Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118807" data-attributes="member: 17223"><p>Bài viết này mong muốn góp một cái nhìn về vai trò của Lê Hoàn và nhà nước Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của ông rong quá trình lãnh thổ về phía nam của dân tộc Việt Nam hời kỳ quốc gia độc lập tự chủ.</p><p></p><p>1. Trong đêm dài Bắc thuộc, khi người Việt đắm chìm dưới ách nô dịch của các triều đại phong kiến Trung Quốc, kiên trì tự cường qua các cuộc đấu tranh chống áp bức, chống đồng hóa, thì ở phương Nam, người Chăm đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ (từ năm 192 khi Khu Liên lập lược Lâm Ấp). Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ. vương quốc Chăm pa có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, cũng từ rất sớm. Chăm pa đã bộc lộ tham vọng mở rộng lãnh thổ, cả về phía nam, tây nam (Vương quốc Phù Nam, Chân Lạp và phía bắc (Giao Châu).</p><p></p><p>Từ khi lập nước (năm 192 ), Lâm Ấp- Chămpa liên tục tiến hành các hoạt động quân sự “nhòm ngó: Giao Châu - Đại Cồ Việt - Đại Việt. Có thể tóm tắt sự giằng co, chuyển dịch biên giới giữa hai lãnh thổ cộng đồng này như sau</p><p></p><p></p><p> (Tổng hợp từ Phan Khoang: Việt sử Đàng trong 1558-1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam), Nxb Văn học, N. 2001, trg. 14-30)</p><p></p><p>Như vậy, từ mũi Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đến dải Hoành Sơn - Đèo Ngang (phía bắc tỉnh Quảng Bình hiện nay) là vùng tranh chấp trong quá trình lãnh thổ của hai cộng đồng Chăm và Việt. Chăm Pa thường đem quân bất ngờ tấn công cướp phá, xâm lấn vùng đất của người Việt, nhất là khu vực giáp ranh (khoảng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh hiện nay).</p><p></p><p>Năm 803, vua Chăm pa sai viên tướng Senapati Par đen quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân (vùng Thanh-nghệ), phá hoại, cướp bóc rất nhiều rồi về (1). Năm 979, quân Chăm pa được Ngô Nhật Khánh dẫn đường, tổ chức lực lượng thuỷ quân hùng hậu tiến đánh Hoa Lư theo đường biển, nhưng bị lan vỡ vì gặp bão (2). Từ phía nam, mối hoạ ngoại xâm mới đã cận kề.</p><p></p><p>Biên giới phía nam trở thành mối lo thường trực ngay sau khi đất nước ta giành lại được quyền độc lập tự chủ. Nguy cơ và trách nhiệm đó đè nặng trên đôi vai những nhà lãnh đạo quốc gia Đại Cồ Việt. Một đất nước mới phục hưng như Việt Nam thế kỷ X sẽ phải có quyết sách ra sao trước mối hiểm hoạ vong tồn không còn là tiềm tàng, mà nếu không vì sự ngẫu nhiên lạ lùng của lịch sử, đã đặt quốc gia-dân tộc Việt Nam trước thử thách vô cùng khó khăn, hiểm nghèo của hai cuộc chiến tranh thôn tính liên tiếp đến từ hai đầu đất nước.</p><p></p><p> Cuộc đối mặt giữa hai quốc gia Đại Cồ Việt và Chăm pa là không thể tránh khỏi. Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chăm pa. Có lẽ vì mối hận thất bại năm 979, vua Chiêm bắt giữ Từ Mục và Ngô Tử Canh - hai vị sứ thần nước Đại Cồ Việt láng giềng. Lê Hoàn tức giận, “sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to. Bắt sống được quân sĩ của chúng nhiều vô kể, cùng là kỹ nữ trong cung trăm người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”. (3).