản năm 1985, tr. 148</p><p>(6) Gs.Trần Quốc vượng trong bài Miền trung Việt Nam và Văn hoá Chămpamột cái nhìn địa văn hóa) cho biết: thế kỷ X và đầu thế kỷ XI. ranh giới phía nam của Đại Cồ Việt - Đại Việt là Đèo Ngang - Hoành Sơn hay Nam Giới (vùng Cửa Sót Hà Tĩnh ngày nay, bên bắc Đèo Ngang một chút). “Xem Việt Nam cái nhìn địa - văn hoá, Nxb Văn hoá dân tộc. Hà Nội 1998. tr.310).</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118808, member: 17223"] 3. Đối với quá trình lãnh thổ về phía nam, Lê Hoàn và nhà nước Đại Cồ Việt đã có những hoạt động đầy ý nghĩa, không chỉ trong lĩnh vực quân sự. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ’ nhất (980-981) và cuộc chinh phạt Chăm pa năm 982 đã khẳng định sức mạnh, củng cố vị trí, và nâng cao tầm vóc của quốc gia Đại Cồ Việt trong khu vực. Hành động bành trướng của chủ nghĩa bá quyền phương bắc bị bẻ gãy. Tham vọng bắc tiến của vương quốc Chăm pa bị chặn đứng. Vua quan nhà Tống ngại việc chinh chiến”. (1) Hoàng đế Đại Cồ Việt có thể “ngạo mạn” mà nói với sứ thần của vị thiên tử Trung Hoa rằng: “Việc cướp trấn Như Hồng (chỉ cuộc đụng độ giữa quân Đại Cồ Việt và quân Tống ở vùng biên giới Khâm Châu năm 995 - H.D.B) là do bọn giặc biển ở cõi ngoài, hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào Phiên Nhung, thứ đến đánh Mân Việt, há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi?” (2). Câu nói đó hàm chứa niềm tin sâu sắc vào sự vững mạnh của quốc gia-dân tộc, cũng là hoài bão lớn lao về một đất nước cường thịnh. Với niềm tin và hoài bão đó, Lê Hoàn đã lãnh đạo quốc gia Đại Cồ Việt tiếp tục xúc tiến công cuộc mở rộng không gian sinh tồn của cộng đồng Việt, vốn lâu nay đã bị ách thống trị ngoại Bạng Trung Hoa. tham vọng mở rộng lãnh thổ của Chăm pa và nạn cát cứ, phân tán trong nước ngáng trở. Thế kỷ X, quốc gia độc lập tự chủ và thống nhất được khôi phục. nhà nước trung ương tập quyền được xây dựng vững vàng. Tất cả đang mở ra cơ hội phát triển mới. Cơ hội đó đòi hỏi một tầm nhận thức và hành xử chiến lược, để có thể bắt đầu và kế tục trong một quá trình lâu dài và bền vững. Đến cuối thế kỷ X, biên giới phía nam của Đại Cồ Việt mới dừng lại ở dải Hoành Sơn - Đèo Ngang (phía bắc tỉnh Quảng Bình hiện nay). Năm 982, khi Lê Hoàn cầm quân đi đánh Chăm pa, “qua núi Đồng Cổ (ở xã Đan Nê huyện Thiệu Yên tỉnh Thanh Hoá – (chú thích của người dịch) đến sông Bà Hòa (sông chảy qua xã Bà Hoà, sau đổi là xã Đồng Hoà, nay thuộc huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá – (chú thích của người dịch), đường núi hiểm trở khó đi, người ngựa mỏi mệt, đường biển thì sóng to khó đi lại, bèn sai người đào kênh. Đến đây (năm 983 - H.D.B) làm xong, thuyền bè đi lại đều được thuận tiện”. (3) Đến mùa thu năm 992, Lê Hoàn lại sai Phụ quốc Ngô Tử An - người từng đi sứ Chăm pa năm 982-đem 3 vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến châu Địa Lý (4). Có thể nhìn nhận rằng: trước những khó khăn về giao thông bộc lộ trong cuộc tiến quân vào phía nam năm 98 Lê Hoàn đã sáng suốt, kịp thời tổ chức đào kênh, sau đó tiếp tục nạo vét các kênh đào - mở con đường thuỷ từ Ái Châu (Thanh Hoá) vào phía nam với ý định tạo một trục đường thuỷ xuyên bắc-nam bằng cách nối kết các dòng sông bằng những con kênh đào (5), đồng thời xây dựng con đường bộ từ biên giới Đại Cồ Việt Chăm pa, tức là cửa biển Nam Giới (6), vượt qua Đèo Ngang vào sâu trong châu Địa Lý: lúc đó vẫn thuộc lãnh thổ Chăm pa. _________________________ (1) Đại việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sđd. tr. 228 (2) Đại việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sdd. tr. 229 (3) Đại Việt sử ký toàn thư. Tập 1. Sđd. tr. 222 (4) Đại Việt sử ký toàn thư. Tập 1. Sđd. tr. 227 (5) Xem thêm Nguyễn Đình Thực, Công trình đào kênh thời Lê Hoàn. in trong kỷ yếu Lê Hoàn và 1000 năm chiến thắng quân Tống xâm lược (981-1981). Sở Văn hoá thông tin Thanh Hoá xuất bản năm 1985, tr. 148 (6) Gs.Trần Quốc vượng trong bài Miền trung Việt Nam và Văn hoá Chămpamột cái nhìn địa văn hóa) cho biết: thế kỷ X và đầu thế kỷ XI. ranh giới phía nam của Đại Cồ Việt - Đại Việt là Đèo Ngang - Hoành Sơn hay Nam Giới (vùng Cửa Sót Hà Tĩnh ngày nay, bên bắc Đèo Ngang một chút). “Xem Việt Nam cái nhìn địa - văn hoá, Nxb Văn hoá dân tộc. Hà Nội 1998. tr.310). [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top