</p><p></p><p>Một hành động ngoại giao thiếu thiện chí ở thời điểm nhạy cảm hoàn toàn có thể là nguyên cớ bùng nổ chiến tranh. Song, cuộc tiến quân về phương Nam năm 982 là câu trả lời của nhà nước Đại Cồ Việt trước mưu đồ bành trướng của Chăm pa, mà thất bại năm 979 chưa thể nào dập tắt được dã tâm xâm lược.</p><p></p><p>Có thể thấy rằng: Cuộc ra quân năm 982 của Lê Hoàn đã khẳng định và hiện thực hóa thái độ của chính quyền trung ương Đại Cồ Việt đối với vấn đề biên giới phía nam: thái độ kiên quyết, cứng rắn, không nhượng bộ trong mối quan hệ với vương quốc Chăm pa láng giềng. Lê Hoàn đã tao ra tiền lệ cho phương châm ứng xử với mối nguy từ phương Nam: sẵn sàng kiên quyết ngăn chặn, tiêu diệt bằng sức mạnh quân sự, khi mà những giải pháp ngoại giao không thể giải quyết mâu thuẫn. </p><p></p><p>2. Thế kỷ X nổi bật trong lịch sử dân tộc với mật độ dày đặc các hoạt động quân sự.</p><p></p><p>Với xuất thân võ tướng, và được suy tôn từ trách nhiệm, tài năng, uy tín và khả năng đảm trách nhiệm vụ lịch sử (cũng mang rất nhiều tính cách quân sự), trong 26 năm cầm quyền, hoạt động quân sự là bộ phận quan trọng bậc nhất trong sự nghiệp của Lê Hoàn. Để nghiên cứu sự nghiệp của ông, chúng tôi đã thực hiện một thống kê về các hoạt động quân sự lớn của nhà nước Đại Cồ Việt trong những nam Lê Hoàn nắm quyền lãnh đạo.'</p><p></p><p></p><p>_______________________</p><p>(2) Lương Ninh. Lịch sử vương quốc Champa. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2004: tr. 42; Phan KhoangViệl sử xứ Đàng trong 1558-1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam). Nxb Văn học. 2001. tr. 29</p><p>(2) Ngô Liên và sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư 1. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 1998. tr. 216 (3) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sđd. tr. 222</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118807, member: 17223"] Bài viết này mong muốn góp một cái nhìn về vai trò của Lê Hoàn và nhà nước Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của ông rong quá trình lãnh thổ về phía nam của dân tộc Việt Nam hời kỳ quốc gia độc lập tự chủ. 1. Trong đêm dài Bắc thuộc, khi người Việt đắm chìm dưới ách nô dịch của các triều đại phong kiến Trung Quốc, kiên trì tự cường qua các cuộc đấu tranh chống áp bức, chống đồng hóa, thì ở phương Nam, người Chăm đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ (từ năm 192 khi Khu Liên lập lược Lâm Ấp). Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ. vương quốc Chăm pa có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, cũng từ rất sớm. Chăm pa đã bộc lộ tham vọng mở rộng lãnh thổ, cả về phía nam, tây nam (Vương quốc Phù Nam, Chân Lạp và phía bắc (Giao Châu). Từ khi lập nước (năm 192 ), Lâm Ấp- Chămpa liên tục tiến hành các hoạt động quân sự “nhòm ngó: Giao Châu - Đại Cồ Việt - Đại Việt. Có thể tóm tắt sự giằng co, chuyển dịch biên giới giữa hai lãnh thổ cộng đồng này như sau (Tổng hợp từ Phan Khoang: Việt sử Đàng trong 1558-1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam), Nxb Văn học, N. 2001, trg. 14-30) Như vậy, từ mũi Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đến dải Hoành Sơn - Đèo Ngang (phía bắc tỉnh Quảng Bình hiện nay) là vùng tranh chấp trong quá trình lãnh thổ của hai cộng đồng Chăm và Việt. Chăm Pa thường đem quân bất ngờ tấn công cướp phá, xâm lấn vùng đất của người Việt, nhất là khu vực giáp ranh (khoảng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh hiện nay). Năm 803, vua Chăm pa sai viên tướng Senapati Par đen quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân (vùng Thanh-nghệ), phá hoại, cướp bóc rất nhiều rồi về (1). Năm 979, quân Chăm pa được Ngô Nhật Khánh dẫn đường, tổ chức lực lượng thuỷ quân hùng hậu tiến đánh Hoa Lư theo đường biển, nhưng bị lan vỡ vì gặp bão (2). Từ phía nam, mối hoạ ngoại xâm mới đã cận kề. Biên giới phía nam trở thành mối lo thường trực ngay sau khi đất nước ta giành lại được quyền độc lập tự chủ. Nguy cơ và trách nhiệm đó đè nặng trên đôi vai những nhà lãnh đạo quốc gia Đại Cồ Việt. Một đất nước mới phục hưng như Việt Nam thế kỷ X sẽ phải có quyết sách ra sao trước mối hiểm hoạ vong tồn không còn là tiềm tàng, mà nếu không vì sự ngẫu nhiên lạ lùng của lịch sử, đã đặt quốc gia-dân tộc Việt Nam trước thử thách vô cùng khó khăn, hiểm nghèo của hai cuộc chiến tranh thôn tính liên tiếp đến từ hai đầu đất nước. Cuộc đối mặt giữa hai quốc gia Đại Cồ Việt và Chăm pa là không thể tránh khỏi. Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chăm pa. Có lẽ vì mối hận thất bại năm 979, vua Chiêm bắt giữ Từ Mục và Ngô Tử Canh - hai vị sứ thần nước Đại Cồ Việt láng giềng. Lê Hoàn tức giận, “sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to. Bắt sống được quân sĩ của chúng nhiều vô kể, cùng là kỹ nữ trong cung trăm người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”. (3). Một hành động ngoại giao thiếu thiện chí ở thời điểm nhạy cảm hoàn toàn có thể là nguyên cớ bùng nổ chiến tranh. Song, cuộc tiến quân về phương Nam năm 982 là câu trả lời của nhà nước Đại Cồ Việt trước mưu đồ bành trướng của Chăm pa, mà thất bại năm 979 chưa thể nào dập tắt được dã tâm xâm lược. Có thể thấy rằng: Cuộc ra quân năm 982 của Lê Hoàn đã khẳng định và hiện thực hóa thái độ của chính quyền trung ương Đại Cồ Việt đối với vấn đề biên giới phía nam: thái độ kiên quyết, cứng rắn, không nhượng bộ trong mối quan hệ với vương quốc Chăm pa láng giềng. Lê Hoàn đã tao ra tiền lệ cho phương châm ứng xử với mối nguy từ phương Nam: sẵn sàng kiên quyết ngăn chặn, tiêu diệt bằng sức mạnh quân sự, khi mà những giải pháp ngoại giao không thể giải quyết mâu thuẫn. 2. Thế kỷ X nổi bật trong lịch sử dân tộc với mật độ dày đặc các hoạt động quân sự. Với xuất thân võ tướng, và được suy tôn từ trách nhiệm, tài năng, uy tín và khả năng đảm trách nhiệm vụ lịch sử (cũng mang rất nhiều tính cách quân sự), trong 26 năm cầm quyền, hoạt động quân sự là bộ phận quan trọng bậc nhất trong sự nghiệp của Lê Hoàn. Để nghiên cứu sự nghiệp của ông, chúng tôi đã thực hiện một thống kê về các hoạt động quân sự lớn của nhà nước Đại Cồ Việt trong những nam Lê Hoàn nắm quyền lãnh đạo.' _______________________ (2) Lương Ninh. Lịch sử vương quốc Champa. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2004: tr. 42; Phan KhoangViệl sử xứ Đàng trong 1558-1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam). Nxb Văn học. 2001. tr. 29 (2) Ngô Liên và sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư 1. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 1998. tr. 216 (3) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sđd. tr. 222 [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top